ĐẶC ĐIỂM LAO PHỔI - MÀNG PHỔI Ở TRẺ EM<br />
TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG I VÀ BỆNH VIỆN PHẠM NGỌC THẠCH<br />
Trần Thị Lan Khanh*, Phan Hữu Nguyệt Diễm**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Mô tả các đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng, cận lâm sàng các trẻ bệnh lao phổi - màng phổi tại Bệnh<br />
viện Nhi Đồng I và Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch từ tháng 8/2006 đến tháng 5/2008.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả hàng loạt ca. Gồm 69 trường hợp trẻ với chẩn đoán lao phổi hay màng<br />
phổi có BK(+) hoặc PCR lao (+) hoặc dựa vào giải phẫu bệnh.<br />
Kết quả: Lao phổi- màng phổi hay gặp ở nhóm tuổi từ 11-15 tuổi. Không có sự khác biệt về giới. Trẻ có tiền<br />
căn tiếp xúc nguồn lao là 37,3%, trẻ có tiêm ngừa lao là 77,6%. Trẻ nhiễm HIV là 23,9%, tuổi bị nhiều từ 5-10<br />
tuổi. Suy dinh dưỡng là 40,3%. Thời gian ho trung bình là 37 ngày, thời gian sốt trung bình là 28 ngày. Triệu<br />
chứng ho kéo dài 94%, sốt kéo dài 83,6%, sụt cân 32,8%. Khám lâm sàng không nghe ran phổi là 55,7%, nghe<br />
ran ẩm, nổ là 41,8%. Ho ra máu ít gặp hơn 10,5%, trẻ bị lao phổi nhiều hơn lao màng phổi (94% và 6%). BK (+)<br />
trong đàm là 74,6%, trong dịch dạ dày là 25,4%. Soi trực tiếp 84,7% và cấy là 15,3%. Trẻ nhiễm HIV phản ứng<br />
IDR âm tính 62,5% và thiếu máu là 43,3%. Hình ảnh X quang phổi chủ yếu là thâm nhiễm 44,7%, hang lao<br />
20,9%. Tổn thương thường gặp ở cả hai phổi 44,8%. Có hai trường hợp lao phổi chẩn đoán xác định dựa vào giải<br />
phẫu bệnh.<br />
Kết luận: Bệnh lao phổi và màng phổi ở trẻ em chủ yếu gặp ở trẻ lớn 11-15 tuổi. Ho kéo dài, sốt kéo dài,<br />
suy dinh dưỡng là các triệu chứng thường gặp. Trẻ nhiễm HIV bị lao thì xét nghiệm IDR thường âm tính<br />
và thường bị thiếu máu. Hình ảnh X quang phổi thường tổn thương dạng thâm nhiễm. BK dương tính<br />
trong đàm ở trẻ lớn, trong dịch dạ dày ở trẻ nhỏ. PCR lao dương tính giúp ích cho chẩn đoán lao trong<br />
những trường hợp tìm BK âm tính.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
CHARACTERISTICS OF PULMONARY – PLEURAL TUBERCULOSIS IN CHILDREN<br />
AT CHILDREN’S HOSPITAL No1 AND PHAM NGOC THACH HOSPITAL<br />
Tran Thi Lan Khanh, Phan Huu Nguyet Diem<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 1 - 2009: 69 - 73<br />
Objective: To describe the characteristics of epidemiology, clinical manifestations, laboratory findings in<br />
children with pulmonary-pleural tuberculosis at Children’s Hospital N0 1 and Pham Ngoc Thach Hospital from<br />
8.2006 to 5.2008.<br />
Methods: Descriptive series cases study. Sixty-nine children with diagnosis of pulmonary-pleural<br />
tuberculosis had bacteriological positive or tubercular polymerase chain reaction positive or histopathological<br />
examination.<br />
Results: Pulmonary tuberculosis in children often happened in from 11 to 15 years old. No difference at sex.<br />
Children who contacted closely with tubercular cases were 37.3%, BCG vaccinated children were 77.6%. HIVinfected children were 23.9%, almost from 5 to 10 years old. Malnutrition children were 40.3%. Mean cough<br />
time was 37 days, mean fever time was 28 days. Symptoms of persistent cough were 94%, persistent fever were<br />
83.6%, weight loss were 32.8%. Clinical examination without rales: 55.7%, damp, crackle rales: 41.8%. Bloody<br />
* Bộ môn Nhi, ĐH Y Dược TPHCM<br />
<br />
Chuyên Đề Nhi Khoa<br />
<br />
1<br />
<br />
cough was 10.5%, pulmonary tuberculosis is more than pleural tuberculosis (94% and 6%). Positive AFB smear<br />
in sputum was 74.6%, in gastric aspirate samples was 25.4%. Positive AFB stain was 84.7%, culture was<br />
15.3%. The negative tuberculin skin test in HIV-infected children was 62.5% and anemia was 43.3%. Chest X<br />
ray features were often infiltrates 44.7%, cavities in lung 20.9%. Lesions were often seen on both lung fields<br />
44.8%. There were two pulmonary tuberculosis cases diagnosed by histopathological examination.<br />
Conclusions: Pulmonary - pleural tuberculosis often happened in children from 11 to 15 years old. The<br />
prevalent symtomps were persistent cough, persisten fever, weight loss. HIV- infected children with tuberculosis<br />
were often negative with tuberculin test and anemia. Chest X ray lesions were often lung infiltrates. Positive AFB<br />
smear or culture in sputum samples were often in elder chidren, in gastric aspiration samples at infants. Positive<br />
polymerase chain reaction was useful in tuberculosis diagnosis in negative AFB cases.<br />
- Tìm thấy vi khuẩn lao trong đàm hoặc dịch<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
dạ dày hoặc dịch màng phổi hay giải phẫu bệnh<br />
Chẩn đoán lao ở trẻ em rất khó trong một số<br />
có nang lao và:<br />
trường hợp, tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán lao là<br />
- Có từ 2 tiêu chuẩn trở lên:<br />
xét nghiệm tìm được vi khuẩn lao. Ở người lớn tỉ<br />
Trẻ có tiếp xúc với người bị lao.<br />
lệ soi tìm ra vi khuẩn lao là 75% trong khi ở trẻ<br />
Trẻ có sốt kéo dài, ho kéo dài, sụt cân, ho ra<br />
em là 10%, cấy tìm ra vi khuẩn lao trong lao phổi<br />
(9,13)<br />
máu, đau ngực, khó thở.<br />
ở trẻ em ít hơn 40% . Chẩn đoán lao ở trẻ em<br />
chủ yếu dựa vào các yếu tố khác như nguồn lây,<br />
X quang phổi hoặc CT scan ngực có hình ảnh<br />
triệu chứng lâm sàng như sốt, ho, sụt cân kéo<br />
nghi lao.<br />
dài..., phản ứng lao tố dương tính, X quang phổi<br />
Phản ứng lao tố (IDR) dương tính.<br />
có tổn thương nghi lao(9,13,15,20,19). Ở trẻ em có<br />
Dịch màng phổi là dịch tiết: đạm tăng, có<br />
nhiều bệnh cảnh không điển hình nên rất khó<br />
nhiều tế bào lympho.<br />
chẩn đoán. Để tìm hiểu thêm về đặc điểm dịch<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
tễ, lâm sàng, cận lâm sàng các trường hợp lao<br />
Các trường hợp lao cũ tái phát.<br />
phổi, màng phổi có vi khuẩn lao như thế nào<br />
chúng tôi tiến hành nghiên cứu này để có cơ sở<br />
Thu thập số liệu<br />
giúp cho chẩn đoán kịp thời các trẻ bị lao phổi,<br />
Theo bệnh án mẫu.<br />
màng phổi nhưng không tìm ra vi khuẩn lao.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Mô tả hàng loạt ca.<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Tất cả bệnh nhi nhập viện khoa hô hấp Bệnh<br />
viện Nhi Đồng I và Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch<br />
từ tháng 8/2006 đến tháng 5/2008 được chẩn<br />
đoán xác định lao phổi hay màng phổi và được<br />
điều trị lao.<br />
<br />
Tiêu chuẩn chọn bệnh<br />
Trẻ ≤15 tuổi được chẩn đoán xác định lao<br />
phổi hoặc màng phổi dựa vào:<br />
<br />
Chuyên Đề Nhi Khoa<br />
2<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
<br />
Từ tháng 8/2006 đến tháng 5/2008 có 67<br />
trường hợp lao phổi - màng phổi có BK(+) hoặc<br />
PCR(+) và hai trường hợp lao phổi có giải phẫu<br />
bệnh là nang lao.<br />
<br />
Các đặc điểm dịch tễ học<br />
Nhóm tuổi và giới<br />
Tuổi trung bình là 8,36 tuổi, nhóm tuổi từ 11<br />
-15 tuổi chiếm đa số (46,3%).<br />
Giới: có 30 nam chiếm tỉ lệ 44,8%, 37 nữ<br />
chiếm 55,2%.<br />
<br />
Phaân boá theo nhoùm tuoåi<br />
46.3<br />
<br />
Ho ra máu ít gặp hơn 10,5%. Trẻ bị lao phổi<br />
nhiều hơn lao màng phổi (94% và 6%).<br />
<br />
11-15 tuoå i<br />
<br />
Đặc điểm cận lâm sàng<br />
Tỉ lệ BK (+) trong đàm là 74,6%, trong dịch<br />
dạ dày là 25,4%. Tỉ lệ BK (+) trong 3 mẫu đàm là<br />
42,4%. Phương pháp soi trực tiếp 84,7% và cấy là<br />
15,3%. IDR (+) là 25,4%. Trẻ nhiễm HIV làm IDR<br />
âm tính nhiều hơn. Thiếu máu có 43,4%, chủ yếu<br />
ở trẻ nhiễm HIV.<br />
Bảng 4: Các hình ảnh bất thường trên X quang<br />
<br />
%<br />
<br />
50<br />
40<br />
28.4<br />
<br />
30<br />
<br />
25.4<br />
<br />
20<br />
10<br />
0<br />
< 5 tuoå i<br />
<br />
5- 10 tuoå i<br />
<br />
Biểu đồ 1: Phân bố theo nhóm tuổi<br />
<br />
Địa chỉ<br />
Bảng 1<br />
Địa chỉ<br />
Số bệnh nhân<br />
Tỉ lệ (%)<br />
<br />
Tỉnh<br />
23<br />
34,3<br />
<br />
Thành phố<br />
44<br />
65,7<br />
<br />
Nguồn lây<br />
Trẻ có tiền căn tiếp xúc lao chiếm tỉ lệ 37,3%.<br />
Trẻ có tiêm ngừa lao là 77,6%. Trẻ bị nhiễm HIV<br />
bị lao phổi là 23,9%.<br />
Suy dinh dưỡng<br />
Có 40,3% trường hợp suy dinh dưỡng, nhóm<br />
tuổi suy dinh dưỡng nhiều nhất là dưới 10 tuổi.<br />
Đặc điểm lâm sàng<br />
Thời gian khởi bệnh trung bình là từ 30 ngày<br />
trở lên (59,7%).<br />
Bảng 2: Triệu chứng ban đầu<br />
Triệu chứng khởi phát<br />
Ho<br />
Sốt<br />
Sụt cân<br />
Đau ngực<br />
Ho ra máu<br />
Khó thở<br />
Tình cờ phát hiện<br />
<br />
Tổng số<br />
63<br />
56<br />
22<br />
7<br />
7<br />
1<br />
1<br />
<br />
Tỉ lệ (%)<br />
94<br />
83,6<br />
32,8<br />
10,5<br />
10,5<br />
1,5<br />
1,5<br />
<br />
Thời gian ho trung bình là 37,69 ± 50,02 ngày,<br />
thời gian sốt trung bình là 28,59 ± 19,76 ngày.<br />
Triệu chứng ho kéo dài 94%, sốt kéo dài 83,6%,<br />
sụt cân 32,8%.<br />
Bảng 3: Các triệu chứng thực thể<br />
Triệu chứng<br />
Ran ẩm, nổ<br />
Hội chứng 3 giảm<br />
Hạch ngoài biên<br />
Co lõm ngực<br />
Không ran<br />
<br />
Tổng số<br />
28<br />
11<br />
8<br />
7<br />
39<br />
<br />
Chuyên Đề Nhi Khoa<br />
<br />
Tỉ lệ<br />
41,8<br />
16,4<br />
11,9<br />
10,4<br />
55,7<br />
<br />
Các hình ảnh bất thường trên X quang Tổng số Tỉ lệ %<br />
Thâm nhiễm<br />
30<br />
44,7<br />
Hình hang<br />
14<br />
20,9<br />
Đám mờ<br />
8<br />
12<br />
Dạng nốt<br />
7<br />
10,4<br />
Dạng đông đặc<br />
2<br />
3<br />
Tràn dịch màng phổi<br />
4<br />
6<br />
Hạch rốn phổi, trung thất<br />
2<br />
3<br />
<br />
Hình ảnh X quang phổi chủ yếu là thâm<br />
nhiễm 44,7%, hang lao 20,9% hay gặp ở trẻ lớn<br />
11-15 tuổi, tổn thương thường gặp ở cả hai bên<br />
phổi 44,8%.<br />
Có 2 trường hợp lao phổi chẩn đoán xác<br />
định dựa vào giải phẫu bệnh là nang lao.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Nghiên cứu của chúng tôi có 67 trường hợp<br />
bị lao phổi và màng phổi tìm được vi khuẩn lao<br />
và 2 trường hợp lao phổi có giải phẫu bệnh là<br />
nang lao nhập viện khoa nhi Bệnh viện Pham<br />
Ngọc Thạch từ tháng 8/2006 đến tháng 5/2008.<br />
Chúng tôi nhận thấy nhóm tuổi từ 11-15 tuổi<br />
chiếm đa số 46,3%. Theo Nguyễn Thị Thu Ba thì<br />
nhóm tuổi từ 11-15 tuổi chiếm tỉ lệ là 50,79% (12).<br />
Theo Trần Văn Sáng và CS. (1995) nhóm tuổi<br />
hay gặp là 11-14 tuổi chiếm 2/3 tổng số trẻ bệnh<br />
lao (19). Nữ là 55,2%, nam là 44,8%. Tỉ lệ nữ: nam<br />
= 1,2. Theo Nguyễn Thị Thu Ba thì nam là 46%,<br />
nữ là 54% (12). Theo Tara M Catanzano không có<br />
sự khác biệt về giới trong lao phổi - màng phổi<br />
(3). Có 34,3% trường hợp ở các tỉnh, 65,7% ở<br />
Thành phố Hồ Chí Minh. Bệnh nhi có tiếp xúc<br />
nguồn lây là 37,3%. Nguồn lây chủ yếu là từ các<br />
người thân trong gia đình, đa số là từ cha mẹ<br />
chiếm tỉ lệ 80%. Có 77,6% trường hợp lao phổi,<br />
<br />
3<br />
<br />
màng phổi có tiêm ngừa BCG, cho thấy số trẻ<br />
được tiêm chủng khá cao tuy cũng có thể bị mắc<br />
bệnh lao nhưng sẽ mắc bệnh nhẹ hơn. Tiêm<br />
ngừa BCG sẽ tránh được các thể lao nặng như<br />
màng não, lao kê, lao nguyên phát ở trẻ nhỏ.<br />
Theo Nguyễn Thị Thu Ba số trường hợp có sẹo<br />
BCG là 85,7% (12). Theo Clemax Conto Sant Anna.<br />
trong 164 trường hợp lao phổi ở trẻ em có 71,7%<br />
có tiêm BCG (4). Có 23,9% trường hợp nhiễm HIV<br />
bị lao phổi - màng phổi. Nhóm tuổi bị nhiễm<br />
HIV trong nghiên cứu này dưới 10 tuổi 100%<br />
chủ yếu từ cha mẹ lây sang. Theo Schaaf H.S.,<br />
Gie R.F.(18), và cộng sự trẻ lao phổi có nhiễm HIV<br />
là 22,3%. Có 40,3% trường hợp suy dinh dưỡng,<br />
nhóm tuổi suy dinh dưỡng nhiều nhất là dưới 10<br />
tuổi. Trẻ suy dinh dưỡng nặng khi làm IDR cũng<br />
cho kết quả âm tính giả. Thời gian khởi bệnh<br />
trung bình là 29 ngày trong đó thời gian khởi<br />
bệnh từ 1 đến 6 tháng chiếm tỉ lệ 56,7%, dưới 1<br />
tháng là 40,3%, trên 6 tháng là 3%. Theo một<br />
nghiên cứu ở Nam Phi thời gian khởi bệnh ở lao<br />
phổi ở trẻ em trung bình là 4,3 tuần. Triệu chứng<br />
ban đầu của trẻ đa số là ho kéo dài chiếm tỉ lệ<br />
94%, sốt kéo dài là 83,6%. Theo Ashok Shah and<br />
Anil K. (2) nghiên cứu ở Nam Phi triệu chứng ho<br />
chiếm tỉ lệ là 72%, triệu chứng sốt là 36%, sụt cân<br />
là 17%, khò khè là 12%. Thời gian sốt trung bình<br />
trong nghiên cứu của chúng tôi là 29,35 ± 19,71<br />
ngày, thời gian ngắn nhất là 3 ngày, dài nhất là<br />
120 ngày. Sốt dưới 30 ngày là 42,9%, sốt trên 30<br />
ngày là 57,1%. Theo Clemax Conto Sant Anna<br />
triệu chứng sốt, ho thường gặp là 88% (4). Thời<br />
gian ho trung bình trong nghiên cứu của chúng<br />
tôi là 37,69 ± 50,02 ngày, ngắn nhất là 3 ngày, dài<br />
nhất là 1 năm. Ho trên 30 ngày là 60,9%, ho dưới<br />
30 ngày là 39,1%. Theo OMS ho trên 3 tuần nên<br />
tầm soát bệnh lao. Trong nghiên cứu của chúng<br />
tôi chỉ có làm IDR 39 trường hợp trong đó 25,4%<br />
IDR (+), IDR (-) là 32,8%. Có 16 trường hợp lao<br />
phổi kèm nhiễm HIV làm IDR đa số âm tính.<br />
Như vậy trẻ nhiễm HIV thì phản ứng lao tố có<br />
thể âm tính, do đó khó chẩn đoán lao ở trẻ<br />
nhiễm HIV. Xét nghiệm BK (+) là 88% trường<br />
hợp, âm tính là 12% và khi làm PCR lao dương<br />
<br />
Chuyên Đề Nhi Khoa<br />
4<br />
<br />
tính. BK (+) trong đàm là 74,6%, trong dịch dạ<br />
dày là 25,4% trường hợp. Nhóm tuổi BK (+)<br />
trong đàm là 11-15 tuổi tỉ lệ là 52,5% điều này<br />
phù hợp vì trẻ lớn có thể khạc đàm được. Xét<br />
nghiệm tìm BK bằng phương pháp soi trực tiếp<br />
là 84,7%, bằng phương pháp nuôi cấy là 15,3%.<br />
Xét nghiệm PCR lao (Polymerase Chain Reaction<br />
= PCR) được áp dụng vào chẩn đoán vi khuẩn<br />
lao từ năm 1985. Kỹ thuật này cho phép phát<br />
hiện vi khuẩn lao khi có ít vi khuẩn trong bệnh<br />
phẩm (có thể phát hiện cả khi trong bệnh phẩm<br />
có dưới 10 vi khuẩn) và chỉ sau 2 ngày là cho kết<br />
quả. Tuy cũng còn một số ý kiến chưa thống<br />
nhất, nhưng PCR đang là một niềm hy vọng của<br />
các nhà chuyên khoa trong chẩn đoán bệnh lao,<br />
trong đó có cả lao trẻ em (10). Theo S.K.Kabra thì<br />
độ nhạy PCR từ 4-80%, độ đặc hiệu từ 80-100%.<br />
Theo nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Lan và cộng<br />
sự nhận xét PCR là một phương pháp ưu việt<br />
với độ nhạy và độ đặc hiệu cao và đặc biệt có giá<br />
trị với chẩn đoán nhanh các trường hợp lao phổi,<br />
các trường hợp soi trực tiếp âm tính thì phương<br />
pháp PCR cho kết quả dương tính cao và thời<br />
gian xác định M. tuberculosis ngắn hơn so với<br />
phương pháp nuôi cấy (6). X quang phổi hình ảnh<br />
thâm nhiễm chiếm 44,8% trong đó thâm nhiễm<br />
mô kẻ 12%, dạng hang là 20,8%. Tổn thương<br />
phổi cả hai phổi có 44,8% trường hợp. Hình ảnh<br />
hạch rốn phổi hoặc trung thất là 3%, tràn dịch<br />
màng phổi là 6%. Có 2 trường hợp được chụp<br />
CT scan ngực nghi ngờ u phổi, không thấy được<br />
tổn thương lao đặc hiệu trên CT scan. Theo Ann<br />
N, Leung, M.D. hình ảnh X quang mờ không<br />
đồng nhất thường gặp nhất(1). Hình ảnh hang<br />
gặp trong 40-50% trường hợp lao phổi, hạch rốn<br />
phổi hay hạch trung thất ít gặp hơn khoảng 5%<br />
trường hợp. Có 2 trường hợp chẩn đoán lao phổi<br />
dựa vào kết quả giải phẫu bệnh lý sau khi phẫu<br />
thuật do chẩn đoán nhầm u phổi. Trong tổn<br />
thương lao khi làm vi thể giải phẫu bệnh thấy<br />
tổn thương đặc hiệu sau giai đoạn viêm xuất tiết<br />
là giai đoạn hình thành tổ chức hạt tạo nên một<br />
hình ảnh tổn thương đặc hiệu của bệnh lao đó là<br />
nang lao.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Lao phổi - màng phổi ở trẻ em có bệnh cảnh<br />
thường không điển hình dễ bỏ sót. Triệu chứng<br />
ho kéo dài, sốt kéo dài, suy dinh dưỡng là các<br />
triệu chứng thường gặp trong lao do đó cần nghĩ<br />
đến và làm các xét nghiệm cận lâm sàng tầm<br />
soát lao một cách tích cực. Những trường hợp<br />
xét nghiệm BK đàm hay dịch dạ dày âm tính khi<br />
làm xét nghiệm PCR lao có thể dương tính.<br />
Trước các trường hợp nghi u phổi hay u trung<br />
thất nên làm các xét nghiệm về lao để loại trừ, có<br />
thể nội soi làm giải phẫu bệnh tránh chẩn đoán<br />
nhầm phải phẫu thuật cho bệnh nhi.<br />
<br />
16.<br />
<br />
17.<br />
18.<br />
<br />
19.<br />
20.<br />
<br />
Phạm Long Trung (1999), Bệnh học lao phổi. Tập II. Nhà xuất<br />
bản Đà Nẵng. Bộ môn Lao-Phổi. Trường Đại học Y dược<br />
Thành phố Hồ Chí Minh.<br />
Phạm Long Trung (2001), Giáo trình chuyên khoa phổi và bệnh<br />
lao. Nhà xuất bản Y học Thành phố Hồ Chí Minh.<br />
Schaaf HS, Gie RP, Beyers N, Sirgel PA, Klerk PJ, Donald PR.<br />
(2007), “Culture-confirmed childhood tuberculosis in Cape<br />
Town, South Africa: a review of 596 cases” BMC Infect Dis.<br />
2007; 7: 140.<br />
Trần Văn Sáng (2002), Bệnh lao trẻ em. Nhà xuất bản Y học Hà<br />
Nội 2002.<br />
Trương Hữu Khanh (2005), “Lao trẻ em”. Phác đồ điều trị Nhi<br />
khoa.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
6.<br />
7.<br />
<br />
8.<br />
<br />
9.<br />
10.<br />
<br />
11.<br />
12.<br />
13.<br />
14.<br />
15.<br />
<br />
Ann N. Leung, M D. (1997), “Pulmonary tuberculosis: The<br />
essentials”. AJR 1997; 168: 1005-1009.<br />
Ashok Shah and Anil K, Agarwal (1997), “Diagnostic<br />
problems in childhood tuberculosis”, Continuing Medical<br />
Education. Ind, J. Tub, 1997, 44,47.<br />
Catanzano TM. (2008), “Lung, Primary tuberculosis”. Article<br />
last updated Feb 27, 2008.<br />
Clemax Conto Sant Anna Miguel Aiub Hijjar. (2007), “Recent<br />
contribution of the World Health Organization to control<br />
childhood tuberculosis”. Rev Saude Publica 2007; 41.<br />
Hoàng Minh (2002), Các phương pháp phát hiện, chẩn đoán lao<br />
phổi, lao kê, lao màng não. Nhà xuất bản Y học.<br />
Lộc Thị Quý, Nguyễn Ngọc Lan (1997), “Bệnh lao trẻ em”, Y<br />
học Thành phố Hồ Chí Minh, số 2, tập 1; tr 6-1.<br />
Luiz Fernando C. Nascimento (2004), “Childhood<br />
tuberculosis incidence in Southeast Brazil, 1996”. Cad. Saude.<br />
Publica vol. 20 no. 6 Rio de janeiro Nov./ Dec. 2004.<br />
Marais, B.J, Gie, R P, Obihara, CC; Hesseling, AC, Schaaf, HS,<br />
Beyers N. (2005), “Well defined symptoms are of value in the<br />
diagnosis of childhood pulmonary tuberculosis”. Archives of<br />
Disease in childhood. 90(11): 1162-1165, November 2005.<br />
Ngô Ngọc Am (2002), “Dịch tễ học bệnh lao”, Bệnh học bệnh<br />
lao. Trường Đại học Y Hà Nội 2002.<br />
Nguyễn Ngọc Lan, Hoàng Thị Quí, Phạm Hùng Vân, Đông<br />
Thị Hoài An, Cao Minh Nga (1999), “Xác định<br />
Mycobacterium tuberculosis trực tiếp trong mẫu bệnh phẩm<br />
bằng phương pháp polymerase chain reaction đối với chẩn<br />
đoán lao phổi”. Y học Thành phố Hồ Chí Minh 1999 Tập 3. Số<br />
4: tr 232-235.<br />
Nguyễn Thị Thu Ba (2002), “ Các biện pháp chẩn đoán lao”<br />
Chuyên đề bệnh lao. Nhà xuất bản Y học.<br />
Nguyễn Thị Thu Ba (2007) “Lao phổi AFB(+) ở trẻ em”. Y học<br />
Thành phố Hồ Chí Minh. Tập 11, Số 1., tr 10-15.<br />
Nguyễn Việt Cồ (2002), Bệnh học lao. Nhà xuất bản Y học Hà<br />
Nội.<br />
Nguyễn Xuân Nghiêm (2002), “Lao sơ nhiễm”. Bệnh học lao.<br />
Nhà xuất bản Y học Hà Nội.<br />
Phạm Gia Cường (2005), Khám và chữa các bệnh phổi. Nhà xuất<br />
bản Y học Hà Nội.<br />
<br />
Chuyên Đề Nhi Khoa<br />
<br />
5<br />
<br />