Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019<br />
<br />
<br />
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, VI SINH VÀ ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI BỆNH VIỆN<br />
TẠI KHOA HÔ HẤP 1 BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 NĂM 2016-2017<br />
Trần Mai Phương*, Phạm Thị Minh Hồng**<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, vi sinh và điều trị viêm phổi bệnh viện ở trẻ từ 2 tháng đến 15 tuổi tại<br />
khoa Hô hấp 1, bệnh viện Nhi Đồng 2 từ 01/10/2016 đến 30/04/2017.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả loạt ca.<br />
Kết quả: Trong thời gian từ 01/10/2016 đến 30/4/2017, có 16 bệnh nhân viêm phổi bệnh viện được đưa vào<br />
nghiên cứu. Tuổi trung bình 7,5 2,5 tháng, tỉ lệ nam:nữ 1,67:1, suy dinh dưỡng 31,3%. Viêm phổi bệnh viện<br />
được chẩn đoánsaunhập viện 9,23 ngày. Ho mới xuất hiện hoặc nặng lên, thở nhanh, co lõm ngực và rales phổi<br />
gặp ở tất cả bệnh nhân. Sốt gặp trong 15/16 trường hợp, chiếm 93,8%. Biến chứng suy hô hấp độ 2-3 chiếm 50%.<br />
Tỉ lệ cấy dịch hút khí quản qua mũi (NTA – Nasotracheal aspiration), PCR đàm và cấy máu dương lần lượt là<br />
25%, 62,5% và 6,3%. Vi khuẩn chiếm tỉ lệ 50%, siêu vi là 6,3%, vi khuẩn không điển hình 12,5%, đồng nhiễm vi<br />
khuẩn - vi khuẩn không điển hình 6,3%, không rõ tác nhân 25%. Các tác nhân phân lập được gồm: M.<br />
pneumoniae 25%, S. aureus 16,7%, S. pneumoniae 16,7%, B. cepacia 16,7%, A. baumannii 8,3%, H. influenzae<br />
8,3% và Adenovirus 8,3%. Phần lớn bệnh nhân được điều trị với kháng sinh nhóm Carbapenems và Vancomycin.<br />
50% trẻ cần được hỗ trợ hô hấp. Thời gian hỗ trợ hô hấp trung bình là 15 5,6 ngày. Thời gian nằm viện là 28<br />
(12-75) ngày.87,5% bệnh nhân được xuất viện, chuyển bệnh viện Phạm Ngọc Thạch 6,3%, tử vong 6,3%.<br />
Kết luận: PCR NTA xác định được tác nhân gây viêm phổi bệnh viện trong 10/16 trường hợp (62,5%), do đó<br />
ngoài cấy bệnh phẩm nên sử dụng PCR để xác định tác nhân gây bệnh.<br />
Từ khoá: viêm phổi bệnh viện<br />
ABSTRACT<br />
CLINICAL FEATURES, MICROBIOLOGY AND TREATMENT OF HOSPITAL-ACQUIRED PNEUMONIA AT<br />
RESPIRATORY DEPARTMENT 1, CHILDREN'S HOSPITAL 2 IN 2016-2017<br />
Tran Mai Phuong, Pham Thi Minh Hong<br />
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 4 - 2019: 195 – 201<br />
Objectives: To describe clinical features, microbiology and treatment of hospital-acquiredpneumonia in<br />
childrenaged 2 months – 15 years old at the Respiratory Department 1, Children's Hospital 2 from October 1st,<br />
2016 to April 30th, 2017.<br />
Method: Case series report.<br />
Results: From October 1st 2016 to April 30th 2017, there were 16 children diagnosed HAP enrolled into the<br />
study. The mean age was 7.5 2.5 months; male/female: 1.67/1; 31.3% of them was malnourished. HAP was<br />
diagnosed 9.23days after admission. New onset or worsening cough, tachypnea, chest indrawing and rales were<br />
encountered in all children. 93.8% of them had fever and 50% respiratory distress. The positive rate of NTA<br />
culture was 25% whereas of NTA PCR and blood culture were 62.5% and 6.3% respectively. Identified causative<br />
agents were bacteria (50%), viruses (6.3%), atypical bateria (12.5%), co-infections (6.3%) and 25% of them were<br />
unidentified. These agents includedM.pneumonia (25%), S. Aureus (16.7%), S. Pneumoniae (16.7%), B. Cepacia<br />
(16.7%), A. Baumannii (8.3%), H. Influenzae (8.3%), and Adenovirus (8.3%). Most children were treated with<br />
*Bệnh viện Nhi Đồng 2 **Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.<br />
Tác giả liên lạc: BS. Trần Mai Phương ĐT: 0987527814 Email: tranmaiphuong11289@gmail.com<br />
Carbapenems and Vancomycin. 50% of them needed respiratory support with the mean time 15 5.6 days. The<br />
median length of stay was 28 (12-75) days.87.5% of them were discharged, 6.3% transferred to Pham Ngoc<br />
Thach hospital, 6.3% died.<br />
Conclusion: The causative agents identified by NTA PCR were 62.5%, suggesting that this method could<br />
optimize microbiological diagnosis.<br />
<br />
<br />
192 Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 2019<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Key word: hospital-acquired pneumonia<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh nhi thỏa tất cả các tiêu chuẩn sau:<br />
Hiện nay, viêm phổi bệnh viện là nguyên nhân - Tuổi từ 2 tháng đến 15 tuổi,<br />
Điều trị tại khoa Hô hấp 1 Bệnh viện Nhi Đồng 2,<br />
đứng hàng thứ hai của nhiễm trùng bệnh viện, chiếm<br />
Thân nhân bệnh nhi đồng ý tham gia nghiên<br />
tỉ lệ từ 10 – 47% trong số các nhiễm trùng ở đơn vị cứu,<br />
chăm sóc tích cực, với tỉ lệ tử vong được báo cáo từ Không đủ tiêu chuẩn chẩn đoán viêm phổi lúc<br />
20 – 60%(13,15). Viêm phổi bệnh viện làm kéo dài thời nhập viện (Xquang không có tổn thương) và được<br />
gian điều trị nội trú, tăng chi phí chăm sóc y tế, tăng tỉ chẩn đoán viêm phổi từ sau 48 giờ nhập viện với các<br />
đặc điểm sau:<br />
lệ biến chứng và tử vong(5). Đối với điều trị viêm phổi<br />
Xquang: có tổn thương mới hoặc tiến triển.<br />
bệnh viện, việc lựa chọn và sử dụng kháng sinh rất<br />
- Đối với trẻ ≤ 1 tuổi: ít nhất 3 trong 7 tiêu chuẩn<br />
quan trọng. Để có thể sử dụng kháng sinh một cách sau:<br />
hợp lý, cần phải xác định được tác nhân gây bệnh, Sốt (t0> 380C) hoặc hạ thân nhiệt (t0< 360C),<br />
cũng như mức độ nhạy cảm kháng sinh của các tác Giảm bạch cầu đa nhân trung tính ≤4000/mm3<br />
nhân này. Gần một nửa các trường hợp viêm phổi hoặc tăng ≥ 15000/mm3 với công thức bạch cầu<br />
chuyển trái (Band neutrophil ≥ 10%),<br />
bệnh viện do nhiều tác nhân gây ra, gồm cả vi khuẩn,<br />
Có đàm mủ hoặc thay đổi tính chất đàm hoăc tăng<br />
siêu vi và nấm(5). số lượng đàm,<br />
Tại Việt Nam các nghiên cứu về viêm phổi bệnh Ngưng thở hoặc thở nhanh hoặc phập phồng cánh<br />
viện chủ yếu thực hiện tại ICU, ít thực hiện tại các mũi, thở rên, co lõm ngực,<br />
khoa lâm sàng khác và việc xác định tác nhân chủ yếu Khò khè, có ran phổi,<br />
dựa vào nuôi cấy NTA(7,8,10). Do đó, chúng tôi thực Ho,<br />
hiện nghiên cứu này để xác định các đặc điểm lâm Nhịp tim chậm < 100 l/p hoặc tim nhanh >170<br />
l/p.<br />
sàng và vi sinh của bệnh nhi viêm phổi bệnh viện tại<br />
- Đối với trẻ từ 1 – 12 tuổi: có 3 trong 6 tiêu<br />
khoa Hô hấp 1 Bệnh viện Nhi đồng 2, với việc xác chuẩn sau:<br />
định tác nhân thông qua kết quả cấy NTA, cấy máu và Sốt > 380C hoặc hạ thân nhiệt < 36oC,<br />
PCR NTA. Từ đó có thể đưa ra cái nhìn tổng quát về Giảm bạch cầu đa nhân trung tính ≤4000/mm3<br />
tỉ lệ các tác nhân gây bệnh, giúp định hướng và hỗ trợ hoặc tăng ≥15000/mm3,<br />
cho việc chẩn đoán, điều trị viêm phổi bệnh viện. Có đàm mủ hoặc thay đổi tính chất đàm hoăc tăng<br />
số lượng đàm,<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
Ho nhiều hơn hoăc khó thở, ngưng thở, thở<br />
Mô tả đặc điểm lâm sàng, vi sinh và điều trịviêm nhanh,<br />
phổi bệnh viện ở trẻ từ 2 tháng đến 15 tuổi tại khoa Ran ở phổi,<br />
Hô hấp 1, Bệnh viện Nhi Đồng 2 từ 01/10/2016 đến Giảm độ bão hòa Oxy.<br />
30/04/2017. - Đối với trẻ > 12 tuổi: có sốt > 38oC hoặc giảm<br />
bạch cầu đa nhân trung tính ≤ 4000/mm3 hoặc tăng ≥<br />
ĐỐITƯỢNG- PHƯƠNGPHÁPNGHIÊN CỨU 12000/mm3 và 2 trong 4 tiêu chuẩn sau:<br />
Thiết kế nghiên cứu Có đàm mủ hoặc thay đổi tính chất đàm hoăc tăng<br />
Mô tả loạt ca. số lượng đàm,<br />
Đối tượng nghiên cứu Ho nhiều hơn hoăc khó thở, thở nhanh,<br />
Bệnh nhi từ 2 tháng đến 15 tuổi được chẩn đoán Ran ở phổi,<br />
viêm phổi bệnh viện, được điều trị tại khoa Hô hấp 1 Sự trao đổi khí của phổi xấu hơn (PaO2/FiO2<br />
Bệnh viện Nhi Đồng 2 từ 01/10/2016 đến 30/04/2017. 30 ngày (Bảng 4).<br />
viện, 1 ca chuyển bệnh viện Phạm Ngọc Thạch và 1<br />
Tất cả các trường hợp đều phối hợp kháng sinh. ca tử vong, chiếm 6,3%.<br />
Kháng sinh nhóm Carbapenems và Vancomycin được<br />
sử dụng nhiều nhất, chiếm tỉ lệ 75% (Bảng 5). BÀN LUẬN<br />
Sau khi có kết quả vi sinh qua cấy và PCR Theo Hội Lồng ngực Hoa kỳ (ATS – American<br />
NTA, có 6 trường hợp phải đổi hay thêm kháng Thoracic Society)/Hội bệnh lý nhiễm khuẩn Hoa Kỳ<br />
sinh theo kháng sinh đồ. Trong quá trình điều trị có (IDSA – Infectious Diseases Society of America), dựa<br />
4 trường hợp bội nhiễm thêm các vi khuẩn bệnh vào kết quả vi sinh để hướng dẫn điều trị làm giảm tỷ<br />
viện khác, cần thay đổi kháng sinh (Bảng 6). lệ tử vong trong 14 ngày và tăng số ngày không sử<br />
Bảng 5. Kháng sinh sử dụng sau khi chẩn đoán viêm dụng kháng sinh so với chỉ dựa vào lâm sàng(1). Hiện<br />
phổi bệnh viện (n = 16) nay tỉ lệ cấy đàm dương tính còn thấp, đồng thời cấy<br />
Kháng sinh Tần số Tỉ lệ (%)<br />
đàm không thể phát hiện được các tác nhân gây viêm<br />
Cefepim 6 37,5<br />
phổi không điển hình và viêm phổi do siêu vi, do đó<br />
Carbapenem 12 75<br />
PCR là phương pháp xác định tác nhân ngày càng<br />
được ưa chuộng trên thế giới. PCR có ưu điểm là có<br />
Vancomycin 12 75<br />
thể cho kết quả nhanh hơn so với cấy vi sinh thông<br />
Levofloxacin 5 31,3<br />
thường, có thể phát hiện được các tác nhân vi sinh mà<br />
Colistin 4 25<br />
phòng xét nghiệm vi sinh hay miễn dịch truyền thống<br />
Macrolides 3 18,8<br />
không thể hoặc khó thực hiện được như siêu vi và vi<br />
Trimethoprim/Sulfamethoxazole 2 12,5<br />
khuẩn không điển hình. Trong nghiên cứu này, các<br />
Bảng 6. Đổi kháng sinh sau khi có kết quả kháng sinh đồ mẫu đàm thu thập được vừa gửi cho phòng vi sinh<br />
Kháng sinh trước Kháng sinh sau khi nuôi cấy, vừa gửi phân tích bằng phương pháp real-<br />
Vi khuẩn khi có kết quả kháng có kết quả kháng sinh time PCR. Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận tỉ lệ<br />
sinh đồ đồ<br />
PCR dương tính (62,5%) cao hơn so với tỉ lệ cấy đàm<br />
M.pneumoniae + Cefepim +<br />
Cefepim dương tính (25%). Kết quả này cũng tương tự như các<br />
S.pneumoniae Vancomycin +<br />
nghiên cứu trước đây của Ngô Thị Thu Hiền với tỉ lệ<br />
<br />
<br />
Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 2019 195<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019<br />
<br />
cấy đàm dương và PCR dương tính lần lượt là 18,2% hiệu 92 - 100% tùy kỹ thuật(16). Hiện nay tại bệnh<br />
và 60,6%(7), trong nghiên cứu của Wafaa Jamal là viện Nhi đồng 2 không có môi trường cấy đặc biệt<br />
24,5% và 77,5%(2). Các nghiên cứu cho thấy PCR có cho M. pneumoniae nên không thể phát hiện được<br />
giá trị chẩn đoán dương cao hơn so với phương pháp tác nhân này dựa vào nuôi cấy vi sinh. Đối với<br />
cấy vi sinh truyền thống. Điều này có thể giải thích là huyết thanh chẩn đoán, khuyến cáo nên xét nghiệm<br />
do PCR phát hiện được các tác nhân mà nuôi cấy bình cả IgM và IgG. IgM xuất hiện từ ngày 7 - 10 ngày<br />
thường không phát hiện được như vi khuẩn không sau khi nhiễm M. pneumoniae và hiệu giá kháng<br />
điển hình, siêu vi và PCR phát hiện được tác nhân với thể của tái nhiễm thấp hơn nhiễm lần đầu. IgG tăng<br />
số lượng ít ở những bệnh nhân đã dùng kháng sinh chậm hơn và thường không phát hiện được trong<br />
trước đó. tuần đầu tiên, tồn tại kéo dài vài năm. Tuy nhiên<br />
Dựa vào kết quả cấy NTA, PCR đàm và cấy phương pháp này có độ nhạy và độ đặc hiệu tùy<br />
máu, trong 16 mẫu nghiên cứu có 12 mẫu chúng tôi thuộc vào kit xét nghiệm.<br />
xác định được tác nhân gây bệnh, chiếm tỉ lệ 75%, Chúng tôi ghi nhận S. aureus chiếm tỉ lệ 16,7%<br />
không xác định được tác nhân gặp trong 25% và đều kháng Methicillin. Kết quả PCR ghi nhận có<br />
trường hợp. Chúng tôi ghi nhận vi khuẩn chiếm tỉ lệ sự hiện diện của các gen kháng thuốc mecA, nuc,<br />
cao nhất 50%, tiếp theo là vi khuẩn không điển hình femA trên cả 2 mẫu bệnh phẩm dương tính. Không<br />
12,5%, siêu vi 6,3%, đồng nhiễm vi khuẩn - vi phân tích gen Panton - Valentine leukocidin trong<br />
khuẩn không điển hình 6,3%. Nghiên cứu của nghiên cứu này. Trên kháng sinh đồ ghi nhận S.<br />
Tumgor ghi nhận tỉ lệ các tác nhân viêm phổi bệnh aureus kháng với Oxacillin, nhạy Vancomycin,<br />
như sau: vi khuẩn 25%, vi khuẩn không điển hình Clindamycin và Rifamycin. Nghiên cứu của Nguyễn<br />
6,3%, đồng nhiễm (vi khuẩn, vi khuẩn không điển Thị Mỹ Linh trên bệnh nhân viêm phổi bệnh viện tại<br />
hình) 65,5%(14). Chúng tôi ghi nhận vi khuẩn Gram bệnh viện Nhi đồng 1 ghi nhận S. aureus kháng<br />
dương và Gram âm có tỉ lệ bằng nhau 33,4%. Oxacillin 86,7%, kháng Penicillin 100%, nhạy 100%<br />
Nghiên cứu của Ngô Thị Thu Hiền có tỉ lệ vi khuẩn với Vancomycin, 66,7% với Rifamycin(12). Các<br />
Gram dương cao hơn Gram âm (54,5% và nghiên cứu khác trên thế giới ghi nhận tỉ lệ kháng<br />
45,5%)(7). Các nghiên cứu trước đây thực hiện ở Methicillin của S. aureus ngày càng gia tăng nhưng<br />
Việt Nam đều có tỉ lệ vi khuẩn Gram âm cao còn nhạy cảm với Vancomycin(6). Như vậy<br />
hơn(4,8,9,10). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi và Vancomycin là lựa chọn hàng đầu cho những trường<br />
Ngô Thị Thu Hiền khác với các nghiên cứu khác là hợp nghi ngờ nhiễm tụ cầu kháng thuốc. S. aureus<br />
do chúng tôi xác định tác nhân dựa vào PCR và cấy nhạy cảm vừa với Vancomycin (MIC 8 -16 ug/ml)<br />
vi sinh chứ không chỉ dựa vào cấy vi sinh như các hay kháng với Vancomycin (MIC 32 – 1024 ug/ml)<br />
nghiên cứu trước đây. Phương pháp phân tích PCR đều nhạy với Linezolid. Tuy nhiên, dòng S.aureus<br />
làm tăng tỉ lệ phân lập các tác nhân khó nuôi cấy kháng Linezolid đã xuất hiện, hiện chiếm tỉ lệ nhỏ(12).<br />
như S. pneumoniae. S. pneumoniae là tác nhân thường gặp trên bệnh<br />
M. pneumoniae trong nghiên cứu dương tính ở nhân viêm phổi bệnh viện khởi phát sớm. Chúng tôi<br />
3/16 trường hợp (tính cả đơn nhiễm và đồng ghi nhận S. pneumoniae chiếm 16,7% trường hợp. Tỉ<br />
nhiễm), trong nghiên cứu của Ngô Thị Thu Hiền lệ S. pneumoniae trong nghiên cứu của chúng tôi cao<br />
trên bệnh nhân viêm phổi bệnh viện muộn là hơn so với các nghiên cứu trước đó vì chúng tôi sử<br />
37,5%(7). Nghiên cứu của Tumgor có tỉ lệ M. dụng phương pháp PCR để xác định tác nhân vi<br />
pneumoniae đơn nhiễm là 6,2%, đồng nhiễm là sinh(4,7,9). Thất bại trong việc nuôi cấy và phân lập S.<br />
36,8%(14). Kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi pneumoniae trong mẫu đàm có thể do nhiều nguyên<br />
thấp hơn 2 nghiên cứu kia có thể do dân số nghiên nhân, bao gồm chậm trễ trong xử lý mẫu, do nhân<br />
cứu khác nhau và một số trẻ trong nghiên cứu của viên xét nghiệm hoặc do bệnh nhân đã dùng kháng<br />
chúng tôi có sử dụng kháng sinh nhóm Macrolides sinh trước đó. Nhiều nghiên cứu cho thấy cấy đàm tìm<br />
trước đó. Hiện nay PCR được coi là phương pháp S. pneumoniae dễ âm tính nếu bệnh nhân đang được<br />
tốt nhất phát hiện M. pneumoniae trong bệnh phẩm điều trị kháng sinh, trong khi đó PCR vẫn luôn dương<br />
nhờ có độ nhạy và độ đặc hiệu cao. Báo cáo của dù đang điểu trị(2). Trên kháng sinh đồ ghi nhận S.<br />
Vervloet về M. pneumoniae ghi nhận phương pháp pneumoniae kháng với Cephalosporin thế hệ 3 và<br />
cấy có độ nhạy 61%, độ đặc hiệu là 100%, huyết Macrolides, nhạy với Levofloxacin và Vancomycin.<br />
thanh chẩn đoán ELISA có độ nhạy từ 83 - 100%, Nghiên cứu ANSORP ghi nhận tỉ lệ S. pneumoniae ở<br />
độ đặc hiệu 79 - 100% tùy theo nghiên cứu và kit Việt Nam đề kháng với Penicillin là 71,4% và kháng<br />
xét nghiệm, PCR có độ nhạy 78 - 100%, độ đặc Erythromycin là 92,1%(11).<br />
<br />
<br />
196 Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 2019<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Chúng tôi ghi nhận A. baumannii đa kháng, còn 5. Lynch JP (2001). Hospital-acquired pneumonia: risk factors,<br />
microbiology, and treatment. Chest Journal, 119(2):373S-384S.<br />
nhạy với Levofloxacin, Carbapenem, Polymyxin B. 6. Madani N, Rosenthal VD, Dendane T (2009). Health-care associated<br />
Tỉ lệ A. baumannni đa kháng ngày càng tăng trên thế infections rates, length of stay, and bacterial resistance in an intensive<br />
giới và tại Việt Nam. Đã có những báo cáo về những care unit of Morocco: findings of the International Nosocomial<br />
Infection Control Consortium (INICC). International Archives of<br />
chủng A. baumannnii kháng tất cả các loại kháng Medicine, 2(1):29.<br />
sinh. Tại các nước châu Á tỉ lệ A. baumannii đa kháng 7. Ngô Thị Thu Hiền, Phùng Nguyễn Thế Nguyên (2016). Đặc điểm vi<br />
sinh qua cấy đàm và PCR đàm trên trẻ viêm phổi liên quan thở máy tại<br />
là 82%, siêu kháng (chỉ nhạy Polymyxin) 51,1% và khoa Hồi sức tích cực chống độc bệnh viện Nhi đồng 1. Luận văn tốt<br />
0,8% kháng với cả Polymyxin(3). Việc sử dụng kháng nghiệp Bác sĩ nội trú, Đại học Y Dược Tp.Hồ Chí Minh, tr.48.<br />
sinh không đúng chỉ định, dùng kháng sinh phổ rộng 8. Nguyễn Phước Mỹ Linh, Nguyễn Thị Thanh Lan (2011). Đặc điểm<br />
nhiễm khuẩn bệnh viện tại phòng bệnh nặng khoa tim mạch bệnh viện<br />
kéo dài làm tăng áp lực chọn lọc vi khuẩn kháng nhi đồng 2. Y học Tp. Hồ Chí Minh, 15(1):pp.255.<br />
thuốc. Điều trị hiện nay đối với Acinetobacter đa 9. Nguyễn Thị Lệ Thúy, Hoàng Trọng Kim (2005). Đánh giá viêm phổi<br />
kháng là kết hợp giữa nhóm Carbapenems với trên trẻ được thông khí hỗ trợ tại khoa hồi sức cấp cứu, bệnh viện nhi<br />
đồng 1. Y học Tp. Hồ Chí Minh, 9(1):11.<br />
Colistin. 10. Nguyễn Thị Mỹ Linh, Phan Hữu Nguyệt Diễm (2011). Tình hình đề<br />
kháng kháng sinh của các vi khuẩn gây viêm phổi bệnh viện ở trẻ em<br />
KẾT LUẬN từ 1 tháng đến 5 tuổi tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 từ 1/5/2009 đến<br />
PCR NTA xác định được tác nhân gây bệnh trong 1/5/2010. Y học Tp. Hồ Chí Minh, 15(1):333.<br />
11. Song JH, Jung SI, Ko KS (2004). High prevalence of antimicrobial<br />
10/16 trường hợp (62,5%) trong khi cấy NTA chỉ resistance among clinical Streptococcus pneumoniae isolates in Asia<br />
dương trong 4/16 trường hợp (25%), do đó ngoài việc (an ANSORP study). Antimicrobial Agents and Chemotherapy,<br />
48(6):2101-2107.<br />
cấy bệnh phẩm nên sử dụng PCR để xác định tác 12. Stefani S, Chung DR, Lindsay JA (2012). Methicillin-resistant<br />
nhân gây bệnh. Mycoplasma pneumoniae dương tính Staphylococcus aureus (MRSA): global epidemiology and<br />
trong 3/16 trường hợp, do đó nếu điều trị viêm phổi harmonisation of typing methods. International Journal of<br />
Antimicrobial Agents, 39(4):273-282.<br />
bệnh viện không đáp ứng nên nghĩ tới và cân nhắc 13. Torres A, Ewig S, Lode H (2009). Defining, treating and preventing<br />
điều trị tác nhân này. hospital acquired pneumonia: European perspective. Intensive Care<br />
Medicine, 35(1):9-29.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO 14. Tumgor G, Celik U, Alabaz D (2006). Aetiological agents, interleukin-<br />
1. ATS/IDSA (2005). Guidelines for the Management of Adults with 6, interleukin-8 and CRP concentrations in children with community-<br />
Hospital-acquired, Ventilator-associated, and Healthcare-associated and hospital-acquired pneumonia. Annals of Tropical Paediatrics,<br />
Pneumonia. American Journal of Respiratory and Critical Care 26(4):285-291.<br />
Medicine, 171(4):388-416. 15. Uvizl R, Hanulik V, Husickova V (2011). Hospital-acquired<br />
2. Jamal W, Al Roomi E, AbdulAziz LR (2014). Evaluation of Curetis pneumonia in ICU patients. Biomed Pap Med Fac Univ Palacky<br />
Unyvero, a multiplex PCR-based testing system, for rapid detection of Olomouc Czech Repub, 155(4):373-8.<br />
bacteria and antibiotic resistance and impact of the assay on 16. Vervloet LA, Marguet C, Camargos PA (2007). Infection by<br />
management of severe nosocomial pneumonia. Journal of Clinical Mycoplasma pneumoniae and its importance as an etiological agent in<br />
Microbiology, 52(7):2487-2492. childhood community-acquired pneumonias. Brazilian Journal of<br />
3. Kang C, Song JH (2013). Antimicrobial resistance in Asia: current Infectious Diseases, 11(5):507-514.<br />
epidemiology and clinical implications. Infection & Chemotherapy,<br />
45(1):22-31. Ngày nhận bài báo: 13/06/2019<br />
4. Lê Ái Thanh (2014). Đặc điểm viêm phổi liên quan thở máy tại khoa<br />
Hồi sức tích cực và chống độc Bệnh viện Nhi Đồng 2. Luận văn Thạc Ngày phản biện nhận xét bài báo: 21/06/2019<br />
sĩ Y học, Đại học Y Dược Tp.Hồ Chí Minh, tr.37. Ngày bài báo được đăng: 10/08/2019<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 2019 197<br />