intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đại cương về thị trường tài chính - Các tổ chức tài chính trung gian

Chia sẻ: Mvnc Bgfhf | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

58
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thông thường, người ta chỉ cho rằng chi phí giao dịch là nỗi lo cho người đi vay; nhưng thật ra, đây cũng là vấn đề cho những người có nguồn vốn dư dùng để cho vay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đại cương về thị trường tài chính - Các tổ chức tài chính trung gian

  1. ĐẠI CƯƠNG VỀ THN TRƯỜNG TÀI CHÍNH Bài 1c Cấu trúc bài giảng Chức năng của thị trường tài chính Cấu trúc của thị trường tài chính Các công cụ của thị trường tài chính Các định chế tài chính tr ng gian trung 1
  2. CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH TRUNG GIAN Chức năng Các loại hình tổ chức tài chính trung g g gian Chức năng Tài trợ trực tiếp (direct finance) vs. Tài vs trợ gián tiếp (indirect finance) Tổ chức tài chính trung gian: nguồn cung cấp vốn quan trọng 2
  3. Chi phí giao dịch Khái niệm chi phí giao dịch bao gồm không những phí tổn tài chính mà cả thời gian tiêu hao để thực hiện các giao dịch tài chính. Thông thường, người ta chỉ cho rằng chi phí giao dịch là nỗi lo cho người đi vay; nhưng thật ra, đây cũng là vấn đề cho những người có nguồn vốn dư dùng để cho vay. Chi phí giao dịch (2) Giả sử bạn được biết rằng ông Nguyễn – chủ một cửa tiệm buôn bán ở khu phố bên cạnh, có nhu cầu vay 50 triệu đồng để nâng cấp cửa tiệm của ông ta và đây là một cơ hội đầu tư tốt ta, cho khoản tiền mà bạn đã dành dụm được sau một thời gian dài lao động cần mẫn. Tuy nhiên, để đảm bảo cho khoản đầu tư này của mình, bạn muốn có một văn bản có tính chất pháp lý để ràng buộc trách nhiệm của ông Nguyễn đối với số tiền mà ông ta vay của bạn: i- các khoản tiền lãi mà ông Nguyễn phải trả, ii- thời gian và cách thức thanh toán các khoản lãi, và iii- iii thời điể mà ô N điểm à ông Nguyễn phải h à t ả nợ gốc đã vay. ễ hải hoàn trả ố Rõ ràng là vị luật sư không thể làm công việc soạn thảo miễn phí cho bạn, mà ông ta phải được trả công. Do vậy, một trường hợp có thể xảy ra là bạn đành phải từ chối cơ hội đầu tư này, nếu như sau khi tính toán bạn nhận ra rằng các khoản lãi mà bạn thu được từ việc cho vay ít hơn phí tổn phải trả cho dịch vụ cung cấp bởi vị luật sư. 3
  4. Chi phí giao dịch (3) Các tổ chức tài chính trung gian đã giúp làm giảm các chi phí giao dịch nhờ vào: Kỹ năng chuyên môn mà họ đã tích lũy và phát triển trong quá trình cung cấp dịch vụ của mình, và Quy mô của tổ chức đã cho phép họ giảm y p p ọg chi phí trung bình tính cho mỗi giao dịch (thuật ngữ kinh tế gọi là, tận dụng lợi thế “tiết kiệm nhờ quy mô”). Thông tin bất đối xứng Trong các thị trường tài chính, hai bên cung cấp và tiếp nhận nguồn vốn thường thì không có sự hiểu biết đầy đủ ậ g g g ự y lẫn nhau để có thể đưa ra các quyết định chính xác, và ẫ ể ể ế một bên thường có thông tin hiểu biết về đối tác của mình tốt hơn bên kia. -> Sự chênh về các thông tin liên quan đến các bên đối tác này được diễn tả bằng thuật ngữ thông tin bất đối xứng. Ví dụ: một công ty khi đi huy động vốn để đầu tư cho một dự án luôn luôn có những thông tin chính xác và đầy đủ hơn về mức độ rủi ro, cũng như khả năng lợi nhuận của dự án đó hơn là những người cho vay hay nhà đầu tư. Sự thiếu hụt thông tin dẫn đến các vấn đề trong hệ thống tài chính trên cả hai phương diện: trước giao dịch, và sau khi giao dịch diễn ra. 4
  5. Thông tin bất đối xứng (2): Chọn lựa bất lợi Chọn lựa bất lợi (adverse selection) xảy ra khi những người có tiề năng nhận đ hữ ời ó tiềm ă hậ được tài ttrợ nhất lại chính là những người có khả năng thực hiện các đầu tư rủi ro cao nhất và kém hiệu quả nhất. TẠI SAO? Điều này xảy ra vì chính những người này là những người tích cực nhất trong việc tìm kiếm và tiếp cận các nguồn vốn. Thông tin bất đối xứng (3): Chọn lựa bất lợi Như vậy, do khả năng chọn lựa bất lợi xảy ra là vậy cao (nói cách khác, rủi ro đối với khoản cho vay/đầu tư là cao), nhà đầu tư sẽ phải chọn giải pháp từ chối không cấp bất cứ khoản tín dụng hay quyết định không thực hiện bất kỳ khoản đầu tư nào, mặc dù trong thị trường có những khoản cho vay/đầu tư là thật sự tốt. y ậ ự Chọn lựa bất lợi là vấn đề do tình trạng thông tin bất đối xứng trước khi giao dịch (đầu tư hoặc cho vay) được thực hiện. 5
  6. Thông tin bất đối xứng (4): Rủi ro đạo đức Rủi ro đạo đức (moral hazard) trong thị trường tài ạ ( ) g ị g chính xảy ra khi người đi vay, sau khi đã nhận được khoản tín dụng cần thiết, không giữ đúng các cam kết ban đầu mà dùng khoản tín dụng đó vào các hoạt động không được dự tính trước và như vậy, Đứng từ góc độ của người cho vay, đây là hành động liên quan đến vấn đề đạo đức và nó gây ảnh hưởng xấu đến khả năng thu hồi nợ và lãi của người cho vay đối với khoản tín dụng đó đó. Do rủi ro đạo đức làm giảm khả năng thu hồi nợ và lãi, người cho vay có thể đưa ra quyết định rằng tốt hơn là không cho vay. Thông tin bất đối xứng (4): Rủi ro đạo đức Khác với chọn lựa bất lợi, rủi ro đạo đức là vấn đề phát sinh bởi tình trạng thông tin bất đối xứng xảy ra sau khi g ao dịch giao dịc đã được thực hiện. t ực ệ 6
  7. Kết luận, Các tổ chức tài chính trung gian đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế bằng việc hỗ trợ các thị trường tài chính khơi thông nguồn vốn từ người tiết kiệm đến những người có cơ hội đầu tư tốt. Nếu thiếu sự vận hành thông suốt của hệ thống các tổ chức tài chính trung gian thì một nền kinh tế khó mà phát huy được tối đa tiềm năng của mình. Các Loại hình Tổ chức tài chính Trung gian Các định chế nhận tíền gửi (ngân hàng) Các định chế tiết kiệm theo hợp đồng Các đị h hế đầ t Cá định chế đầu tư. 7
  8. Định chế nhận tiền gửi Các định chế nhận tiền gửi (depository institution) thường được biết đến với cái tên đơn giản hơn nhiều: đó là các ngân hàng. Đây là các tổ chức tài chính trung gian nhận tiền gửi từ các cá nhân và tổ chức, và thực hiện cho vay. Phân biệt một cách chi tiết, các định chế này có thể được chia thành hai nhóm nhỏ: các ngân hàng thương mại, và các định chế tiết kiệm như hiệp hội tiết kiệm và cho vay, ngân hàng tiết kiệm hỗ tương, và nghiệp đoàn tín dụng. Ngân hàng thương mại Ngân hàng thương mại (commercial bank) là các tổ chức tài chính trung gian mà phương thức huy động vốn chủ yếu là thông qua các khoản tiền gửi có thể ký phát séc (checkable deposits), tiền gửi tiết kiệm (chi trả theo yêu cầu nhưng không cho phép ký phát séc), và tiền gửi có thời hạn. NHTM dùng các nguồn vốn huy động được này để thực hiện cho vay thương mại, cho vay tiêu dùng, và cho vay có thế chấp, và đầu tư vào các chứng khoán phát hành bởi các công ty hay doanh nghiệp, trái phiếu chính phủ, và trái phiếu đô thị. NHTM là loại hình tổ chức tài chính trung gian được biết đến rộng rãi nhất và là các tổ chức tài chính có một danh mục các tài sản đa dạng nhất so với các loại hình tổ chức tài chính khác. Tính đến tháng 9 năm 2006, tại Việt Nam có 27 NHTM cổ phần đô thị và 10 NHTM cổ phần nông thôn. 8
  9. Các hiệp hội tiết kiệm và cho vay Các hiệp hội tiết kiệm và cho vay (savings and loan ệp ộ ệ y( g association, S&L) thu hút nguồn vốn chủ yếu từ tiền ồ ố ế ề gửi tiết kiệm (thường được xem như là các “cổ phần”), và các khoản tiền gửi định kỳ và tiền gửi có thể ký phát séc. Nguồn vốn này được dùng chủ yếu để cho vay có thế chấp. Tại Hoa kỳ, Hiệp hội tiết kiệm và cho vay là nhóm các tổ chức tài chính t hứ hí h trung gian lớ thứ hai sau các ngân i lớn h i á â hàng thương mại (với số lượng vào khoảng 1.500 hiệp hội so với 10.000 ngân hàng thương mại vào cuối thế kỷ 20). Các hiệp hội tiết kiệm và cho vay (2) Thập niên 1950 và 1960 - thời kỳ hoàng kim: số lượng các hiệp hội được thành lập tăng nhanh hơn cả so với tốc độ tăng của các ngân hàng thương mại. 1960-đầu 1980: tình hình đã trở nên khó khăn hơn Các khoản cho vay có thể chấp của các hiệp hội với tính chất là các khoản cho vay dài hạn, thậm chí với kỳ hạn kéo dài hơn 25 năm, được thực hiện trước đó trong những năm mà lãi suất còn ở mức thấp. Quốc hội Hoa kỳ sửa đổi luật lệ vào đầu những năm 1980, cho phép các hiệp hội cung cấp dịch vụ tài khoản có thể phát hành séc, cho vay thương mại, và thực hiện nhiều hoạt động vốn trước đây dành riêng cho các ngân hàng thương mại -> Ranh giới phân biệt giữa các hiệp hội tiết kiệm và cho vay, và các ngân hàng thương mại đã bị xóa mờ, và trên thực tế, các doanh nghiệp thuộc của cả 2 loại hình này đang cạnh tranh với nhau. 9
  10. Ngân hàng tiết kiệm hỗ tương Ngân hàng tiết kiệm hỗ tương (mutual savings bank) rất giống với các hiệp hội tiết kiệm tín dụng. Các ngân hàng tiết kiệm hỗ tương này huy động vốn bằng cách chấp nhận các khoản tiền gửi (thường được xem như là các “cổ phần”) và sử dụng chúng chủ yếu là để cho các khoản cho vay có thế chấp. Khác biệt của loại hình này so với các hiệp hội là chúng được tổ chức như các “hợp tác xã” mang tính hỗ tương, trong đó những người gửi tiền làm chủ ngân hàng của mình. Hội tín dụng Hội tín dụng (credit union) là các định chế tài chính ộ ụ g( ) ị cho vay có tính chất “hợp tác xã” thường có quy mô ấ rất nhỏ và được tổ chức trong một tập thể nào đó: như là bởi các thành viên của một tổ chức công đoàn, nhân viên của một doanh nghiệp cụ thể. Các hội tín dụng huy động vốn từ các khoản tiền gửi (gọi là “cổ phần”) và chủ yếu là cho vay tiêu dùng. Tại Hoa kỳ, iệ ử luật T i H kỳ việc sửa l ật lệ vào những năm 1980 à hữ ă đã cho phép các hội tín dụng mở tài khoản tiền gửi có thể phát séc và thực hiện các khoản cho vay có thế chấp cũng như cho vay tiêu dùng. 10
  11. Các định chế tiết kiệm theo hợp đồng Các định chế tiết kiệm theo hợp đồng (contractual ị ệ ợp g( savings institution) là các tổ chức tài chính trung gian ổ tiếp nhận vốn theo định kỳ dựa trên cơ sở của hợp đồng đã được thỏa thuận. Đặc điểm: Có thể tiên liệu trước một cách khá chính xác số tiền tiếp nhận và chi trả trong tương lai. Không phải quá lo lắng như các định chế nhận tiền gửi về việc thiếu vốn vốn. Tính thanh khoản của tài sản, vì thế, cũng không phải là mối bận tâm lớn Có khuynh hướng đầu tư vào các chứng khoán dài hạn trên thị trường đầu tư như trái phiếu công ty, cổ phiếu và các khoản cho vay có thế chấp. Công ty Bảo hiểm nhân thọ Công ty Bảo hiểm nhân thọ (Life insurance compay) cung cấp các dịch vụ nhằm bảo hiểm cho con người đối với các rủi ro tài chính do tử vong, và bán các kế hoạch hưu trí đảm bảo thu nhập hằng năm sau khi về hưu. Tạo vốn từ các khoản phí bảo hiểm (premium) mà người mua hợp đồng bảo hiểm (policy) trả cho công ty nhằm giữ cho hợp đồng tiếp tục có hiệu lực, Sử dụng nguồn vốn này để mua các trái phiếu công g g y g ty và cho vay có thể chấp. Các công ty bảo hiểm ể ấ ả ể nhân thọ cũng đầu tư vào việc mua các cổ phiếu, tuy nhiên họ bị giới hạn về mặt tổng giá trị cổ phiếu nắm giữ. Đây là loại hình định chế tiết kiệm theo hợp đồng lớn nhất tại nhiều quốc gia. 11
  12. Công ty Bảo hiểm tổn thất và hỏa hoạn Công ty Bảo hiểm tổn thất và hỏa hoạn (fire and casualty insurance compay) cung cấp các dịch vụ hợp đồng bảo hiểm đối với các tổn thất do trộm cắp, hỏa hoạn, và tai nạn. Cách thức tạo vốn của các công ty này rất giống các công ty bảo hiểm nhân thọ là bằng việc thu phí bảo hiểm; Tuy nhiên các công ty bảo hiểm tổn thất và hỏa hoạn có xác suất phải chịu các tổn thất lớn cao hơn so với các công ty bảo hiểm nhân thọ nếu như có các thảm họa lớn g y xảy ra. Do vậy, các công ty bảo hiểm tổn thất và hỏa ả ả ể ổ ấ ỏ hoạn thường dành phần lớn hơn cho việc đầu tư vào các tài sản có tính thanh khoản cao so với các công ty bảo hiểm nhân thọ. Các công ty bảo hiệm tổn thất và hỏa hoạn thường nắm giữ trái phiếu đô thị, trái phiếu chính phủ và một số nhất định cổ phiếu. Qũy hưu trí Qũy hưu trí (pension fund) cung cấp các khoản trợ cấp y (p ) g p ợ p lương hưu cho cho những người lao động có tham gia kế ế hoạch hưu trí. Quỹ hưu trí được hình thành từ sự đóng góp của người sự dụng lao động và/hoặc người lao động. Sự đóng góp này là bắt buộc ở nhiều quốc gia, và thường thì được trích xuất tự động từ khoản thu nhập của họ trong thời gian làm việc. Các ũ hưu t í cũng dù nguồn vốn có đ Cá qũy h trí ũ dùng ồ ố ó được để th tham gia đầu tư vào chứng khoán, nhất là cổ phiếu và trái phiếu công ty. Nhiều quốc gia, bên cạnh việc bắt buộc bởi pháp luật, đã đưa ra những biện pháp khuyến khích về thuế nhằm khuyến khích việc đóng góp vào quỹ hưu trí. 12
  13. Quỹ đầu tư PENM (trích nguồn http://vnexpress.net/Vietnam/Kinh-doanh/2006/09/3B9EE3CF/; donwloaded ngày 6/10/2007) 14/9/2006, Quỹ đầu tư PENM (Private Equity New Markets) chính thức ra mắt tại TP HCM với sự tham dự của Phó thủ tướng Đan M h Bendt Bendtsen. t ớ Đ Mạch B dt B dt Quỹ có nguồn vốn là 80 triệu USD và được thành lập từ giữa 2006 trên cơ sở hợp tác của 2 quỹ hưu trí Đan Mạch. PENM muốn đầu tư vào doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân ở thị trường đang phát triển như VN; Các tiêu chí đối tác là phải hoạt động tối thiểu 5 năm, có doanh số cao và ổn định, đã chiếm được thị phần và có thương hiệu; Các lĩnh vực được PENM ưu tiên lựa chọn là tài chính nông chính, nghiệp, hàng tiêu dùng, bán lẻ, bao bì đóng gói, du lịch và khách sạn, chăm sóc sức khỏe.... Quỹ đang đàm phán với khoảng 20 doanh nghiệp VN, và mong muốn mỗi năm sẽ "chung lưng đấu cật" cùng 5-7 doanh nghiệp VN. Quy mô đầu tư từ 500 nghìn đến 15 triệu USD cho mỗi doanh nghiệp. Các tổ chức đầu tư Công ty tài chính Quỹ tương hỗ Qũy tương hỗ thị trường tiền tệ 13
  14. Công ty tài chính Các công ty tài chính (finance compay) huy động vốn g y ( p y) y ộ g bằng việc bán tín phiếu (công cụ nợ ngắn hạn), và ằ ế ắ phát hành trái phiếu và cổ phiếu. Các công ty tài chính dùng nguồn vốn huy động được để thực hiện cho vay đối với những người tiêu dùng để mua sắm các vật dùng gia đình và cá nhân, và cấp tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ. Một số tập đoàn lớn thành lập các công ty tài chính của riêng mình nhằm cung cấp tí dụng thú đẩ việc ủ iê ì h hằ ấ tín d thúc đẩy iệ kinh doanh các sản phẩm của mình. Một ví dụ điển hình là Công ty Tín dụng Ford Motor (Ford Motor Credit Company) cung cấp các khoản tín dụng để cho người tiêu dùng mua xe hơi của Ford Motor. Quỹ tương hỗ Quỹ tương hỗ (mutual fund) huy động vốn bằng việc bán ỹ g ( ) y g g các chứng chỉ cho các nhà đầu tư và sử dụng nguồn vốn huy ầ ồ ố động được để đầu tư vào các danh mục đầu tư cổ phiếu và trái phiếu. Nhà đầu tư có thể bán chứng chỉ đầu tư của mình khi họ muốn, tuy nhiên, giá chỉ của các chứng chỉ này sẽ được xác định bởi giá trị của các chứng khoán trong danh mục đầu tư của Qũy. Các quỹ tương hỗ cho phép các nhà đầu tư tập trung nguồn lực của mình, nhờ vậy có thể tận dụng được những ưu thế chi phí giao dịch thấp khi mua bán lô lớn các trái phiếu hoặc cổ phiếu. Bên cạnh đó, quỹ tương hỗ cho phép các nhà đầu tư có được một danh mục đầu tư đa dạng hơn trường hợp họ tự đầu tư; điều này góp phần làm giảm rủi ro phải chịu. 14
  15. Qũy tương hỗ thị trường tiền tệ Qũy tương hỗ thị trường tiền tệ (money market mutual fund) là một loại hình định chế mới (ra đời năm 1971 tại Hoa kỳ), có các đặc điểm ủ loại hình ỹ t đặ điể của l i hì h quỹ tương hỗ và của cả loại hì h định à ủ ả l i hình đị h chế tài chính nhận tiền gửi. Giống như các quỹ tương hỗ, các quỹ tương hỗ thị trường tiền tệ bán các chứng chỉ để huy động vốn, nhưng các khoản đầu tư nhắm vào các công cụ thị trường tiền tệ (có độ an toàn và tính thanh khoản cao). Lãi suất thu được từ các tài sản được đầu tư này dùng để trả cho các “cổ đông”. Đặc điểm của loại hình quỹ này là các “cổ đông” có thể ký phát séc đối với giá trị chứng chỉ mà họ đang nắm giữ Tuy nhiên, giữ. nhiên các quỹ loại này thường quy định một mức trị giá tối thiểu đối với các tấm séc được ký phát, và cũng đòi hỏi một số tiền đầu tư ban đầu khá lớn để mở tài khoản. -> Thực chất, các chứng chỉ của qũy tương hỗ thị trường tiền tệ hoạt động giống như tài khoản tiền gửi có thể phát séc, được nhận lãi nhưng bị một số giới hạn về việc ký phát séc. 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
15=>0