intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đặc điểm lý hoá học của nước ao và đặc điểm thuỷ sinh học ở ao

Chia sẻ: Nguyễn Phương Hà Linh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

152
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ao được đào trên vùng đất chua mặn hoặc đát sét, nước ao ở đây thường bị chua độ pH thấp, chỉ số pH dao động từ 5-6,5 có khi xuống tới 4. Do pH thấp cho nên lượng muối dinh dưỡng và chất hữu cơ trong nước rất nghèo, dẫn đến hiện tượng nghèo sinh vật phù du và sinh vật đáy, trái lại nó phù hợp cho sự phát triển của một số loài tảo sợi khó tiêu, không có lợi cho quá trình dinh dưỡng của cá. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đặc điểm lý hoá học của nước ao và đặc điểm thuỷ sinh học ở ao

  1. Đặc điểm lý hoá học của nước ao và đặc điểm thuỷ sinh học ở ao Ao được đào trên vùng đất chua mặn hoặc đát sét, nước ao ở đây thường bị chua độ pH thấp, chỉ số pH dao động từ 5-6,5 có khi xuống tới 4. Do pH thấp cho nên lượng muối dinh dưỡng và chất hữu cơ trong nước rất nghèo, dẫn đến hiện tượng nghèo sinh vật phù du và sinh vật đáy, trái lại nó phù hợp cho sự phát triển của một số loài tảo sợi khó tiêu, không có lợi cho quá trình dinh dưỡng của cá. Ngược lại đối với những ao được đào trên vùng đất thịt pha cát, nước ở đây không bị chua, pH trung tính hoặc hơi kiềm, chỉ số pH từ 7-8, ở đây hàm lượng muối dinh dưỡng và chất hữu cơ hoà tan rất cao, dễ gây màu nước, sinh vật phù du và sinh vật đáy phát triển mạnh, có lợi cho quá trình dinh dưỡng của cá. Hàm lượng oxy hoà tan : Đối với những ao tù thường xuyên cớm rợp, độ dày bùn đáy lớn, khả năng
  2. quang hợp của thực vật phù du trong nước kém, dẫn đến sinh vật phù du ở đây kém phát triển. Hàm lượng oxy ở những ao này thường thấp nhất(nhất là ban đêm gần sáng), cá ở những ao này thường nổi đầu vào 5-6giờ sáng, không có lợi cho việc nuôi cá. Mặt khác ở ao này lại thích hợp cho sự phát triển của một số loài tảo khó tiêu, cá nuôi ở những ao này thường chậm lớn, có khi bị chết vì ngạt thở hoặc nhiễm khí độc. Hàm lượng muối dinh dưỡng cũng biến động khá lớn, đối với những ao bỏ hoang hóa(chưa đưa vào nuôi cá ), nước ao ở đây thường trong, nghèo dinh dưỡng, sinh vật phù du kém phát triển. Cá ở ao này rất chậm lớn, muốn nuôi cá được thuận tiện phẩi tiến hành cải tạo. Ngược lại đối với những ao đã được đưa vào nuôi cá, ánh sáng ở đây đầy đủ, muối dinh dưỡng phong phú, sinh vật phù du phát tiển mạnh, cá lớn nhanh.
  3. Hàm lượng muối dinh dưỡng thay đổi theo mùa rất rõ rệt, mùa mưa lượng muối dinh dưỡng trong ao lớn nhất và thấp nhất vào mùa khô (ở các tỉnh Nam Bộ). Ở các tỉnh miền Bắc lượng muối dinh dưỡng trong ao lớn nhất vào tháng 7 đến tháng 8 và thấp nhất từ tháng 12 đến tháng 2. Lượng muối dinh dưỡng trong ao còn biến đổi theo một quy luật nhất định trong một chu kỳ phân bón(Tuỳ thuộc vàp từng loại phân bón). Yếu tố nhiệt độ: Nhiệt độ nước trong ao thường thay đổi chậm hơn nhiệt độ không khí. Tuy nhiên mức thay đổi nhiệt độ còn phụ thuộc vào diện tích ao lớn hay nhỏ, mức nước trong ao nông hay sâu. Đối với những ao nhỏ, mức nước trong ao nông thì nhiệt độ nước biến đổi gần như nhiệt độ không khí(ở tầng mặt nhiệt độ dao động từ 5-6oC cho đến 350C). ở các ao có diện tích lớn, mức nước trong ao sâu thì nhiệt
  4. độ nước biến đổi rất chậm, điều này có lợi cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cá. Thuỷ sinh vật trong ao: ở những ao bỏ hoang hoá lâu ngày, thường thực vật thuỷ sinh thượng đẳng phát triển mạnh đặc biệt là bèo tây, bèo tấm, béo cái che kin mặt nước. ở những đầm, bãi thì các loại cỏ rong phát triển mạnh chiếm hầu như toàn bộ khối nước. ở những ao, đầm, hồ loại này sinh vật phù du kém phát triển. Đối với những ao không bị che bởi bèo tây, bèo cái thì thực vật phù du phát triển phong phú, nhưng chủ yếu lại là một số loài tảo khó tiêu, không có lợi cho quá trình dinh dưỡng của cá , động vật đáy ở đây khá phong phú. Những loại ao này muốn đưa vào nuôi cá cần phải cải tạo điều kiện hoang hoá trên như vớt hết các loại bèo trên mặt nước , tiêu diệt hết các loại rong, cỏ dưới nước và xung quanh ao, đồng thời phải tiến hành cải tạo các điều kiện sinh cảnh xung quanh ao. ở các ao đã nuôi
  5. cá nhiều năm, do thả cá kết hợp vơi bón phân, cho cá ăn, cải tạo đáy và xung quanh bờ ao, cho nên sinh vật ở đây phát triển rất tốt và phong phú, sinh vật đáy phát triển mạnh, các yếu tố lý hoá học đều thuận lợi cho quá trình dinh dưỡng, sinh trưởng của các loài cá nuôi trong ao
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2