intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đại cương hóa hữu cơ bài tập tự luyện

Chia sẻ: Đỗ Thúy Anh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

281
lượt xem
39
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu 'đại cương hóa hữu cơ bài tập tự luyện', tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đại cương hóa hữu cơ bài tập tự luyện

  1. Khóa học LTĐH môn Hóa –Thầy Ngọc Đại cương hóa hữu cơ ĐẠI CƯƠNG HÓA HỮU CƠ BÀI TẬP TỰ LUYỆN 1. Cho các công thức sau: C2H6O, C4H10O2, C3H6O2, C3H7O2N, CH2O, C2H8N2, C4H9OH, CH3OC2H5. Số công thức thuộc loại CTĐGN là: A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. 2. Đốt cháy hoàn toàn 6 gam của mỗi chất hữu cơ X, Y, Z đều thu được 3,6 gam H2O và 8,8 gam CO2. Điều khẳng định nào sau đây là đúng nhất: A. Ba chất X, Y, Z là các anken hoặc xycloankan. B. Ba chất X, Y, Z là các đồng đẳng của nhau. C. Ba chất X, Y, Z là các đồng phân của nhau. D. Ba chất X, Y, Z có cùng công thức thực nghiệm. 3. Đốt cháy hoàn toàn 6 gam của mỗi chất hữu cơ X, Y, Z đều thu được 7,2 gam H2O và 13,2 gam CO2. Điều khẳng định nào sau đây là đúng nhất: A. Ba chất X, Y, Z là các ankan. B. Ba chất X, Y, Z là các đồng đẳng của nhau. C. Ba chất X, Y, Z là các đồng phân của nhau. D. Ba chất X, Y, Z có cùng công thức thực nghiệm. 4. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 rượu thuộc dãy đồng đẳng của etilenglicol bằng V lít (đktc) khí O2 vừa đủ rồi dẫn sản phẩm cháy qua bình chứa dung dịch Ca(OH)2 dư, thấy trong bình có có 35 gam kết tủa. Mặt khác, cũng hỗn hợp trên khi tác dụng với Na dư thu được 2,24 lít khí (đktc). Giá trị của V là: A. 12,88 lít. B. 10,64 lít. C. 25,76 lít. D. 21,28 lít. 5. X là một chất hữu cơ. Hàm lượng của C, H trong X lần lượt là 54,55% và 9,09%. X có thể là: A. CH3CH2OH. B. C3H7COOH. C. C3H7CHO. D. CH3COOH. 6. Phần trăm khối lượng các nguyên tố có mặt trong một chất hữu cơ là 52,2% C; 3,7% H; 44,1% Cl. Số nguyên tử C trong công thức đơn giản của chất này là: A. 7. B. 6. C. 4. D. 3. 7. A là một hợp chất hữu cơ chứa 4 nguyên tố C, H, O, N. Thành phần phần trăm khối lượng nguyên tố C, H, N lần lượt là: 34,29%; 6,67%; 13,33%. CTPT của A cũng là công thức đơn giản của nó. CTPT của A là: A. C9H19N3O6. B. C3H7NO3. C. C6H5NO2. D. C8H5N2O4. 8. Đốt cháy hết 3,36 lít hơi chất A (136,5˚C; 1,2 atm), thu được 8,064 lít CO2 (đktc) và 6,48 gam H2O. Công thức của A là: A. C3H6. B. Rượu alylic. C. Axit propionic (CH3CH2COOH) . D. C3H6On (n ≥ 0). 9. Đốt cháy 0,01 mol chất hữu cơ A, sản phẩm cháy gồm CO2 và H2O. Hấp thụ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư. Khối lượng bình tăng 3,1 gam và trong bình xuất hiện 5 gam kết tủa. A là: A. C5H10. B. C4H10. C. C4H8O2. D. C5H10On . 10. Đốt cháy hoàn toàn V lit hỗn hợp A gồm 1 ankan và 1 anken, sản phẩm thu được đem hấp thụ vào dung dịch Ca(OH)2 dư thay khối lượng dung dịch giảm 20,1 gam và tạo 60 gam kết tủa. Mặt khác, lấy V lít hỗn hợp A làm mất màu vừa đủ 16 gam Br2. V và công thức phân tử của ankan và anken là: A. 5,6 lít, C2H6, C2H4. C. 5,6 lít, C2H6, C3H6. B. 6,72 lít, C3H8, C4H8. D. 6,72 lít, CH4, C4H8. 11. Hỗn hợp A gồm 2 hiđrocacbon đồng đẳng liên tiếp. Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít hỗn hợp A cần dùng 6,496 lít O2. Hấp thụ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch NaOH dư thì khối lượng bình tăng 11,72 gam. Biết các thể tích khí đều đo ở đktc. Phần trăm thế tích mỗi khí trong hỗn hợp A là: A. 30%; 70%. B. 40%; 60% . C. 50%; 50%. D. 80%; 20%. 12. A là một hỗn hợp gồm 2 chất thuộc dãy đồng đẳng của Stiren có KLPT hơn kém nhau 14 đvC. Đốt cháy hoàn toàn m gam A bằng O2 dư. Cho sản phẩm cháy hấp thụ vào 300 ml dung dịch NaOH 2M. Khối lượng bình đựng dung dịch tăng 22,44 gam và thu được dung dịch D. Cho BaCl2 dư vào dung dịch D thu được 35,46 gam kết tủa. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. CTPT của 2 hiđrocacbon trong A là: A. C9H10; C10H12. B. C8H8; C9H10. C. C10H12; C11H14 . D. C11H14; C12H16. Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 1 -
  2. Khóa học LTĐH môn Hóa –Thầy Ngọc Đại cương hóa hữu cơ 13. Cho 5,9 gam amin đơn chức X tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được dung dịch Y. Làm bay hơi dung dịch Y được 9,55 gam muối khan. Số CTCT ứng với CTPT của X là: A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. (Trích đề tuyển sinh Cao đẳng, 2008) 14. A là một hiđrocacbon, thể tích metylaxetilen bằng 1,75 thể tích hơi A có cùng khối lượng trong cùng điều kiện. Số đồng phân mạch hở của A là: A. 6. B. 5. C. 4. D. 3. 15. A là đồng đẳng của rượu etylic có tỉ khối hơi so với oxi bằng 2,3125. Số đồng phân có mạch cacbon không phân nhánh của A là: A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. 16. Hợp chất hữu cơ đơn chức A chứa C, H, O và có KLPT là 46 đvC. Số chất thoả mãn điều kiện của X là: A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. 17. X là một chất hữu cơ được tạo bởi ba nguyên tố C, H và Cl. Phân tích định lượng cho thấy cứ 1 phần khối lượng H thì có 24 phần khối lượng C và 35,5 phần khối lượng Cl. Tỷ khối hơi của A so với hiđro bằng 90,75. Số đồng phân thơm của A là: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 18. Số hợp chất đơn chức, đồng phân cấu tạo của nhau có cùng CTPT C4H8O2 đều tác dụng với dung dịch NaOH là: A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. (Trích đề tuyển sinh Cao đẳng, 2007) 19. Este X không no, mạch hở có tỷ khối so với oxi là 3,125 và khi tham gia phản ứng xà phòng hóa tạo ra một anđehit và một muối của axit hữu cơ. Có bao nhiêu CTCT phù hợp với X: A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. (Trích đề tuyển sinh Cao đẳng, 2007) 20. Có bao nhiêu ancol bậc 2 no, mạch hở, đơn chức là đồng phân cấu tạo của nhau mà phân tử của chúng có phần trăm khối lượng cacbon bằng 68,18%: A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. (Trích đề tuyển sinh Cao đẳng, 2007) 21. Khi thực hiện phản ứng tách nước đối với ancol X, chỉ thu được một anken duy nhất. Oxi hóa hoàn toàn một lượng chất X thu được 5,6 lít CO2 (đktc) và 5,4 gam nước. Có bao nhiêu CTCT phù hợp với X: A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. (Trích đề tuyển sinh Cao đẳng, 2007) 22. Các đồng phân ứng với CTPT C8H10O (đều là dẫn xuất benzen) có tính chất tách nước thu được một sản phẩm có thể trùng hợp tạo polime, không tác dụng được với NaOH. Số đồng phân ứng với CTPT C8H10O thỏa mãn tính chất trên là: A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. (Trích đề tuyển sinh ĐH – CĐ khối B, 2007) 23. Khi phân tích thành phần của ancol đơn chức X thì thu được kết quả tổng khối lượng của cacbon và hiđro gấp 3,625 lần khối lượng oxi, số đồng phân ancol ứng với CTPT của X là: A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. (Trích đề tuyển sinh ĐH – CĐ khối A, 2008) 24. Cho 10 gam amin đơn chức X phản ứng với HCl dư thu được 15 gam muối. Số đồng phân cấu tạo của X là: A. 4. B. 5. C. 7. D. 8. (Trích đề tuyển sinh ĐH – CĐ khối A, 2009) 25. Một hợp chất X chứa 3 nguyên tố C, H, O có tỷ lệ khối lượng mC : mH : mO = 21 : 2 : 4, hợp chất X có CTĐGN trùng với CTPT. Số đồng phân cấu tạo thuộc loại hợp chất thơm ứng với CTPT của X là: A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. (Trích đề tuyển sinh ĐH – CĐ khối A, 2009) 26. Số chất ứng với CTPT C7H8O (là dẫn xuất benzen) đều tác dụng được với dung dịch NaOH là: A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 2 -
  3. Khóa học LTĐH môn Hóa –Thầy Ngọc Đại cương hóa hữu cơ (Trích đề tuyển sinh ĐH – CĐ khối B, 2009) 27. Cho sơ đồ phản ứng sau: C2H6O2 (X) C2H4O (Y) C2H6O (Z) C2H4O2(G). Chất nào trong dãy trên có nhiệt độ sôi cao nhất: A.Chất X. B. Chất Y. C. Chất Z. D. Chất G . 28. Chất nào trong dãy trên tác dụng với Na: A. Chất Y, chất Z và chất G. B. Chất X, chất Y, chất Z . C. Chất X, chất Z và chất G. D. Chất X và chất G. 29. Chất nào trong dãy trên có thể tác dụng với Cu(OH)2: A. Chất X, chất Y, chất G. B. chất X, chất Y, chất Z. C. Chất X, chất G. D. chất Y, chất G. 30. Số đồng phân cấu tạo của amin bậc một có cùng công thức phân tử C4H11N là: A. 4. B. 2. C. 5. D. 3. (Trích đề thi tuyển sinh Cao đẳng – 2009) Giáo viên: Vũ Khắc Ngọc Nguồn: Hocmai.vn Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 3 -
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
14=>2