TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2014<br />
<br />
ĐẶC ĐIỂM TỔN THƢƠNG GIẢI PHẪU VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ<br />
GÃY ĐẦU DƢỚI XƢƠNG ĐÙI BẰNG KẾT HỢP XƢƠNG<br />
BÊN TRONG TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103<br />
Trần Đình Chiến*; Nguyễn Đăng Long*; Đỗ Đức Bình*<br />
TÓM TẮT<br />
87 bệnh nhân (BN) gãy đầu dưới xương đùi (GĐDXĐ) được điều trị tại Khoa Chấn thương<br />
Chỉnh hình, Bệnh viện Quân y 103 từ 1 - 2007 đến 10 - 2012, kết quả cho thấy: 65 BN nam và<br />
22 BN nữ, tuổi trung bình 40,6 (15 - 87 tuổi). Nguyên nhân gãy xương chủ yếu do tai nạn giao<br />
thông (TNGT) (67,82%). 74 BN (85,05%) gãy xương kín, 13 BN (14,95%) gãy xương hở. Phân<br />
loại gãy xương theo AO: gãy trên lồi cầu: 44,82%, gãy từng lồi cầu: 17,24%, gãy liên lồi cầu:<br />
37,94%. Phương tiện kết hợp xương đã sử dụng gồm: vít xốp, găm đinh Kirschner, nẹp DCS,<br />
nẹp ốp lồi cầu, nẹp khóa. Theo dõi xa từ 2,5 - 4,5 năm cho 68 BN. Đánh giá kết quả theo tiêu<br />
chuẩn của Sander R: tốt 55,88%, khá: 25,00%, trung bình: 13,24%, kém: 5,88%. Biến chứng:<br />
không liền xương 1 BN, nhiễm khuẩn 2 BN, hạn chế gấp gối 12 BN.<br />
* Từ khóa: Gãy đầu dưới xương đùi; Kết hợp xương bên trong; §Æc ®iÓm giải phẫu.<br />
<br />
The characterrs of ANATOMICAL injury and<br />
TREATMENT OUTCOMES OF distal femur fracture<br />
BY intrafixation AT 103 HOSPITAL<br />
SUMMARY<br />
87 patients with fractures of the distal femur were treated at 103 Hospital from 1 - 2007 to<br />
10 - 2012. Males: 65, females: 22. Mean age 40.6 (15 - 87). The main cause was due to traffic<br />
accident ( 67.82%). There were 74 patients with close fracture, 13 patients with open fracture.<br />
According to AO’s classification: supracondylar fractures 44.82%; fractures of lateral, medial<br />
condyle: 17.24%, intracondylar fractures 37.94%. Osteosynthese technique included condylar<br />
screw, Kirschner wire, DCS plate, condylar butress plate, locking plate. Results were evaluated<br />
accoding to Sander R score: 55.88% good, 25% fair, 13.4% average, 5.88% poor. Complications:<br />
nonunion 1 patient, infection 2 patients, limitation of flexion of knee 12 patients.<br />
* Key words: Distal femur fractures; Intrafixation; Anatomical features.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Gãy đầu dưới xương đùi là gãy xương<br />
lớn, chiếm 6 - 7% trong tổng số gãy xương<br />
đùi thường gặp sau chấn thương mạnh,<br />
trực tiếp. Đây là loại gãy xương gần khớp<br />
<br />
hoặc phạm khớp, bao gồm gãy từng lồi<br />
cầu, gãy trên lồi cầu (TLC), gãy liên lồi cầu<br />
(LLC) xương đùi, gãy xương ở vùng này<br />
khó điều trị, dễ để lại di chứng liền lệch, hạn<br />
chế vận động khớp gối hoặc thoái hóa khớp.<br />
<br />
* Bệnh viện Quân y 103<br />
Người phản hồi (Corresponding): Trần Đình Chiến (chien103@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 14/03/2014; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 04/04/2014<br />
Ngày bài báo được đăng: 14/04/2014<br />
<br />
1<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2014<br />
<br />
Điều trị GĐDXĐ đòi hỏi chỉnh hình tốt<br />
về giải phẫu, phục hồi diện khớp, cố định<br />
vững chắc ổ gãy giúp BN tập vận động<br />
sớm. Tránh biến chứng hạn chế vận động<br />
khớp gối, liền lệch và thoái hóa khớp.<br />
Trường hợp gãy kín, gãy hở độ I, II và<br />
đến sớm, phương pháp điều trị được<br />
chọn lựa là kết hợp xương bên trong.<br />
Dựa theo phân loai gãy xương của AO,<br />
chọn phương tiện kết hợp xương cho phù<br />
hợp. Trước đây, thường kết hợp xương<br />
bằng vít xốp, nẹp vít, đinh Rush hoặc đinh<br />
nội tuỷ có chốt. Mỗi phương tiện kết hợp<br />
xương có ưu, nhược điểm khác nhau.<br />
Gần đây, các loại nẹp liền khối: nẹp góc<br />
950, sau đó là nẹp DCS (Dynamic Condylar<br />
Screw) và nẹp khoá đã được sử dụng<br />
trong điều trị. Các nghiên cứu cho thấy<br />
hiệu quả tốt của phương tiện kết hợp<br />
xương này trong điều trị GĐDXĐ vì chống<br />
được di lệch khép gây mở góc vào trong.<br />
Khoa Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh<br />
viện Quân y 103 trong thời gian từ 1 - 2007<br />
đến 9 - 2012 đã thu dung và điều trị cho<br />
87 BN GĐDXĐ. Nghiên cứu này nhằm:<br />
- Nhận xét đặc điểm tổn thương giải<br />
phẫu trong gẫy đầu dưới xương đùi.<br />
- Đánh giá kết quả điều trị GĐDXĐ<br />
bằng phương pháp kết hợp xương bên<br />
trong.<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br />
87 BN (65 BN nam, 22 nữ) tuổi từ<br />
15 - 85 được chẩn đoán gãy TLC, LLC,<br />
lồi cầu trong hoặc lồi cầu ngoài xương<br />
đùi, điều trị phẫu thuật kết hợp xương tại<br />
Bệnh viện Quân y 103 từ 1 - 2007 đến<br />
09 - 2012.<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br />
Nghiên cứu hồi cứu tiến hành trên<br />
62 BN từ 1 - 2007 đến 9 - 2010. Nghiên<br />
<br />
cứu tiến cứu: 25 BN từ 10 - 2010 đến<br />
9 - 2012.<br />
* Nội dung nghiên cứu:<br />
- Đặc điểm tổn thương giải phẫu: phân<br />
loại gãy xương theo AO - ASIF, gãy<br />
xương hở theo Gustilo. Tổn thương phần<br />
mềm và tổn thương kết hợp.<br />
- Kết quả điều trị: kết quả gần ngay<br />
sau mổ, kết quả xa sau mổ 12 tháng và<br />
thời điểm lấy phương tiện kết xương.<br />
* Chỉ định và kỹ thuật kết hợp xương:<br />
- Kết xương bằng nẹp DCS: gãy<br />
xương loại A1, A2, A3; C1, C2, gãy LLC<br />
xương đùi C3 ít mảnh rời.<br />
- Kết xương bằng vít xốp: gãy lồi cầu<br />
trong, lồi cầu ngoài đơn thuần hoặc gãy<br />
kiểu Hoffa.<br />
- Kết xương bằng nẹp ốp lồi cầu: gãy<br />
C3 có nhiều mảnh rời, không sử dụng<br />
được nẹp DCS.<br />
- Kết xương bằng găm đinh Kirschner:<br />
bong sụn tiếp hợp TLC, hoặc gãy xương<br />
hở nhiều mảnh rời. Có thể kết hợp với vít<br />
xốp.<br />
- Đường mổ: đường mổ sau ngoài,<br />
hoặc sau trong: gãy TLC, gãy lồi cầu<br />
ngoài, lồi cầu đùi trong hoặc gãy Hoffa.<br />
Đường mổ trước ngoài: qua khe của<br />
cơ rộng ngoài và cơ thẳng trước. Chỉ định<br />
cho gãy LLC.<br />
* Phương pháp đánh giá kết quả:<br />
- Kết quả gần: diễn biến tại vết mổ: liền<br />
vết mổ kỳ đầu, nhiễm khuẩn vết mổ liền<br />
kỳ hai, nhiễm khuẩn sâu. Kết quả X quang<br />
sau mổ.<br />
2<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2014<br />
<br />
- Kết quả xa: đánh giá theo tiêu chuẩn<br />
của Sanders R (1991) dựa vào các tiêu<br />
chí sau: triệu chứng đau, chức năng vận<br />
động của khớp gối, biến dạng chi thể,<br />
phục hồi khả năng lao động.<br />
<br />
- Kết quả chung: phân thành bốn mức<br />
độ: tốt, khá, trung bình, kém.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN<br />
1. Đặc điểm BN nghiên cứu.<br />
- Tuổi và giới:<br />
Tổng số BN: 87 BN. Tuổi từ 15 - 85. Tuổi trung bình: 40,16.<br />
Bảng 1: Phân bố BN theo tuổi và giới (n = 87).<br />
<br />
Nam<br />
<br />
5<br />
<br />
22<br />
<br />
18<br />
<br />
11<br />
<br />
9<br />
<br />
65<br />
<br />
Nữ<br />
<br />
1<br />
<br />
9<br />
<br />
6<br />
<br />
3<br />
<br />
3<br />
<br />
22<br />
<br />
Cộng<br />
<br />
6<br />
<br />
31<br />
<br />
24<br />
<br />
14<br />
<br />
12<br />
<br />
87<br />
<br />
6,89%<br />
<br />
35,64%<br />
<br />
27,59%<br />
<br />
16,09℅<br />
<br />
13,79℅<br />
<br />
100℅<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
<br />
Có 65 BN nam (74,71%), 22 BN nữ (25,29%). Đa số BN ở độ tuổi lao động, phù<br />
hợp với nghiên cứu của Đoàn Việt Quân (1999), Giang Hoài Nam (2000) [5], Thân<br />
Trọng Đoàn (2004) [1], Mize (1989), Siliski (1989).<br />
Nguyên nhân chủ yếu GĐDXĐ là do TNGT (59 BN = 67,82%), tai nạn lao động 11<br />
BN (12,64%), ngã 17 BN (19,54%).<br />
Bảng 2: Phân loại gãy xương theo AO - ASIF.<br />
LOẠI GÃY<br />
<br />
Nhóm A<br />
<br />
Nhóm B<br />
<br />
SỐ BN<br />
<br />
TỶ LỆ (%)<br />
<br />
A1<br />
<br />
18<br />
<br />
20,68<br />
<br />
A2<br />
<br />
16<br />
<br />
18,39<br />
<br />
A3<br />
<br />
5<br />
<br />
5,75<br />
<br />
Cộng<br />
<br />
39<br />
<br />
44,82%<br />
<br />
B1<br />
<br />
07<br />
<br />
8,05<br />
<br />
B2<br />
<br />
06<br />
<br />
6,89<br />
<br />
B3<br />
<br />
02<br />
<br />
2,30<br />
<br />
3<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2014<br />
<br />
Nhóm C<br />
<br />
Cộng<br />
<br />
15<br />
<br />
17,24%<br />
<br />
C1<br />
<br />
15<br />
<br />
17,24<br />
<br />
C2<br />
<br />
10<br />
<br />
11,49<br />
<br />
C3<br />
<br />
8<br />
<br />
9,21<br />
<br />
Cộng<br />
<br />
33<br />
<br />
37,94%<br />
<br />
Trong các trường hợp gãy TLC, 5 BN gãy phức tạp (A3).<br />
Trong các trường hợp gãy LLC, 8 BN gãy phức tạp có mảnh rời ở mặt khớp (C3).<br />
Gãy TLC loại A2 chiếm tỷ lệ cao nhất (42,11%).<br />
- 74 BN gãy xương kín (85,05%) và 13<br />
BN gãy xương hở (14,95%).<br />
- 9 BN có tổn thương kết hợp, bao<br />
gồm chấn thương sọ não và gãy các<br />
xương khác (trong đó, 1 BN có 2 tổn<br />
thương kết hợp). Nguyên nhân chủ yếu<br />
của GĐDXĐ là do TNGT. Với lực chấn<br />
thương mạnh gây nhiều tổn thương phối<br />
hợp như đứt dây chằng bên, dây chằng<br />
chéo, rách sụn chêm, gãy các xương lân<br />
cận như xương bánh chè, mâm chày,<br />
đồng thời tổn thương mạch máu thần<br />
kinh lại rất dễ bị bỏ sót do bệnh cảnh gãy<br />
xương làm lu mờ. Trong đó, tổn thương<br />
quan trọng nhất cần được phát hiện và<br />
xử trí ngay là tổn thương động mạch<br />
khoeo. Nếu bỏ sót hoặc phát hiện muộn<br />
sẽ dẫn đến phải cắt cụt chi. Đặc biệt,<br />
trong GĐDXĐ có trật khớp gối, tỷ lệ tổn<br />
thương động mạch khoeo rất cao. Trong<br />
nhóm nghiên cứu này, 9 BN có tổn thương<br />
kết hợp, bao gồm chấn thương sọ não và<br />
gãy các xương khác (trong đó 1 BN có 2<br />
tổn thương kết hợp), tuy nhiên, không<br />
gặp trường hợp nào tổn thương mạch<br />
máu, thần kinh.<br />
<br />
- Thời điểm phẫu thuật: đa số BN gãy<br />
xương kín đều được kéo liên tục và phẫu<br />
thuật từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7<br />
(94,59%). Những BN có tổn thương kết<br />
hợp phải điều trị muộn hơn, khi các tổn<br />
thương khác đã ổn định mới cho phép<br />
phẫu thuật. Đối với gãy hở, đa số BN<br />
được mổ cấp cứu trước 6 giờ (69,23%).<br />
- Phương pháp kết hợp xương: 15 BN<br />
gãy lồi cầu trong, lồi cầu ngoài hoặc gãy<br />
Hoffa được kết xương bằng 2 hoặc 3 vít<br />
xốp đơn thuần; 6 BN bong sụn tiếp hợp<br />
được găm đinh Kirschner tăng cường<br />
bằng bó bột đùi bàn chân 4 - 5 tuần; 5 BN<br />
gãy LLC nhiều mảnh không sử dụng<br />
được nẹp vít hoặc nẹp DCS cũng được<br />
găm đinh Kirschner kết hợp với vít xốp và<br />
tăng cường bằng bó bột; nẹp DCS được<br />
sử dụng nhiều nhất (57,48%), chủ yếu chỉ<br />
định cho BN gãy TLC hoặc LLC mà mảnh<br />
xương lớn cho phép bắt được vít ép; nẹp<br />
ốp lồi cầu được chỉ định cho 11 BN bị gãy<br />
LLC C3, mảnh vỡ không quá bé.<br />
- Kết quả điều trị:<br />
Kết quả gần: trong 87 BN được mổ kết<br />
hợp xương, 85 BN liền vết mổ kỳ đầu.<br />
4<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2014<br />
<br />
2 BN bị nhiễm khuẩn vết mổ, đây là 2 BN<br />
bị gãy hở độ II, loại C3, 1 BN sau khi cắt<br />
mở chỉ cho thoát dịch và dùng kháng sinh<br />
mạnh kết hợp đã ổn định sau 3 tuần,<br />
trường hợp thứ 2, viêm rò sâu dẫn tới<br />
viêm xương phải chấp nhận rò mủ tới khi<br />
liền xương tháo nẹp và giải quyết ổ viêm<br />
xương, sau đó BN lành khỏi.<br />
87,35% BN kiểm tra đạt độ vững chắc<br />
sau kết hợp xương trong quá trình mổ<br />
cho tập vận động sớm. 11 BN găm đinh<br />
Kirschner được bó bột tăng cường 4 - 6<br />
tuần, sau mới cho tập vận động.<br />
- Kết quả xa: theo dõi xa ≥ 1 năm cho<br />
68 BN. Thời gian theo dõi trung bình: 26,6<br />
tháng (12 - 54 tháng). BN theo dõi lâu<br />
nhất 4,5 năm.<br />
Kết quả liền xương: 67/68 BN (99,53%)<br />
liền xương. 1 BN khớp giả do gãy LLC<br />
nhiều mảnh không được ghép xương kỳ<br />
đầu. BN này phải ghép xương mào chậu<br />
tự thân, sau đó liền xương tốt.<br />
Phục hồi chức năng: 42 BN gấp gối<br />
> 1250 (61,77%); 8 BN (11,76%) hạn chế<br />
gấp gối trong khoảng 100 - 1240; 12 BN<br />
(17,65%) hạn chế gấp gối trong khoảng<br />
90 - 990; 6 BN (8,82%) chỉ gấp gối được<br />
< 900, trong đó, 2 BN cứng duỗi khớp gối<br />
gần hoàn toàn (chỉ gấp gối được 10 - 150);<br />
không có BN nào bị hạn chế duỗi gối.<br />
Phục hồi giải phẫu: dựa vào trục<br />
xương: 58 BN liền xương thẳng trục<br />
(85,29%); 8 BN gấp góc vào trong < 100<br />
(11,76%); 2 BN gấp góc vào trong trên<br />
100 (2,95%).<br />
<br />
- Kết quả chung sau phẫu thuật theo<br />
tiêu chuẩn của Sanders R: loại tốt: 38 BN<br />
(55,88%); loại khá: 17 BN (25,00%); loại<br />
trung bình: 9 BN (13,24%); loại kém: 4 BN<br />
(5,88%). Như vậy, kết quả tốt, khá: 80,88%.<br />
- Biến chứng: nhiễm khuẩn vết mổ: 1<br />
BN nhiễm khuẩn nông vết mổ, xuất hiện<br />
ngày thứ 4 sau mổ với biểu hiện đau, tấy<br />
đỏ, chảy dịch tại vết mổ. Đây là BN gãy<br />
hở độ II loại C3, được mổ giờ thứ 12 sau<br />
tổn thương. Đã tiến hành cắt chỉ thưa cho<br />
thoát dịch, kháng sinh mạnh toàn thân.<br />
Vết mổ tiến triển thuận lợi, liền da và ra<br />
viện sau 16 ngày. BN này theo dõi xa bị<br />
cứng duỗi khớp gối gần hoàn toàn (gấp<br />
gối chỉ được 10o), sau đó phải phẫu thuật<br />
làm vận động khớp khi tháo nẹp. 1<br />
trường hợp nhiễm khuẩn sâu dẫn tới<br />
viêm xương, tháo mủ sớm, bơm rửa oxy<br />
già và dùng kháng sinh, nhưng không có<br />
kết quả; tuy nhiên do nẹp vít còn tác dụng<br />
cố định nên không tháo bỏ nẹp mà chấp<br />
nhận rò mủ, 1 năm sau khi xương liền<br />
mới tháo nẹp và giải quyết viêm rò. BN<br />
này sau đó cũng lành khỏi.<br />
- Di chứng thường gặp: mất hoặc hạn<br />
chế vận động khớp gối là di chứng<br />
thường gặp sau GĐDXĐ. Nguyên nhân<br />
thường gặp co ngắn cơ tứ đầu, dính cơ<br />
tứ đầu vào khối can xung quanh ổ gãy<br />
hay xơ dính các diện khớp, viêm và thoái<br />
hóa khớp gối sau mổ kết hợp xương bên<br />
trong. Trong số BN của chúng tôi, 6 BN<br />
(22,22%) bị hạn chế gấp khớp gối từ<br />
0 - 90o, trong đó có 2 BN bị cứng duỗi<br />
gần hoàn toàn khớp gối (chỉ gấp gối được<br />
10 - 15o). Những BN hạn chế vận động<br />
khớp gối hầu hết là nữ (5/6 BN), 2 BN<br />
5<br />
<br />