intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp giúp làm quen nhanh với hóa học hữu cơ thông qua chương Đại cương về hóa học hữu cơ 11

Chia sẻ: Cỏ Xanh | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:56

22
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài này là đưa ra những giải pháp đúc rút mang tính kinh nghiệm của bản thân trong việc nâng cao chất lượng dạy học trong hóa hữu cơ - Hóa học 11 theo hướng giúp cho học sinh phát triển được năng lực tự học tự lĩnh hội kiến thức một cách chủ động và dễ dàng nhất.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp giúp làm quen nhanh với hóa học hữu cơ thông qua chương Đại cương về hóa học hữu cơ 11

  1. 1
  2. MỤC LỤC MỤC LỤC………………………………………………………………… i DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.………………………………………. iii PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………………….. 1 1.1. Lý do chọn đề tài…………………………………………….………... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu …………………………………………………. 1 1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu……………………….….………. 1 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu …………………………………… 2 1.5. Phương pháp nghiên cứu 2 1.6. Thời gian nghiên cứu và thực nghiệm ………………………………… 3 1.7. Những đóng góp của đề tài…………………………………………… 3 PHẦN II. NỘI DUNG……………………………………………………………. 3 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ……………………………………………………………… 3 2.2 CỞ  SỞ THỨC TIỄN……………………………………………………………… 5 2.2.1. Phương pháp điều tra, nghiên cứu để xác định cơ sở thực tiễn của đề tài 5 2.2.2.  Kết quả điều tra, khảo sát cơ sở thực tiễn của đề tài  6 2.3.  Biện pháp nghiên cứu………………………………………………………… 8 2.3.1.   Làm quen với hóa hữu cơ  thông qua chương Đại cương về  hóa   hữu cơ lớp 11……………………………………………………………… 8 2.3.2. Học lí thuyết……………………………………………………………… 8 2.3.3.  Đi cụ thể vào từng bài học trong chương 4 Đại cương hóa hữu cơ: 9 2.3.3.1. Nội dung chương trình hóa hữu cơ gồm: ……………………………… 10 2.3.3.2.   Giải   pháp   trong   từ   bài   cụ  12 thể……………………………………………… 12 CHỦ ĐỀ 1.  BÀI 20. MỞ ĐẦU VỀ HÓA HỌC HỮU CƠ  2 …………………… 4 CHỦ ĐỀ 2. BÀI 21: CÔNG THỨC PHÂN TỬ HỢP CHẤT HỮU  3 CƠ…… 0 CHỦ ĐỀ 3. BÀI 22. CẤU TRÚC PHÂN TỬ HỢP CHẤT HŨU  3 2
  3. CƠ……… 3 PHẦN III. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM………………………………………… 3 3 3.1. Mục tiêu của thực nghiệm sư  phạm…………………………………………… 3 3.2. Nội dung thực nghiệm sư phạm……………………………………………… 6 3 3.3. Kết luận phần 3……………………………………………………………… 8  PHẦN IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ………………………………………… 3 4.1. Kết luận……………………………………………………………… 9 4.2. Kiến nghị……………………………………………………………… 3 PHẦN V. TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………… 9 PHỤ LỤC 1……………………………………………………………… 3 9 PHỤ LỤC 2……………………………………………………………… 4 0 41 4 2 3
  4. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIÊT TẮT GV Giáo viên HS Học sinh ĐC Đối chứng TN Thực nghiệm SGK Sách giáo khoa GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo THPT Trung học phổ thông PPDH Phương pháp dạy học KTDH Kĩ thuật dạy học MĐ Mức độ SL Số lượng TL Tỷ lệ % CTĐGN Công thức đơn giản nhất CTPT Công thức phân tử HCHC Hợp chất hưu cơ 4
  5. 5
  6. PHẦN I: MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây việc tích cực đổi mới phương pháp dạy học  nhằm nâng cao chất lượng dạy học, tạo hứng thú, tích cực và chủ động cho học   sinh trong giờ học đang được mọi người quan tâm và trăn trở.  Tại cuối học kì 1 của lớp 11, học sinh bắt đầu đi vào làm quen với kiến   thức Hóa hữu cơ. Nếu cấp hai, học sinh chỉ  biết những hợp chất hữu có đơn   giản và thường gặp, thì ở phần Hóa hữu cơ lớp 11 này các em sẽ  học sâu hơn,  rộng hơn ,và mức độ khó cao hơn đòi hỏi  các em phải hiểu được bản chất của   vấn đề, phải có phương pháp học và ghi nhớ riêng mới hiểu được.        Với nhiều học sinh, việc học Hóa hữu cơ  giống như  bước chân vào   một thế giới hoàn toàn khác biệt với  kiến thức Hóa vô cơ hay Hữu có các em đã  tiếp xúc hồi học Trung học.      Trong những năm qua tôi đã dạy học sinh khối 11 của các lớp các em có  học lực từ  khá trở  xuống chủ  yếu là trung bình và yếu, nên việc tiếp thu kiến   thức của các em khá khó khăn và thụ  động.  Không ít em học sinh thấy đuối vì   khó tiếp thu kiến thức Hóa hữu cơ. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đổi mới phương pháp dạy học và tiếp cận   chương trình giáo dục phổ thông 2018. Xuất phát từ mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông 2018 về phát triển   năng lực người học. Xuất phát từ  thực trạng dạy học bộ  môn Hóa học THPT   theo định hướng phát triển năng lực tự học cho học sinh THPT.  Nhằm đáp  ứng mục tiêu đó tôi đã chọn nghiên cứu đề  tài: Một số  giải   pháp   giúp   làm   quen   nhanh   với   hóa   học   hữu   cơ   thông   qua   chương   Đại   cương về hóa học hữu cơ 11” 6
  7. 1.2. Mục đích nghiên cứu Đưa ra những giải pháp đúc rút mang tính kinh nghiệm của bản thân  trong  việc nâng cao chất lượng dạy học trong  hóa hữu cơ  ­ Hóa học 11 theo hướng   giúp cho học sinh phát triển được năng lực tự  học tự  lĩnh hội kiến thức một  cách chủ động và dễ dàng nhất. 1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu a. Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài về các vấn đề : +  Hoạt động nhận thức; các hình thức tư  duy của học sinh và vai trò   điều khiển của giáo viên trong quá trình dạy học trên quan điểm đưa học sinh   vào vị trí chủ thể của hoạt động nhận thức. + Những phẩm chất của tư duy; các phương pháp tư duy và việc rèn  luyện các thao tác để  phát triển tư  duy cho học sinh qua giảng dạy hóa học  ở  trường phổ thông. Đánh giá các trình độ phát triển tư duy của học sinh.  b.  Xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập hóa học phù hợp với các mức   độ  của trình độ  phát triển tư  duy của học sinh. Bước đầu nghiên cứu việc sử  dụng hệ  thống bài tập đó nhằm giúp cho học sinh lĩnh hội và vận dụng kiến   thức một cách vững chắc, phát triển năng lực tư duy logic. Từ đó rèn luyện tính  độc lập hành động và trí thông minh của học sinh. c. Thực nghiệm sư  phạm để  đánh giá chất lượng hệ  thống bài tập và  hiệu quả của việc sử dụng chúng trong giảng dạy hóa học.   1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.  4.1. Đối tượng nghiên cứu ­ Năng lực tự học đối với HS THPT. ­ Quy trình thiết kế các chủ đề dạy học. ­ Quy trình sử dụng các chủ đề để bồi dưỡng năng lực tự học. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu Quá trình dạy học hóa học 11 ở  trường THPT Diễn Châu 4 1.5. Phương pháp nghiên cứu 7
  8. Trong đề tài tôi đã sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu thường  quy gồm:  5.1. Nghiên cứu lý thuyết Nghiên cứu các công trình khoa học, các bài báo, các  ấn phẩm liên quan  đến hóa học hữu cơ, liên quan đến năng lựcg tự học của HS THPT. Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến nội dung chương trình và kiến thức   chương IV: Đai cương hóa hữu cơ lớp 11 cơ bản. 5.2. Phương pháp điều tra Lập phiếu điều tra về thực trạng sử nắm bắt kiến thức phần hóa học hữu  cơ của học sinh trước và sau khi áp dụng giải pháp vào dạy học  Lập phiếu điều tra kết quả  thực nghiệm sư  phạm trước và sau khi dạy   học chương Đại cương hóa hữu cơ lớp 11. 5.3. Phương pháp chuyên gia Tra đổi trực tiếp, xin ý kiến chuyên gia phương pháp dạy học, giáo dục và  các giáo viên dạy học bộ môn Hóa học ở trường trung học phổ thông về các vấn  đề liên qua đến đề tài. 5.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Xây dựng các tiêu chí đánh giá năng lực tự học của HS cấp THPT. Sau khi xây dựng nội dung và phương pháp, kỹ thuật tổ chức dạy học, tôi  tiến hành dạy thực nghiệm  ở  trường THPT Diễn Châu để  kiểm tra tính khách  quan, tính thực tiễn của đề tài. Kết quả thực nghiệm được đánh giá qua kết quả  phiếu điều tra. 5.5. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học Thu thập và thống kê số liệu từ kết quả của tất cả các lần tiến hành thực  nghiệm sau đó xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS. 1.6. Thời gian nghiên cứu và thức nghiệm Đề tài được nghiên cứu từ  năm học 2019­2020 và tiến hành thực nghiệm  sư  phạm vào năm học 2020 – 2021. Quá trình hoàn thiện xử  lý số  liệu và hoàn  thành đề tài vào năm học 2020­ 2021. 1.7.  Đóng góp của đề tài  Đề  tài xây dựng được các giải pháp cụ  thể, các dạng bài tập  ở  các mức   độ  phù hợp với các cấp độ  năng lực tư  duy, từ  đó lựa chọn được quy trình rèn   luyện hiệu quả  sẽ  rèn luyện kỹ  năng tự  học cho học sinh trong dạy học Hóa  học lớp 11, qua đó bồi dưỡng và phát triển năng lực tự học cho học sinh THPT –   8
  9. một trong những năng lực quan trọng cần được bồi dưỡng và phát triển cho học  sinh. Phần lớn các đề tài sáng kiến kinh nghiệm phần hóa học hữu cơ  chỉ  tập  trung nghiên cứu các phương pháp giải các dạng bài tập cụ  thể thì trong đề  tài  này tôi đi theo hướng nghiên giúp học sinh chủ  động tìm hiểu hình thành được  các năng lực đặc biệt là năng lực tự  học, tự  lĩnh hội kiến thức một cách chủ  động, giúp học sinh nhớ lâu và không bị hổng kiến thức nền ban đầu từ đó tạo   nền tảng tốt cho việc học hóa hữu cơ dễ dàng hơn. Có hệ thống bài tập cụ thể theo 4 mức độ và những bài tập liên môn, tiếp   cận pisa giúp học sinh hứng thú hơn… PHẦN II. NÔI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lí luận Hóa học hữu cơ cùng với hóa học đại cương và học vô cơ  tạo thành một   hệ thống kiến thức toàn vẹn của chương trình hóa học phổ thông, đáp ứng được  mục tiêu cung cấp kiến thức, kĩ năng cơ bản hiện đại và thiết thực cho học sinh   để  giải quyết những vấn đề  thực tiễn trong cuộc sống. Việc nghiên cứu các   chất hữu cơ và sự biến đổi của chúng giúp cho học sinh hình thành và phát triển  khái niệm chất hóa học; từ đó giúp học sinh thấy được tính đa dạng, phong phú  của thế giới vật chất. Thông qua việc nghiện cứu tính chất các chất hữu cơ  giúp học sinh hiểu  sâu sắc hơn về  mối liên hệ  biện chứng giữa thành phần, cấu tạo phân tử  với   tính chất các chất hữu cơ,  ảnh hưởng qua lại giữa các nguyên tử  trong phân tử  đến tính chất các chất hữu cơ Ngoài ra cần  phát triển tư duy hóa học cho học sinh cần hiểu trước hết là  giúp học sinh thông hiểu kiến thức một cách sâu sắc, không máy móc, biết cách   vận dụng để giải quyết các bài tập hóa học,  giải thích các hiện tượng quan sát   được trong thực hành. Qua đó kiến thức mà các em thâu nhận được trở  nên  vững chắc và sinh động. Tư  duy hóa học càng phát triển thì học sinh càng có nhiều khả  năng lĩnh  hội tri thức nhanh và sâu sắc hơn; khả năng vận dụng tri thức trở nên linh hoạt,   có hiệu quả hơn. Các kỹ năng hóa học cũng được hình thành và phát triển nhanh   chóng hơn.  Như vậy sự phát triển tư duy hóa học của học sinh diễn ra trong quá trình   tiếp thu và vận dụng tri thức, khi tư  duy phát triển sẽ  tạo ra kỹ  năng và thói   quen làm việc có suy nghĩ, có phương pháp; chuẩn bị  tiềm lực cho hoạt động  sáng tạo sau này của các em. Tư duy hóa học của học sinh phát triển có các dấu   hiệu sau : 9
  10. + Có khả năng tự  lực chuyển tải tri thức và kỹ  năng hóa học vào một   tình huống mới. + Tái hiện nhanh chóng kiến thức và các mối quan hệ cần thiết để giải   một bài toán hóa học. Thiết lập nhanh chóng các mối quan hệ bản chất giữa các  sự vật và hiện tượng hóa học. + Có khả  năng phát hiện cái chung của các hiện tượng hóa học khác  nhau cũng như sự khác nhau giữa các hiện tượng tương tự. + Có năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn đời sống. Đây  là kết quả tổng hợp của sự phát triển tư duy. Để có thể giải quyết tốt bài toán  thực tế; đòi hỏi học sinh phải có sự  định hướng tốt, biết phân tích suy đoán và   vận dụng các thao tác tư duy nhằm tìm cách áp dụng thích hợp; cuối cùng là tổ  chức thực hiện một cách có hiệu quả phương án giải bài toán đó. Ngoài ra vai trò của việc xây dựng hệ thống bài tập rất quan trọng: Trong   giáo dục học đại cương, bài tập là một trong các phương pháp quan trọng nhất   để  nâng cao chất lượng giảng dạy. Đối với học sinh, giải bài tập là phương  pháp học tập tích cực. Một học sinh nếu có kinh nghiệm và tư duy hóa học phát  triển thì sau khi học bài xong phải chưa vừa lòng với vốn hiểu biết của mình, và  chỉ yên tâm sau khi tự mình vận dụng kiến thức đã học để giải được hết các bài  tập. Qua đó mà phát triển năng lực quan sát, trí nhớ, khả  năng tưởng tượng   phong phú, linh hoạt trong ứng đối và làm việc có phương pháp. 2.2.  Cơ sở thực tiễn 2.2.1. Phương pháp điều tra, nghiên cứu để xác định cơ sở thực tiễn của   đề tài Để xác định cơ sở thực tiễn của đề tài về  việc rèn luyện kĩ năng tự  học   cho HS THPT  thông qua việc thiết kế  các nhiệm vụ  học tập để  học sinh tự  hoàn thành ở nhà nhằm chuẩn bị kiến thức cho bài học mới trong môn hóa học   nói chung và trong dạy học phần Đại cương hóa học hữu cơ  nói riêng bằng các  bài tậpriêng lẻ, nhóm nhỏ, tôi đã tiến hành Sử dụng phiếu điều tra, thăm dò ý   kiến giáo viên  đối với 20 giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Hóa hoc 11 trường   THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong năm học 2019 – 2020 2.2.2. Kết quả điều tra, khảo sát cơ sở thực tiễn của đề tài ­ Về thực trạng sử dụng các phương pháp dạy học tích cực trong dạy học  môn hóa học THPT, sau khi thống kê kết quả mục 1 của phiếu thăm dò ý kiến  GV, kết quả như sau: Bảng 1.1. Kết quả thăm dò ý kiến GV về việc sử dụng các PPDH tích   cực trongdạy học môn Tiếng anh hiện nay Số TT PHƯƠN Thường  Không  Không sử dụng G PHÁP xuyên thường  xuyên 10
  11. SL TL % SL TL % SL TL % Thuyết trình 1 15 75,00% 5 25,00% 0 0% Hỏi đáp ­ tái hiện kiến  2 thức 12 60,00% 6 30,00% 2 10% Hỏi đáp ­ tìm tòi 3 13 65,00% 5 25,00% 2 10% Hoạt động học tập có sử  4 11 55,00% 7 35,00% 2 10% dụng bài tập tình huống Hoạt độnghọc tập có sử  5 5 25,00% 7 35,00% 8 40% dụng bài tập thực nghiệm Hoạt động học tập có sử  6 3 15,00% 6 30,00% 11 55% dụng sơ đồ, bảng biểu Hoạt động nêu và giải  7 10 50,00% 7 35,00% 3 15% quyết vấn đề Hoạt động có sử dụng  8 10 50,00% 6 30,00% 4 20% phiếu học tập Hoạt động hợp tác theo  9 4 20,00% 13 65,00% 3 15% nhóm 10 Hoạt dộng  theo dự án 0 0% 7 35,00% 13 65% 11 Hoạt động theo hợp đồng 0 0% 3 15,00% 17 85% 12 Hoạt động theo chủ đề. 0 0% 10 50% 10 50% Thông qua kết quả  thăm dò ý kiến GV cùng với việc dự  giờ  thăm lớp,   tham khảo giáo án của GV có thể thấy tình trạng sử dụng PPSH tích cực trong   dạy học nói chung và dạy học theo chủ  đề  trong dạy học hóa học nói riêng  chúng ta là: hầu hết các GV đã quan tâm sử  dụng đến công tác đổi mới PPDH   và tích cực sử  dụng các PPDH tích cực trong dạy học bộ  môn hóa học THPT.   Đồng thời GV đã nhận thấy được sự  cần thiết và rất cần thiết của việc thiết   kế  và dạy học theo hướng phát triển năng lực của học sinh trong bộ  môn hóa   học THPT. Tuy vậy, trong thực tiễn thì việc dạy học theo chủ đề  nói riêng và  11
  12. dạy học theo dự  án, theo hợp đồng không được thực hiện thường xuyên bởi   một số lý do sau (theo nội dung 5 phiếu thăm dò số  1 và trao đổi trực tiếp GV   sau khi dự giờ thăm lớp): Qua bảng thông kê số  liệu thăm dò ý kiến của 20 GV bộ  môn hóa học   ­ cho thấy số  lượng giáo viên thương xuyên sử  dụng các phương pháp dạy học   theo hướng hoạt động tích cực còn ít, nguyên nhân chủ yếu là thời gian đầu tư  vào những tiết học như vậy khá mất nhiều thời gian, khi tổ chức không hợp lí  sẽ dẫn đến việc bị loãng kiến thức còn tùy thuộc vào từng đối tượng học sinh. Về thực trạng rèn luyện kĩ năng tự học của học sinh thông qua hoạt động  ­ dạy học Sinh học ở trường THPT , kết quả như sau: Bảng 1.2. Kết quả thăm dò ý kiến GV về việc rèn luyện các kĩ năng tự   học cho HS thông qua dạy học bộ môn Hóa học THPT hiện nay. Mức độ rèn luyện Kĩ  Không  năng  Thườn TT thường  Không tiến hành tự học  g xuyên xuyên tập SL TL% SL TL% SL TL% 1. Kĩ năng xác định mục tiêu 15 75,00% 5 25,00% 0 2. Kĩ năng xác định nhiệm vụ học  17 85,00% 3 15,00% 0 tập 3. Kĩ năng lập kế hoạch học tập 10 50,00% 10 50,00% 0 4. Kĩ năng thu thập, tìm kiếm  10 50,00% 10 50,00% 0 thông tin 5. Kĩ năng lựa chọn và xử lí thông  12 60,00% 8 40,00% 0 tin 6. Kĩ năng trình bày, diễn đạt và  16 80,00% 4 20,00% 0 chia sẻ thông tin 7. Kĩ năng vận dụng kiến thức  học được vào giải quyết các  14 70,00% 6 30,00% 0 tình huống cụ thể 12
  13. 8. Kĩ năng nhận ra những ưu,  nhược điểm của bản thân dựa  13 65,00% 7 35,00% 0 trên kết quả học tập 9. Kĩ năng điều chỉnh những sai  sót, hạn chế và vạch kế hoạch  10 50,00% 10 50,00% 0 điều chỉnh cách học để nâng  cao chất lượng học tập Thông qua kết quả thăm dò ý kiến của GV, chúng ta có thể thấy được  hiện nay các GV đã rất tích cực rèn luyện các kĩ năng học tập cho học sinh  thông qua hoạt động dạy học. Tuy nhiên, một số kĩ năng vẫn chưa được quan  tâm rèn luyện ở mức thường xuyên như nhóm kĩ năng tự đánh giá và điều chỉnh  kế hoạch tự học, đây là nhóm kĩ năng rất cần thiết để phát triển năng lực tự học  cho HS THPT và cần được quan tâm nhiều hơn. 2.2.3. Kết luận  Qua nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn dạy học môn Hóa học ở trường  THPT chúng tôi nhận thấy: ­Đa số GV đã tích cực vận dụng các PPDH tích cực vào dạy học Hóa học   ở trường THPT, trong qua trình giảng dạy, GV đã phối hợp, lựa chọn các PPDH,  KTDH một cách hợp lý vào tổ  chức các hoạt động dạy học. Đồng thời, thông  qua các PPDH và KTDH, GV đã chú ý đến việc rèn luyện các kĩ năng, năng lực  cho học sinh THPT. Tuy nhiên, việc GV vận dụng các PPDH tích cực vào rèn  luyện các kĩ năng và năng lực cho HS mới chỉ dừng lại  ở mức độ  chưa thường  xuyên và liên tục. Trong khi đó, việc rèn luyện các kĩ năng, năng lực cho học  sinh cần diễn ra thường xuyên và liên tục. Đồng thời, để  rèn luyện các kĩ năng   và năng lực cho học sinh cũng cần lựa chọn các PPDH và KTDH kết hợp với   việc xây dựng nội dung, chủ đề phù hợp để tiến hành tổ chức các hình thức dạy  học phù hợp, qua đó mang lại hiệu quả thực sự. ­Trong thực tế, việc xây dựng nhiệm vụ  học tập để  giao cho học sinh  chuẩn bị ở nhà cho bài mới  nhằm tăng cường kĩ năng tự học, qua đó hình thành   và phát triển năng lực tự  học cho học sinh THPT thông qua dạy học hóa học   vẫn còn mang tính hình thức, còn mang tính ép buộc. Việc thiết kế  các nhiệm  vụ học tậpđể chuẩn bị cho bài mới còn cứng nhắc, chủ yếu rập khuôn theo nội  dung được trình bày ở sách giáo khoa, cũng chính vì thế mà việc rèn luyện các kĩ  năng cốt lõi trong nhóm kĩ năng tự học cho HS còn nhiều hạn chế, nhất là việc  rèn luyện kĩ năng làm việc với SGK và kĩ năng vận dụng kiến thức, đây là 2 kĩ   năng được rèn luyện rất hiệu quả thông qua việc học sinh vận dụng kiến thức   vào thực tiễn giải quyết nhiệm vụ được giao. ­Việc lựa chọn và xây dựng  nội dung dạy học chương  Đại cương về hóa  học hữu cơ 11của GV THPT vẫn còn mang tính hình thức, phụ thuộc khá nhiều  vào cấu trúc nội dung SGK hiện hành như: kết hợp các nội dung mang tính chất   13
  14. “trùng lặp” trong một chương như: Công thức phân tử  hợp chất hữu cơ  để  có  thể  cắt giảm thời gian tổ  chức hoạt  động hình thành kiến thức “trùng lặp”  nhằm tăng cường thời gian vào tổ  chức các hoạt động luyện tập, vận dụng và   tìm tòi sáng tạo cho HS.  Xuất phát từ vấn đề lý luận và thực tiễn nêu trên, thông qua đề tài này tôi  muốn xây dựng các nhiệm vụ học tập cho học sinh theo từng mức độ  cụ  thể  :   nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao để học sinh hoàn thiện tại nhà  theo nhóm hoặc cá nhân như là một bài soạn trước khi học bài mới. Tại lớp học   sinh các nhóm sẽ  có 20 phút để  trình bày các nội dung, các học sinh khác cùng  đóng góp ý kiến hoặc đặt những câu hỏi còn khúc mắc, giáo viên sẽ  nhận xét,  bổ sung kiến thức nếu cần.  Nhờ đó, việc tổ chức dạy học phần hóa hữu cơ  sẽ  hiệu quả hơn, có nhiều thời gian hơn cho việc rèn luyện các kĩ năng tự học, góp   phần vào việc bồi dưỡng năng lực tự học cho HS THPT  2.3.  Biện pháp nghiên cứu 2.3.1.  Làm quen với hóa hữu cơ thông qua chương Đại cương về hóa   hữu cơ lớp 11 Kiến thức hóa 11 với nhiều kiến thức mới lạ bởi không chỉ còn đơn giản   là các phương trình hóa học mà là các dạng đồng phân, các tính chất hóa học và  vật lý, các cấu tạo phức tạp của một chất và rất nhiều những kiến thức mới lạ  khác. Nếu không tập trung học từ chương đại cương thì qua tới những chương  phức tạp hơn sẽ không thể nào nắm bắt và theo kịp kiến thức được. Hóa sẽ trở  thành “gánh nặng” với những bạn mất gốc từ đầu, dễ dẫn đến khi lên lớp 12 sẽ  gây ra tình trạng chán nản, bỏ bê môn học. Tập trung học chắc lý thuyết sẽ  là   một bước đi ban đầu vững chắc cho các bạn. Đọc bài, nghiên cứu bài trước khi  lên lớp và tập trung nghe giảng tại lớp để có thể hiểu được những kiến thức cơ  bản trong sách giáo khoa. Luôn chủ động tìm hiểu về kiến thức, mạnh dạn hỏi  những điều mình chưa hiểu từ thầy cô, bạn bè để được củng cố kiến thức đầy   đủ. Ôn tập bài vở ngay sau mỗi giờ học thay vì chờ tới có tiết lại mới học.  Phần   hóa   hữu   cơ   ở   lớp   11 sẽ   xoay   quanh   các   chủ   đề   về hidrocacbon  không no, hidrocacbon thiên nhiên, hidrocacbon no,…cùng một số hợp chất hữu  cơ   ứng   dụng   công   nghệ   khoa   học   cao   như   andehit,   ancol,   xeton,   acid   cacbonxylic,… Dù là hợp chất nào đi nữa, có 5 điều mà học sinh cần nhớ sau khi kết thúc  mỗi bài học Hóa hữu cơ 11, đó là: cấu tạo/cấu trúc, danh pháp, tính chất (bao   gồm tính chất vật lý và tính chất hóa học), điều chế  và  ứng dụng. Nếu không  nhớ nổi 5 điều này, các em đã hổng kiến thức ngay từ phần lý thuyết chứ chưa  nói đến việc áp dụng vào bài tập. Hóa hữu cơ  11 bao hàm khối lượng kiến thức rất dài nên dù muốn hay   không học sinh vẫn buộc lòng phải nhớ  được. Cách tốt nhất giúp các bạn ghi   14
  15. nhớ  tốt chính là làm nhiều bài tập, nhiều dạng hóa khác nhau kết hợp làm các   câu hỏi lí thuyết một cách có hệ thống. Khi bắt đầu học Hóa hữu cơ, trong giờ học học sinh cần chú ý lắng nghe,  ghi chép giáo viên giảng bài và mạnh dạn hỏi lại thầy cô những điều mình chưa  hiểu, chưa rõ.. Sau mỗi buổi học trên lớp, về nhà các bạn nên học bài ngay ngày   hôm đó vì kiến thức Hóa hữu cơ 11 rất dài và khó nhớ. Khi ôn lại bài nên đọc lại nhiều lần để nhớ lâu hơn, vừa học vừa tự rút ra  kết luận cần thiết để hiểu rõ vấn đề. Với Hóa hữu cơ, ôn tập kiến thức cũ lại   càng quan trọng vì bài cũ không thuộc thì bài mới lại càng khó khăn hơn. Do đó  học sinh phải ghi nhớ  kiến thức, biến kiến thức của thầy cô, của SGK thành  kiến thức của mình. 2.3.2. Học lí thuyết Nhớ   và   suy   luận   và   cách   học   chung   cho   phần   Hóa   học   hữu   cơ,   theo  phương châm “Hãy cho tôi biết cấu tạo của anh, tôi sẽ biết anh có tính chất thế  nào”. Từ  cấu tạo suy ra tính chất là cách tốt nhất để  nắm chắc phần lí thuyết  cơ bản của các hợp chất hữu cơ, bên cạnh đó, cần hiểu được một số quy tắc cơ  bản như: quy tắc thế, cộng, các điều kiện của phản ứng. ­ Lập bảng tổng hợp: trong đó cột dọc là Cấu tạo; Tính chất; Điều chế.  Hàng ngang tương  ứng là các hợp chất: Ankan; anken; ancol …và nên nhớ  là  phải tự mình lập bảng tóm tắt.  ­ Tổng hợp tính chất của các chất theo sự  phân bố  của các dạng phản  ứng. Ví dụ: Phản  ứng thế  (ankan, anken, ankin, ancol, anđehit …); Phản  ứng  cộng (anken; anđehit …); Tác dụng với NaOH (dẫn xuất halogen; phenol; axit,   este …) …. ­ Nắm chắc các phương pháp trả lời các câu hỏi lí thuyết: phân biệt; tách  các hợp chất; so sánh tính chất …. 2. Giải các bài toán hóa học Trước hết cần nắm chắc các phương pháp giải chung: Bảo toàn khối   lượng, Bảo toàn nguyên tố, Lập CTPT từ  phản  ứng  đốt cháy, Phương pháp  trung bình … Thông thường,  ở mỗi tính chất lại có một phương pháp giải riêng, ví dụ  bài toán có phản ứng tráng bạc, Bài toán có phản ứng đốt cháy … như vậy cần   phải biết các cách giải này và khi đọc một bài toán cần xác định ngay nó thuộc  dạng phản ứng gì để có cách giải phù hợp. Cần biết một số thủ thuật làm bài tập: + Các phương án đề cho là gợi ý tốt để xác định hợp chất cần tìm. 15
  16. + Nếu số   ẩn của bài toán (thường là hỗn hợp các hợp chất) lớn hơn 3   hoặc lớn hơn số  phương trình lập được thì thường sẽ  có đặc điểm chung của   các hợp chất này, từ đó có thể quy đổi để làm giảm số ẩn.  + Trong bài toán đốt cháy nhất thiết phải so sánh số  mol CO2 và H2O thu  được để xác định loại hợp chất cần tìm. + Thử phương án đề cho (đối với bài toán tìm chất) vào bài toán. Nếu Toán là môn đòi hỏi nhiều về sự tư duy thì Hóa lại đòi hỏi nhiều về  liên hệ cuộc sống bởi Hóa là một môn gắn liền với thực tế rất nhiều. Chính vì  thế trong các giờ học hóa, các em học sinh thường được cho thực hành các phản  ứng tại phòng thí nghiệm là vậy. Khi làm phản  ứng, các bạn sẽ  trực tiếp thấy  được sự phản  ứng giữa các chất với nhau và từ  đó liên hệ  được các ứng dụng   trong thực tế của các chất. Hóa có rất nhiều kiến thức đến từ thực tế và đòi hỏi   các em cần tìm hiểu nhiều về các vấn đề  liên quan như  cao su sản xuất ra các   lốp xe, hay các chất cấu thành và phản ứng ra sao khi làm và sử  dụng xi măng,   xây dựng bê tông cốt thép..v.v.. Đây đều là những vấn đề  vô cùng gần gũi và  thiết thực mà khi học Hóa các em sẽ được biết đến sâu hơn về bản chất của nó,  từ đó áp dụng vào thực tế để giúp ích cho đất nước, xã hội. Càng làm nhiều thí   nghiệm, càng tiếp xúc với thực tế  nhiều sẽ  càng giúp các em hiểu rõ hơn và  nắm được kiến thức hơn. Hiện nay trên mạng có rất nhiều phòng thí nghiệm  ảo, tha hồ  cho các bạn thực hành mà không sợ  bị  nguy hiểm bởi các phản  ứng   hóa học hay lo sợ mình làm sai phản ứng dẫn đến nổ chất hóa học nguy hại cho  bản thân. 2.3.3.  Đi cụ  thể  vào từng bài học trong chương 4 Đại cương về  hóa hữu  cơ: 2.3.3.1. Nội dung chương trình hóa hữu cơ gồm: 1. Khái quát về hợp chất hữu cơ 2. Một số khái niệm trong hóa học hữu cơ  (1) Công thức đơn giản, công thức nguyên, công thức phân tử, công thức cấu   tạ o (2) Đồng đẳng, đồng phân  (3) Đồng phân cấu tạo, đồng phân lập thể (đồng phân hình học, đồng phân cis­ trans,…)  (4) Hợp chất no, không no, mạch hở, mạch vòng (5) Nhóm chức, đơn chức, đa chức, tạp chức (6) Bậc của cacbon 3. Lập công thức phân tử của hợp chất hữu cơ (1) Phân tích định tính: xác định các nguyên tố tạo nên hợp chất 16
  17. (2) Phân tích định lượng: xác định %, m hoặc mol của từng nguyên tố trong hợp   chất (3) Lập công thức phân tử dựa vào số liệu phân tích định lượng 4. Đặc điểm cấu tạo và tính chất đặc trưng của HCHC 5. Các phương pháp tinh chế HCHC (1) Phương pháp chưng cất: khi hỗn hợp các chất lỏng hoặc rắn có to  nóng  chảy, to sôi khác nhau (2) Phương pháp chiết: khi hỗn hợp các chất lỏng không trộn lẫn vào nhau (3) Phương pháp kết tinh: khi chất cần tách có độ tan khác biệt so với các chất   trong hỗn hợp 6. Phân loại HCHC (1) Hidrocacbon: no (mạch hở, mạch vòng), không no (mạch hở, mạch vòng) (2) Dẫn xuất hidrocacbon (hợp chất có nhóm chức): ancol và ete; andehit và   xeton; axit và este; amin, amino axit… 7. Công thức cấu tạo và gọi tên của HCHC (1) Viết công thức cấu tạo (2) Cách gọi tên: tên thường và tên hệ thống (gồm tên thay thế, tên gốc chức) 8. Phân loại phản ứng hữu cơ và các quy tắc phản ứng (1) Phản ứng thế (2) Phản ứng cộng (3) Phản ứng tách 17
  18. Trong đề tài này tôi không đi theo từng bước của cả một bài học đầy  đủ mà chỉ đi theo từng nội dung cần nhấn mạnh cần làm rõ vấn đề, những   giải pháp cụ thể như sau: 2.3.3.2. Giải pháp trong từ bài cụ thể CHỦ ĐỀ 1:   BÀI 20. MỞ ĐẦU VỀ HÓA HỌC HỮU CƠ Đầu tiên  ta nên khơi gợi cho học sinh việc tò mò muốn được khám phá   thế  giới khoa học trong hóa học hữu cơ  bằng những câu chuyện lịch sử  hoặc   hình ảnh hoặc video hoặc trò chơi sáng tạo. Tên gọi "hữu cơ" là một tên gọi lịch sử, có lẽ có từ thế kỷ 19, khi người ta  tin rằng các hợp chất hữu cơ chỉ có thể tổng hợp trong cơ thể sinh vật thông qua   cái gọi là  vis vitalis  ­"lực sống". Thuyết cho rằng các hợp chất hữu cơ  về  cơ  bản là khác biệt với các "hợp chất vô cơ", nghĩa là không được tổng hợp thông  qua "lực sống", Năm 1828  Friedrich Wöhler  đã tạo ra  ure  (chất có trong nước  tiểu), từ  ammoni cyanat NH4CNO vô cơ. Mặc dù Wöhler luôn thận trọng trong   việc tuyên bố rằng ông đã bác bỏ các lý thuyết về sức sống, sự kiện này được  coi là một bước ngoặt. Sau khi giới thiệu về  nguồn gốc tên gọi và sự  ra đời của các hợp chất   được gọi là hữu cơ.  Friedrich Wöhler (1800­1882) là nhà hóa học người Đức 18
  19. Cho học sinh hoạt động bằng một trò chơi cụ thể như sau: Hãy gọi tên các vật chất có trong các hình và dự đoán xem đâu là hợp   chất hữu cơ? Sau khi học sinh trả  lời: Có thể  các em trả  lời đúng hoặc sai hoặc chưa  đầy đủ Từ đây tiếp tục đặt ra cho các em câu hỏi:  Vậy theo các em hiểu như thế  nào là hợp chất hữu cơ? Sẽ có nhiều phương án trả lời từ học sinh theo cách hiểu của mình. Từ đó  hướng dẫn học sinh đưa ra định nghĩa về hợp chất hữu cơ. Lấy một số  ví dụ  đơn giản mà các em đã được học được biết như  khí  metan, rượu, axit axetic(Viết ra công thức),… Giới thiệu thêm: những nguyên tố  thường gặp trong các hợp chât hữu cơ  là C, H, O, N (ghi nhớ bằng từ “CHỌN”). Chỉ từ 4 nguyên tố này mà tạo ra rất   rất nhiều hợp chất hữu cơ khác nhau 19
  20. ­ Sang mục phân loại: hướng dẫn học sinh nghiên cứu sách giáo khoa để  biết cơ sở phân loại hợp chất hữu cơ. Theo bảng sau: Giới thiệu thêm về cách phân loại theo mạch C bằng một số hình ảnh: ­Mạch không vòng (không vòng) ­ Mạch vòng 1. Đặc điểm của hợp chất hữu cơ về tính chất vật lý, hóa học Ở phần này ta có thể giao cho 4 nhóm học sinh chuẩn bị ở nhà một số đồ  vật như: Nhóm 1: vải, nilon,  nhựa, dây cao su Nhóm 2: dầu ăn, cồn, xăng Nhóm 3: rau xanh,quả chanh, táo, chuối,.. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2