Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
ĐẶC ĐIỂM TỒN TẠI ỐNG ĐỘNG MẠCH Ở TRẺ SƠ SINH<br />
TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1<br />
Trần Thị Hoàng Oanh*, Vũ Minh Phúc**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mở đầu: Tồn tại ống động mạch (TTÔĐM) là một bệnh tim khá phổ biến ở trẻ sơ sinh, nhất là trẻ non<br />
tháng. Việc phân loại TTÔĐM theo McNamara và Hellman dựa trên độ nặng của bệnh và của các triệu chứng<br />
tim mạch, hô hấp, dạ dày ruột giúp đưa ra nhận xét về việc điều trị thích hợp cho từng bệnh nhân.<br />
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị của TTÔĐM ở trẻ sơ sinh theo<br />
McNamara và Hellman.<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: mô tả hàng loạt ca. Tất cả trẻ nhập khu chuyên sâu sơ sinh bệnh<br />
viện Nhi Đồng 1 từ 02-2009 đến 10-2009 có TTÔĐM đơn thuần được đưa vào lô nghiên cứu và phân loại theo<br />
McNamara và Hellman.<br />
Kết quả: có 54 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu, đa số là trẻ non tháng (55,6%). Triệu chứng thường<br />
gặp nhất là âm thổi ở tim (65%), suy hô hấp (66,7%). Đường kính ống động mạch trung bình là 2,24 ± 0,74<br />
mm. Phân loại TTÔĐM theo McNamara và Hellman cho thấy có 54% các trường hợp TTÔĐM có rối loạn<br />
huyết động mức độ vừa – nặng cần đóng ống động mạch. Tỷ lệ đóng ống động mạch thành công bằng ibuprofen<br />
uống là 36,8%. Tỷ lệ tự đóng ống động mạch trong thời kỳ sơ sinh là 63,6%.<br />
Kết luận: biểu hiện lâm sàng TTÔĐM rất đa dạng, tỷ lệ tự đóng cao. Phân loại theo McNamara và<br />
Hellman giúp xác định nhóm dân số cần điều trị.<br />
Từ khóa: TTÔĐM.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
CHARACTERISTICS OF PATENT DUCTUS ARTERIOSUS IN NEONATES IN CHILDREN’S<br />
HOSPITAL 1<br />
Tran Thi Hoang Oanh, Vu Minh Phuc<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 235 - 239<br />
Backgound: Patent ductusarteriosus (PDA) is a common congenital heart disease among preterm neonates.<br />
The McNamara and Hellman staging system of PDA helps to identify target population for suitable treatment.<br />
Objective: Description of epidemiological, clinical, laboratory and treatment features of PDA among<br />
neonates.<br />
Methods: Case-series study. All newborns admitted to Nhi dong 1 Hospital from 02-2009 to 10-2009 with<br />
isolated PDA were recruited and staged according to the McNamara and Hellman staging system.<br />
Results: 54 neonates had PDA in which 55.6% of them was preterm. The most common symptoms were<br />
murmur (65%) and respiratory failure (66.7%). The mean of PDA’s diameter was 2.24 ± 0.74 mm. There were<br />
54% of neonates needed to be treated according to the McNamara and Hellman staging system. The rate of PDA<br />
closure with oral ibuprofen was 36.8%. The spontaneous closure of PDA was 63.6%.<br />
Conclusion: The presentation of PDA among neonates is diverse. The rate of spontaneous PDA closure was<br />
high. The McNamara and Hellman staging system of PDA helps to make more precise clinical decisions.<br />
* Khoa sơ sinh BV Nhi Đồng II ** Bộ môn Nhi ĐHYD Tp. HCM<br />
Tác giả liên lạc: PGS. TS BS Vũ Minh Phúc ĐT: 0908674246<br />
Email: phuc.vu@ump.edu.vn<br />
<br />
Nhi Khoa<br />
<br />
235<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
Keywords: patent ductus arteriosus, PDA<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Tồn tại ống động mạch (TTÔĐM) là một<br />
bệnh tim khá phổ biến ở trẻ sơ sinh. TTÔĐM<br />
đơn thuần chiếm khoảng 10% các bệnh tim bẩm<br />
sinh. Cùng với sự gia tăng tỷ lệ trẻ sơ sinh non<br />
tháng, tỷ lệ TTÔĐM tăng lên đáng kể. 40-55%<br />
các trường hợp sanh non dưới 29 tuần và hơn<br />
60% trẻ sanh non dưới 28 tuần có TTÔĐM(6,15).<br />
Tuy là một bệnh phổ biến nhưng TTÔĐM vẫn là<br />
một trong số những bệnh khó điều trị nhất ở sơ<br />
sinh. Những nghiên cứu về phòng ngừa bằng<br />
indomethacin hay ibuprofen cho thấy có giảm tỷ<br />
lệ các trường hợp phải cột ống động mạch, xuất<br />
huyết phổi sớm nghiêm trọng và xuất huyết nội<br />
sọ nặng. Tuy nhiên, phương pháp này có thể<br />
khiến 40% trẻ vốn có thể đóng ống động mạch<br />
một cách tự nhiên gặp phải tác dụng phụ của<br />
điều trị. Do đó cần phải xác định lại nhóm dân<br />
số mục tiêu cần điều trị. Với những lý do trên,<br />
cần có một hệ thống phân loại TTÔĐM để dễ<br />
dàng lọc bệnh. Việc ứng dụng hệ thống phân<br />
loại này trên lâm sàng sẽ giúp cải thiện việc<br />
đánh giá và can thiệp đúng lúc hơn trên những<br />
trẻ bệnh nặng nhất.<br />
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm<br />
mô tả những đặc điểm của TTÔĐM ở trẻ sơ<br />
sinh, áp dụng hệ thống phân loại của<br />
McNamara và Hellman để phân độ bệnh, từ đó<br />
đưa ra nhận xét về việc điều trị thích hợp cho<br />
từng bệnh nhân. Bảng phân loại theo<br />
McNamara và Hellman dựa trên hai phương<br />
diện lâm sàng và siêu âm tim. Tùy theo độ nặng<br />
của các triệu chứng ảnh hưởng trên hô hấp, tiêu<br />
hóa, thận, tim mạch, chuyển hóa, Xquang ngực,<br />
biểu hiện lâm sàng được chia làm 4 mức độ (C1,<br />
C2, C3, C4). Tương tự, tùy theo mức độ đường<br />
kính ống động mạch, vận tốc phổ liên tục qua<br />
ống động mạch, tải thể tích và áp lực tim trái,<br />
biểu hiện trên siêu âm tim của TTÔĐM được<br />
<br />
236<br />
<br />
chia làm 4 mức độ (E1, E2, E3, E4). Việc phân<br />
loại TTÔĐM theo Mc Namara và Hellman giúp<br />
đưa ra nhận xét về việc điều trị thích hợp cho<br />
từng bệnh nhân (Bảng 1).<br />
<br />
Mục tiêu<br />
Mục tiêu tổng quát<br />
Mô tả đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm<br />
sàng, điều trị của TTÔĐM ở trẻ sơ sinh.<br />
Mục tiêu cụ thể<br />
1. Xác định tỷ lệ các đặc điểm tuổi thai,<br />
giới, cân nặng lúc sanh, chỉ số APGAR của trẻ<br />
TTÔĐM.<br />
2. Xác định tỷ lệ các triệu chứng của<br />
TTÔĐM.<br />
3. Xác định tỷ lệ các đặc điểm trên siêu âm<br />
tim của TTÔĐM.<br />
4. Xác định tỷ lệ TTÔĐM theo hệ thống<br />
phân loại của McNamara và Hellman.<br />
5. Xác định tỷ lệ điều trị thành công<br />
TTÔĐM trong thời kỳ sơ sinh<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Mô tả hàng loạt ca.<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Tất cả trẻ nhập khu chuyên sâu sơ sinh<br />
bệnh viện Nhi Đồng 1 từ 02-2009 đến 10-2009<br />
có TTÔĐM đơn thuần được đưa vào lô nghiên<br />
cứu và phân loại theo McNamara và Hellman.<br />
<br />
Cỡ mẫu<br />
Tất cả những bệnh nhân thỏa tiêu chí chọn<br />
mẫu (lấy trọn).<br />
<br />
Tiêu chí chọn mẫu<br />
Trẻ sơ sinh TTÔĐM được xác định bằng<br />
siêu âm tim Doppler màu 2 lần (tại khoa Chẩn<br />
đoán hình ảnh và khoa Tim mạch).<br />
<br />
Tiêu chí loại tr<br />
Có kèm bất kỳ bệnh tim bẩm sinh nào<br />
khác (trừ trường hợp tồn tại lỗ bầu dục)<br />
<br />
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ - Trẻ Em<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Bảng 1:<br />
Lâm sàng<br />
Mức độ 1 (C1): không triệu chứng<br />
<br />
Siêu âm<br />
Mức độ 1 (E1): không có bằng chứng luồng thông<br />
trên siêu âm 2D hay Doppler<br />
<br />
Mức độ 2 (C2): nhẹ<br />
Oxy hóa máu khó khăn (OI < 6)<br />
Cơn giảm độ bão hòa oxy không thường xuyên, nhịp chậm<br />
hay ngưng thở ( 2.0 m/s)<br />
Không có dấu hiệu tải thể tích tim trái (dòng phụt<br />
ngược 2 lá > 2.0 m/s hay LA/Ao >1.5/1)<br />
Không có dấu hiệu tải áp lực tim trái (E/A >1.0 hay<br />
IVRT > 50)<br />
Dòng máu động mạch thì tâm trương ở cơ quan<br />
đích bình thường ( mạc treo tràng trên, não giữa)<br />
<br />
Mức độ 3 (C3): vừa<br />
Oxy hóa máu khó khăn (OI > 7)<br />
Thường xuyên giảm độ bão hòa oxy, nhịp chậm hay<br />
nhưng thở (mỗi giờ)<br />
Tăng nhu cầu thông khí (MAP 9-12 )<br />
Không thể ăn do bụng chướng nhiều hay nôn ói<br />
Thiểu niệu với nồng độ creatinin máu tăng nhẹ<br />
Tụt huyết áp ( huyết áp trung bình hay tâm trương thấp)<br />
cần một thuốc trợ tim<br />
Tim to và phù phổi trên X quang<br />
Toan chuyển hóa mức độ nhẹ ( pH 7.1- 7.25 và/hoặc thiếu<br />
kiềm -7 đến -12)<br />
Mức độ 4 (C4): nặng<br />
Oxy hóa máu khó khăn (OI > 15)<br />
Cần thông khí cao ( MAP > 12) hoặc thở HFO<br />
Xuất huyết phổi nhiều hay tái phát<br />
Bụng chướng căng, đỏ kiểu viêm ruột hoại tử<br />
Suy thận cấp<br />
Huyết động không ổn định cần > 1 thuốc trợ tim<br />
Toan chuyển hóa vừa- nặng (pH < 7.1 hay thiếu kiềm > 12)<br />
<br />
Mức độ 3 (E3): trung bình<br />
Đường kính xuyên thành 1.5- 3.0 mm<br />
Phổ qua ống không hạn chế và nảy theo mạch ( DA<br />
Vmax < 2.0 m/s)<br />
Tải thể tích tim trái nhẹ- trung bình ( tỷ lệ LA/Ao:<br />
1.5-2/1)<br />
Tải áp lực tim trái nhẹ- trung bình (E/A > 1.0 hay<br />
IVRT 50-60)<br />
Giảm hay mất dòng máu thì tâm trương trên động<br />
mạch mạc treo tràng trên, động mạch não giữa hay<br />
động mạch thận.<br />
Mức độ 4 (E4): nặng<br />
Đường kính xuyên thành > 3.0 mm<br />
Phổ qua ống không hạn chế và nảy<br />
Tải thể tích tim trái nặng ( tỷ lệ LA/Ao > 2/1, dòng<br />
phụt ngược van 2 lá > 2.0 m/s)<br />
Tải áp lực tim trái nặng (E/A > 1.5 hay IVRT > 60)<br />
Đảo ngược dòng máu cuối tâm trương trên động<br />
mạch mạc treo tràng trên, động mạch não giữa hay<br />
động mạch thận<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
<br />
7 – 14 ngày : 10 ca (18,5%);<br />
<br />
Chúng tôi có 54 trường hợp TTÔĐM thỏa<br />
tiêu chí chọn vào nhóm nghiên cứu. Kết quả thu<br />
được như sau:<br />
<br />
> 14 ngày : 04 ca (7,4%)<br />
<br />
Đặc điểm chung của dân số nghiên cứu<br />
Tuổi thai trung bình là 34,43 tuần ± 4,705.<br />
Trường hợp có tuổi thai nhỏ nhất là 26 tuần,<br />
lớn nhất là 41 tuần.<br />
Nhóm trẻ sanh non (55,6%) chiếm tỷ lệ cao<br />
hơn nhóm trẻ đủ tháng, trong đó nhóm trẻ sanh<br />
non dưới 32 tuần thường bị TTÔĐM hơn nhóm<br />
trẻ sanh non từ 32 đến dưới 37 tuần.<br />
Tuổi lúc chẩn đoán TTÔĐM :<br />
≤7 ngày : 40 ca (74,1%);<br />
<br />
Nhi Khoa<br />
<br />
Cân nặng lúc sanh trung bình trong nghiên<br />
cứu là 2108,3 gram (± 812,9 gram). Trẻ nhẹ cân<br />
nhất là 1000 gram, nặng cân nhất là 3900 gram.<br />
Tỷ lệ nam:nữ = 1,25:1<br />
<br />
Đặc điểm lâm sàng<br />
Triệu chứng thường gặp nhất là âm thổi ở<br />
tim (65%). Hầu hết các trường hợp trong mẫu<br />
nghiên cứu không có biểu hiện suy tim trong<br />
giai đoạn sơ sinh, chỉ có 1 trường hợp suy tim<br />
trung bình và 1 trường hợp suy tim nặng. 2<br />
trường hợp này phải dùng thuốc trợ tim,<br />
chiếm tỷ lệ 3,8%. Có 36 ca (66,7%) bị suy hô<br />
hấp bao gồm: 32 ca (88,9%) suy hô hấp nhẹ -<br />
<br />
237<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
trung bình, trong đó 22 ca cần hỗ trợ hô hấp<br />
bằng NCPAP, 4 ca (11,1%) suy hô hấp nặng<br />
phải thở máy. Đa số các trường hợp không có<br />
triệu chứng ở hệ tiêu hóa.<br />
Đa số trẻ có tình trạng nhiễm trùng sơ sinh<br />
đi kèm (90,7%),trong đó nhiễm trùng huyết<br />
chiếm 55,5% trường hợp. Trong nghiên cứu của<br />
chúng tôi có 13% trường hợp có nhiễm trùng<br />
bào thai đi kèm, chủ yếu là nhiễm rubella bẩm<br />
sinh. Phân loại biểu hiện lâm sàng theo Mc<br />
Namara và Hellman cho thấy đa số các trường<br />
hợp TTÔĐM ở trẻ sanh non trong dân số của<br />
chúng tôi có biểu hiện lâm sàng mức độ vừa<br />
(56,7%) trong khi trẻ đủ tháng có biểu hiện lâm<br />
sàng nhẹ hơn. 25% trẻ đủ tháng không có biểu<br />
hiện TTÔĐM trên lâm sàng.<br />
<br />
Đặc điểm cận lâm sàng<br />
Chỉ có 16,7% có tăng tuần hoàn phổi chủ<br />
động và 37% có bóng tim to trên X quang ngực.<br />
Trên siêu âm tim, đường kính ống động mạch<br />
trung bình là 2,24 ± 0,74 mm. Đường kính ống<br />
động mạch nhỏ nhất là 1,3 mm; lớn nhất là 6,4<br />
mm. Vận tốc phổ liên tục qua ống động mạch<br />
trung bình là 2,58 ± 0,67 m/giây, vận tốc nhỏ<br />
nhất là 1,14 m/giây, vận tốc lớn nhất là 3,9<br />
m/giây. Tải thể tích tim trái được đo bằng tỷ số<br />
đường kính nhĩ trái/đường kính gốc động mạch<br />
chủ (LA/Ao) đa số < 1,4.<br />
Phân loại TTÔĐM trên siêu âm tim cho thấy<br />
94,4% các trường hợp thuộc mức độ E3.<br />
<br />
Phân loại ống động mạch theo Mcnamara và<br />
Hellman<br />
Lâm sàng<br />
Siêu E2<br />
âm<br />
tim<br />
E3<br />
E4<br />
Tổng<br />
cộng<br />
<br />
238<br />
<br />
C1<br />
<br />
C2<br />
<br />
C3<br />
<br />
C4<br />
<br />
0<br />
<br />
2<br />
(3,7%)<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
7 (13%)<br />
0<br />
7 (13%)<br />
<br />
Tổng<br />
cộng<br />
2<br />
(3,7%)<br />
<br />
16<br />
25<br />
2<br />
51<br />
(29,6%) (46,3%) (3,7%) (92,6%)<br />
0<br />
<br />
1<br />
(1,9%)<br />
<br />
1<br />
(1,9%)<br />
<br />
2<br />
(3,7%)<br />
<br />
18<br />
26<br />
3<br />
54<br />
(33,3%) (48,1%) (5,6%) (100%)<br />
<br />
Gần một nửa các trường hợp TTÔĐM ở sơ<br />
sinh được đánh giá trên siêu âm tim ở mức E3,<br />
nhưng lâm sàng đánh giá độ nặng không tương<br />
ứng C3 (46,3%). Trái lại chỉ có 3,8% TTÔĐM sơ<br />
sinh đánh giá lâm sàng ở mức C3, C4 có mức độ<br />
tương ứng độ nặng trên siêu âm E3, E4.<br />
<br />
Đặc điểm điều trị<br />
29 trường hợp (54%) có chỉ định điều trị theo<br />
phân loại của McNamara và Hellman. Tuổi thai<br />
càng nhỏ thì chỉ định điều trị càng cao (13/19 ca),<br />
chiếm 68%. Trong 29 ca có chỉ định đóng ống<br />
động mạch, có 10 trường hợp không điều trị do<br />
có các chống chỉ định. 19 trường hợp được đóng<br />
ống động mạch bằng ibuprofen uống, trong đó<br />
có một trường hợp được chuyển qua cột ống<br />
động mạch bằng phẫu thuật.Đa số các trường<br />
hợp được uống ibuprofen trước 14 ngày tuổi. Tỷ<br />
lệ đóng ống động mạch bằng thuốc thành công<br />
là 36,8%. Các trường hợp này đều được uống<br />
ibuprofen trước 14 ngày tuổi.<br />
<br />
Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị<br />
Các yếu tố<br />
Tuổi thai trung bình (tuần)<br />
Tuổi uống ibuprofen trung bình<br />
(ngày)<br />
Cân nặng lúc sanh trung bình<br />
(gram)<br />
Đường kính ống động mạch<br />
trung bình (mm)<br />
Vận tốc phổ liên tục qua ống<br />
động mạch trung bình (m/giây)<br />
Tỷ số đường kính nhĩ trái/đường<br />
kính động mạch chủ trung bình<br />
<br />
Thành<br />
công<br />
32,5 (±<br />
3,5)<br />
8,4 (±3,3)<br />
<br />
Thất<br />
bại<br />
31,5<br />
(±4,3)<br />
13,7<br />
(±5,5)<br />
<br />
2080<br />
<br />
1670<br />
<br />
2,2<br />
<br />
2,3<br />
<br />
2,8<br />
<br />
2,4<br />
<br />
1,21<br />
<br />
1,42<br />
<br />
Tuổi thai, cân nặng lúc sanh của những<br />
trường hợp thất bại thấp hơn những trường hợp<br />
đóng thành công. Mặt khác, tuổi lúc uống<br />
ibuprofen của nhóm thất bại lớn hơn nhóm điều<br />
trị thành công.<br />
Tỷ lệ tự đóng ống động mạch: 63,6%.<br />
Trong nhóm không có chỉ định điều trị (25 ca)<br />
có 18 ca tự đóng, chiếm tỷ lệ 72%. Trong nhóm<br />
có chỉ định điều trị (29 ca), có 6 ca tự đóng,<br />
chiếm tỷ lệ 20,7%.<br />
<br />
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ - Trẻ Em<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Tương quan giữa phân loại TTÔĐM và kết quả điều trị<br />
Phân loại<br />
<br />
Kết quả<br />
Không chỉ định điều trị<br />
TTÔĐM<br />
Tự đóng<br />
<br />
C1E3 (07 ca)<br />
C2E2 (02 ca)<br />
C2E3 (16 ca)<br />
C3E3 (25 ca)<br />
C3E4 (01 ca)<br />
C4E3 (02 ca)<br />
C4E4 (01 ca)<br />
Tổng cộng<br />
<br />
1<br />
0<br />
6<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
7<br />
<br />
6<br />
2<br />
10<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
18<br />
<br />
Không thể điều trị<br />
TTÔĐM<br />
Tự đóng<br />
0<br />
0<br />
0<br />
4<br />
1<br />
0<br />
0<br />
5<br />
<br />
Tỷ lệ tự đóng trong nhóm từ C3E3 trở<br />
xuống (C1E3, C2E2, C2E3) cao (72%), trong khi<br />
tỷ lệ tự đóng trong nhóm từ C3E3 trở lên là<br />
20,7%. Chỉ có 1 trường hợp được phẫu thuật<br />
trong giai đoạn sơ sinh.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Đặc điểm chung của dân số<br />
<br />
0<br />
0<br />
0<br />
2<br />
0<br />
0<br />
0<br />
2<br />
<br />
Có chỉ định điều trị<br />
Có điều trị<br />
Tử vong<br />
Thất bại<br />
Đóng<br />
thành công<br />
TTÔĐM Tự đóng<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
7<br />
8<br />
3<br />
1<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
1<br />
1<br />
1<br />
0<br />
0<br />
0<br />
8<br />
8<br />
4<br />
2<br />
<br />
bình đến nặng, rất ít trường hợp không có biểu<br />
hiện lâm sàng. Trong khi đó, nhóm trẻ đủ tháng<br />
chủ yếu có biểu hiện lâm sàng mức độ nhẹ đến<br />
trung bình và một phần tư các trường hợp sanh<br />
đủ tháng không có biểu hiện lâm sàng. Tuy rằng<br />
biểu hiện lâm sàng còn tùy thuộc vào rất nhiều<br />
những yếu tố khác như đường kính ống động<br />
mạch, các bệnh lý đi kèm…nhưng có lẽ trẻ non<br />
tháng có khuynh hướng biểu hiện lâm sàng<br />
nặng hơn trẻ đủ tháng.<br />
<br />
Tuổi lúc chẩn đoán: đa số các trường hợp<br />
được siêu âm chẩn đoán trước 7 ngày tuổi (74%).<br />
Tuy nhiên, chỉ có 16 trường hợp (28%) được<br />
chẩn đoán TTÔĐM trước 3 ngày và chỉ có 4<br />
trường hợp (7%) được chẩn đoán trong 24 giờ<br />
sau sanh. So sánh với các nghiên cứu khác, siêu<br />
âm chẩn đoán TTÔĐM thường được tiến hành<br />
trong 24 giờ đầu sau sanh, trễ nhất 96 giờ sau<br />
sanh(3,11,14). Sự khác biệt này là do điều kiện thực<br />
hiện siêu âm tim tại giường của chúng tôi còn<br />
nhiều khó khăn nên chúng tôi không thể chẩn<br />
đoán sớm cho tất cả mọi trường hợp ngay trong<br />
khi trẻ đang suy hô hấp nặng, thở máy. Điều<br />
này cũng ảnh hưởng đến tuổi lúc can thiệp điều<br />
trị của chúng tôi.<br />
<br />
Dù dân số nghiên cứu của chúng tôi có<br />
đường kính ống động mạch lớn nhưng vận tốc<br />
phổ qua ống động mạch trung bình không cao.<br />
Điều này cho thấy độ lớn của luồng thông qua<br />
ống động mạch và mức độ ảnh hưởng huyết<br />
động không chỉ phụ thuộc vào đường kính ống<br />
động mạch mà còn phụ thuộc vào áp lực mạch<br />
máu hệ thống, mạch máu phổi và khả năng bù<br />
trừ của cơ tim(6). Vì vậy, số trường hợp được<br />
đánh giá có rối loạn huyết động không nhiều và<br />
hầu hết không có dấu hiệu tăng tải áp lực tim<br />
trái trong thời kỳ sơ sinh.<br />
<br />
Đặc điểm lâm sàng<br />
<br />
Phân loại ống động mạch<br />
<br />
Biểu hiện lâm sàng của TTÔĐM khá đa<br />
dạng, từ dạng không triệu chứng (C1) đến dạng<br />
có biểu hiện nặng (C4), trong đó tập trung nhiều<br />
nhất vào nhóm có biểu hiện lâm sàng mức độ<br />
vừa (48,1%). Xét sự phân loại lâm sàng theo tuổi<br />
thai chúng tôi thấy hơn một nửa các trường hợp<br />
sanh non có biểu hiện lâm sàng ở mức độ trung<br />
<br />
Gần một nửa các trường hợp TTÔĐM ở sơ<br />
sinh được đánh giá trên siêu âm tim ở mức E3,<br />
nhưng lâm sàng đánh giá độ nặng không tương<br />
ứng C3 (46,3%). Như vậy, nếu chỉ dựa vào triệu<br />
chứng lâm sàng để phân độ nặng của TTÔĐM<br />
thì không chính xác mà cần kết hợp với siêu âm<br />
tim để có chỉ định điều trị chính xác hơn. Do đó,<br />
<br />
Nhi Khoa<br />
<br />
Đặc điểm cận lâm sàng<br />
<br />
239<br />
<br />