intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đàm phán mức lương ngay khi phỏng vấn

Chia sẻ: Sa Sadf | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

138
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với những người đã có nhiều kinh nghiệm, đi làm nhiều nơi thì việc hỏi về mức thu nhập và đàm phán trực tiếp với nhà tuyển dụng không quá khó khăn, nhưng đây lại là vấn đề “khó nhằn” đối với những ứng viên trẻ tuổi. Họ sẽ cảm thấy lo lắng rằng nếu đưa ra câu hỏi đó, nhà tuyển dụng sẽ

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đàm phán mức lương ngay khi phỏng vấn

  1. Đàm phán mức lương ngay khi phỏng vấn Với những người đã có nhiều kinh nghiệm, đi làm nhiều nơi thì việc hỏi về mức thu nhập và đàm phán trực tiếp với nhà tuyển dụng không quá khó khăn, nhưng đây lại là vấn đề “khó nhằn” đối với những ứng viên trẻ tuổi. Họ sẽ cảm thấy lo lắng rằng nếu đưa ra câu hỏi đó, nhà tuyển dụng sẽ mất đi thiện cảm vì cho rằng, ứng viên lúc nào cũng chỉ nghĩ đến tiền. Tất nhiên, không phải lúc nào bạn cũng hỏi thẳng nhà tuyển dụng nhưng cũng đừng im lặng, để mặc người ta “định đoạt” vị trí và thu nhập của mình. Ngay trong buổi phỏng vấn, bạn có thể hỏi luôn nhưng nên nhớ, phải lựa chọn thời điểm và đưa câu hỏi một cách khéo léo. Sau đây là một số gợi ý giúp bạn thành công trong việc thỏa thuận lương với nhà tuyển dụng: Dù rất muốn hỏi xem bạn có thể được trả mức lương như thế nào nhưng mới vào buổi phỏng vấn, đừng vội nêu câu hỏi này ngay. Theo Paul Peterson – người quản lý nguồn nhân lực tài năng quốc gia với Grant ThornTon ở Toronto cho biết: “Tôi nhận được câu hỏi này rất nhiều từ bạn bè, ở mọi lúc mọi nơi và
  2. câu trả lời đúng nhất là nên tùy thuộc vào từng vị trí. Với những công việc như bảo vệ, lao công nếu vừa vào phỏng vấn đã chủ động hỏi về lương thì dễ tạo ấn tượng không tốt với nhà tuyển dụng. Người ta có thể ác cảm bạn là người chưa làm đã đòi hỏi và chỉ biết đến tiền mà thôi và nếu có nhận bạn vào làm, chắc cũng chẳng bao giờ bạn chú ý đến công việc. Hơn nữa, vị trí này không phải là khó kiếm người thay thế. Nhưng với các ứng viên đã dày dạn kinh nghiệm, ứng tuyển vào những vị trí “gạo cội” thì việc đưa câu hỏi về mức lương lên top đầu không có gì phải bàn cãi, thậm chí nhà tuyển dụng còn đánh giá cao điều này”. Với Anastasia Valentine, chuyên gia tư vấn nghề nghiệp và các chiến lược sản phẩm cũng đồng ý rằng, nên đưa câu hỏi về lương lên top đầu trong buổi phỏng vấn nhưng không có nghĩa đó là câu hỏi đầu tiên, khởi đầu cuộc phỏng vấn. Valentina gợi ý rằng, nếu nhà tuyển dụng không nhắc đến, hãy tìm cách đặt vấn đề một cách khéo léo. Thông thường, nhà tuyển dụng sẽ hỏi “Bạn mong muốn mức lương bao nhiêu cho vị trí này?” và nhiều ứng viên tỏ ra lúng
  3. túng, thậm chí cảm thấy rất khó trả lời dù đã có sự chuẩn bị trước. Vì thế, thay vì bị động ngồi đợi nhà tuyển dụng nêu câu hỏi đó, bạn có thể chủ động đưa ra câu hỏi kiểu này một cách tế nhị: “Công ty có thể trả mức lương như thế nào cho vị trí này”. Trong nhiều trường hợp, nhà tuyển dụng muốn bạn đưa ra con số cụ thể về mức lương. Vì thế, tốt hơn hết là bạn hãy giành thời gian tìm hiểu trước về mức lương đa số các công ty thường trả cho vị trí này là bao nhiêu và chuẩn bị sẵn cho mình mức phù hợp. Cũng cần chú ý rằng, đừng đưa ra một mức dao động quá xa, ví dụ khi bạn nói 60-75.000 đồng, người ta sẽ nghĩ ngay đến con số 60 trong khi bạn lại đang hy vọng ở con số 75. Thông thường, những ứng viên đưa ra mức lương cao là những người phải thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy khả năng của bạn. Điều này có thể thấy rõ qua những kinh nghiệm làm việc của bạn trong quá khứ. Chẳng hạn như doanh số bán hàng của khách hàng tăng đột biến sau khi thực hiện ý tưởng tiếp thị của bạn đưa ra.
  4. Nghiên cứu kỹ về công ty, về nhu cầu tuyển dụng của họ để biết được bạn phù hợp như thế nào và chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy. Chẳng hạn, công ty đang có nhu cầu gì và bạn có các chính sách phù hợp ra sao. Thêm vào đó, bạn hãy chỉ ra những kỹ năng đặc biệt của mình. Cách thỏa thuận lý tưởng nhất là hai bên cùng đưa ra mức mong muốn của mình trước khi có một lời đề nghị chính thức. Sẽ có một khoảng thời gian để cả bạn và người phỏng vấn suy nghĩ về mức lương cho bạn. Sau đó, hãy gọi lại cho nhà tuyển dụng vào ngày hôm sau, nhớ là gọi điện chứ không phải bằng email hay bất cứ hình thực nào khác để tránh gây nhiều nhầm. Trong cuộc gọi đó, hãy nói với người phỏng vấn tất cả những lý do bạn muốn làm việc cho công ty nhưng sau khi cân nhắc về mức lương công ty đưa ra, bạn cảm thấy có sự chênh lệch so với mong muốn, nhu cầu cũng như những gì bạn có thể cống hiến cho công ty. Hãy hỏi xem công ty có thể chấp nhận mức cao hơn không, để hai bên có thể hợp tác.
  5. Thông thường, các nhà tuyển dụng đều để lại một lối đi cho câu chuyện đàm phán về mức lương này – nếu không là lương cứng thì có thể là các khoản phụ cấp khác về xăng xe, điện thoại, ăn trưa… Khi đó, công ty sẽ xem xét thêm ý kiến của bạn để có mức lương hợp lý vì chắc chắn chẳng công ty nào muốn bỏ sót nhân tài.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2