Đặc trưng cơ bản về điều kiện tự nhiên vùng chiến trường Bạch Đằng năm 1288
lượt xem 6
download
Chiến trường Bạch Đằng năm 1288 nằm ở khu trung tâm của vùng cửa sông (VCS) Bạch Đằng, tại vùng chuyển tiếp giữa tỉnh Quảng Ninh và Thành phố Hải Phòng. Bài viết sau đi nghiên cứu hoàn cảnh tự nhiên của chiến trận Bạch Đằng trên cơ sở hoàn cảnh hiện tại và khả năng thay đổi qua thời gian hơn bảy thế kỷ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đặc trưng cơ bản về điều kiện tự nhiên vùng chiến trường Bạch Đằng năm 1288
- Trần Đức Thạnh, 2013. Đặc trưng cơ bản về điều kiện tự nhiên vùng chiến trường Bạch Đằng năm 1288. Kỷ yếu Hội thảo khoa học 725 năm Chiến thắng Bạch Đằng. Quảng Yên ngày 27/3/2013. Tr.14 – 31. ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÙNG CHIẾN TRƯỜNG BẠCH ĐẰNG NĂM 1288 Trần Đức Thạnh Viện Tài nguyên và Môi trường biển – Viện Hàn Lâm KH&CN Việt Nam MỞ ĐẦU Chiến trường Bạch Đằng năm 1288 nằm ở khu trung tâm của vùng cửa sông (VCS) Bạch Đằng, tại vùng chuyển tiếp giữa tỉnh Quảng Ninh và Thành phố Hải Phòng. Khu vực tả ngạn chủ yếu thuộc địa phận Thị xã Quảng Yên, một phần liên quan đến thành phố Uông Bí và Huyện Hoành Bồ (Quảng Ninh); khu vực hữu ngạn chủ yếu thuộc về huyện Thuỷ Nguyên, Cát Hải và các quận nội thành của Thành phố Hải Phòng. Để làm nên chiến thắng lẫy lừng, chắc chắn cha ông ta phải tìm hiểu và đã nắm rõ đặc điểm tự nhiên vùng chiến trường này. Để hiểu rõ về quy mô và diễn biến trận đánh, chúng ta cũng cần nghiên cứu hoàn cảnh tự nhiên của chiến trận trên cơ sở hoàn cảnh hiện tại và khả năng thay đổi qua thời gian hơn bảy thế kỷ. I. BẢN CHẤT CẤU TRÚC VÀ TIẾN HÓA VÙNG CỬA SÔNG BẠCH ĐẰNG 1. Vị trí VCS Bạch Đằng có toạ độ địa lý: 106°37'107°00' E và 20°37'21°00'N và diện tích trong ô toạ độ 1650km2, có đỉnh ở Bến Triều, đường bờ cơ bản chạy ven Phù Long Cát Hải Đồ Sơn và rìa ngoài đới bờ ngầm cửa sông đi theo đường đẳng sâu 6m từ mũi Đồ Sơn đến tây nam đảo Cát Bà [9]. VCS nằm trên dải ven bờ tây Vịnh Bắc Bộ, có ranh giới tự nhiên ở bán đảo Hải Vân (Thừa Thiên Huế) và ranh giới pháp lý ở Mũi Lạy (cực nam Quảng Bình). Dải ven bờ tây vịnh Bắc Bộ được chia thành 4 vùng: Móng Cái Đồ Sơn; Đồ Sơn Lạch Trường; Lạch Trường mũi Ròn; Mũi Ròn – Hải Vân [8]. VCS Bạch Đằng thuộc vùng ven bờ Móng Cái Đồ Sơn, tiếp giáp vùng ven bờ châu thổ sông Hồng hiện đại (Đồ Sơn – Lạch Trường) qua dải phân cách Kiến An Đồ Sơn. Trong phạm vi hẹp hơn, VCS nằm giữa khu vực vịnh đảo ở phía Đông Bắc được bắt đầu từ quần thể đảo – vịnh là Cát Bà Hạ Long – Lan Hạ và khu vực ven bờ châu thổ phía tây nam bán đảo Đồ Sơn. Trên 250km bờ biển kể từ biên giới Việt – Trung, đây VCS đầu tiên có đường thủy đạo thông nối với kinh thành Thăng Long. Với vị trí và tính chất chuyển tiếp của VCS trong hai vùng tự nhiên lớn ở dải ven bờ biển phía bắc Việt Nam và hình thể, cấu trúc đặc biệt VCS Bạch Đằng có vị thế đặc biệt về địa chính trị và địa quân sự. 2. Cấu trúc 1
- VCS Bạch Đằng có bản chất cấu trúc là một Estuary [7, 9] – vùng cửa sông hình phễu [6, 15]. Nó được hình thành trên cơ sở tương tác giữa quá trình phát triển của một graben đang sụt chìm với sự nâng cao của mực nước chân tĩnh, sự thiếu hụt bồi tích và thuỷ triều có biên độ lớn. Nó được định vị ở vị trí rìa đông bắc châu thổ sông Hồng, nơi dòng bồi tích tổng hợp dọc bờ hướng về phía tây nam. VCS Bạch Đằng là một vực có cấu trúc nửa kín, nơi thuỷ triều là yếu tố động lực ngoại sinh ưu thế, quy định các đặc trưng về địa hình và trầm tích. Đó là một vực nước lợmặn, hoà trộn nước sôngbiển khá tốt, phân tầng yếu. Mặc dù lượng bồi tích sông tham gia đáng kể nhưng dòng bồi tích di chuyển nội tại là chủ đạo. Với cấu trúc phân tầng yếu, cân bằng bồi xói VCS nghiêng về xói lở, xâm thực. Đây là trường hợp điển hình trên thế giới về một cửa sông hình phễu nhiệt đới [4] phát triển trong điều kiện nhật triều biên độ lớn [9]. Cấu trúc nửa kín của VCS và sự phân cách tương đối của nó với biển là nhờ quần đảo Cát Bà che chắn ở phía đông, đông nam, bán đảo Đồ Sơn ở phía tây. VCS thông với biển ở phía nam và phần ngầm tới độ sâu 6m. Với cấu trúc như vậy, chỉ có sóng hướng nam và đông nam mới có khả năng lan truyền từ biển vào với độ cao không quá 3m, kể cả khi có bão. Cấu trúc nửa kín của Estuary Bạch Đằng hiện nay do các kiến trúc tân kiến tạo và kiến tạo hiện đại (TKT và KTHĐ) quy định. Phần trung tâm của VCS nằm trên đới võng hạ tương đối với KTHĐ và đới võng hạ khá mạnh trong Holocen có dạng graben. Vai trò vô cùng quan trọng của chuyển động KTHĐ đối với sự hình thành Estuary Bạch Đằng không chỉ là vận động hạ thẳng đứng trong Holocen, mà còn tạo ra tiền đề một vùng võng hạ tương đối có cấu trúc nửa kín khi biển tiến chân tĩnh tràn ngập. Hình 1. Vùng cửa sông Bạch Đằng (ảnh vệ tinh Spot ngày 01/3/2008) 2
- Địa hình VCS hết sức phức tạp và đa dạng, gồm nhiều kiểu, dạng có nguồn gốc khác nhau và được chia thành bốn nhóm: Địa hình đồi và núi thấp, đồng bằng không ngập triều, đồng bằng ngập triều tự nhiên và địa hình bờ ngầm luồng lạch ngập nước thường xuyên. Một phần lớn diện tích đồng bằng ngập triều tự nhiên hiện nằm trong đê biển hoặc bị san lấp, hiện không còn chịu ảnh hưởng trực tiếp của biển. Diện tích trong ô toạ độ của VCS là 1650km2 [9], trong đó: Đồi và núi thấp: 12,38%; Đồng bằng: 13,89%; Đê cát và thềm cát: 0,72%; Vùng đầm lầy biển: 32,62%; Bãi (bồi) triều thấp: 9,30%; Sông và lạch triều: 7,25%; Vùng bờ ngầm: 15,70%; Vùng biển nông ven bờ: 8,09%. Về phương diện địa hình và cảnh quan với các bãi triều lầy rậm rạp thực vật ngập mặn tự nhiên, hệ lạch triều, kênh triều dày đặc, các doi cát triều nằm dọc ven bờ luồng, các thềm mài mòn phát triển ở đới triều thấp trên nền trầm tích bở rời...VCS Bạch Đằng cũng khác hẳn triều ven bờ châu thổ sông Hồng. 3. Tiến hóa Quá trình hình thành và tiến hoá của VCS Bạch Đằng trong Holocen trải qua 3 thời kỳ và 7 giai đoạn như sau [9]: Thời kỳ thứ nhất: Holocen sớm giữa (11 – 3 nghìn năm trước). Biên tiến chân tĩnh giữ vai trò chủ đạo gây ngập chìm, nhanh chóng làm thay đổi môi trường từ lục địa sang ven bờ, đường bờ bị đẩy lùi xa nhất. Vào cuối thời kỳ, mực nước chân tĩnh dâng chậm hẳn, vai trò của kiến tạo và trầm tích được tăng cường, đường mở mở lấn về phía biển, biển lùi. Giai đoạn 1: Môi trường lục địa Holocen sớm đầu Holocen giữa. Giai đoạn 2: Môi trường vũng vịnh Holocen giữa. Giai đoạn 3: Môi trường đầm lầy rìa châu thổ cuối Holocen giữa. Thời kỳ thứ hai: Holocen muộn (3 đến 0,5 – 0,7 nghìn năm trước). Vai trò chuyển động kiến tạo, đặc biệt ở các đới kiến trúc nâng, tham gia quyết định vào các quá trình ngập chìm, nổi cao. Quá trình trầm tích tích cực có ảnh hưởng đến di chuyển đường bờ. Vào cuối thời kỳ, do bồi tụ mạnh, đường bờ di chuyển ra phía biển, qua cả trung tâm sụt hạ khá mạnh. Giai đoạn 4: Môi trường vịnh vụng đầu Holocen muộn. Giai đoạn 5: Môi trường vụng biển giữa Holocen muộn. Giai đoạn 6: Môi trường cửa sông châu thổ cuối Holocen muộn. Thời kỳ thứ ba: Cuối Holocen muộn (khoảng 0,5 – 0,7 nghìn năm qua), chỉ gồm một giai đoạn đang tiếp tục với một đợt biển lấn mới, đường bờ di chuyển về phía lục địa, ngập chìm không đền bù trầm tích và thuỷ triều có vai trò quan trọng. Trong 57 trăm năm qua, mực nướcchân tĩnh tiếp tục nâng cao xấp xỉ 1mm/năm và đạt 11,5mm/năm trrong thế kỷ qua. Do phù sa sông ít, xâm thực của thuỷ triều mạnh, nhiều nơi đã không lắng đọng trầm tích. Ngập chìm không đền bù do thiếu hụt bồi tích xẩy ra đã hình thành VCS hình phễu như hiện nay. Nguyên nhân gây ra sự thiếu hụt bồi tích bao gồm: 1 Khoảng 57 trăm năm trước bán đảo Đồ Sơn nối liền với đồng bằng vừa bồi lấn mở rộng ở rìa tây nam 3
- VCS đã ngăn không cho bồi tích dọc bờ tây nam đi lên. 2 Trong quá trình phát triển, nhiều nhánh nối ngang sông Hồng với hệ thông sông Cầu Bạch Đằng bị tàn làm giảm nguồn bồi tích bổ sung từ sông Hồng. 3 Thuỷ triều lớn, dòng triều mạnh dần lên đã tăng cường phân tán bồi tích lơ lửng ra khỏi VCS. 4 Dòng chảy tổng hợp ven bờ hướng thống trị TBĐN có xu hướng đưa bồi tích xuống phía tây nam. Biển lấn hiện đại là đặc điểm cơ bản nhất của VCS Bạch Đằng hiện nay, thể hiện sự thắng thế của biển trong quan hệ tương tác sôngbiển. Các hậu quả của biển lấn là xói lở ưu thế so với bồi tụ, đường bờ bị đẩy lùi về phía lục địa và bị chia cắt phức tạp; mực nước trung bình thực tế đang dâng cao, hiện tượng đầm lầy hoá, nhiễm mặn và truyền triều sâu vào lục địa v.v. và cả khu hệ động thực vật thích nghi điều kiện tự nhiên lợ mặn. Tốc độ dâng cao mực biển 2,24mm/năm trong khoảng thời gian 1957 – 1989 đã được ghi nhận tại trạm Hòn Dấu. II. NHỮNG NÉT CƠ BẢN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÙNG CHIẾN TRƯỜNG BẠCH ĐẰNG NĂM 1288. 1. Hình thái địa hình Đồi núi. Địa hình đồi và núi thấp phân bố chủ yếu ở Hoành Bồ, Quảng Yên, Uông Bí, Thuỷ Nguyên, Kiến An và Đồ Sơn, được cấu tạo chủ yếu từ đá trầm tích lục nguyên và đá vôi tuổi Cổ sinh và Trung sinh, năm ở vùng rìa hoặc xen kẽ dạng đồi đảo trên nền đồng bằng hoặc đầm lầy trong vùng cửa sông. Độ cao đồi núi phổ biến 40100m, cao nhất 200m. Các điểm cao như Núi Đèo (146m), Ngọc Sơn (125m), Mã Tràng (114m), Doãn Lại (109m) có ý nghĩa lớn về quân sự khi có chiến tranh. Địa hình đồi núi hiện nay cơ bản được tạo nên nhờ các chuyển động nâng kiến tạo từ cuối Đệ tam kéo dài tới Pleistocen. Trong Pleistocen, môi trường lục địa kéo dài và có những lần biển lấn, rõ nhất là vào nửa sau Pleistocen muộn, khoảng 3 5 vạn năm trước. Vào tận cuối Pleistocen muộn, do băng hà lần cuối cùng, mực biển hạ thấp hơn hiện nay 100120m. Biển tiến Holocen mở rộng c ực đại ứng với mực biển cổ +46m vào 56 nghìn năm trước, sau đó nâng hạ tương đối một số lần và dâng cao dần từ khoảng 1 nghìn năm trước cho đến nay. Đồng bằng Đồng bằng chủ yếu có nguồn gốc bồi tụ châu thổ có độ cao bề mặt 0,54m. Đồng bằng bị chia cắt bởi hệ thống sông, lạch, ao, hồ khá dày đặc và các hệ thống đê cát cổ cao 22,5m đến 56m tạo thành các dải song song với bờ biển hiện nay. Đồng bằng có hầu hết diện tích được đê bao ngăn lũ và mặn. Đồng bằng không đồng nhất về hình thái, nguồn gốc, tuổi và có thể phân biệt thành các bậc: tích tụ sông biển tuổi Pleistocen muộn, tạo thành dải hẹp cao 812m; tích tụ sông biển Holocen sớmgiữa, bề mặt cao 24m, phân bố thành các mảng lớn; tích tụ sông biển, đầm lầy biển Holocen muộn khá rộng và thoải, cao 0,51,5m, không bị ngập triều là nhờ có đê bao. Tại rìa đồng bằng giáp đồi núi có mặt các thềm tích tụ biển gồm ba bậc. Thềm bậc III, cao 1015m, tuổi Pleistocen muộn. Thềm bậc II, cao 4 6m, tuổi Holocen giữa. Thềm tích bậc I, cao 33,5m, tuổi Holocen muộn. Trên bề mặt đồng 4
- bằn có mặt 5 hệ thống đê cát biển cổ và hiện đại cấu tạo bằng cát, sạn. Hệ 1 cao 46m; Hệ 2 cao 33,5m; Hệ 3 cao 22,5m; Hệ 4 cao 2,53m; Hệ đê 5 cao 33,5m. Hệ 1 tuổi Holocen giữa và các hệ còn lại tuổi Holocen muộn, trẻ dần ra phia biển (hình 2). Chúng ít bị ngập lụt và có chứa nước ngầm nhạt tầng nông nên thường là nơi tập trung dân cư. Hệ thống sông lạch Ba cửa sông chính đổ ra biển là Lạch Huyện, Nam Triệu, Cấm Lạch Tray (hình 3). Sông Bạch Đằng là phần hạ lưu của hệ thống sông Thái Bình bắt nguồn từ vùng núi Đông Bắc. Các sông Lục Nam, Thương, Cầu và Đuống sau khi hợp lưu ở gần Phả Lại, cách biển 90km đã phân thành hai nhánh chính là sông Kinh Thầy và Thái Bình. Sông Thái Bình tiếp tục phân thành hai nhánh là Thái Bình và Văn úc trước khi đổ ra vùng biển tây nam Đồ Sơn. Đến khoảng Bến Triều, cách biển chừng 48km, sông Kinh Thầy cũng phân thành hai nhánh chính là sông Đá Bạch và sông Kinh Thầy. Gần sát biển, hai nhánh này hợp lưu và rồi lại phân lưu thành sông Chanh đổ ra cửa Lạch Huyện, sông Bạch Đằng đổ ra cửa Nam Triệu, sông Cấm và sông Lạch Tray đổ ra cửa Ba Lạch. Hình 2. Hệ thống đê cát cổ và đường bờ cổ ven bờ Bắc Bộ [10] 5
- Hình 3. Quan hệ giữa sông Bạch Đằng với thành Thăng Long trong hệ thống thuỷ đạo đồng bằng sông Hồng và lân cận [1] Vùng Sông Bạch Đằng dài 42km, trung bình rộng 1km, sâu 8m; sông Cấm dài 37km, trung bình rộng 400m, sâu 7m; sông Lạch Tray dài 43km, trung bình rộng 120m, sâu 4m. Trong hệ thống sông Bạch Đằng, còn có một số nhánh nối ngang như sông Tam Bạc nối Cấm và Lạch Tray, sông Ruột Lợn nối sông Cấm với sông Bạch Đằng. Ngoài ra, còn có sông Yên Lập bắt nguồn từ vùng núi Quảng Ninh, ra đến biển phân thành nhánh sông Bình Hương đổ ra vịnh Hạ Long và Gành Sy đổ ra cửa Lạch Huyện. Lòng các sông Gành Sy, Bình Hương, Chanh và Bạch Đằng được mở rất rộng trước khi đổ ra biển, thường 500800m, có nơi trên 1km như ở sông Bạch Đằng. Vùng Vùng triều cửa sông VCS có cấu trúc nửa kín, thuỷ triều là động lực ưu thế, là một vực nước lợ mặn, hoà trộn nước sôngbiển khá tốt, phân tầng nước yếu, cân bằng bồi xói nghiêng về xói lở, xâm thực. Các bãi triều lầy rậm rạp thực vật ngập mặn tự nhiên, hệ lạch triều, kênh triều dày đặc (hình 4), các doi cát triều nằm dọc ven bờ các luồng sâu rộng là những dạng địa hình nguồn gốc triều đặc trưng. Các tích tụ đầm lầy biển tuổi Hollocen giữa muộn, cao 0,5 – 1,5m và tuổi Holocen muộn cao 0 1,0m. Nhiều nơi, dưới bề mặt các đầm lầy sú vẹt gặp rất nhiều di tích mảnh gốm sứ thời phong kiến. Đó là bằng chứng biển lấn vào các khu dân cư xưa. 6
- Hình 4. Hệ thống lạch triều ở VCS Bạch Đằng Phía ngoài vùng cửa sông là vùng biển nông ven bờ, có độ sâu khoảng 5 6m đến 25 30m nằm trong phạm vi tác động rõ của sóng đến đáy biển và là vùng đồng bằng đáy biển tích tụ bào mòn dưới tác dụng của dòng hải lưu ven bờ [11]. 2. Khí hậu VCS nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa. Mùa hè nóng ấm trùng vào mùa gió tây nam với các hướng thịnh hành đông và đông nam, thường có bão và áp thấp nhiệt đới với tốc độ gió cực đại đạt 35 50m/s. Mùa đông trùng vào mùa gió đông bắc với các hướng thịnh hành là bắc, đông bắc. Gió hướng đông ưu thế trong các tháng 124, tốc độ trung bình 5,4 5,9m/s; gió đông nam và nam ưu thế vào các tháng 5 8, trung bình 5,5 6m/s và gió bắc và đông bắc ưu thế vào tháng 9 11, trung bình 5,6 6,3m/s. Mỗi tháng mùa đông có 3 4 đợt, có khi 5 6 đợt gió mùa đông bắc, mỗi đợt kéo dài 3 5 ngày, sức gió rất mạnh, nhiều khi đạt đến cấp 7, 8. Gió mùa đông bắc kèm theo giá lạnh, mưa phùn. Hàng năm có 24 ngày mưa phùn và 15 20 ngày sương mù. Mưa phùn vào tháng 12 4, nhiều nhất vào các tháng 2, 3, gây ẩm ướt, nhiều khi kèm theo lạnh buốt. Sương mù chủ yếu vào mùa đông, khoảng tháng 114, có khi kéo dài đến tháng 6, mật độ cao từ 58 giờ sáng và càng ra khơi, số ngày sương mù càng tăng, làm tầm nhìn rất thấp, có khi chỉ vài mét, gây nhiều trở ngại cho giao thông. Chế độ gió ảnh hưởng rất lớn đến các vật thể trôi. Tại VCS, quanh năm gió hướng Đ và ĐĐN chiếm ưu thế (hình 5 và 6). Đặc biệt trong mùa khô (mùa Đông), các hướng này càng chiếm ưu thế (tổng tần xuất chiếm 42,35%) và phân bố ở các 7
- khoảng tốc độ gió cao. Trong khi đó, các hướng gió liên quan đến hướng Tây (T, TTB và TB) chiếm tần xuất rất nhỏ, chỉ 3,26% và thường phân bố ở khoảng tốc độ gió nhỏ (bảng 1). Như vậy, về mùa đông, các vật thể trôi chủ yếu trôi từ phía bờ Đông sang phía bờ tây sông Bạch Đằng. Bảng 1. Tần suất vận tốc gió và các hướng trong mùa khô (tháng 123) tại Hòn Dáu (19602011) [13] Khoảng vận tốc (m/s) Tổng Hướng 3.0 4.0 5.0 6.0 số (%) 1.0 2.0 2.0 3.0 4.0 5.0 6.0 7.0 >= 7.0 N 3.34 4.56 1.20 3.13 0.98 1.33 2.08 16.62 NNE 0.41 0.93 0.31 0.91 0.24 0.61 0.79 4.19 NE 1.61 2.80 0.86 2.41 0.68 1.12 1.63 11.11 ENE 0.67 1.28 0.38 1.38 0.35 0.96 2.14 7.16 E 2.98 5.70 2.53 6.68 2.74 4.74 9.81 35.19 ESE 0.48 1.30 0.85 1.77 0.55 1.19 0.94 7.08 SE 0.80 1.52 0.48 1.35 0.27 0.54 0.32 5.27 SSE 0.17 0.34 0.09 0.23 0.04 0.04 0.07 0.97 S 0.33 0.53 0.12 0.28 0.06 0.07 0.17 1.56 SSW 0.08 0.17 0.01 0.07 0.00 0.01 0.04 0.39 SW 0.10 0.11 0.04 0.06 0.01 0.02 0.02 0.34 WSW 0.03 0.05 0.01 0.01 0.00 0.00 0.00 0.10 W 0.17 0.11 0.00 0.02 0.00 0.00 0.00 0.31 WNW 0.11 0.10 0.00 0.02 0.00 0.00 0.00 0.23 NW 1.08 1.08 0.18 0.26 0.05 0.04 0.02 2.72 NNW 0.83 1.00 0.21 0.44 0.02 0.16 0.13 2.80 Tổng số (%) 13.19 21.58 7.28 19.03 5.99 10.82 18.15 96.04 Tần suất lặng gió (%) 3.96 Lượng mưa khoảng 1500 1800mm/năm, với 120 ngày có mưa trong năm. Mùa mưa trùng mùa hè nóng, tháng 510, chiếm 80 90% lượng mưa cả năm và nhiều nhất vào các tháng 7, 8 và 9. Mùa khô từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau, cơ bản trùng mùa lạnh. Tháng 12 và tháng 1 mưa ít nhất, chủ yếu là mưa phùn. 8
- Hình 5. Hoa gió trong nhiều năm (1960 Hình 6. Hoa gió trung bình nhiều năm 2011) tại Hòn Dấu [13]. vào mùa khô (19602011) tại Hòn Dấu [13]. 3. Thủy văn a. Thủy văn sông Vùng có ba cửa sông chính đổ ra biển là Lạch Huyện, Nam Triệu, Lạch Tray và có bốn sông chính là Sông Yên Lập (nay thành hồ chứa), sông Bạch Đằng (dài 42km, trung bình rộng 1km, sâu 8m); Sông Cấm (dài 37km, trung bình rộng 400m, sâu 7m) và Sông Lạch Tray (dài 43km, trung bình rộng 120m, sâu 4m). Hàng năm các sông đổ ra biển khoảng 14 km3 nước và 5 triệu tấn bùn cát chủ yếu qua cửa Nam Triệu. Trong đó, sông Cấm có lưu lượng lớn nhất trong vùng, mỗi năm đổ ra biển 10 – 11 km 3 và gần 4 triệu tấn bùn cát, sông Lạch Tray 1,5 km 3 nước và khoảng 1 triệu tấn bùn cát, sông Đá Bạch khoảng 1 km3 nước mỗi năm. Trong mùa mưa lũ (tháng 6 10), tải lượng nước chiếm 75 85% và tải lượng bùn cát chiếm 90 95% tổng lượng cả năm. VCS Bạch Đằng là một vực nước lợ mặn có độ mặn thay đổi trong khoảng 0,532%0 (0,525%0 về mùa mưa, 0,532%0 về mùa khô). Độ mặn 0,520%0 đặc trưng cho khu cửa Cấm Nam Triệu. Độ mặn 1023%0 đặc trưng cho khu Lạch HuyệnYên Lập. b. Sóng biển Do cấu trúc nửa kín, sóng biển nói chung không lớn, trừ những dịp bão, tần xuất lặng sóng đạt 20 21%. Độ cao sóng lớn nhất 2 3m, sóng bão đạt 4 5m, cực đại 5,6m. Vào mùa đông, khoảng tháng 9 – tháng sóng có độ cao trung bình 0,5 0,75m, thịnh hành hướng đông với tần xuất 34% và đông bắc với tần xuất 14%. Vào mùa hè, từ tháng 3 đến tháng 8, sóng có độ cao trung bình 0,7 0,9m, thịnh hành hướng đông nam với tần xuất 27% và hướng nam với tần xuất 22%. Vào các tháng chuyển tiếp 4 và 10, sóng hướng đông và đông nam ưu thế, độ cao trung bình 0,75m. c. Thủy triều và mực nước Thuỷ triều kiểu nhật triều đều điển hình (hình 7) với hầu hết số ngày trong tháng là nhật triều. Trong một pha triều 25 giờ có một lần nước lớn và một lần nước ròng. Trong một tháng mặt trăng có hai kỳ nước cường, mỗi kỳ 11 13 ngày, 9
- độ lớn triều dao động 2,6 3,6m và hai kỳ nước kém, xen kẽ, mỗi kỳ 3 4 ngày có độ lớn triều 0,5 1,0m. Mùa hè, triều mạnh vào các tháng 5, 6, 7, yếu vào các tháng 8, 9 và thường dâng cao vào buổi chiều. Mùa đông, triều mạnh vào các tháng 10, 11, 12, yếu vào các tháng 3, 4 và thường dâng cao vào buổi sáng. Độ lớn thuỷ triều thuộc loại lớn ở nước ta, trung bình 3,0m, cực đại 4,18m, cực tiểu 1,75m. 4.5 4 3.5 Mực nước (m) 3 2.5 2 1.5 1 0.5 0 0h5/1 8h6/1 0h1/1 8h2/1 16h3/1 0h9/1 8h10/1 16h11/1 0h13/1 16h15/1 0h17/1 8h18/1 16h19/1 0h21/1 8h22/1 16h23/1 8h26/1 16h27/1 0h29/1 16h31/1 16h7/1 8h14/1 0h25/1 8h30/1 Thời gian Hình 7. Dao động mực nước tại Hòn Dâu tháng 1/2007 [3] Tại Hòn Dấu: Mực triều cực đại 4,0m Mực triều thấp nước kém 1,1m Mực triều cao nước cường 3,6m Mực triều thấp nước cường 0,4m Mực triều cao nước kém 2,4m Mực triều thấp nhất 0,0m Mực triều trung bình 1,86m Mực nước trung bình trên các sông so với mực biển thấp nhất tại Hòn Dáu khoảng 210256 cm, có thể vượt 4,5m khi có lũ. Ảnh hưởng thuỷ triều trên các sông rất lớn, chi phối mực nướcdòng chảy và truyền mặn sâu vào lục địa. Sóng triều truyền sâu đến tận Phả Lại, cách biển 90km và biểu hiện đến tận Phủ Lạng Thương, cách biển 140km. Tuy nhiên, giới hạn truyền mặn 1 0/00 chỉ đến Bến Triều, cách biển 48km. Tương quan thời gian chảy lên và xuống trên sông Đá Bạch Bạch Đằng là 910 giờ/16 15giờ vào mùa hè; 11 12/1314 giờ vào mùa đông; trên sông Cấm là 12/13 giờ ở cả hai mùa. Tốc độ dòng ở cửa sông mùa khô trung bình 10 15cm/s, hiếm khi vượt 50cm/s và bị dòng triều lấn át. Vào ngày lũ, dòng chảy sông lớn, thường trên 100cm/s, đạt tới 1,82,5m/s, lấn át dòng triều và chảy xuống chiếm hầu hết thời gian trong ngày. d. Dòng chảy Dòng chảy có thành phần dòng nhật triều quyết định, nên có tính thuận nghịch trong ngày, phụ thuộc vào địa hình bờ, hướng bờ, luồng lạch và cửa sông [2]. Dòng chảy mạnh vào các tháng 6, 7, 12, 1, yếu vào các tháng 3, 4, 8, 9 và mạnh nhất khi mực nước dao động lên xuống ngang qua mực triều trung bình. Tốc độ dòng trong khoảng rất rộng từ 0,11,8m/s, trung bình 1030cm/s. Tại cửa Nam Triệu, tốc độ dòng chảy xuống cực đại 90cm/s và chảy lên cực đại 60cm/s. Phía ngoài VCS, dòng chảy triều yếu đi và vai trò dòng chảy mùa thể hiện rõ ràng. Mùa hè, dòng chảy hướng đông bắc tốc độ 10 15cm/s, mùa đông dòng chảy hướng tây nam, tốc độ 20 30cm/s. 10
- Hình 8. Mô hình dòng chảy (Delf 3D) sông Bạch Đằng tại tầng mặt giữa pha triều xuống mùa Đông (kỳ nước cường 7h, 20/3/2009) [14]. Hình 9. Hoa dòng chảy thực đo tầng giữa trạm BR1(Bến Rừng) vào mùa Đông (tháng 01/ 2007) [5] Chế độ dòng chảy nước mặt khu vực Bến Rừng được tính cho mùa khô (01/2007 và 3/2009) và mùa mựa (6/2007 và 8/2009): tốc độ dòng chảy trong mùa mưa có xu thế chung lớn gấp 23 lần mùa khô, thậm chí đến 5 lần tại khu vực sông Ruột Lợn khi triều xuống [5, 14]. Mùa khô, tốc độ dòng chảy có giá trị trung bình 20 35 cm/s, giá trị cực đại có thể đạt 80 cm/s, hướng dòng chảy theo trục lòng dẫn. Thời gian chảy xuống chiếm 60 70%, tốc độ dòng chảy xuống cũng giảm hẳn. Tốc độ dòng chảy hầu hết tại các khu vực hơn nhau không đáng kể, phía khu vực thượng lưu của sông Bạch Bằng có giá trị lớn nhất. Khu vực phía hạ lưu dòng chảy 11
- xuống có hướng NTN và dòng chảy lên có hướng ngược lại. Vào mùa khô, tại khu vực phân lưu cửa sông Chanh, do dòng chảy đổi hướng nên tốc độ dòng chảy ở đây nhỏ hơn so với khu vực lòng dẫn chính của sông Bạch Đằng (hình 8). Mùa mưa tốc độ dòng chảy trung bình toàn bộ khu vực tính toán có giá trị đạt 30 35 cm/s khi chảy lên và 40 50 cm/s khi chảy xuống. Khi chảy xuống, dòng chảy hạ lưu sông Bạch Đằng có sự hợp lưu của các sông Đá Bạc, Giá, Ruột Lợn và dòng triều nên giá trị cực đại có thể đạt 100 120cm/s. Khu vực phân lưu tại cửa sông Chanh và hợp lưu cửa sông Ruột Lợn giá trị vận tốc đáng kể trong cả khi chảy lên và chảy xuống. Tốc độ dòng chảy thường lớn nhất khi triều đang xuống qua mực triều trung bình. Hàm lượng trầm tích lơ lửng trong nước VCS biến thiên trong khoảng rộng 101000g/m3. Vào mùa mưa, trầm tích lơ lửng khoảng 53215g/m3 lúc triều xuống, và khoảng 2050g/m3 lúc triều lên. Về mùa khô, trầm tích lơ lửng khi triều xuống đạt 4292g/m3 và đạt 56148g/m3 khi triều lên. 4. Hệ sinh thái So với HST VCS châu thổ, HST VCS hình phễu có những đặc điểm khác biệt như hoà trộn nước sông biển tốt hơn nên nước phân tầng yếu, độ mặn thường cao hơn (ở mức lợ mặn), các đới sinh thái diễn thế về phía lục địa (châu thổ điển hình diễn thế về phía biển); cấu trúc quần xã sinh vật ổn định hơn và đa dạng sinh học (đa dạng các hệ sinh thái và đa dạng loài) cao hơn. Các hệ sinh thái cơ bản trong VCS Bạch Đằng bao gồm [12]: 1 nhóm các HST lục địa: HST đồi núi; HST đồng bằng; HST các thuỷ vực nước ngọt (ao hồ, sông lạch v.v.) và HST đảo; 2 nhóm các HST vùng triều cửa sông bao gồm: HST rừng ngập mặn; HST bãi triều; HST bãi cát biển; HST bãi triều rạn đá; HST đáy mềm. Hình 10. Rừng ngập mặn (đước và vẹt dù) Hình 11 . Rừng ngập mặn (bần chua) HST rừng ngập mặn là một trong những HST cơ bản của HST VCS hình phễu Bạch Đằng, chiếm phần diện tích lớn. Đây là một HST tiêu biểu cho vùng cửa sông nhiệt đới, ưu thế là các loài mắm quăn, vẹt dù, đước vòi, bần chua, trang và sú. Rừng ngập mặn thường chỉ cao 2 4m, nhưng mọc rất dày, có ý nghĩa lớn về đa dạng sinh học, sinh thái, tăng cường bồi tụ và phòng chống thiên tai. HST rừng ngập mặn VCS Bạch Đằng có hai quần thể thực vật đặc trưng: quần thể đước và vẹt dù phân bố ở vùng nước mặn lợ và quần thể bần chua ở vùng nước lợ nhạt (hình 10 và 11). 12
- 5. Nhận xét về hoàn cảnh tự nhiên khi xảy ra chiến trận 1288 Như vậy, về phân vùng tự nhiên, VCS Bạch Đằng thuộc vùng ven bờ Đông bắc, nằm ở cạnh rìa đông bắc châu thổ sông Hồng hiện đại. Nhìn nhận ở góc độ lịch sử tự nhiên, hiện nay VCS Bạch Đằng có cấu trúc VCS hình phễu điển hình và độc lập tương đối với vùng cửa sông châu thổ sông Hồng hiện đại. Nhưng khoảng khoảng 5 7 trăm năm trước, nó là một bộ phận của châu thổ sông Hồng, có bờ biển bồi tụ lấn xa ra biển hơn hiện nay. Quá trình hình phễu hóa VCS Bạch Đằng bắt đầu khoảng 5 – 7 trăm năm qua. Mối quan hệ của Kinh đô Thăng Long với hệ thống sông Hồng Thái Bình đã thay đổi theo thời gian, phụ thuộc vào sự biến đổi của bản thân hệ thống sông này. Dường như có một xu thế khá rõ ràng là từ đầu Công nguyên đến nay hệ thống sông Hồng Thái Bình đã chuyển nguồn phù sa của mình dần từ phía ĐB về phía TN để bồi đắp nên những đồng bằng mầu mỡ và lịch sử khai phá các vùng đất mới ven biển cũng chuyển dần từ vùng bờ ĐB về TN [1]. Như vậy, trận thủy chiến Bạch Đằng năm 1288 xảy ra trên đoạn Phà Rừng sông Chanh là trong môi trường VCS châu thổ, mà sông ngày đó có lẽ nông hơn và hẹp hơn ngày nay. Chính mô tả của Nguyễn Trãi trong cuốn dư địa chí cũng cho thấy sông Bạch Đằng thời Nhà Lê hẹp và nông hơn bây giờ nhiều. Trong bài “Phú Bạch Đằng Giang” của Trương Hán Siêu cũng có câu: “Bờ lau san sát; Bến lách đìu hiu...”. Nhóm cây lau lách, trong đó có cây sậy (Phragmites) thường mọc ở đầm lầy, bãi bồi ven sông nước ngọt hoặc lợ nhạt, khá phổ biến ở ven bờ châu thổ, thuộc nhóm hòa thảo, không thuộc nhóm sú vẹt (Mangroves). Nếu mô tả ở bài “Phú Bạch Đằng Giang” là chuẩn xác thì VCS Bạch Đằng thời chiến trận 1288 quả thật là VCS châu thổ nước lợ và lợ nhạt, không phải là VCS hình phễu nước mặn và lợ mặn như ngày nay. Về các HST, HST rừng ngập mặn khi ấy ưu thế là cây bần chua (hình 11) xen lau sậy, không phổ biến đước vẹt, lẫn bần chua như ngày nay. Tuy nhiên, rừng sú vẹt dày đặc (hình 10) gần như không thể lội bộ xuyên qua. Vì vậy, rừng bần chua và lau sậy dễ giấu quân và thuyền mảng chuẩn bị cho trận đánh chính. Những HST gò đồi bây giờ khi ấy có thể là phổ biến HST rừng mưa nhiệt đới nguyên sinh, rất nhiều cây gỗ lim, cho phép khai thác nhanh một khối lượng đáng kể để dựng lên trận địa cọc. Nhờ có quá trình ngập chìm và hình phễu hóa mà mạng lưới sông VCS Bạch Đằng ít bị thay đổi, khác với dòng sông lớn châu thổ lớn như sông Hồng (Việt Nam), hay Hoàng Hà (Trung Quốc) liên tục chuyển dòng theo các chu kỳ có độ dài thời gian khác nhau. Tuy nhiên, trục dòng sông Bạch Đằng có thể đã di chuyển hàng trăm mét và thời chiến trận Ghềnh Cốc có thể không phải là nơi trục dòng sông đi qua. Bằng chứng là trục lòng sông Chanh, chỉ là một nhánh nhỏ của sông Bạch Đằng mà cũng đã dịch chuyển lòng một vài trăm mét về phía nam. 13
- Về mực nước biển, nhiều tài liệu nghiên cứu của chúng tôi đã chứng minh mực nước biển chân tĩnh khoảng nghìn năm trước thấp hơn hiện nay trên dưới một mét và vào thời chiến trận 1288 có thể thấp hơn hiện nay trên dưới nửa mét. Về thủy triều, đã có những tư liệu thể hiện khả năng biên độ dao động triều hiện tại lớn hơn quá khứ 5 – 6 nghìn năm trước (độ cao các vết lõm ăn mòn trên vách đá vôi Hạ Long có kèm theo tuổi tuyệt đối C14 phân tích từ vỏ hầu hà). Dự đoán rằng, chế độ nhật triều đều và quy luật dao động thủy triều theo lịch mặt trăng không thay đổi so với ngày nay, nhưng độ lớn triều thời chiến trận 1288 có thể nhỏ hơn hiện nay khoảng 0,2 – 0,5m. Tuy nhiên, tất cả những điều này hoàn toàn không mâu thuẫn gì với khung cảnh triều lên hùng vĩ ở VCS khi ấy: “Bát ngát sóng kình muôn dặm; Thướt tha đuôi trĩ một màu”. Đã nhiều ý kiến nói đến vai trò của thủy triều trong trận đánh, nhưng hầu như chưa thấy nói đến vai trò của các yếu tố khác, đặc biệt là vai trò quan trọng của dòng chảy và gió. Mô hình dòng chảy trên hình 8 và sơ đồ hoa dòng các giá trị thực đo trên hình 10 thể hiện hướng và tốc độ dòng chảy trên đoạn chính sông Bạch Đằng, nơi trục lòng có hướng chủ đạo Bắc – Nam vào ngày triều cường khi triều xuống. Ta thấy, dòng có hướng chảy chủ đạo Bắc Nam trên sông Bạch Đằng có tốc độ lớn hơn hẳn dòng chuyển hướng vào sông Chanh. Nếu có các bè lửa thả trôi trên sông Bạch Đằng, tỷ lệ trôi vào cửa sông Chanh rất thấp. Các bè lửa chỉ có thể trôi vào cửa sông Chanh khi “mượn” được gió hướng Tây, tương tự như Gia Cát Lượng “mượn” gió hướng Đông trong trận Xích Bích. Nhưng điều này gần như không thể xảy ra trong trận chiến 1288. Thông tin trên bảng 1 và hình 6 cho thấy, vào mùa đông nhóm gió hướng đông ở đây chiếm ưu thế tuyệt đối về tần xuất và tốc độ so với gió nhóm hướng tây. Vì vậy, các bè lửa trên sông Bạch Đằng nếu thả trôi tự do thì gần như toàn bộ trôi xuôi ra phía cửa Nam Triệu và trôi lệch về Thủy Nguyên thuộc phía bờ tây sông Bạch Đằng. Trận đánh xảy ra vào mùa Đông, khả năng có nhiều sương mù trên sông thuận lợi cho bí mật chuẩn bị và tác chiến, quan hệ giữa giờ mặt trời (ngày đêm) và giờ thủy triều (nước cường – nước ròng) được bố trí hợp lý tối đa. Bối cảnh thời tiết mùa đông có thể có có mưa phùn, nhưng rất hiếm khi có mưa lớn, nên các bè hỏa công phát huy tác dụng và đảm bảo tính chắc chắn cho thành công của trận đánh rất cao. Qua nhiều bước chuẩn bị kỹ lưỡng mà quan trọng nhất là xây dựng trận địa cọc, thì đánh hỏa công bằng thả bè lửa là bước cuối cùng quyết định thắng lợi của trận đánh. Có thể, khác với trận địa cọc của chiến trường năm 938 có chức năng chính là “phá” – tức là đâm thủng thuyền giặc Nam Hán khi chúng rút chạy về phía hạ lưu khi triều rút, trận địa cọc năm 1288 chủ yếu có chức năng “cản” thuyền giặc và biện pháp quyết định là thiêu cháy các chiến thuyền địch khi chúng bị dồn tụ lại trước vùng bãi cọc. Với chức năng cản, có thể có những đoạn cọc đóng nổi trên mặt nước và đã được phủ cỏ ngụy trang. Ngay cả bãi cọc sông Chanh đã được phát hiện, qua phân tích thấy rằng đây cũng chỉ là bãi cọc cắm trên vùng bãi bồi thấp, chưa phải là chỗ trên lòng chính của sông này. 14
- Vậy đâu là bãi cọc chính của chiến trường 1288?. Theo phân tích như trên thì ít khả năng là sông Chanh, mà bãi cọc tìm thấy cạnh sông Chanh cùng với các bãi sông nhánh khác có thể chỉ là các bãi phụ nhằm chặn đường rút của thuyền giặc sang Vịnh Hạ Long. Trận đánh chính trên sông Bạch Đằng và bãi cọc chính rất có khả năng cắm qua dòng chính của sông Bạch Đằng khi ấy có cấu trúc VCS châu thổ, nông và hẹp hơn hiện nay. Nếu quả vậy, quy mô, tính chất ác liệt và ý nghĩa của trận đánh còn lớn hơn nữa. KẾT LUẬN Chiến trường 1288 nằm tại khu trung tâm của VCS Bạch Đằng. Hiện nay, VCS này có cấu trúc vùng cửa sông hình phễu (estuary) – một vùng cửa sông hình phễu nhiệt đới gió mùa có thủy triều nhật triều biên độ lớn điển hình của thế giới. Nhưng khi xảy ra chiến trận, VCS này có cấu trúc châu thổ (delta) và bắt đầu chuyển dịch sang quá trình hình phễu hóa. So với ngày nay, đặc điểm điều kiện tự nhiên VCS khi ấy có nhiều yếu tố bảo tồn tương tự mang tính kế thừa, nhưng cũng có những đặc điểm đã thay đổi nhiều. Trong ba nhóm yếu tố cơ bản nhất có liên quan là địa hình, khí hậu và thủy văn thì các yếu tố khí hậu ít thay đổi nhất và yếu tố địa hình thay đổi nhiều nhất. Ngoài ra, tính chất hoang sơ của các hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới và rừng ngập mặn cũng có nhiều thay đổi. Các yếu tố tự nhiên của vùng chiến trường 1288 đã được sử dụng triệt để và đã góp phần tạo nên thắng lợi hoàn mỹ của trận đánh. Tuy nhiên, sức mạnh quân sự và tương quan lực lượng vượt qua các yếu tố ngẫu nhiên và bất thường của điều kiện tự nhiên mới là yếu tố quyết định thắng lợi của chiến trận. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Đức An, Trần Đức Thạnh, 2010. Về vị trí địa lý và vị thế thành Thăng Long. Kỷ yếu Hội nghị Quốc tế: Phát triển bền vững Thủ đô Hà Nội văn hiến, anh hùng, vì hoà bình. Hà Nội 79/10/2010. Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội. Tr.969 – 980. 2. Đỗ Trọng Bình, Trần Anh Tú, Vũ Duy Vĩnh, 2010. Nghiên cứu đánh giá lan truyền các chất gây ô nhiễm khu vực cửa sông ven biển Hải Phòng bằng mô hình toán học. Báo cáo ĐT cấp thành phố Hải Phòng. Lưu trữ tại Viện TN&MTB. 3. Nguyễn Minh Hải, 2010. Nghiên cứu hiện tượng nước dâng ở vùng ven biển Hải Phòng. Lưu trữ tại Viện TN&MTB. 4. Lafond, R., 1967. Etudes littorales et estuariennes en zone intertropicale humide. Thesè de docteur des sciences naturalles. Univ. de Paris Tom I (416p), II (400p), III(42p). 5. Trần Đình Lân, Lê Xuân Sinh, 2007. Dự báo nguy cơ ô nhiễm và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường khu công nghiệp Bến Rừng, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng. Báo cáo tổng kết ĐT cấp thành phố Hải Phòng. Lưu trữ tại Viện TN&MTB. 6. Pritchard, D.W., 1967. What is an Estuary? Estuaries Pub. n 0 83. AAAS. Washington D. C, p. 149157. 7. Trần Đức Thạnh và nnk, 1983. Hệ thống vùng cửa sông ở ven bờ Hải PhòngQuảng Yên. Hội nghị " Sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường" Hà Nội 11/1983. 8. Trần Đức Thạnh, 1987. Vùng cửa sông Bạch Đằng. Nghiên cứu lịch sử Hải Phòng. N02 trang 3341. 9. Trần Đức Thạnh, 1993. Tiến hoá địa chất vùng cửa sông Bạch Đằng trong Holocen. Tóm tắt luận án PTS. ĐHTH Hà Nội, trang124. 15
- 10. Thanh, T.D., Saito, Y., Dinh, V.H., Nguyen, H.C., Do, D.C. 2005. Coastal erosion in Red River Delta: current status and response. In Z.Y. Chen, Y. Saito, S.L. Goodbred, Jr. eds., MegaDeltas of Asia: Geological evolution and human impact, China Ocean Press, Beijing, pp. 98106. 11. Trần Đức Thạnh và Đinh Văn Huy, 2010. Đặc trưng cơ bản về điều kiện tự nhiên vùng cửa sông Bạch Đằng. 12. Đỗ Công Thung và Trần Đức Thạnh, 2002. Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học Hải Phòng. Báo cáo koa học, lưu trữ tại Sở KHCN & MT Hải Phòng. 13. Trần Anh Tú, 2012. Đánh giá đặc trưng trầm tích lơ lửng khu vực cửa sông ven biển Hải Phòng. Luận văn Thạc sỹ. Lưu trữ tại Viện TN&MTB. 14. Vũ Duy Vĩnh, 2012. Nghiên cứu đặc điểm vận chuyển trầm tích lơ lửng vùng ven biển Hải Phòng bằng mô hình Delft3d. Luận văn Thạc sỹ khoa học, trường ĐHKHTN. 15. Xamoilov, I. B., 1952. Các vùng cửa sông. Nxb. "Geographyz", Mascơva, trang 1526. (tiếng Nga). 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa Mác – Lênin về phương thức sản xuất tư bản Chủ Nghĩa
57 p | 2153 | 538
-
ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG MÔN TRIẾT HỌC - CHƯƠNG XI LÝ LUẬN VỀ NHÀ NƯỚC VÀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
26 p | 306 | 77
-
Tóm lược nội dung ôn tập Lịch sử tư tưởng chính trị
11 p | 423 | 67
-
Bài giảng Kinh tế chính trị Mác-Lênin - Chương 1: Hàng hóa và tiền tệ
76 p | 815 | 61
-
Bài giảng Chương 1: Học thuyết giá trị
20 p | 331 | 39
-
Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin: Chương 4 - TS. Nguyễn Văn Ngọc
75 p | 135 | 25
-
Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin: Chương 4 - Phạm Thị Ly
68 p | 110 | 14
-
Bài giảng Nguyên lý cơ bản chủ nghĩa Mác-Lênin: Học thuyết giá trị - Học viện Nông nghiệp Việt Nam
7 p | 117 | 9
-
Vai trò của nhân viên xã hội trong giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông
8 p | 57 | 6
-
Phủ quốc
14 p | 90 | 3
-
Bài giảng Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử và Địa lí – Cấp trung học cơ sở
67 p | 83 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn