ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ BỆNH LÝ MÀNG PHỔI THƯỜNG GẶP Ở TRẺ EM<br />
TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1<br />
Châu Hoàng Minh*, Phan Hữu Nguyệt Diễm*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu nghiên cứu: mô tả các đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị của tràn dịch màng<br />
phổi đơn nhân, viêm mủ màng phổi, tràn khí màng phổi.<br />
Phương pháp nghiên cứu: mô tả hàng loạt ca.<br />
Kết quả: trong thời gian từ tháng 1/2006 đến tháng 4/2008, chúng tôi nghiên cứu 81 trường hợp bệnh lý<br />
màng phổi ở trẻ em tại bệnh viện Nhi đồng 1 (tràn dịch màng phổi đơn nhân 42, viêm mủ màng phổi 28, tràn khí<br />
màng phổi 11). Bệnh thường gặp ở trẻ 12- 60 tháng, nam/nữ: 1,5/1, 1/4 trẻ sống ở thành phố, bệnh xảy ra nhiều<br />
nhất vào tháng 11,12,1,2,3. Triệu chứng lâm sàng thường gặp là ho (91,4%), khó thở (49,4%), phế âm giảm hoặc<br />
mất (64,2%), co lõm ngực (30,9%), hội chứng 3 giảm (22,3%). Có 76,6% sử dụng đơn thuần kháng sinh, 18,2%<br />
sử dụng kháng sinh + chọc dò và 5,2% sử dụng kháng sinh + dẫn lưu.<br />
Kết luận: Hầu hết bệnh nhi bệnh lý màng phổi đều đáp ứng với điều trị nội khoa, có 1 trường hợp tử vong<br />
và chụp cắt lớp điện toán ngực không được chỉ định thường qui.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
SOME COMMON PLEURAL DISEASE MANIFESTATIONS IN CHILDREN AT THE CHILDREN’S<br />
HOSPITAL NO 1<br />
Chau Hoang Minh, Phan Huu Nguyet Diem<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 1 - 2009: 74 - 77<br />
Objective: To describe clinical manifestations, laboratory investigation and treatments of monocyte pleural<br />
effusion, empyema and pneumothorax.<br />
Design: descriptive study<br />
Results: from January 2006 to April 2008, we studied 81 pleural disease patients in children at Children’s<br />
Hospital No 1 (42 monocyte pleural inffusion patients, 28 empyema patients, 11 pneumothorax patients). Age<br />
range: 12-60 months. Male/female: 1.5/1. ¼ children lived in the city. Pleural diseases occured mostly in<br />
November, December, Januay, February, March. The most common clinical manifestations were cough (91.4%),<br />
difficulty breathing (49.4%), reduced or absent breath sounds (64,2%), chest retractions (30.9%), three reducing<br />
syndrom (22,3%). There were 76,6% using simple antibiotics, 18,2% using antibiotic + aspirating pleural fluid<br />
and 5.2% using antibiotics + simple drainage.<br />
Conclusion: Most patients of pleural diseases were good with the drug treatment, there was 1 death case and<br />
Chest CT Scans should not be perfermed routinely.<br />
Luận án này chúng tôi sẽ tổng hợp lại yếu tố<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ:<br />
dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng, hướng điều trị<br />
Bệnh lý màng phổi thường gặp là những<br />
các bệnh màng phổi thường gặp để giúp chúng<br />
biểu hiện bất thường xảy ra tại màng phổi bao<br />
ta có cái nhìn toàn diện hơn về bệnh lý màng<br />
gồm: tràn dịch, tràn mủ, tràn khí. Nếu không<br />
phổi ở trẻ em.<br />
phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây tử<br />
vong hoặc để lại di chứng ảnh hưởng đến chức<br />
năng hô hấp của phổi.<br />
* Trung tâm Y Tế dự phòng Bình Chánh, ** Bộ môn Nhi, Đại học Y Dược TP.HCM.<br />
<br />
Chuyên Đề Nhi Khoa<br />
<br />
1<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Thiết kế nghiên cứu mô tả hàng loạt ca.<br />
<br />
Dân số mục tiêu<br />
Bệnh nhi nhập khoa Hô hấp BV Nhi đồng I<br />
trong thời gian tháng 1/2006 – 4/2008 (bao gồm<br />
hồi cứu các bệnh án từ 1– 2006 đến 10– 2006 và<br />
tiền cứu từ 11– 2006 đến 4 – 2008)<br />
<br />
Tiêu chuẩn chọn bệnh<br />
Tất cả các bệnh nhi nằm trong khoa Hô hấp<br />
từ 1/2006– 4/2008 được chẩn đoán TKMP, TDMP<br />
có kết quả chọc dò dịch màng phổi đầy đủ về<br />
sinh hóa, tế bào.<br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
Thân nhân bệnh nhi không đồng ý tham gia<br />
nghiên cứu.<br />
<br />
Kỹ thuật chọn mẫu<br />
Lấy trọn mẫu<br />
<br />
Thu thập dữ liệu<br />
BS nghiên cứu sẽ trực tiếp hỏi tiền sử, bệnh<br />
sử và khám bệnh theo bệnh án mẫu.<br />
<br />
Xử lý dữ liệu<br />
- Các dữ liệu thu thập sẽ được mã hoá vào<br />
phần mềm Epi Data 3.02.<br />
- Xử lý số liệu bằng phần mềm Stata 8.0.<br />
<br />
Phân tích dữ liệu<br />
Thống kê mô tả:<br />
+ Biến số định tính: tính tần số và tỷ lệ %.<br />
+ Biến số định lượng: tính trung bình và độ<br />
lệch chuẩn.<br />
<br />
KẾT QUẢ:<br />
Đặc điểm dân số nghiên cứu<br />
Đặc điểm dịch tễ<br />
Bệnh nhi địa chỉ tỉnh 71,1%, thành phố<br />
25,9%. Nam/nữ: 1,5/1. Tuổi mắc bệnh đa số từ<br />
12- 60 tháng. Tháng nhập viện nhiều nhất từ<br />
tháng 11 đến tháng 3. Thời gian từ lúc bệnh đến<br />
lúc nhập viện > 7ngày chiếm 44,4% và 100% đều<br />
có sử dụng kháng sinh trước nhập viện.<br />
<br />
Chuyên Đề Nhi Khoa<br />
2<br />
<br />
Phân loại các bệnh lý màng phổi<br />
Kết quả nghiên cứu 81 bệnh nhi bệnh lý<br />
màng phổi cho thấy có 42 bệnh nhi TDMPĐN,<br />
chiếm tỷ lệ 51,9%. 28 bệnh nhi viêm mủ màng<br />
phổi, chiếm tỷ lệ 34,6% và 11 bệnh nhi TKMP,<br />
chiếm tỷ lệ 13,5%.<br />
<br />
Tràn dịch màng phổi đơn nhân<br />
Nguyên nhân<br />
Lao 23 trường hợp (54,7%), TDMP sau viêm<br />
phổi 7 trường hợp (16,6%), bệnh ác tính 6 trường<br />
hợp (14,3%), bệnh khác 6 trường hợp (14,3%).<br />
Lâm sàng<br />
Ho 90,5%, Khó thở 35,8%. Phế âm giảm +<br />
gõ đục 64,3%, hội chứng 3 giảm 35,7%, co lõm<br />
ngực 19,1%.<br />
Cận lâm sàng<br />
IDR> 15mm 44%. Bạch cầu đa nhân >10000<br />
52,4%. Tốc độ lắng máu 20-100mm/giờ đầu<br />
67,7%. CRP >100mg/l 41,9%. Dịch tiết 92,5%, dịch<br />
thấm 7,5%. LDH/DMP > 500U/l 75,8%. DMP đơn<br />
nhân chiếm ưu thế 100%.<br />
Điều trị<br />
Điều trị nội khoa 38 (90,5%), điều trị ngoại<br />
khoa 4 (9,5%). Trong điều trị nội khoa: kháng<br />
sinh đơn thuần 34 (89,5%), kháng sinh + chọc dò<br />
giải áp 4 (10,5%). Kết quả điều trị: khỏi hoàn<br />
toàn 28,5%, tử vong 2,4%. chuyển viện 69,1%.<br />
<br />
Viêm mủ màng phổi<br />
Nguyên nhân<br />
Nhiễm khuẩn 25 trường hợp (89,3%) đa số<br />
do viêm phổi. Bệnh ác tính 1 trường hợp (3,6%).<br />
Bệnh khác 2 trường hợp (7,2%).<br />
Lâm sàng<br />
Ho 96,4%, sốt 89,3%. Vị trí VMMP: bên phải 64,3%,<br />
bên trái 32,1%. Viêm phổi đi kèm 82,1%.<br />
<br />
Cận lâm sàng:<br />
Bạch cầu đa nhân >10000 85,7%. Tốc độ<br />
lắng<br />
máu<br />
>100mm/giờ<br />
đầu<br />
73,3%.<br />
CRP>100mg/l 52%. Cấy dịch màng phổi:<br />
Streptococcus pneumoniae 5/8 trường hợp(+),<br />
Staphylococcus coagulase negative 2/8 trường hợp<br />
<br />
(+). Cả 2 vi khuẩn này đều kháng với<br />
Penicillin, Oxacillin và nhạy với Vancomycin.<br />
Siêu âm có vách hoá màng phổi 53,6%.<br />
<br />
tần suất càng giảm khi độ tuổi càng tăng, tương<br />
tự nghiên cứu của Phan Hữu Nguyệt Diễm(12),<br />
Gofrit-On.(8).<br />
<br />
Điều trị<br />
Điều trị nội khoa 16 trường hợp (57,1%),<br />
điều trị ngoại khoa 12 trường hợp (42,9%).<br />
Trong điều trị nội khoa: khỏi hoàn toàn 17,9%,<br />
khỏi để lại di chứng dày dính màng phổi 75%.<br />
Điều trị ngoại khoa: phẫu thuật hở 59%, phẫu<br />
thuật VATS 41%.<br />
<br />
Trong TDMPĐN: lao chiếm 54,7%, tác giả<br />
Chung Cẩm Hạnh là 21,1%. Phế âm giảm 64,3%,<br />
theo Bremon F là 65,7%(3). Dịch tiết 92,5%, dịch<br />
thấm 7,5%, theo Fartoukh M.(6) dịch tiết 75,6%,<br />
dịch thấm 24,4%. Điều trị kháng sinh đơn thuần<br />
89,5%, kháng sinh + chọc dò giải áp 10,5%, tương<br />
tự nghiên cứu của Chung cẩm Hạnh.<br />
<br />
Tràn khí màng phổi<br />
<br />
Trong VMMP: ho 96,4%, sốt 89,3%, tương<br />
tự nghiên cứu Chan PW(4). Vị trí tràn mủ bên<br />
phải nhiều hơn bên trái phù hợp với nghiên<br />
cứu Padmini(10). Cấy DMP Streptococcus<br />
pneumoniae và Staphylococcus coagulase negative<br />
là hai tác nhân gây bệnh hàng đầu. Kháng sinh<br />
đồ cả hai vi khuẩn này đều kháng với<br />
Penicillin, Oxacillin và còn nhạy với<br />
Vancomycin, phù hợp với nghiên cứu của<br />
Shen YH (14), Phan Hữu Nguyệt Diễm(12). Kết<br />
quả điều trị: khỏi hoàn toàn 17,9%, khỏi để lại<br />
di chứng dày dính 75%, tương tự với nghiên<br />
cứu Phan Xuân Mai (13). Theo Fontanet AZ(7) tỷ<br />
lệ khỏi 70,4%, tỷ lệ di chứng dày dính 25,5%.<br />
So với các tác giả nước ngoài tỷ lệ khỏi hoàn<br />
toàn ở viêm mủ màng phổi của chúng tôi thấp<br />
hơn, nhưng tỷ lệ để lại di chứng thì cao hơn<br />
nhiều. Có thể do tỷ lệ chẩn đoán đúng của y tế<br />
tuyến cơ sở chưa cao (theo Tạ khánh Vân là<br />
59,4%)(15), dẫn đến tình trạng sử dụng kháng<br />
sinh chưa thích hợp nhiều (theo Tạ khánh Vân<br />
là 80,5%) và chỉ định đặt ống dẫn lưu không<br />
kịp thời.<br />
<br />
Nguyên nhân<br />
Nhiễm khuẩn phổi - màng phổi 8/11 trường<br />
hợp. TKMP tự phát 2/11 trường hợp, sau chấn<br />
thương 1/11 trường hợp.<br />
Lâm sàng<br />
Khó thở 90,9%, ho 81,9%, đau ngực 36,4%.<br />
Phế âm giảm + gõ vang 100%, co lõm ngực<br />
54,5%.<br />
Cận lâm sàng<br />
Bạch cầu >10000 45,5%. CRP 20 – 100mg/l<br />
55,6%. X- quang: TKMP bên phải 36,3%, bên trái<br />
36,3%, hai bên 27,4%.<br />
Điều trị<br />
Khỏi hoàn toàn 8/11 trường hợp, khỏi để lại<br />
di chứng dày dính màng phổi 3/11 trường hợp.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Bệnh nhi ở tỉnh cao hơn thành phố, số bệnh<br />
nhi ở tỉnh cao có thể do điều kiện kinh tế thấp,<br />
trình độ y tế còn hạn chế, điều trị viêm phổi<br />
không đúng dễ đưa đến biến chứng TDMP và<br />
VMMP, tương tự như nghiên cứu của Chung<br />
Cẩm Hạnh(5). Tháng nhập viện cao nhất từ tháng<br />
11 đến tháng 3, đây là những tháng có khí hậu<br />
lạnh rất thuận tiện cho sự phát triển của vi<br />
khuẩn gây bệnh đường hô hấp, phù hợp với<br />
nghiên cứu của Phạm Ngọc Huệ(11). Nam> nữ<br />
tương tự nghiên cứu của Alkrinawi S.(1). Đa số ở<br />
lứa tuổi từ 12- 60 tháng và chúng tôi thấy rằng<br />
tràn dịch màng phổi đơn nhân, tràn khí màng<br />
phổi có tần suất càng tăng khi độ tuổi của trẻ<br />
càng tăng, còn viêm mủ màng phổi thì ngược lại<br />
<br />
Chuyên Đề Nhi Khoa<br />
<br />
Trong TKMP: nguyên nhân do nhiễm khuẩn<br />
phổi, màng phổi 8/11 trường hợp, theo Beg<br />
MH.(2) lao chiếm 21%. Khó thở, ho, đau ngực là 3<br />
triệu chứng thường gặp tương tự nghiên cứu<br />
của Harun M.(9). Điều trị khỏi hoàn toàn 8/11<br />
trường hợp, tái phát 1 trường hợp, theo Harun<br />
M. tỷ lệ tái phát là 10,3%.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Bệnh lý màng phổi thường gặp ở trẻ em bao<br />
gồm: tràn dịch màng phổi đơn nhân, viêm mủ<br />
<br />
3<br />
<br />
màng phổi, tràn khí màng phổi. Chẩn đoán chủ<br />
yếu dựa vào lâm sàng kết hợp với X – quang và<br />
siêu âm. Tìm nguyên nhân dựa vào phân tích<br />
DMP về sinh hóa, tế bào, vi khuẩn, phân tích giải<br />
phẫu bệnh DMP và sinh thiết màng phổi hay<br />
chụp cắt lớp điện toán ngực. Về điều trị: chủ yếu<br />
là điều trị nội khoa, chỉ định ngoại khoa khi có<br />
biến chứng dày dính màng phổi kém đáp ứmg<br />
với điều trị nội khoa.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
<br />
8.<br />
<br />
9.<br />
<br />
10.<br />
<br />
11.<br />
<br />
12.<br />
<br />
13.<br />
14.<br />
<br />
15.<br />
<br />
Alkrinawi S.,Chernick V. (1996), “ Pleural fluid in hospitalized<br />
pediatric patients”, Clin Pediatr (phila) jan; 35(1), pp. 5 – 9.<br />
Beg MH., Reyazuddin, Feridi MM (Ấn Độ 1988),<br />
“Spontaneous pneumothorax in children - a review of 95<br />
cases”. Ann trop pediatr. Mar ; 8(1), pp. 18-21.<br />
Bremont F., Baunin C., Juchet A., Puget C., Juricic M (1996),<br />
“Clinical course and treatment of pleural empyema in<br />
children”, Arch Pediatr, 3(4), pp.335-41.<br />
Chan PW., Crawford O., Wallis C.(2000), “Treatment of<br />
pleural empyema,” Paediatr Child Health Aug; 36(4), pp. 375-7.<br />
Chung Cẩm Hạnh (2002), “Đặc điểm, nguyên nhân và di<br />
chứng của dày dính màng phổi trong tràn dịch màng phổi ở<br />
trẻ em”, Luận văn thạc sĩ y học, ĐHYD TP. HCM, tr. 1 – 20.<br />
Fartoukh M., Azoulay E., Galliot R., Le Gall JR., Baud F.,<br />
Chevret S., Schlemmer B. (2002), “ Clinically documented<br />
pleural effusion in medical ICU patients: how useful is routine<br />
thoracentesis ?”, Chest jan;121(1),pp. 178-84.<br />
Fontanet AL., MC Cauley RG., Coyete Y., Larchiver F (1993),<br />
“Incidence, management of empyema in children”, J Pediatr<br />
Surg, 22 (1), pp.28-33.<br />
Gofrit-on; Engelhard-D; Abu-Dalu-K (1999), “Post-pneumonic<br />
thoracic empyema in children: a continued surgical challenge,<br />
Department of pediatric Surgery, Hadassah University<br />
Hospital, Jerusalem, Israel”, Eur-J-Pediatr-Surg, Feb; 9(1), pp.<br />
4-7.<br />
Harun MH., Yaacob I., Mohd Kassim Z.(1984), “Spontaneous<br />
pneumothorax: a review of 29 Admissions into Hospital<br />
University” Sains Malaysia 90, pp. 6-18<br />
Padmini R., Srinivasan S., Puri RK., Nalini P.(1990), ‘‘<br />
Empyema in infancy and childhood’’, Indian Pediatr, 27(5), pp.<br />
447-52.<br />
Phạm Ngọc Huệ (1995), “ Nhận xét một số yếu tố dịch tễ học<br />
và điều trị mủ màng phổi trẻ em tại Viện Bảo Vệ Sức Khoẻ trẻ<br />
em Hà Nội năm 1991-1993”, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa<br />
học Viện Bảo vệ sức khoẻ Trung ướng 1991-1995, Bộ Y Tế, tr.14750.<br />
Phan Hữu Nguyệt Diễm(2005),“Viêm mủ màng phổi, tiến bộ<br />
trong chẩn đoán và điều trị”, Giáo trình giảng dạy sau đại học,<br />
Bộ môn Nhi ĐHYD TP.HCM, tr. 1 – 10.<br />
Phan Xuân Mai (1997),“ Đặc điểm lâm sàng và điều trị<br />
VMMP ở trẻ em”, Y học thực hành, (3), tr.190-319.<br />
Shen YH, Hwang KP, Niu CK (2006): ‘‘ Complicated<br />
parapneumonic effusion and empyema in children’’, Microbiol<br />
Immunol Infect. Dec; 39(6), pp. 1283-8.<br />
Tạ Khánh Vân (2002),“ Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ<br />
học, lâm sàng và điều trị viêm mủ màng phổi trẻ em”, Luận án<br />
Tiến sĩ Y học ĐHYHN, tr. 46 - 122<br />
<br />
Chuyên Đề Nhi Khoa<br />
4<br />
<br />
Chuyên Đề Nhi Khoa<br />
<br />
5<br />
<br />