quyết vấn đề, lập luận lâm sàng; kỹ năng thực hiện<br />
quy trình kỹ thuật; quản lý bệnh nhân; dự phòng; giao<br />
tiếp hiệu quả; năng lực học tập; tính chuyên nghiệp.<br />
Với xu hướng đó, Trường đại học Y Hà Nội cần điều<br />
chỉnh chương trình đào tạo, phương pháp dạy và<br />
kiểm tra, đánh giá để nâng cao mức độ đáp ứng của<br />
các yếu tố tại bảng 3, phù hợp với yêu cầu của thực<br />
tiễn. Tuy nhiên với nghiên cứu này, tỷ lệ các đối<br />
tượng là bác sĩ có thâm niên và bác sĩ mới ra trường<br />
tham gia còn hạn chế (8,96% và 13,06%). Vì vậy cần<br />
mở rộng phạm vi đến các đối tượng này để kết quả<br />
đánh giá có giá trị chính xác hơn<br />
KẾT LUẬN<br />
Thực hiện nhu cầu đào tạo dựa trên năng lực của<br />
BSĐK là khả thi trong chương trình đào tạo hiện nay.<br />
Xác định được các nhu cầu, kĩ năng, kiến thức và<br />
thái độ cần thiết đối với một BSĐK là bước quan<br />
trọng để định hướng, xây dựng các chuẩn đào tạo<br />
cũng như năng lực mong muốn.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO:<br />
1. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo (2007), QUY ĐỊNH về<br />
tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học,<br />
Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, chủ biên.<br />
2. Bùi Mỹ Hạnh (2013), "Phát triển chương trình giáo<br />
dục y học định hướng nghề nghiệp: thực trạng, thách<br />
thức và giải pháp", Y học thực hành. 6(872), tr. 34-37.<br />
3. Bùi Mỹ Hạnh, Nguyễn Hữu Tú và Nguyễn Đức<br />
<br />
Hinh (2013), "Đánh giá chương trình đào tạo bác sĩ đa<br />
khoa với tiếp cận phát triển chương trình dựa trên năng<br />
lực", Y học thực hành. 5(870), tr. 88-92.<br />
4. Bùi Mỹ Hạnh, Trần Quốc Kham (2013), Nghiên<br />
cứu xây dựng chuẩn đầu ra đào tạo Bác sỹ Đa khoa,<br />
Trường Đại học Y Hà Nội.<br />
5. ThS.Đỗ Trọng Tuấn và ThS. Lương Minh Anh<br />
(2012), Nâng cao chất lượng đào tạo thông qua việc<br />
hoàn thiện năng lực nghề nghiệp cho sinh viên, Đại học<br />
Đông Á.<br />
6. Trần Quốc Kham và Bùi Mỹ Hạnh (2013),<br />
"Nghiên cứu mức độ đáp ứng về năng lực thực tế của<br />
bác sĩ đa khoa mới tốt nghiệp với nhu cầu xã hội", Y học<br />
thực hành. 5(868), tr. 57-59.<br />
7. TS. Hoàng Thị Tuyết (2013), "Phát triển chương<br />
trình đại học theo cách tiếp cận năng lực. Xu thế và nhu<br />
cầu", PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP. 9(19), tr. 80-87.<br />
8. Luu Ngoc Hoat, Do Van Dung và E Pamela<br />
Wright3 (2007), "Practicing doctors' perceptions on new<br />
learning objectives for Vietnamese medical schools",<br />
BMC Med Educ, tr. 7-19.<br />
9. STEPHEN R. SMITH và RICHARD DOLLASE<br />
(1999), "AMEE guide No. 14: Outcome-based education:<br />
Part 2 Planning, implementing and evaluating a<br />
competency-based curriculum", Medical teacher. 21, tr.<br />
15-22.<br />
<br />
ĐẶC ĐIỂM TỔN THƯƠNG VÀ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT GÃY KÍN CHỎM<br />
XƯƠNG QUAY<br />
DO CHẤN THƯƠNG TẠI BỆNH VIỆN 103<br />
NGUYỄN MINH TÙNG - Học viện Quân y<br />
TÓM TẮT<br />
Hồi cứu kết hợp tiến cứu 47 BN gãy kín chỏm<br />
xương quay do chấn thương chia 2 nhóm, nhóm điều<br />
trị bằng phẫu thuật bảo tồn chỏm xương quay và<br />
nhóm phải lấy bỏ chỏm xương quay tại Khoa Chấn<br />
thương chỉnh hình Bệnh viện 103, từ tháng 1/20012/2009 chúng tôi rút ra kết luận sau:<br />
- Kết quả gần: 46/47 bệnh nhân (97,9%) vết mổ<br />
liền kỳ đầu, 26/31 bệnh nhân (83,9%) sau phẫu thuật<br />
được đánh giá là kết xương vững. Không có biến<br />
chứng liệt nhánh vận động thần kinh quay.<br />
- Kết quả xa (theo thang điểm Broberg và Morrey):<br />
nhóm bảo tồn chỏm xương quay rất tốt 12/30 bệnh<br />
nhân (40,0%), tốt 13/30 BN (43,3%), 5/30 bệnh nhân<br />
(16,7%) trung bình và xấu. Điểm trung bình 88,6.<br />
Nhóm lấy bỏ chỏm xương quay rất tốt 1/12 bệnh<br />
nhân (8,3%), tốt 8/12 bệnh nhân (66,7%), 3/12 bệnh<br />
nhân (25%) trung bình và xấu. Điểm trung bình 82,2.<br />
Góc mang nhóm lấy bỏ chỏm (7,17 1,67º) lớn hơn<br />
so với nhóm bảo tồn chỏm (5,43 0,41º) có ý nghĩa<br />
thống kê (p < 0,05).<br />
- Một số bệnh nhân có biên độ gấp duỗi khuỷu<br />
dưới 100º hoặc khuỷu mất vững nhưng vẫn tự phục<br />
vụ được bản thân các sinh hoạt hằng ngày bằng chi<br />
<br />
40<br />
<br />
được phẫu thuật như: Ăn uống, chải đầu, mặc quần<br />
áo, đi giày dép và vệ sinh cá nhân.<br />
Từ khóa: chỏm xương quay<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ.<br />
Gãy chỏm xương quay (CXQ) là hình thái gãy một<br />
phần chỏm hoặc cổ xương quay, bong sụn tiếp hợp<br />
đầu trên xương quay (ở trẻ em), gãy xương hoặc<br />
bong sụn tiếp hợp mà đường gãy đi qua chỏm hoặc<br />
cổ xương quay. Đây là tổn thương gặp ở cả người<br />
lớn và trẻ em, chiếm tỉ lệ 1,7-5,4% trong các loại gãy<br />
xương, 17-19% trong số các tổn thương vùng khuỷu<br />
[10]. Gãy CXQ phần lớn do chấn thương gián tiếp<br />
nên thường là gãy kín; nếu do cơ chế chấn thương<br />
trực tiếp thì hay có tổn thương kết hợp như gãy mỏm<br />
khuỷu, gãy đầu dưới xương cánh tay... Biến chứng<br />
thường gặp của gãy CXQ là mất vững, hạn chế gấp<br />
duỗi khuỷu và sấp ngửa cẳng tay [1], ảnh hưởng đến<br />
khả năng lao động, sinh hoạt, thẩm mĩ của bệnh<br />
nhân (BN).<br />
Gãy CXQ có thể được điều trị bằng các phương<br />
pháp nắn chỉnh - bó bột, phẫu thuật kết xương, lấy bỏ<br />
mảnh gãy hoặc lấy bỏ CXQ. Tuy nhiên, để đạt được<br />
hiệu quả điều trị tốt nhất, vẫn cần có thêm những<br />
nghiên cứu, tìm hiểu xung quanh các vấn đề về đặc<br />
<br />
Y häc thùc hµnh (902) - sè 1/2014<br />
<br />
điểm tổn thương, chỉ định và phương pháp điều trị,<br />
luyện tập sau mổ.<br />
Nhiều năm qua, Khoa Chấn thương chỉnh hình<br />
Bệnh viện 103 đã điều trị phẫu thuật cho các BN gãy<br />
CXQ có di lệch, bước đầu mang lại kết quả khả quan.<br />
Chúng tôi thực hiện nghiên cứu nhằm mục tiêu tìm<br />
hiểu một số đặc điểm tổn thương và hiệu quả điều trị<br />
các BN gãy kín CXQ do chấn thương được điều trị<br />
phẫu thuật tại Bệnh viện 103.<br />
ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.<br />
1. Đối tượng nghiên cứu<br />
47 BN gãy kín CXQ do chấn thương, điều trị phẫu<br />
thuật tại Khoa Chấn thương chỉnh hình Bệnh viện<br />
103, từ tháng 1/2001-2/2009.<br />
2. Phương pháp nghiên cứu<br />
Hồi cứu kết hợp tiến cứu.<br />
2.1. Nội dung nghiên cứu:<br />
- Hồi cứu 34 BN (điều trị từ tháng 1/200111/2007), tiến cứu 13 BN (điều trị từ tháng 12/20078/2009), gồm 2 nhóm: 34 BN được bảo tồn CXQ<br />
(nhóm 1) và 13 BN phải lấy bỏ CXQ (nhóm 2).<br />
- Thống kê, phân tích một số đặc điểm về tuổi,<br />
giới; nguyên nhân, cơ chế gãy xương; đặc điểm tổn<br />
thương (phân loại gãy, tổn thương kết hợp), đặc điểm<br />
điều trị (thời điểm phẫu thuật, phương pháp xử trí<br />
CXQ), kết quả điều trị gần và xa.<br />
- Phân loại gãy CXQ theo Mason [4], gồm: loại I<br />
(gãy CXQ hoặc CXQ di lệch dưới 2 mm), loại II (gãy<br />
CXQ hoặc CXQ di lệch từ 2 mm trở lên, mảnh gãy<br />
liên quan tới 30% diện khớp), loại III (gãy CXQ hoặc<br />
gãy CXQ thành nhiều mảnh) và loại IV (gãy CXQ<br />
kèm sai khớp khuỷu).<br />
- Đánh giá kết quả điều trị gần (trước khi BN ra<br />
viện) căn cứ vào sự tiến triển tại vết mổ, các tai biến,<br />
biến chứng sớm, kết quả phim X quang sau mổ.<br />
- Đánh giá kết quả điều trị xa (sau mổ ít nhất 6<br />
tháng) căn cứ theo thang điểm của Broberg M.A và<br />
Morrey B.F [2], với 4 mức độ: rất tốt (95-100 điểm),<br />
tốt (80-94 điểm), trung bình (60-79 điểm) và xấu (059 điểm).<br />
- Xử lý số liệu theo các thuật toán thống kê thông<br />
thường.<br />
2.2. Chỉ định và kỹ thuật:<br />
- Kỹ thuật chung: vào ổ gãy theo đường Kocher<br />
(tránh nhánh vận động dây thần kinh quay), nếu có<br />
gãy mỏm khuỷu thì xử trí trước khi vào đánh giá tổn<br />
thương; xử trí ổ gãy và tổn thương kết hợp khác nếu<br />
có; phục hồi dây chằng vòng, bao khớp khuỷu; kiểm<br />
tra, cầm máu, đặt dẫn lưu, đóng vết mổ.<br />
- Chỉ định và kỹ thuật cơ bản:<br />
+ Nắn chỉnh mở, kết xương bên trong: Lấy máu<br />
tụ, làm sạch diện gãy, sắp xếp lại vị trí giải phẫu các<br />
mảnh gãy và cố định ổ gãy bằng nẹp, vít nhỏ hoặc<br />
xuyên đinh Kirschner. Áp dụng với gãy CXQ loại II-IV,<br />
gãy đơn giản, gãy mảnh lớn (chiếm 2/3 CXQ).<br />
+ Lấy mảnh gãy nhỏ: Mảnh gãy nhỏ không thể kết<br />
hợp lại, có thể lấy bỏ và làm sạch ổ khớp. Áp dụng<br />
với gãy bờ CXQ 1 mảnh nhỏ hơn 1/3 chỏm mà khi<br />
lấy bỏ không ảnh hưởng đến khớp quay trụ trên.<br />
<br />
Y häc thùc hµnh (902) - sè 1/2014<br />
<br />
+ Lấy bỏ CXQ: Mấy bỏ các mảnh gãy, làm sạch<br />
máu tụ, cắt gọn sát đầu ngoại vi xương gãy và mài<br />
nhẵn. Áp dụng với gãy CXQ nhiều mảnh nhỏ, không<br />
còn khả năng kết xương, gãy cũ, liền lệch khó khăn<br />
trong chỉnh trục, kết xương.<br />
- Chăm sóc hậu phẫu: Bất động cánh bàn tay<br />
bằng nẹp bột (khuỷu gấp gần 90º, cẳng tay nửa sấp<br />
nửa ngửa). Dùng các thuốc kháng sinh, chống phù<br />
nề, giảm đau... Theo dõi BN, rút dẫn lưu sau 48 giờ,<br />
thay băng vết mổ, chụp X quang sau mổ và hướng<br />
dẫn BN tập vận động phù hợp. Hẹn BN kiểm tra định<br />
kỳ sau mổ 3 tháng, 6 tháng và hằng năm.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
1. Đặc điểm BN<br />
1.1. Tuổi và giới<br />
Tuổi<br />
Dưới 16<br />
Từ 16-50<br />
Trên 50<br />
Cộng<br />
<br />
Nhóm 1<br />
10 (29,4%)<br />
24 (70,6%)<br />
0<br />
34 (100%)<br />
<br />
Nhóm 2<br />
0<br />
12 (92,3%)<br />
1 (7,7%)<br />
13 (100%)<br />
<br />
Cộng<br />
10 (21,3%)<br />
36 (76,6%)<br />
1 (2,1%)<br />
47 (100%)<br />
<br />
1.2. Nguyên nhân, cơ chế tổn thương<br />
- Nguyên nhân:<br />
+ Tai nạn giao thông: 9 BN (19,1%).<br />
+ Tai nạn sinh hoạt: 24 BN (51,1%).<br />
+ Tai nạn thể thao: 8 BN (17,0%).<br />
+ Tai nạn lao động: 6 BN (12,8%).<br />
- Cơ chế:<br />
+ Trực tiếp: 32 BN (68,1%).<br />
+ Gián tiếp: 15 BN (31,9%).<br />
1.3. Tổn thương kết hợp<br />
- Tại khuỷu:<br />
+ Sai khớp khuỷu: 6 BN (12,8%).<br />
+ Gãy mỏm khuỷu: 6 BN (12,8%).<br />
+ Gãy mỏm vẹt: 1 BN (2,1%).<br />
+ Gãy xương trụ: 1 BN (2,1%).<br />
+ Gãy lồi cầu xương cánh tay: 3 BN (6,4%).<br />
- Xa khuỷu:<br />
+ Gãy xương hàm dưới: 1 BN (2,1%).<br />
+ Gãy xương đòn cùng bên: 1 BN (2,1%).<br />
+ Gãy đầu dưới xương quay cùng bên: 3 BN<br />
(6,4%).<br />
+ Vết thương phần mềm chân cùng bên: 1 BN<br />
(2,1%).<br />
1.4. Phân loại ổ gãy theo Mason<br />
Loại<br />
II<br />
III<br />
IV<br />
Cộng<br />
<br />
Nhóm 1<br />
24 (70,6%)<br />
6 (17,6%)<br />
4 (11,8%)<br />
34 (100%)<br />
<br />
Nhóm 2<br />
2 (15,4%)<br />
9 (69,2%)<br />
2 (15,4%)<br />
13 (100%)<br />
<br />
Cộng<br />
26 (55,3%)<br />
15 (31,9%)<br />
6 (12,8%)<br />
47 (100%)<br />
<br />
2. Đặc điểm phẫu thuật<br />
2.1. Thời điểm phẫu thuật<br />
- Trước 24 giờ: 8 BN (17,0%).<br />
- Từ 2-7 ngày: 22 BN (46,8%).<br />
- Từ 8-14 ngày: 7 BN (14,9%).<br />
- Sau 14 ngày: 10 BN (21,3%).<br />
2.2. Phương pháp xử trí CXQ<br />
<br />
41<br />
<br />
- Bảo tồn CXQ (nhóm 1): 34 BN (72,3%), trong đó:<br />
+ Dùng đinh Kirschner: 23 BN (48,9%).<br />
+ Dùng đinh Kirschner và nẹp vít: 3 BN (6,4%).<br />
+ Dùng vít nhỏ: 5 BN (10,6%).<br />
+ Lấy bỏ mảnh xương: 3 BN (6,4%).<br />
- Lấy bỏ CXQ (nhóm 2): 13 BN (27,7%).<br />
- Phương pháp xử trí CXQ theo loại gãy xương<br />
Loại gãy<br />
xương<br />
Loại II<br />
Loại III<br />
Loại IV<br />
Cộng<br />
<br />
Nhóm 1<br />
Kết xương<br />
Lấy mảnh vỡ<br />
21 (67,7%)<br />
3 (100%)<br />
6 (19,4%)<br />
0<br />
4 (12,9%)<br />
0<br />
31 (100%)<br />
3 (100%)<br />
<br />
Nhóm 2<br />
2 (15,4%)<br />
9 (69,2%)<br />
2 (15,4%)<br />
13 (100%)<br />
<br />
2.3. Xử trí tổn thương kết hợp tại khuỷu<br />
6 BN sai khớp khuỷu được nắn chỉnh hết sai khớp<br />
trước hoặc trong mổ. 1 BN gãy mỏm vẹt được kết<br />
xương trong mổ. 1 BN gãy xương trụ được kết<br />
xương trước khi xử trí CXQ. 5 BN gãy mỏm khuỷu<br />
được kết xương (1 BN còn lại không can thiệp phẫu<br />
thuật do chỉ gãy rạn). 2 BN gãy mảnh nhỏ lồi cầu<br />
xương cánh tay được kết xương bằng vít nhỏ (1 BN<br />
còn lại được lấy bỏ mảnh vỡ nhỏ).<br />
3. Kết quả điều trị:<br />
3.1. Kết quả gần: Diễn biến tại vết mổ:<br />
Diễn biến<br />
Liền vết mổ kỳ đầu<br />
Liền vết mổ kỳ 2<br />
Cộng<br />
<br />
Nhóm 1<br />
Nhóm 2<br />
Cộng<br />
34 (100%) 12 (92,3%) 46 (97,9%)<br />
0<br />
1 (7,7%)<br />
1 (2,1%)<br />
34 (100%) 13 (100%) 47 (100%)<br />
<br />
- X quang sau mổ (n = 31):<br />
+ Hết di lệch xương: 26/31 BN (83,9%).<br />
+ Di lệch xương ít: 5/31 BN (16,1%).<br />
- Tai biến, biến chứng sớm: không có BN tai biến<br />
trong mổ. Sau mổ, 1 BN có biến chứng sớm nhiễm<br />
trùng nông vết mổ (đã nêu trên).<br />
3.2. Kết quả xa<br />
Theo dõi 42/47 BN từ 6 tháng đến 8 năm. KQ:<br />
- Tình trạng sẹo mổ: 42/42 BN (100%) liền sẹo,<br />
trong đó 41 BN (97,6%) có sẹo nhỏ, mềm mại, di<br />
động tốt; 1 BN (2,4%) sẹo lồi, xấu, kém mềm mại<br />
nhưng không xơ dính (là BN liền vết mổ kỳ 2).<br />
- Kết quả liền xương: 28 BN kết xương bên trong<br />
được chụp X quang sau mổ ít nhất 3 tháng, thấy<br />
25/28 BN (89,3%) can xương tốt (hình can xương<br />
gọn, không còn đường gãy, góc cổ - thân xương<br />
quay 162 5º, diện đài quay khớp với lồi cầu xương<br />
cánh tay), 2/28 BN (7,1%) can xương xấu (can to, xù,<br />
diện đài quay không phẳng), 1/28 BN (3,6%) chậm<br />
liền xương (X quang sau mổ 3 tháng còn rõ đường<br />
gãy xương, bóng can xương mờ, còn đau ở ổ gãy.<br />
Chúng tôi cho dùng thuốc, chế độ dinh dưỡng giàu<br />
can xi, kết quả chụp X quang sau mổ 6 tháng đã có<br />
hình ảnh can xương).<br />
- Một số chỉ tiêu chức năng khớp khuỷu:<br />
Chức năng khớp khuỷu<br />
Vững<br />
Độ<br />
vững Mất vững nhẹ<br />
khớp Mất vững vừa<br />
> 100º<br />
Sấp,<br />
ngửa<br />
Từ 50-100º<br />
cẳng tay<br />
< 50º<br />
<br />
42<br />
<br />
Nhóm 1<br />
25 (88,3%)<br />
4 (13,3%)<br />
1 (3,3%)<br />
18 (60,0%)<br />
12 (40,0%)<br />
0<br />
<br />
Nhóm 2<br />
7 (58,3%)<br />
4 (33,3%)<br />
1 (8,3%)<br />
4 (33,3%)<br />
7 (58,3%)<br />
1 (8,3%)<br />
<br />
Cộng<br />
32 (76,2%)<br />
8 (19,0%)<br />
2 (4,8%)<br />
22 (52,4%)<br />
19 (45,2%)<br />
1 (2,4%)<br />
<br />
Gấp,<br />
duỗi<br />
khuỷu<br />
<br />
> 100º<br />
Từ 50-100º<br />
< 50º<br />
<br />
26 (86,7%) 9 (75,0%) 35 (83,3%)<br />
4 (13,3%) 3 (25,0%) 7 (16,7%)<br />
0<br />
0<br />
1<br />
<br />
+ Góc mang và tình trạng vẹo khuỷu: Chưa có BN<br />
nào có góc mang đủ lớn (góc mang lớn nhất đo được<br />
là 10º), biểu hiện tình trạng vẹo khuỷu ngoài sau<br />
phẫu thuật. Góc mang nhóm lấy bỏ chỏm (7,17 <br />
1,67º) lớn hơn so với nhóm bảo tồn chỏm (5,43 <br />
0,41º) có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).<br />
+ Chức năng sinh hoạt: một số BN có biên độ gấp<br />
duỗi khuỷu dưới 100º hoặc khuỷu mất vững nhưng<br />
vẫn tự thực hiện được các sinh hoạt như ăn uống,<br />
chải đầu, mặc quần áo, đi giày dép, vệ sinh cá<br />
nhân... bằng tay đã phẫu thuật.<br />
- Kết quả chung theo tiêu chuẩn Broberg và<br />
Morrey:<br />
Kết quả<br />
Rất tốt<br />
Tốt<br />
Trung bình<br />
Xấu<br />
Cộng<br />
<br />
Nhóm 1<br />
12 (40,0%)<br />
13 (43,3%)<br />
4 (13,3%)<br />
1 (3,4%)<br />
30 (100%)<br />
<br />
Nhóm 2<br />
1 (8,3%)<br />
8 (66,7%)<br />
2 (16,7%)<br />
1 (8,3%)<br />
12 (100%)<br />
<br />
Cộng<br />
13 (30,9%)<br />
21 (50,0%)<br />
6 (14,3%)<br />
2 (4,8%)<br />
42 (100%)<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
1. Đặc điểm BN<br />
- Tuổi và giới: Nhóm 1 có 70,6% BN từ 16-50 tuổi,<br />
còn lại dưới 16 tuổi; nhóm 2 có 92,3% BN từ 16-50<br />
tuổi, còn lại trên 50 tuổi. Như vậy, cả 10 BN dưới 16<br />
tuổi được điều trị bảo tồn, 1 BN trên 50 tuổi được<br />
điều trị lấy bỏ CXQ. Tỉ lệ BN nam (74,5%) nhiều hơn<br />
nữ (25,5%), có thể do nam giới thường tham gia vào<br />
nhiều hoạt động hơn nữ giới.<br />
- Nguyên nhân tổn thương: BN gãy CXQ đều do<br />
tai nạn, nhiều nhất là tai nạn sinh hoạt (51,1%). Phần<br />
lớn cơ chế chấn thương trong nghiên cứu của chúng<br />
tôi là do trực tiếp (68,1%). Điều này có thể do chúng<br />
tôi chỉ chọn vào nghiên cứu các BN có chỉ định phẫu<br />
thuật (gãy CXQ loại II trở lên).<br />
- Tổn thương kết hợp: gãy CXQ hay kết hợp với<br />
các gãy xương, sai khớp khác ở vùng khuỷu. Chẩn<br />
đoán tổn thương kết hợp đôi khi không dễ, có thể<br />
nhầm lẫn mảnh gãy của mỏm vẹt, lồi cầu với mảnh<br />
gãy CXQ di lệch và ngược lại. Chúng tôi gặp 36,2%<br />
có tổn thương kết hợp ở vùng khuỷu, trong đó nhiều<br />
nhất là sai khớp khuỷu (12,8%), không khác nhiều so<br />
với nghiên cứu của Van Riet R.P (39% có tổn thương<br />
khác ở vùng khuỷu, trong đó 14% là sai khớp khuỷu).<br />
- Phân loại của Mason hiện nay là cách phân loại<br />
đơn giản, dễ sử dụng và rất phổ biến. Theo cách<br />
phân loại này, các BN có chỉ định phẫu thuật phải từ<br />
loại II đến loại IV. Chúng tôi gặp 55,3% BN gãy loại II,<br />
31,9% BN gãy loại III và 12,8% BN gãy loại IV. Tỉ lệ<br />
gãy loại II/III/IV của chúng tôi (26/15/6) so với nghiên<br />
cứu của Van Riet R.P (3/4/3) có sự khác biệt. Điều<br />
này có thể do BN của chúng tôi có tuổi trung bình trẻ<br />
hơn BN của Van Riet R.P nên tỉ lệ gãy loại II cao hơn.<br />
2. Đặc điểm phẫu thuật<br />
- Thời điểm kết xương: gãy CXQ thường do các<br />
chấn thương không mạnh nên nhiều BN không được<br />
chẩn đoán sớm. Hơn nữa, Bệnh viện 103 là tuyến<br />
<br />
Y häc thùc hµnh (902) - sè 1/2014<br />
<br />
cuối nên có một tỉ lệ nhất định BN đã được điều trị<br />
bảo tồn ở tuyến trước. Vì vậy, số BN trong nghiên<br />
cứu được phẫu thuật trong vòng 24 giờ sau tổn<br />
thương chiếm tỉ lệ thấp (17,0%). Với gãy phạm khớp<br />
nói chung, phẫu thuật sớm có ý nghĩa quan trọng đến<br />
quá trình phục hồi chức năng sau mổ. Trong 8 BN<br />
được kết xương trước 24 giờ, có 5 BN đạt kết quả tốt<br />
và rất tốt. Chiếm tỉ lệ cao nhất là các BN được kết<br />
xương trong 2-7 ngày (46,8%), đây là những BN khi<br />
nhập viện có sưng nề nhiều vùng khuỷu nên cần có<br />
thời gian để giảm nề (12/22 BN sau mổ có kết quả tốt<br />
và rất tốt). Chúng tôi nhận thấy đây là thời điểm kết<br />
xương thuận lợi nhất. Số được kết xương trong 8-14<br />
ngày có 2 BN đạt kết quả tốt và rất tốt. 4/5 BN kết<br />
xương sau 14 ngày có kết quả tốt và rất tốt. Mổ sau<br />
14 ngày là các BN gãy phân loại II theo Mason, hình<br />
thái gãy đơn giản, không có tổn thương kết hợp. Từ<br />
đó chúng tôi cho rằng nếu gãy đơn giản, không có<br />
tổn thương kết hợp thì vẫn có thể kết xương ở thời<br />
điểm muộn nhằm giữ lại CXQ, tránh các biến chứng<br />
do thiếu chỏm gây ra.<br />
- Về chỉ định phẫu thuật: Gãy CXQ không di lệch<br />
hoặc ít di lệch (loại I), chỉ định điều trị bảo tồn đã<br />
được thống nhất [10]. Herbertsson P điều trị bảo tồn<br />
với gãy CXQ không di lệch [6], và ít di lệch [5] với<br />
thời gian theo dõi lần lượt là 21 và 19 năm cho kết<br />
quả tốt. Mathur N và cộng sự (1984) báo cáo 49/50<br />
BN điều trị bảo tồn bằng bó bột có kết quả tốt và rất<br />
tốt [9]. Gãy CXQ loại II là thích hợp nhất cho điều trị<br />
bằng phẫu thuật kết xương. Kết quả phục hồi chức<br />
năng tốt và rất tốt của 18/20 BN (90%) gãy loại II<br />
được kết xương trong nghiên cứu của chúng tôi và<br />
kết quả tương tự (93,3% BN) của Ring D phù hợp với<br />
nhận định này. Kết xương với gãy CXQ nhiều mảnh<br />
và liên quan tới toàn bộ chỏm (loại III) cho kết quả<br />
khác nhau ở các tác giả, nhưng nói chung là hạn chế<br />
hơn đối với kết xương ở loại II. Nghiên cứu của Ikeda<br />
M và cộng sự [8] cho kết quả cao, vì vậy tác giả cho<br />
rằng với gãy CXQ loại III thì kết xương bên trong cho<br />
khả năng vận động, chức năng khớp và sức chi tốt<br />
hơn là lấy bỏ CXQ. Kết quả đó ủng hộ phương pháp<br />
kết xương bên trong điều trị loại gãy này. Ngược lại,<br />
Ruan H.J và cộng sự thấy kết quả phục hồi chức<br />
năng sau điều trị kết xương (gãy CXQ loại III) chỉ<br />
12,5% tốt và rất tốt, thấp hơn nhóm thay chỏm<br />
(92,9%), nên lại ủng hộ phương pháp thay CXQ. Với<br />
kết quả phục hồi chức năng tốt và rất tốt ở 4/5 BN<br />
gãy CXQ loại III trong nghiên cứu, chúng tôi cho rằng<br />
với loại gãy này vẫn còn chỉ định kết xương, song đòi<br />
hỏi phải được kết xương vững chắc, phục hồi tốt<br />
hình thể giải phẫu, tạo điều kiện tập luyện sớm sau<br />
mổ mới cho kết quả phục hồi chức năng khả quan.<br />
Với những gãy CXQ quá vụn, các mảnh gãy không<br />
còn dính màng xương, khả năng nuôi dưỡng kém<br />
hoặc bị gãy lún khó nắn chỉnh về đúng giải phẫu, cần<br />
chủ động lấy bỏ CXQ sớm. Gãy CXQ IV là gãy CXQ<br />
có kèm theo sai khớp khuỷu, vì vậy về cơ bản cần<br />
được nắn chỉnh khớp trước. Tuy nhiên trong phân<br />
loại này, gãy CXQ kết hợp sai khớp khuỷu nên bao<br />
giờ cũng có tổn thương hệ thống dây chằng bao<br />
<br />
Y häc thùc hµnh (902) - sè 1/2014<br />
<br />
khớp, vì vậy chỉ định lấy bỏ CXQ cần thu hẹp nhằm<br />
giữ lại CXQ như là một thành phần quan trọng trong<br />
việc giữ cho khớp khuỷu được vững. Theo Morrey<br />
B.F [10], trường hợp không thể kết xương mà BN có<br />
tổn thương dây chằng bên trụ hoặc tổn thương khớp<br />
quay trụ dưới thì nên thay CXQ nhân tạo.<br />
3. Kết quả điều trị<br />
- Liền vết mổ kỳ đầu chiếm tỉ lệ cao (97,9%), trong<br />
đó có 100% BN nhóm 1 (bảo tồn CXQ). 1 BN (2,1%)<br />
liền vết mổ kỳ 2 do nhiễm khuẩn nông vết mổ (là<br />
trường hợp gãy CXQ kết hợp gãy mỏm khuỷu phức<br />
tạp, chúng tôi cắt chỉ sau mổ 5 ngày, giải thoát dịch ứ<br />
đọng, thay băng hằng ngày, vết mổ tiến triển tốt, khâu<br />
da kỳ 2). Không BN nào bị nhiễm khuẩn sâu, viêm<br />
xương, rò mủ kéo dài. Theo Đặng Kim Châu thì tỉ lệ<br />
nhiễm khuẩn trong mổ phiên tại bệnh viện Việt - Đức<br />
(1993-1995) là 9% và nhiễm khuẩn sâu là 2,5%, như<br />
vậy tỉ lệ nhiễm khuẩn sau mổ của chúng tôi (2,1%) là<br />
chấp nhận được.<br />
- Kết quả liền xương: Cả 28 BN kết xương trong<br />
nghiên cứu được đánh giá kết quả xa và đều liền<br />
xương, trong đó có 1 BN (3,6%) sau kết xương 3<br />
tháng còn đau ở ổ gãy, chụp X quang thấy đường<br />
gãy còn rõ, bóng can xương mờ, chúng tôi xếp vào<br />
loại chậm liền xương. CXQ là phần xương xốp dễ<br />
liền nên vấn đề không liền xương, khớp giả ở đây ít<br />
được tài liệu đề cập mà khớp giả do gãy CXQ thấy<br />
nhiều hơn. Năm 1985, Horne G và Sim P [7] thông<br />
báo một BN gãy CXQ nhiều mảnh kết hợp khớp<br />
khuỷu, theo dõi xa phát hiện thấy khớp giả CXQ, BN<br />
vẫn sấp ngửa cẳng tay bình thường một phần nhờ<br />
vào khớp giả. Năm 1999, Faraj A.A và cộng sự [3]<br />
thông báo 3 BN gãy CXQ bị khớp giả. Khớp giả của<br />
CXQ cũng hiếm khi biểu hiện triệu chứng và thường<br />
không nhận ra. Faraj A.A đề nghị rằng khi theo dõi<br />
cần kiểm tra lâm sàng cẩn thận và chụp X quang để<br />
không bỏ sót khớp giả. Nguyên nhân của khớp giả<br />
một phần là do phần chỏm gãy được nuôi dưỡng<br />
kém. Morrey cho rằng trong điều trị kết xương bên<br />
trong, nếu mảnh gãy CXQ mà còn dính màng xương<br />
thì khả năng liền xương sẽ cao hơn [10].<br />
- Chức năng khớp khuỷu sau phẫu thuật, chúng<br />
tôi sử dụng thang điểm của Broberg và Morrey mà<br />
một số tác giả [8], đã sử dụng để đánh giá kết quả<br />
chung sau phẫu thuật và thấy rằng nhóm bảo tồn<br />
chỏm có mức điểm tốt và rất tốt (83,3%) cao hơn<br />
nhóm lấy bỏ chỏm (75,0%), với điểm trung bình theo<br />
thang Broberg và Morrey lần lượt là 88,6 và 82,2 sự<br />
khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). So<br />
sánh với kết quả của Ikeda M [8] (nhóm kết xương<br />
của tác giả có điểm trung bình là 90,7 và nhóm lấy bỏ<br />
chỏm là 81,4), chúng tôi thấy có sự khác nhau trong<br />
nhóm bảo tồn chỏm, điều này có thể là do quá trình<br />
tập luyện phục hồi chức năng trong nhóm nghiên cứu<br />
của chúng tôi hầu hết được thực hiện tại nhà mà<br />
không được tập luyện tại khoa vật lý trị liệu nên kết<br />
quả thấp hơn của Ikeda M. Sự phục hồi khả năng<br />
vận động của khớp khuỷu là một trong những mục<br />
đích cơ bản của điều trị gãy CXQ. Đây cũng là vấn<br />
đề khó khăn nhất trong điều trị. Việc phục hồi tốt hình<br />
<br />
43<br />
<br />
thể giải phẫu, quan hệ giữa các diện khớp và kết hợp<br />
xương bên trong vững chắc tạo điều kiện cho BN tập<br />
vận động sớm là những yếu tố quan trọng nhất trong<br />
quá trình liền xương và phục hồi tốt chức năng này.<br />
Khả năng gấp duỗi của khớp khuỷu và sấp ngửa<br />
cẳng tay còn phụ thuộc vào loại gãy. Gãy càng phức<br />
tạp, kết hợp với gãy xương sai khớp khác vùng<br />
khuỷu và có tổn thương hệ thống dây chằng bao<br />
khớp thì khả năng phục hồi vận động càng kém. Sự<br />
phục hồi vận động không đòi hỏi tuyệt đối mà theo<br />
Morrey và cộng sự [10] thì trong sinh hoạt thường<br />
ngày các động tác của khớp khuỷu chủ yếu ở biên độ<br />
gấp duỗi 100º (30º đến 130º) và xoay cẳng tay 100º<br />
(sấp 50º đến ngửa 50º) nên sẽ là chấp nhận được<br />
kết quả phục hồi với tiêu chuẩn trên.<br />
- Trong nghiên cứu chúng tôi thấy biên độ sấp<br />
ngửa cẳng tay bị hạn chế nhiều hơn biên độ gấp duỗi.<br />
Chỉ có 52,38% số BN được đánh giá kết quả xa có<br />
biên độ sấp ngửa cẳng tay lớn hơn 100º. Trong đó bảo<br />
tồn chỏm có trung bình góc sấp (36,7º) và trung bình<br />
góc ngửa (63,57º) cao hơn nhóm lấy bỏ chỏm (29,58º<br />
và 56,58º). Nhóm bảo tồn chỏm có 18/30 BN có biên<br />
độ sấp ngửa cẳng tay lớn hơn 100º, trong khi đó nhóm<br />
lấy bỏ chỏm chỉ có 4/12 BN có biên độ vận động S/N<br />
cẳng tay lớn hơn 100º, mặc dù vậy trong sinh hoạt<br />
hằng ngày nhờ sự phối hợp động tác xoay cánh tay<br />
của khớp vai, mà các BN có biên độ S/N cẳng tay <<br />
100º cũng cảm thấy chấp nhận được kết quả điều trị<br />
và phục hồi chức năng. So sánh với kết quả nghiên<br />
cứu của Ozkan Y, với 15 BN kết xương CXQ theo dõi<br />
sau 4-5 năm có kết quả biên độ S/N = 71,9º/0º/83,2º<br />
cao hơn nhiều nhóm bảo tồn chỏm trong nghiên cứu<br />
của chúng tôi do các BN của chúng tôi hầu hết là tự<br />
tập vận động phục hồi chức năng tại nhà.<br />
- Biến chứng hạn chế vận động gấp duỗi khuỷu,<br />
sấp ngửa cẳng tay: Do máu tụ trong khớp hoặc sự tập<br />
luyện sớm sau mổ chưa thỏa đáng. Điều trị phẫu thuật<br />
có thể làm tăng thêm nguy cơ, nhất là trong trường<br />
hợp kết xương chưa được vững chắc, nên phẫu thuật<br />
viên cho BN bất động khuỷu và cẳng tay lâu hơn. Hơn<br />
nữa can xù mà thường là ra phía trước gây cản trở<br />
động tác gấp. Dính khớp quay trụ trên cản trở sấp<br />
ngửa cẳng tay. Trong nghiên cứu của chúng tôi hạn<br />
chế sấp ngửa cẳng tay ở biên độ nhỏ hơn 50 độ có 1<br />
BN (2,38%), đây là BN gãy CXQ nhiều mảnh kết hợp<br />
sai khớp khuỷu (loại IV) tổn thương nhiều hệ thống<br />
dây chằng bao khớp. Biến chứng này được dự phòng<br />
bằng luyện tập, tốt nhất là có máy tập vận động thụ<br />
động giúp BN được vận động sớm sau mổ. Những<br />
trường hợp hạn chế sấp ngửa cẳng tay nặng có thể<br />
điều trị bằng lấy bỏ CXQ kỳ hai.<br />
- Biến chứng mất vững khuỷu, vẹo ngoài, sai khớp<br />
quay trụ dưới: mất vững khuỷu trong gãy CXQ thì chủ<br />
yếu là mất vững xoay, nhất là gãy CXQ kèm gãy mỏm<br />
vẹt và tổn thương dây chằng bên [10], trong trường<br />
hợp lấy bỏ CXQ còn gặp mất vững vẹo ngoài. Trong<br />
nghiên cứu của chúng tôi nhóm lấy bỏ chỏm có tỉ lệ<br />
mất vững khớp khuỷu 41,66% cao hơn nhóm bảo tồn<br />
16,66%. Thời gian theo dõi chưa đủ để đánh giá được<br />
biến chứng vẹo khuỷu trong nhóm lấy bỏ chỏm tuy<br />
<br />
44<br />
<br />
nhiên cũng đã thấy góc mang trung bình của nhóm lấy<br />
bỏ chỏm 7,17º cao hơn nhóm bảo tồn chỏm 5,43º có<br />
ý nghĩa thống kê. Với 15 BN lấy bỏ chỏm và 13 BN<br />
kết xương Ikeda M. cũng có kết quả góc mang tương<br />
ứng là 8,2º và 1,5º không khác nhiều so với nghiên<br />
cứu của chúng tôi. Chúng tôi không gặp trường hợp<br />
nào trong nhóm lấy bỏ chỏm sai khớp quay trụ dưới<br />
trong đánh giá kết quả xa.<br />
KẾT LUẬN<br />
- Kết quả gần:<br />
+ Vết mổ liền kỳ đầu chiếm tỉ lệ cao (97,9%).<br />
+ Có 26/31 BN (83,9%) sau phẫu thuật được<br />
đánh giá là kết xương vững.<br />
+ 1 BN (2,1%) nhiễm khuẩn nông vết mổ, liền vết<br />
mổ kỳ 2. Không có biến chứng liệt nhánh vận động<br />
thần kinh quay.<br />
- Kết quả xa được đánh giá theo thang điểm<br />
Broberg và Morrey:<br />
+ Nhóm bảo tồn chỏm (n = 30): rất tốt 12 BN<br />
(40,0%), tốt 13 BN (43,3%), trung bình 4 BN (13,3%),<br />
xấu 1 BN (3,3%). Điểm trung bình 88,60.<br />
+ Nhóm lấy bỏ chỏm (n = 12): rất tốt 1 BN (8,3%),<br />
tốt 8 BN (66,7%), trung bình 2 BN (16,7%), xấu 1 BN<br />
(8,3%). Điểm trung bình 82,2.<br />
- Góc mang nhóm lấy bỏ chỏm (7,17 1,67º) lớn<br />
hơn so với nhóm bảo tồn chỏm (5,43 0,41º) có ý<br />
nghĩa thống kê (p < 0,05).<br />
- Một số BN có biên độ gấp duỗi khuỷu dưới 100º<br />
hoặc khuỷu mất vững nhưng các BN vẫn tự phục vụ<br />
được bản thân các sinh hoạt hằng ngày bằng chi<br />
được phẫu thuật như: ăn uống, chải đầu, mặc quần<br />
áo, đi giày dép và vệ sinh cá nhân.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO:<br />
1. Trần Đình Chiến (2006), “Gãy xương cẳng tay”,<br />
Bệnh học chấn thương chỉnh hình, Nhà xuất bản Quân<br />
đội nhân dân, Hà Nội, tr. 57-59.<br />
2. Caputo A.E, Mazzocca A.D and Santoro V.M<br />
(1998), “The nonarticulating portion of the radial head:<br />
anatomic and clinical correlations for internal fixation”, J<br />
Hand Surg am, 23 (6), pp. 1082-1090.<br />
3. Faraj A.A, Livesly P, Branfoot T (1999), “Nonunion of<br />
fracture of the neck of the radius: a report of three cases”, J<br />
orthop Trauma, 13 (7), pp. 513-515.<br />
4. Herbertsson P, Josefsson P.O, Hasserius R, et al<br />
(2004), “Fractures of the Radial Head and Neck Treated<br />
with Radial Head excision”, J Bone Joint Surg am, 86,<br />
pp. 1925-1930.<br />
5. Herbertsson P, Josefsson P.O, Hasserius R et al<br />
(2004), “Uncomplicated Mason type - II and III fractures of the<br />
radial head and neck in adults. A long - term follow - up<br />
study”, J Bone Joint Surg am, 86, pp. 569 - 574.<br />
6. Herbertsson P., Josefsson P.O, Hasserius R et al<br />
(2005), “Displaced Mason type i fractures of the radial head<br />
and neck in adults: a fifteen - to thirty - three - year follow up study”, J Shoulder elbow Surg, 14 (1), pp. 73-77.<br />
7. Horne G, Sim P (1985), “Nonunion of the radial<br />
head”, J Trauma, 25 (5), pp. 452-3.<br />
8. Ikeda M, Sugiyama K, Kang C et al (2006),<br />
“Comminuted Fractures of the Radial Head: Comparison<br />
of Resection and internal Fixation”, J Bone Joint Surg<br />
<br />
Y häc thùc hµnh (902) - sè 1/2014<br />
<br />