Đảng bộ và nhân dân Biên Hòa - Đồng Nai và Tiểu đoàn 240: Phần 1
lượt xem 5
download
Nhân kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, 43 năm ngày truyền thống đơn vị và góp một phần vào lịch sử chiến tranh nhân dân ở Đồng Nai, các cựu chiến binh 240 tham gia viết tập kỷ yếu: Tiểu đoàn 240 với Đảng bộ và nhân dân Biên Hòa - Đồng Nai (1961-1976) với thể loại hồi ký, ký sự, tự truyện, .. Mời các bạn cùng tham khảo phần 1 của Tài liệu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đảng bộ và nhân dân Biên Hòa - Đồng Nai và Tiểu đoàn 240: Phần 1
- NHIỀU TÁC GIẢ HỘI CỰU CHIẾN BINH TỈNH ĐỒNG NAI BAN LIÊN LẠC TRUYỀN THỐNG TIỂU ĐOÀN 240 TIỂU ĐOÀN 240 VỚI ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN BIÊN HÒA – ĐỒNG NAI NHÀ XUẤT BẢN TỔNG HỢP ĐỒNG NAI
- CHỈ ĐẠO NỘI DUNG PHAN VĂN TRANG, nguyên Bí thƣ Tỉnh ủy Biên Hòa, nguyên Trƣởng Ban Quân sự tỉnh Biên Hòa NGUYỄN VĂN THÔNG, nguyên Bí thƣ Tỉnh ủy Biên Hòa, nguyên Bí thƣ Huyện ủy Nhơn Trạch NGUYỄN CÔNG HẠNH, nguyên Chính trị viên Tỉnh đội Biên Hòa, nguyên Chỉ huy phó Ban Chỉ huy quân sự tỉnh Đồng Nai TỔ CHỨC THỰC HIỆN TRẦN QUANG TOẠI BÙI QUANG HUY NGUYỄN QUỐC HOÀN
- Chủ tịch Hồ Chí Minh sau chiến thắng Điện Biên Phủ, 1954
- LỜI GIỚI THIỆU Lực lƣợng vũ trang tập trung C240 tỉnh Biên Hòa đƣợc thành lập từ tháng 7 năm 1961 tách từ C380 tỉnh Thủ Biên với quân số trên dƣới 40 cán bộ chiến sĩ. Hầu hết cán bộ, chiến sĩ Đại đội 240 là con em nhân dân các xã vùng Chiến khu Đ anh hùng. Trang bị ban đầu của đơn vị chỉ có vũ khí thô sơ và có một phần vũ khí bộ đội đi tập kết để lại. Tuy quân số, vũ khí lúc đầu ít, thiếu nhƣng với vai trò, chức năng bộ đội chủ lực tỉnh, dƣới sự lãnh đạo trực tiếp của Tỉnh ủy thông qua Ban Quân sự, 240 đã hoạt động khắp chiến trƣờng trong tỉnh từ Chiến khu Đ, Vĩnh Cửu, Long Thành, Nhơn Trạch, với các trận đánh độc lập, phối kết hợp với các lực lƣợng tại chỗ và lực lƣợng cấp trên, bằng các hình thức chiến thuật càng đánh càng phát triển cả lƣợng và chất, từ C240 đến D240. 240 là một trong những đơn vị cấp tỉnh trong Quân khu miền Đông có nhiều thành tích xuất sắc trong chiến đấu, xây dựng, đặc biệt thành tích bám trụ địa bàn, công tác dân vận. Đơn vị đã chiến đấu loại khỏi vòng chiến hàng ngàn tên Mỹ – ngụy và chƣ hầu, thu hàng trăm vũ khí, khí tài trang bị bổ sung cho lực lƣợng. Hoạt động tác chiến của 240 đều phục vụ nhiệm vụ chính trị mở mảng mở vùng, kết hợp 2 chân, 3 mũi giải phóng ấp, xã và tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử giải phóng hoàn toàn miền Nam ngày 30 tháng 4 năm 1975. Nhiều cán bộ chiến sĩ đƣợc khen thƣởng và cũng không ít cán bộ chiến sĩ bị thƣơng tật hoặc mãi mãi ra đi. Nhƣng 240 khiến địch sợ, đƣợc Đảng tin yêu, dân thƣơng mến, đã góp phần tô thắm cho vùng đất Biên Hòa – Đồng Nai anh hùng. Nhân kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, 43 năm ngày truyền thống đơn vị và góp một phần vào lịch sử chiến tranh nhân dân ở Đồng Nai, các cựu chiến binh 240 tham gia viết tập kỷ yếu: “Tiểu đoàn 240 với Đảng bộ và nhân dân Biên Hòa - Đồng Nai” (1961-1976) với thể loại hồi ký, ký sự, tự truyện... Chiến tranh đã qua đi 30 năm và 43 năm đơn vị ra đời, những ngƣời viết ở tuổi 60-70 trở lên, trí nhớ ít nhiều bị mài mòn theo năm tháng. Trong chiến tranh, tay súng vững, nay tay cầm bút non và run, nhƣng tất cả viết với trách nhiệm và tấm lòng thành nhớ về đơn vị, đồng đội, đồng chí trong những năm tháng hào hùng của tuổi thanh xuân tràn đầy sức sống. Bằng ngƣời thật, sự kiện thật, các đồng chí có sao viết vậy, không hƣ cấu, cƣờng điệu nhƣng chắc hẳn không tránh khỏi những sai sót trong bố cục, văn chƣơng chữ nghĩa. 7
- Xin trân trọng giới thiệu đến ngƣời đọc và chân thành đón nhận những lời phê bình góp ý... Biên Hòa, ngày 07 tháng 10 năm 2004 LÊ HOÀNG QUÂN Ủy viên Trung ƣơng Đảng - Bí thƣ Tỉnh ủy Đồng Nai 8
- NHỚ VỀ CÁN BỘ CHIẾN SĨ 240 LỰC LƢỢNG VÕ TRANG TỈNH BIÊN HÕA TRONG THỜI KỲ CHỐNG MỸ CỨU NƢỚC PHAN VĂN TRANG (1) Từ chiến khu Thuận An Hòa, Lái Thiêu, Thủ Dầu Một, tôi đƣợc quyết định của Khu ủy miền Đông điều động về Khu chờ phân công tác. Sau khi dự hội nghị Khu ủy mở rộng, anh Tám Cao (Mai Chí Thọ), anh Sáu Chí, anh Tám Kiến Quốc mời tôi, anh Ba Cát (Nguyễn Trọng Cát), anh Năm Trị (Nguyễn Sơn Hà) làm việc. Các anh thông báo tình hình và hƣớng chỉ đạo của Thƣờng vụ Khu ủy, Bộ Tƣ lệnh Quân khu miền Đông đối với Biên Hòa và giao quyết định cho ba chúng tôi: Anh Ba Cát nhận nhiệm vụ Bí thƣ Tỉnh ủy thay anh Năm Chữ (Lê Quang Chữ) về công tác ở Khu ủy; anh Năm Trị làm Phó bí thƣ phụ trách Tuyên huấn; tôi (Phan Văn Trang) làm Ủy viên Thƣờng vụ Tỉnh ủy, Trƣởng Ban Quân sự tỉnh. Ba chúng tôi cùng về Biên Hòa một lƣợt vào tháng 1-1962. Chúng tôi triệu tập họp Thƣờng vụ Tỉnh ủy, nghe báo cáo tình hình địch, tình hình ta trên chiến trƣờng tỉnh Biên Hòa. Tỉnh Biên Hòa hồi ấy, bộ máy địch (tỉnh, quận, xã) còn nguyên vẹn, nơi nào địch cũng chiếm đóng đồn bót và lập bộ máy kìm kẹp, chƣa có xã nào giải phóng. Biên Hòa cũng là cứ điểm của Quân khu 3, vùng 3 chiến thuật, Nha cảnh sát miền Đông có sân bay quân sự Biên Hòa, kho đạn Thành Tuy Hạ, hậu cứ sƣ đoàn 5 ngụy, xa lộ Sài Gòn – Biên Hòa, Khu kỹ nghệ Biên Hòa. Địch đang chuẩn bị phá căn cứ cách mạng Bình Đa để xây dựng Tổng kho Long Bình. Về phía ta, thuận lợi là có rừng từ Chiến khu Đ nối liền nam bắc sông Đồng Nai, bắc Trảng Bom – Cây Gáo, nam quốc lộ 1 nối liền Suối Quýt, suối Nƣớc Đục, Suối Cả, Phƣớc Thái, Chòi Đồng, Cẩm Đƣờng nối Long Khánh – Xuân Lộc trải dài đến lộ 2 Bà Rịa. Duy chỉ có khó khăn là chiến trƣờng bị chia cắt bởi sông Đồng Nai, sông Bà Ký, sông Đồng Môn, quốc lộ 1, quốc lộ 15, tỉnh lộ 24 (Vĩnh Cửu), lộ 25 (Cao su Bình Sơn), lộ 17, 19 (Nhơn Trạch). Bộ máy Quân, Dân, Đảng còn thiếu nhiều cán bộ, lực lƣợng võ trang của C240 chỉ có 40 cán bộ, chiến sĩ. Tôi đƣợc Tỉnh ủy phân công chuyên trách quân sự, xây dựng bộ máy lãnh đạo quân sự tỉnh, huyện, xã và các lực lƣợng vũ trang. Tôi đến thăm cán bộ chiến sĩ 240, mới gặp lần đầu, tay bắt mặt mừng vui vẻ, hỏi thăm sức khỏe từng ngƣời và gia đình; đƣợc biết đa số anh em đều thoát ly gia đình vào bộ đội từ năm 1957. Biên Hòa là tỉnh lớn, lƣc lƣợng vũ trang tập trung của tỉnh cấp đại đội, nhƣng thực tế chỉ có hai trung đội, mỗi trung đội có 20 chiến sĩ. Lực lƣợng chỉ có ngần ấy, nhƣng tôi rất tin tƣởng. Qua tiếp xúc cán bộ chiến sĩ, tôi nhận ngay ra anh em đã từng chịu đựng 1 Nguyên Bí thƣ Tỉnh ủy Biên Hòa, Bí thƣ Tỉnh ủy Đồng Nai (khóa V). 9
- gian khổ ở Chiến khu Đ, căn cứ địa cách mạng suốt từ khi đơn vị vũ trang đƣợc xây dựng (1957), gặp khó khăn về tiếp tế lƣơng thực, chịu thiếu thốn mọi bề. Nhƣng không đầu hàng, anh em cốt cây phá rừng sản xuất lúa, khoai giải quyết đƣợc đời sống để tồn tại và hoạt động, luyện tập từ năm này qua năm khác. Thực tế đó là một sự thử thách lớn và nhờ đó anh em trƣởng thành vững vàng, có bản lĩnh chiến đấu cao, rất mực chí cốt với cách mạng. Anh em lại là con em của đồng bào Tân Uyên, Chiến khu Đ có truyền thống đấu tranh anh hùng, quyết tâm chiến đấu lại càng cao. Tôi biết đơn vị vũ trang tỉnh Biên Hòa đƣợc thành lập từ năm 1957 nhƣng đội vũ trang tuyên truyền tỉnh phải giấu mặt nghi trang với danh nghĩa lực lƣợng vũ trang Bình Xuyên, lực lƣợng Cao Đài ly khai để chống địch, vì hồi ấy chƣa có chủ trƣơng hoạt động vũ trang mà còn đấu tranh chính trị đơn thuần. Anh Ba Viên (Huỳnh Văn Viên), Đại đội trƣởng, anh Năm Hoa (Nguyễn Văn Hoa), Đại đội phó. Hai anh rất có bản lĩnh chính trị, có kinh nghiệm xây dựng lực lƣợng vũ trang, đƣợc Đảng tín nhiệm, các anh đã xây dựng rèn luyện đơn vị trƣởng thành có tinh thần chiến đấu cao. Cuối năm 1958, đơn vị mới có phiên hiệu C250 và đã trực tiếp chiến đấu nhiều trận từ đánh ác ôn ở quận Hiếu Liêm, Tân Uyên, tấn công bọn lính bảo an ở bờ Sông Bé, phối hợp lực lƣợng của Miền đánh thiệt hại nặng địch ở sở cao su Dầu Tiếng, Thủ Dầu Một... Năm 1959, đơn vị C250 thọc sâu nội thành Biên Hòa đánh phái đoàn quân sự Mỹ “MAAG” tại nhà Xanh, nhà máy cƣa BIF Biên Hòa. Năm 1960, đơn vị C250 đổi phiên hiệu C380. Kết hợp phong trào Đồng Khởi ở Bến Tre và các tỉnh miền Nam, Tỉnh ủy Thủ Biên chỉ đạo: C380 triển khai hai cánh quân hoạt động vùng sâu trên địa bàn Vĩnh Cửu, Biên Hòa, một cánh phía nam sông Đồng Nai cặp lộ 24 từ Đại An, Tân Định, Thiện Tân... một cánh phía bắc sông Đồng Nai hoạt động các xã dọc lộ 16. Cánh quân này do anh Ba Viên chỉ huy trực tiếp và quan hệ với tôi, lúc bấy giờ tôi là Ủy viên Thƣờng vụ Huyện ủy Vĩnh Cửu phụ trách quân sự. Lực lƣợng C380 từ Chiến khu Đ, Tân Uyên vƣợt qua nhiều làng xã, tỉnh lộ 16, rất nguy hiểm về trụ bám rừng Cò My, chiến khu Thuận An Hòa rồi triển khai thọc xuống các xã lộ 16 Biên Hòa, là vùng địch cho là bất khả xâm phạm. Đầu tiên, lực lƣợng C380 nổ súng diệt tên Phiên xã trƣởng ác ôn ở Bình Trị và diệt tên Báu công an ngầm ở xã Tân Hiệp, rải truyền đơn phát loa cảnh cáo bọn còn lại. Chỉ mới diệt hai tên ở hai xã Bình Trị, Tân Hiệp, đơn vị đã làm thoái động dữ dội cả khu vực đối với bọn chiếm đóng, bọn kìm kẹp quần chúng ở 6 xã dọc lộ 16 Tân Hiệp, Bình Trị, Tân Hạnh, Hóa An, Bửu Hòa, Tân Vạn và xã Tân Đông, Hiệp Dĩ An, xã An Thành, Tân Ba. Bọn tề do thám, chỉ điểm và các tên đầu sỏ tổ chức chính trị phản động run rẩy sợ chết tối phải trốn vào đồn bót, hoặc chạy vào nội thành Biên Hòa, chợ Dĩ An ngủ. Hoạt động vũ trang có ảnh hƣởng chính trị rất lớn, quần chúng phấn khởi vui mừng biết quân giải phóng có mặt đánh bọn ác ôn bảo vệ dân. Đơn vị trở thành chỗ dựa của dân, nỗi mừng của dân khi nghe 10
- tiếng súng diệt ác ôn của cách mạng không thể tả hết đƣợc. Giờ đây, dân đã đứng lên tác động hù dọa bọn tay sai ớn sợ, chúng không còn hí hửng nhƣ trƣớc. Năm 1961, C380 triển khai đánh diệt bọn bảo an, dân vệ ở Vƣờn Ngô, Trảng Bom, hỗ trợ phong trào quần chúng nổi dậy phá bộ máy kìm kẹp của địch ở khu vực Vƣờn Ngô, ga xe lửa Trảng Bom, mở cửa khẩu cho lực lƣợng cách mạng vùng này. Đến tháng 7 năm 1961, tỉnh Thủ Biên tách ra thành hai tỉnh Biên Hòa và Thủ Dầu Một. C380 tách 40 cán bộ chiến sĩ về tỉnh Biên Hòa, lấy phiên hiệu C240 biên chế hai trung đội thiếu. Tháng 1 năm 1962, tôi về đến Biên Hòa, công việc đƣợc phân công thực mới mẻ. Ban Quân sự lúc bấy giờ chỉ có tôi và anh Nguyễn Thanh Bình (Tƣ Bình). Hai anh em cùng nhau bàn công việc quân sự, và anh Tƣ Bình dẫn tôi đến 240 thăm cán bộ chỉ huy Đại đội gồm các anh Tƣ Thƣơng, Tƣ Bé, Tám Bảo... và anh em. Cuộc gặp mặt thật chân tình và vui vẻ. Lực lƣợng tuy chƣa đủ biên chế nhƣng hầu hết anh em có tinh thần, quá trình chiến đấu sẽ là hạt nhân để xây dựng lực lƣợng tập trung của tỉnh lớn mạnh sau này. Thực hiện sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, tôi và anh Tƣ Bình bàn thống nhất xác định nhiệm vụ của đơn vị là: Quyết tâm xây dựng C240 mạnh về số lƣợng và chất lƣợng, đủ sức đảm bảo thực hiện nhiệm vụ trong tình hình mới; vừa tổ chức nghiên cứu đánh địch, vừa xây dựng lực lƣợng, hỗ trợ phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng, mở rộng vùng giải phóng, rút tân binh bổ sung cho lực lƣợng cách mạng. Để hoàn thành nhiệm vụ, C240 phải quan hệ chặt chẽ với lực lƣợng huyện, du kích xã và quan hệ máu thịt với nhân dân. Xác định điểm hoạt động đầu tiên của đơn vị là vùng cao su Bình Sơn, An Viễn, Síp, Hêlêna, với mục tiêu đánh tiêu diệt, tiêu hao, làm địch co lại, phá thế kìm kẹp, mở rộng vùng làm chủ tạo thế mới, lực mới, mở cửa khẩu cho tỉnh. Thời gian tôi còn chuyên trách quân sự, tôi và anh Tƣ Bình theo sát C240 chỉ đạo sát sao, giáo dục chính trị, lãnh đạo tƣ tƣởng, rút tân binh bổ sung lực lƣợng, chắt chiu từng thanh niên đƣa vào đơn vị. Là ngƣời đứng đầu của lực lƣợng vũ trang tỉnh, có thời gian sống gần cán bộ chiến sĩ C240, tôi có nhiều kỷ niệm trong chiến đấu. Những lúc C240 đánh trận anh em thƣơng vong, những trận 240 đánh tiêu diệt gọn địch thu nhiều vũ khí, tôi đều cùng chia sẻ vui buồn với anh em. Trận đánh đồn An Viễng, C240 diệt gọn, địch phản kích ác liệt, bỏ bom, bắn pháo hủy diệt nhà sở, nhà dân, nhƣng chúng không tái chiếm, không đóng lại đồn bót. C240 nghiên cứu đồn địch ở sở Hêlêna, tôi và anh Tƣ Bình cho làm bót, công sự giả, bố trí các mũi đánh vào để thực tập. Tôi quan sát bổ sung điểm còn sơ hở và quyết định cho C240 đánh diệt gọn, thu toàn bộ vũ khí. Để đánh đồn địch sở Bình Sơn, tôi cho hậu cần mua quần, áo, nón, giày lính biệt động quân ngụy cho anh em nghi trang. Lợi dụng xe Sở chở công nhân vào cạo mủ khuya, chúng tôi giáo dục tài xế lái xe chở bộ đội ra đánh đồn Bình Sơn. Xe chạy tới đồn địch trời vừa sáng. Các mũi C240 triển khai bắt ngay tên gác và tiến vào bót, bọn lính thấy lực lƣợng ta 11
- trang phục lính biệt động quân, ngơ ngác trở tay không kịp, ta diệt gọn tại chỗ, thu toàn bộ vũ khí trở về an toàn. Sau trận đánh, C240 cùng lực lƣợng huyện cao su và du kích, chi bộ Bình Sơn phát huy thắng lợi trấn áp bọn phản cách mạng gỡ kìm cho quần chúng, công nhân đƣợc đi sớm về tối. Cán bộ ở đƣợc trong dân, chị Bảy Phƣợng (Huỳnh Thị Phƣợng) bám đƣợc dân và tổ chức diệt ác ôn tại chỗ, thanh khiết, xây dựng lõm chính trị vững vàng trong công nhân cao su Bình Sơn. Đến cuối năm 1962, ta làm chủ toàn bộ vùng cao su Bình Sơn, An Viễn, Hêlêna, Síp, tạo đƣợc thế đứng cho các cơ quan tỉnh Biên Hòa, mở đƣợc cửa khẩu cho các ban ngành Tỉnh. Hiệu quả hoạt động của lực lƣợng 240 đạt đƣợc yêu cầu Tỉnh ủy đề ra, mở ra vùng tiếp giáp sát căn cứ rộng lớn, tạo điều kiện cho tỉnh tổ chức thành công Đại hội Mặt trận Dân tộc Giải phóng 3 ngày tại căn cứ Suối Cả. Công nhân Bình Sơn cùng C240 đào công sự tại địa điểm hội nghị để đại biểu tránh phi pháo, bảo vệ Đại hội. Đơn vị còn tổ chức canh gác rất chặt chẽ để Đại hội làm việc an toàn tuyệt đối. Đại hội đã tạo ảnh hƣởng chính trị rất lớn trong tỉnh. Làm chủ đƣợc vùng cao su Bình Sơn, Síp, Hêlêna, An Viễn, ta vận động trên 100 thanh niên công nhân vào vùng giải phóng học về tinh thần yêu nƣớc, yêu quê hƣơng chống đế quốc Mỹ xâm lƣợc. Trên 2/3 thanh niên trong lớp học này tình nguyện ở lại tham gia bộ đội đánh địch, bổ sung cho C240, cho lực lƣợng huyện cao su và cho du kích ở Bình Sơn. Tôi còn nhớ, trong một trận càn lớn của sƣ đoàn 18 ngụy (trong Chiến tranh đặc biệt), anh Ba Thuấn, Tỉnh đội phó chỉ đạo C240 bố trí một trung đội chặn đánh địch từ xa bảo vệ Tỉnh ủy. Sau cuộc càn thắng lợi, tôi gửi thƣ biểu dƣơng khen ngợi cán bộ, chiến sĩ C240. Năm 1963, lực lƣợng C240 đƣợc bổ sung đủ biên chế 3 trung đội và tự đánh địch thu vũ khí, tự trang bị, có hỏa lực tƣơng đối mạnh. Thực hiện sự chỉ đạo của Thƣờng vụ Tỉnh ủy Biên Hòa, Ban Quân sự đã triển khai lực lƣợng C240 hoạt động vùng Long Thành, Nhơn Trạch, hai huyện có tiềm năng lớn. Con đƣờng từ căn cứ Suối Cả ra cánh đồng cây khế Long An, Lộc An, Phƣớc Hòa qua lộ 15 sang ấp Bà Ký rồi qua sông Phƣớc Thọ về Phƣớc An, khu lòng chảo Nhơn Trạch, là con đƣờng độc đạo mà C240 phải qua lại thƣờng xuyên, là con đƣờng máu. Địch biết đƣờng hành quân của ta nên đêm nào cũng bắn pháo, trực thăng quần đảo bắn phá, lính phục kích bắn cán bộ các ngành. Đêm nào đi qua đƣờng, có C240 bảo vệ, cảnh giác thì cán bộ Tỉnh, Huyện rất an tâm. Đặc biệt, khi về hoạt động vùng Long Thành, Nhơn Trạch, C240 luôn sát cánh với lực lƣợng huyện, du kích xã trong hoạt động tác chiến đánh đồn bót, chống càn, hoặc đột ấp chiến lƣợc hỗ trợ cán bộ. Chi bộ xã phát động quần chúng phá thế kìm kẹp, diệt ác, trấn áp bọn phản cách mạng, vận động dân bung ra sản xuất làm ăn. Tình thƣơng yêu, đùm bọc của đồng bào, các mẹ, các chị với đơn vị là vô cùng và cụ thể. Khi 12
- C240 đánh địch chống càn, các má, các chị nấu cơm, gói bánh, thức ăn nào ngon đều dành cho bộ đội. Cán bộ, chiến sĩ C240 khắc cốt, ghi xƣơng tình nghĩa của đồng bào và mãi gắn bó máu thịt với ngƣời dân Nhơn Trạch, Long Thành. “Một tấc không đi, một ly không rời” là khẩu hiệu thể hiện quyết tâm chiến đấu bảo vệ dân của C240. Tình sâu nghĩa nặng trƣớc sau nhƣ một, C240 một lòng một dạ với dân, dân luôn nhắc nhở. Tôi và C240 có một kỉ niệm sâu sắc khi bao vây kêu gọi bức hàng đồn địch ở xã Trị An năm 1964. Nhân tình hình nội bộ địch cấu xé nhau, Diệm - Nhu bị giết, Tỉnh ủy chỉ đạo tôi và anh Tƣ Bình dẫn một trung đội 240 với ý định bao vây, bức hàng đồn Trị An. Ta có sáng kiến là sử dụng gia đình binh sĩ đóng ở đồn để tấn công binh vận. Anh Ba Xê, Bí thƣ chi bộ xã Trị An, ngƣời Bắc vào Nam trƣớc Cách mạng tháng Tám, một đồng chí rất tốt. Tôi giao nhiệm vụ mời tất cả gia đình binh sĩ đóng đồn Trị An, anh Ba Xê làm đúng theo chỉ đạo. Khi tôi, anh Tƣ Bình và một trung đội của Đại đội 240 ra đến xã thì trời tối, chúng tôi gặp gần 100 ngƣời là vợ con, cha mẹ lính ở đồn Trị An ngay dƣới chân đồi Trị An. 20 giờ, lực lƣợng vũ trang phát loa kêu gọi binh sĩ, rồi đƣa loa cho vợ con, mẹ binh sĩ kêu chồng, cha, con ra hàng vì quân giải phóng đông lắm. Lính trên đồn rọi đèn pin thấy bộ đội với gia đình vợ con họ, chỉ dám bắn chỉ thiên hăm dọa. Cuộc kêu gọi giằng co suốt đến 23 giờ đêm, bọn lính trên đồn kêu lớn: “Nếu chúng tôi ra hàng, quân giải phóng có giết chúng tôi không?”. Tôi đại diện lực lƣợng C240 trả lời: “Chúng tôi là quân giải phóng, hứa danh dự với các anh, nếu đầu hàng thì giơ tay trên đầu xuống gặp chúng tôi. Chúng tôi sẽ cho các anh gặp vợ con và cho lãnh về nhà, ai không hàng, lực lƣợng vũ trang bắt đƣợc sẽ trừng trị”. Đúng là cả đồn kéo xuống đầu hàng, ta tập hợp giáo dục và cho gia đình dẫn về. Ta thu toàn bộ vũ khí quân trang, quân dụng và san bằng đồn Trị An. Sáng hôm sau, ta truy bắt và trừng trị tên Châu, Đồn trƣởng và ba tên an ninh quân đội. Trị An là xã giải phóng đầu tiên trong tỉnh Biên Hòa. Quần chúng phấn khởi vui mừng, tặng cho lực lƣợng 240 một con trâu ăn mừng. Thật sự nếu không dựa vào dân, mà chỉ đánh đơn lẻ, lực lƣợng vũ trang không thể nào tiêu diệt đƣợc đồn Trị An bởi địch có lợi thế trên đồi và công sự kiên cố. Một kỷ niệm về trận đánh đại đội bảo an quận Nhơn Trạch. Lúc này, anh Tƣ Lòng (Châu Văn Lòng) về thay, anh Tƣ Bình nhận nhiệm vụ khác. Anh Tƣ Lòng làm Tỉnh đội trƣởng, tôi làm Bí thƣ Tỉnh ủy, Chính trị viên Tỉnh đội. Tƣ Lòng bàn với tôi quyết tâm sử dụng Đại đội 240 đánh đại đội bảo an trên lộ 17 khu vực Phú Hội, Phú Mỹ. Anh Tƣ Lòng mới về còn lạ chiến trƣờng, sợ đánh không khéo sẽ bị địch phản kích gây khó khăn. Tƣ Lòng đề nghị tôi cùng anh chỉ huy đánh trận này, từ hầm chỉ huy đƣợc đào trên đồi Vƣờn Mít, Phú Hội. Tôi chỉ đạo đánh địch ở vùng này phải đánh nhanh diệt gọn, nếu trận đánh kéo dài là không ổn; đồng thời góp ý bố trí trái đúng theo đội hình hành quân của địch, phút đầu phải diệt đại bộ 13
- phận địch, còn lại ta xung phong diệt gọn dứt điểm. Đúng theo ý đồ của ta, phút đầu ta nổ trái diệt gần hết đại đội. Còn 5 tên chạy ra ruộng, ta truy kích tiêu diệt. Trận đánh thắng lợi lớn, ta thu toàn bộ vũ khí, lấy đƣợc máy vô tuyến PRC25, địch lạc hƣớng không tin tức, không phản kích đƣợc. C240 ém quân chuẩn bị chống càn, nhƣng đến tối địch không càn vào, ta rút toàn bộ về căn cứ Suối Cả an toàn. Thắng lợi lớn quá, tinh thần cán bộ chiến sĩ lên rõ rệt. Tôi cho mua heo quay, bánh bò về căn cứ Suối Cả khao quân, cán bộ chiến sĩ rất vui vẻ. Tôi còn nhớ trận đánh Mỹ đầu tiên tại đồi Tâm Tình K75 (khu vực Chòi Đồng) của C240. Thời điểm này, tôi đã tiếp thu Nghị quyết Trung ƣơng tại căn cứ Khu ủy miền Đông để phổ biến cho Đảng bộ: Tập trung sức đánh ngụy làm cho Mỹ–ngụy thua trong Chiến tranh đặc biệt. Nếu Mỹ–ngụy không chịu thua, leo thang gây Chiến tranh cục bộ, ta thừa thắng xông lên đánh bại Chiến tranh cục bộ do đế quốc Mỹ gây ra. Trong Chiến tranh cục bộ, quân viễn chinh Mỹ và chƣ hầu thay quân ngụy làm nhiệm vụ tìm diệt trên chiến trƣờng và tăng cƣờng độ chiến tranh với bom B52, pháo các cỡ đánh phá ác liệt. Tôi phát động, kêu gọi mọi ngƣời đánh Mỹ, nhƣng thực sự trong thâm tâm tôi cũng chƣa biết sẽ đánh Mỹ ra sao. Một đêm của năm 1965, Mỹ dùng B52 ném bom vùng căn cứ Suối Cả. Lần đầu tiên tôi mới biết bom B52: bom rơi nổ liên hồi, ngồi dƣới hầm mà nhƣ ngồi trên võng đƣa qua, đƣa lại ghê gớm không biết sao mà kể. Sáng sớm, pháo các cỡ bắn vào và trực thăng bắn ồ ạt dọn bãi đổ quân. C240 đã chủ động sẵn sàng bố trí đánh địch. Một mũi càn của sƣ 1 bộ binh Anh Cả đỏ (Mỹ) đụng một mũi bố trí sẵn của C240. Ta nổ súng, Mỹ ngã tên này chúng kéo xác ra rồi lại tiến lên. Lính Mỹ lớn con bị bắn nhào xuống rống nhƣ bò. Bọn lính Mỹ chỉ xung phong một đƣờng, C240 bắn chết gần trăm tên. Sau cùng Mỹ dừng lại, lùi ra dùng bom pháo hủy diệt trận địa. Chiến thắng của C240 đánh diệt Mỹ đƣợc Tỉnh ủy khen ngợi và thông báo cho toàn tỉnh học tập. Từ đây, dấy lên phong trào tìm Mỹ mà đánh, tìm ngụy mà diệt, giành danh hiệu dũng sĩ diệt Mỹ, dũng sĩ diệt cơ giới. Bảo vệ mùa màng ai nghe qua tƣởng là đơn giản, nhƣng thực tế đó là cuộc chiến đấu gay go ác liệt nhằm chống địch phong tỏa kinh tế, triệt hạ lƣơng thực, làm cho cách mạng bị kiệt quệ. Cánh đồng Long An, Long Phƣớc, Lộc An là cánh đồng lúa tiếp giáp căn cứ cách mạng. Địch bắt dân đập lúa phải đem lúa về để kiểm soát. Tỉnh giao trách nhiệm cho xã phải thƣơng lƣợng với dân, đồng thời tổ chức đoàn cán bộ các cơ quan đi bảo vệ mùa màng. Lực lƣợng C240, đơn vị vũ trang của tỉnh đƣợc bố trí canh gác chặt chẽ, bảo vệ cho cơ quan cắt gặt lúa ban đêm, cắt đập đến đâu tải đem cất giấu, sau báo lại trả tiền cho dân. Cuối năm 1963, anh Nguyễn Công Hạnh về nhận nhiệm vụ Phó ban Quân sự tỉnh phụ trách chính trị. Anh Ba Hạnh có kinh nghiệm công tác chính trị trong quân đội, công tác Đảng, Đoàn và công tác thi đua. Do vậy, các công tác này tiếp tục phát triển tốt trong lực lƣợng vũ trang. Tỉnh tổ chức Đại hội tổng kết phong trào thi 14
- đua trong lực lƣợng vũ trang từ tỉnh xuống huyện, xã, nêu những gƣơng chiến đấu tốt, gƣơng học tập tốt, gƣơng cá nhân đơn vị xuất sắc chiến đấu, học tập, đoàn kết, xây xã... chiến đấu. Sau Đại hội, phong trào thi đua phát triển sôi nổi. Năm 1964, lực lƣợng C240 đƣợc bổ sung đủ biên chế 4 trung đội, Anh Tƣ Ù (Nguyễn Văn Thanh) làm Đại đội trƣởng, anh Tƣ Bé làm Chính trị viên, anh Năm Lâm, anh Chiến làm Đại đội phó. Anh Tƣ Lòng về thay anh Tƣ Bình làm Tỉnh đội trƣởng, anh Ba Thuấn làm Tỉnh đội phó. Anh Nguyễn Hồng Phúc, Tham mƣu trƣởng về Khu nhận nhiệm vụ khác. Ban chỉ huy Tỉnh đội đủ 4 đồng chí: Tƣ Lòng, Năm Trang, Ba Hạnh, Ba Thuấn thống nhất chỉ đạo, chỉ huy đã triển khai các mặt toàn diện cho lực lƣợng tập trung tỉnh, đến lực lƣợng huyện và du kích xã. Phong trào du kích chiến tranh nhân dân trong tỉnh phát triển, đều nhất là Long Thành, Nhơn Trạch. Anh Năm Tâm làm Xã đội trƣởng Phƣớc An xây ụ chiến đấu Phƣớc An. Anh Thắng làm Xã đội trƣởng Phú Hội xây dựng ụ chiến đấu Phú Hội. Cả hai đội du kích chiến đấu đánh địch nổi tiếng nên chúng rất ngán sợ. Lực lƣợng C240 quan hệ gắn bó với đội du kích Phƣớc An, Phú Hội. Địch càn vào khu Lòng Chảo, C240 bố trí chặn đánh từ bên ngoài. Địch vào đụng du kích Phƣớc An, Phú Hội đánh quyết liệt, C240 hỗ trợ tổ chức đánh địch từ xa, kéo địch ra. Tôi chỉ đạo và đã chứng kiến sự hợp tác chặt chẽ của C240 với du kích xã và nhiều lần biểu dƣơng cán bộ chiến sĩ C240 cùng hai đội du kích Phƣớc An, Phú Hội. Năm 1964, chuẩn bị cho chiến dịch Đông Xuân 1964-1965, Bộ Tƣ lệnh Quân khu miền Đông giao nhiệm vụ Biên Hòa cùng lực lƣợng Khu tổ chức đánh địch trên lộ 15 thu hút địch về phía Biên Hòa, tạo sơ hở cho bộ đội chủ lực Miền mở chiến dịch đánh tiêu diệt địch ở Bình Giã, lộ 2, Bà Rịa. Lực lƣợng 240 cùng lực lƣợng Quân khu tổ chức đánh địch trên lộ 15, tiêu diệt các đoàn xe quân sự, đánh nhồi, đánh bồi địch từ Bà Rịa lên, đánh địch từ Biên Hòa xuống, thực hiện đúng ý đồ Quân khu, tạo điều kiện rất thuận lợi cho chiến dịch Bình Giã giành thắng lợi lớn. Năm 1965, 1966, Mỹ leo thang gây Chiến tranh cục bộ, C240 vừa triển khai lực lƣợng đánh Mỹ càn vào căn cứ Suối Cả, vừa triển khai đánh địch chống lấn chiếm vùng Long Thành, Nhơn Trạch, Bình Sơn. Đặc biệt C240 hỗ trợ có hiệu quả lực lƣợng cách mạng huyện Long Thành, Nhơn Trạch, du kích các xã lộ 19, lộ 17 đánh địch quyết liệt. Ụ chiến đấu Phƣớc An, Phú Hội phát huy rất tốt, địch càn vào là bị thiệt hại mang xác thƣơng về. C240 hỗ trợ du kích các xã Tam An, Phƣớc Nguyên, Tam Phƣớc bao vây bắn tỉa làm địch thun, co vào đồn bót, ta làm chủ ngày đêm. Nhiều ấp tuy đồn bót còn, nhƣng địch không dám bung ra hoạt động, tạo điều kiện cho Chi bộ, cán bộ bám dân giáo dục phát động quần chúng, tổ chức quần chúng xây xã chiến đấu đánh địch. Địch liên tục bắn pháo, càn quét khủng bố, xúc dân ở Phú Hội, Phú Mỹ ra thị trấn Long Thành. C240 cùng du kích và đoàn cán bộ tỉnh, huyện do anh Võ Văn Lƣợng đƣợc Tỉnh ủy phân công chỉ đạo 15
- kết hợp 3 mũi giáp công, bao vây đồn Phú Hội, đánh mạnh giao thông, địch không dám đi bằng cơ giới mà phải dùng máy bay trực thăng tiếp tế. Bộ đội C240 đánh xe, bắn trực thăng suốt cả tháng, địch tại đồn Phú Hội không dám ra. Đoàn cán bộ quan hệ với dân, sáng về làm ruộng, làm vƣờn, vận động cả quần chúng và gia đình binh sĩ kéo đấu tranh với tên quận trƣởng Long Thành đòi về nhà cũ. Kết quả: địch không chịu nổi sự bao vây của lực lƣợng C240 và du kích Phú Hội, phải rút chạy; ta san bằng đồn bót. Dân bị xúc ra Long Thành nay kéo về đầy đủ. Ta giải phóng hoàn toàn hai xã Phú Hội, Phú Mỹ và ấp Bến Cam xã Phƣớc Thiền, ấp Long Hiệu xã Long Tân, làm chủ trên 5km đƣờng 17. Điểm nổi bật là năm 1966, lúc Chiến tranh cục bộ của Mỹ phát triển cao độ, ác liệt mà ở Biên Hòa, ta kết hợp 3 mũi chính trị, võ trang, binh vận giải phóng trên 6.000 dân là thắng lợi rất có ý nghĩa. Vùng giải phóng mở rộng sát nách địch, nhân dân xây xã chiến đấu chống địch. Những buổi biểu diễn văn nghệ ban đêm, phong trào thể dục, thể thao của thanh niên phát triển. Huyện ủy mở nhiều lớp học đào tạo cán bộ Đảng, Đoàn và các đoàn thể rất tốt. Năm đó, tôi về làm việc với Huyện ủy Nhơn Trạch, Huyện ủy Long Thành tại căn cứ này. Tôi chỉ đạo không chủ quan khinh địch và mọi hoạt động phải đi vào chiều sâu, xây xã chiến đấu, hầm chông, hố đinh chống địch, đề phòng địch lấn chiếm lại. Đến năm 1966, Trung ƣơng Cục quyết định nhập Biên Hòa, Bà Rịa thành tỉnh Bà Biên. Tôi đƣợc phân công làm Thƣờng trực Tỉnh ủy Bà Biên và phụ trách quân sự, theo dõi các huyện Long Thành, Nhơn Trạch, Cao su Bình Sơn. Đến tháng 7- 1967, tôi có quyết định về tỉnh Biên Hòa (U1) để chuẩn bị cho chiến dịch Xuân Mậu Thân. Lúc này, huyện Long Thành, Nhơn Trạch, Cao su Bình Sơn, đơn vị 240 thuộc Phân khu 4. Tuy không trực tiếp lãnh đạo chiến trƣờng này nhƣng tình cảm của tôi vẫn rất gắn bó. Mỗi khi gặp cán bộ, gặp đoàn tải của Phân khu 4, tôi đều hỏi thăm các anh chị Huyện ủy Long Thành, Nhơn Trạch, Cao su Bình Sơn và lực lƣợng 240. Đƣợc biết sau chiến dịch Xuân Mậu Thân, Mỹ phản kích đánh phá rất ác liệt ở khu Lòng chảo. Bom B52, pháo bầy, xe ủi phá rừng, phá căn cứ. Nhƣng Huyện ủy, lực lƣợng 240, du kích bám đánh Mỹ quyết liệt không chạy dạt, không lùi bƣớc, bám đất bám dân, giữ địa bàn đƣợc dân tin yêu đùm bọc. 240 rõ ràng đã vƣợt qua muôn ngàn thử thách, đào hầm bí mật bám trụ, ngâm mình ngày đêm ở Rừng Sác, ở bƣng sậy, cánh đồng lầy An Điền, Tam An, đúng với lời thề: Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh. Tên gọi lực lƣợng vũ trang 240 đƣợc dân ở huyện Nhơn Trạch, Long Thành, Bình Sơn luôn nhắc nhở. Cầm trên tay danh sách tên họ quê quán của cán bộ chiến sĩ đã hy sinh là con em của đồng bào Long Thành, Nhơn Trạch, Bình Sơn và miền Bắc, miền Trung, tôi xúc động, ngậm ngùi, nƣớc mắt chảy dài. Trên 300 chiến sĩ đã nằm xuống cho đất nƣớc hồi sinh hôm nay, còn vài chục anh em hy sinh vô danh mà anh Tƣ Thƣơng đã báo tại cuộc họp vừa rồi. Nỗi thƣơng xót làm tôi nhớ lại một câu tâm nguyện từ khi đi làm cách mạng: “Ngƣời chiến sĩ ra đi không trở lại, gác tình nhà vì Tổ quốc trả thù chung”. 16
- Biết bao ngƣời cha, ngƣời mẹ, ngƣời vợ, ngƣời yêu đã mong mỏi đợi chờ ngƣời thân từ sau giải phóng cho đến nay, thời gian trôi biền biệt không bao giờ gặp lại. Tôi mong rằng Tỉnh ủy Đồng Nai xây dựng đƣợc Nhà lƣu niệm và Tƣợng đài Chiến Thắng của 240 để dân làng, đồng đội còn sống đến thắp hƣơng cho ấm linh hồn của chiến sĩ đã xả thân đền nợ nƣớc; để đời đời khắc ghi những chiến công anh hùng cho các thế hệ mai sau trên mảnh đất Long Thành, Nhơn Trạch, Bình Sơn, Biên Hòa anh hùng. Biên Hòa, ngày 29 tháng 10 năm 2004 17
- 240 - NIỀM TỰ HÀO CỦA ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LONG THÀNH NGUYỄN VĂN ĐIỆP (1) Tôi đƣợc Ban Liên lạc mời dự họp mặt cùng các đồng chí nguyên lãnh đạo Tỉnh ủy Biên Hòa, lãnh đạo cán bộ, chiến sĩ Đại đội 240, Tiểu đoàn 240 tỉnh Biên Hòa trong thời kỳ chống Mỹ cứu nƣớc, bản thân tôi cảm nhận rất vinh dự và vui mừng bởi mình cũng là một ngƣời con sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Long Thành, cái nôi của cách mạng. Bản thân tôi vô cùng xúc động và tự hào với những thành tích chiến đấu và chiến thắng của đơn vị 240. Những chiến thắng phải đổi bằng máu và nƣớc mắt trong suốt 14 năm từ 1961 – 1975 trên mảnh đất quê hƣơng Đồng Nai anh hùng, trong đó có huyện Long Thành. Là lực lƣợng vũ trang địa phƣơng, từ nhân dân mà hình thành và trƣởng thành, đơn vị 240 đã kiên cƣờng bám trụ làm tốt 3 chức năng: chiến đấu, công tác và sản xuất. Ngay trên địa bàn xã Bình Sơn anh hùng (trong chống Mỹ), đơn vị 240 đã hỗ trợ giúp đỡ đội du kích xã đánh địch giành quyền làm chủ cho nhân dân, kết hợp tấn công địch trên cả 3 mặt: quân sự, chính trị, binh vận. Hàng trăm thanh niên huyện Long Thành thay nhau lên đƣờng tòng quân chiến đấu giết giặc lập công. Với sự hỗ trợ của đơn vị 240, Bình Sơn đƣợc xây dựng thành cửa khẩu của tỉnh, Phân khu và các đơn vị cách mạng Sài Gòn – Gia Định. Trong suốt 14 năm xây dựng và chiến đấu, dƣới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, quản lý trực tiếp là Tỉnh đội Biên Hòa, đơn vị 240 luôn gắn bó máu thịt với nhân dân, đƣợc nhân dân đùm bọc nuôi dƣỡng trƣởng thành. Đơn vị đã thực sự làm nòng cốt cho các phong trào đấu tranh chính trị, binh vận, mở thế kìm kẹp của địch, mở rộng vùng giải phóng để nhân dân bung ra sản xuất. Những thành tích của đơn vị 240 cùng với phong trào du kích chiến tranh tô đậm thêm lịch sử hào hùng của Đảng bộ và nhân dân tỉnh nhà trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc, xứng đáng là lực lƣợng vũ trang của tỉnh Đồng Nai anh hùng. Trong thành tích anh hùng đó có sự đóng góp và hy sinh cao cả của nhiều thế hệ cán bộ chiến sĩ 240 Biên Hòa. Đối với huyện Long Thành, sau khi tổng kết 2 cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, Huyện vinh dự đƣợc Nhà nƣớc tặng thƣởng danh hiệu Anh hùng Lực lƣợng Vũ trang Nhân dân và 8/19 xã cũng đƣợc tặng 1 Phó bí thƣ, Chủ tịch HĐND huyện Nhơn Trạch. Bài phát biểu trong cuộc hội thảo về D240. 18
- thƣởng danh hiệu cao quý này (gồm An Hòa, An Phƣớc, Tam Phƣớc, Tam An, Long An, Long Phƣớc, Phƣớc Thái và Bình Sơn). Bản thân là thế hệ đi sau, tôi hứa với các chú, các anh sẽ tiếp nối truyền thống vẻ vang của cha ông đi trƣớc để giáo dục cho thế hệ trẻ hôm nay biết quý trọng và giữ gìn những truyền thống tốt đẹp này, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, xây dựng quê hƣơng Long Thành ngày càng giàu đẹp để xứng đáng với truyền thống quê hƣơng anh hùng. Cuối cùng xin kính chúc các chú, các anh, các vị đại biểu có mặt hôm nay nhiều sức khỏe, chúc cuộc hội thảo thành công tốt đẹp. Xin trân trọng cảm ơn. 19
- MÃI TRI ÂN CÁN BỘ CHIẾN SĨ ĐẠI ĐỘI 240 NGUYỄN QUANG VIỆT (1) Kính thƣa các đồng chí nguyên lãnh đạo Tỉnh ủy Biên Hòa! Kính thƣa các cô chú cựu binh D240! Trƣớc hết, xin thay mặt Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Nhơn Trạch, tôi xin đƣợc gửi đến các chú, các cô, các anh chị lão thành cách mạng đã một thời sống và chiến đấu trong Đại đội 240 lời chào trân trọng và lời kính chúc sức khỏe. Chúc toàn thể các đồng chí, các vị đại biểu, khách mời có thật nhiều niềm vui, hạnh phúc và ý nghĩa trong buổi hội thảo truyền thống của đơn vị ngày hôm nay. Kính thƣa các chú, các cô, quý vị đại biểu! Đƣợc thành lập vào năm 1961, Đại đội 240 đã trải qua những năm tháng chiến đấu oai hùng với những chiến công lịch sử nhƣ: Bàu Cá, Phƣớc Cang, Gò Cát, Trảng Bom, Đại An, Long Thành, Nhơn Trạch... Đứng chân hoạt động trên một địa bàn vô cùng ác liệt cùng với muôn vàn gian khổ, phức tạp, khó khăn và thiếu thốn trăm bề, các đồng chí cán bộ, chiến sĩ của Đại đội 240 vẫn kiên cƣờng bám trụ, dũng cảm hy sinh, vƣợt qua trăm ngàn hiểm nguy để hoàn thành nhiệm vụ, giành chiến thắng trƣớc kẻ thù mạnh hơn gấp nhiều lần. Ngày nay, thế hệ chúng tôi rất xúc động và tự hào với truyền thống quý báu của Đại đội 240 đã đƣợc xây dựng qua những tháng năm chiến đấu gian khổ, hào hùng và đƣợc bồi đắp bởi bao lớp cán bộ, chiến sĩ của Đại đội đã ngã xuống. Đó là: sự trung thành tuyệt đối với Đảng, với nhân dân; kiên cƣờng, tự lực tự cƣờng, sáng tạo trong chiến đấu; căm thù giặc sâu sắc, dũng cảm chiến đấu không sợ hy sinh, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng. Quá trình hoạt động chiến đấu của cán bộ, chiến sĩ Đại đội 240 đã góp phần quan trọng vào thắng lợi chung của quân và dân miền Đông Nam bộ, của quân và dân cả nƣớc trong cuộc kháng chiến trƣờng kỳ chống Mỹ, cứu nƣớc. Ngày nay, với truyền thống của anh bộ đội Cụ Hồ, nhiều đồng chí cán bộ, chiến sĩ của Đại đội 240 khi xƣa tuy tuổi cao, sức yếu, có đồng chí đã nghỉ hƣu, nhƣng vẫn không ngừng công tác, tiếp tục hoạt động trên những vị trí mới, đã trở thành những nòng cốt gƣơng mẫu trong các hoạt động đoàn thể Cựu chiến binh, các hoạt động xã hội, góp phần mình vào sự nghiệp xây dựng bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh niềm vui và tự hào, trong buổi hội thảo hôm nay, chúng tôi rất xúc động khi nghĩ về sự hy sinh, mất mát của những cán bộ, chiến sĩ Đại đội 240 đã ngã xuống suốt thời kỳ kháng chiến. Nhiều cán bộ, chiến sĩ Đại đội 240 đã hy sinh anh dũng trong lúc chiến đấu, trinh sát, xây dựng cơ sở, phong trào du kích, bảo vệ nhân 1 Tỉnh ủy viên, Bí thƣ Huyện ủy Long Thành. Bài phát biểu trong cuộc hội thảo về D240. 20
- dân làm mùa... Đảng bộ và nhân dân huyện Nhơn Trạch xin kính cẩn nghiêng mình tri ân trƣớc anh linh của các cán bộ, chiến sĩ của Đại đội đã hy sinh vì nền độc lập – tự do của dân tộc, giành lại ấm no và hạnh phúc cho nhân dân. Sự mất mát, hy sinh ấy đã góp phần làm rạng ngời truyền thống chiến đấu hào hùng của Đại đội, tô điểm vào những chiến thắng oanh liệt của cả dân tộc đối với đế quốc, thực dân xâm lƣợc, góp phần hoàn thành sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Kính thƣa các đồng chí lão thành cách mạng! Kính thƣa quý vị đại biểu! Là thế hệ kế thừa, tiếp bƣớc cha anh với niềm tự hào, vinh dự và trách nhiệm, chúng tôi luôn tâm niệm phải tiếp tục sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc vẻ vang, truyền thống anh dũng của dân tộc, của những thế hệ cha anh đi trƣớc, duy trì và phát huy truyền thống yêu nƣớc, truyền thống cách mạng kiên cƣờng trong việc thực hiện công cuộc xây dựng phát triển đất nƣớc giai đoạn hiện nay. Huyện Long Thành, địa bàn đứng chân bám trụ của Đại đội 240 trong thời kỳ kháng chiến khi xƣa, đang trong quá trình chuyển dịch nhanh về cơ cấu kinh tế, phát triển đi lên thành đô thị văn minh, hiện đại. Chúng tôi xin hứa sẽ cùng toàn Đảng, toàn dân đoàn kết một lòng, thống nhất ý chí và hành động, nỗ lực khắc phục những khó khăn, trở ngại, quyết tâm xây dựng quê hƣơng Long Thành ngày càng giàu mạnh, thực hiện thắng lợi các nghị quyết của Đảng vì mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Đây cũng chính là hành động thể hiện sự nối tiếp, phát huy truyền thống hào hùng của cha anh và trân trọng bảo vệ những thành quả cách mạng mà bao lớp thế hệ đi trƣớc đã ngã xuống để vun đắp, xây dựng, trong đó có những thành quả cách mạng và những đóng góp vô cùng to lớn của các cha anh, các cán bộ, chiến sĩ Đại đội 240. Thay mặt Đảng bộ huyện Long Thành, xin kính mong các đồng chí cán bộ cách mạng lão thành của Đại đội 240 tiếp tục quan tâm giáo dục và truyền đạt những kinh nghiệm quý báu cho các thế hệ kế thừa chúng tôi để thế hệ trẻ ngày càng trƣởng thành, vững vàng hơn về mọi mặt, xứng đáng với lòng tin yêu của Đảng bộ và của nhân dân. Cuối cùng, một lần nữa, thay mặt Huyện ủy, HĐND và UBND huyện Long Thành xin kính chúc các đồng chí lão thành cách mạng, các chiến sĩ kiên trung của Đại đội 240 khi xƣa cùng toàn thể quý vị đại biểu, các vị khách quý về dự buổi hội thảo về Đại đội 240 hôm nay, lời kính chúc sức khỏe và thắng lợi. Chúc buổi hội thảo đạt nhiều ý nghĩa và thành công tốt đẹp. Xin trân trọng biết ơn. 21
- TIỂU ĐOÀN 240 HOÀN THÀNH XUẤT SẮC NHIỆM VỤ ĐẢNG GIAO (Từ 1972 – 1976) NGUYỄN VĂN THÔNG (1) 1 - Tiền thân của Tiểu đoàn 240 là Đại đội 240 – bộ đội tập trung tỉnh Biên Hòa. Trải qua 11 tuổi chiến đấu (tháng giêng năm 1961 đến cuối năm 1972), đơn vị kiên cƣờng bám trụ chiến trƣờng, vƣợt qua vô cùng khó khăn, thử thách ác liệt, anh dũng chiến đấu đánh quân Mỹ – Thái – ngụy, góp phần làm thất bại cơ bản chiến lƣợc Chiến tranh đặc biệt, Chiến tranh cục bộ của Mỹ–ngụy ở chiến trƣờng Biên Hòa – Bà Biên. Tháng 10-1972, tỉnh Biên Hòa đƣợc lập lại. Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy quyết định: “Tăng cƣờng chất lƣợng và số lƣợng Đại đội 240, nâng thành Tiểu đoàn 240”, một trong những đơn vị tập trung của tỉnh, nhằm đối phó với âm mƣu của địch trên chiến trƣờng Biên Hòa, sau khi Mỹ buộc phải chịu ký kết Hiệp định Paris về Việt Nam. Tiểu đoàn 240 cùng các lực lƣợng vũ trang trong tỉnh đã anh dũng chiến đấu hàng chục trận lớn nhỏ, tiêu hao, tiêu diệt hàng trăm tên Mỹ, Thái Lan và quân ngụy, góp phần xây dựng và bảo vệ dân, bảo vệ căn cứ tỉnh, tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh ở hƣớng Long Thành, Nhơn Trạch góp phần giải phóng quê hƣơng. 2 - Vừa xây dựng vừa chiến đấu trên chiến trƣờng tỉnh Biên Hòa và tỉnh Biên Hòa nông thôn. Ban chỉ huy D240 gồm: Nguyễn Văn Minh - Tiểu đoàn trƣởng, đồng chí Ba Phép - Tiểu đoàn phó, đồng chí Đoàn Hy - Chính trị viên, sau đó đồng chí Mai thay đồng chí Đoàn Hy, đồng chí Năm Khôi - Phó chính trị viên Tiểu đoàn. Tiểu đoàn gồm 3 đại đội (Đại đội 1 đến Đại đội 3), với hơn 200 cán bộ chiến sĩ. Đảng bộ D240 có hơn 50 đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Đến tháng giêng năm 1973, theo chỉ đạo của Tỉnh ủy, Tỉnh đội, D240 phối hợp với các đơn vị võ trang của Khu, đứng chân và chuẩn bị chiếm lĩnh “khu vực ngã ba Dầu Giây”, bảo vệ vùng căn cứ Bàu Hàm – Bến Nôm và vùng căn cứ giáp Chiến khu Đ. Đặc biệt vùng căn cứ Bàu Hàm – Bến Nôm là vùng có nhiều dân cƣ, là nơi cơ quan đầu não cấp tỉnh và thị xã Biên Hòa đang đứng chân chỉ đạo. 1 Nguyên Bí thƣ Tỉnh ủy Biên Hòa. 22
- Trƣớc và sau ngày 27-1-1973, đợt “chồm lên chiếm lĩnh” trên chiến trƣờng Biên Hòa diễn ra quyết liệt giữa ta và địch, đôi bên đều “giành dân, lấn đất”... nhƣng căn bản ta giữ vững đƣợc các vùng căn cứ và vùng tranh chấp trong tỉnh. Ngày 29-3-1973, quân Mỹ và Thái Lan rút khỏi mảnh đất quê hƣơng Biên Hòa. Ngày 29-3-1973 cũng là ngày đánh dấu không còn một tên xâm lƣợc trên đất nƣớc ta sau 115 năm (1858 – 1973). Tháng 6-1973, Trung ƣơng Cục chủ trƣơng tách thị xã Biên Hòa do cấp trên trực tiếp chỉ đạo. Các huyện: Vĩnh Cửu, Thống Nhất, Long Thành, Nhơn Trạch, Duyên Hải, Dĩ An, Tân Uyên thành tỉnh Biên Hòa nông thôn. Các cơ quan đơn vị võ trang cấp tỉnh lần lƣợt chuyển về khu vực Bình Sơn – Long Thành. Trong khi đó, địch tiến hành Việt Nam hóa chiến tranh, chúng ráo riết “bình định tái thiết”, một mặt địch bung ra đánh phá ác liệt, mặt khác chúng vừa chuyển dân từ miền Trung về vùng Long Thành để nhằm hình thành tuyến ngăn chặn dọc lộ 15 (51) từ xã An Lợi, thị trấn Long Thành đến xã Phƣớc Thái. Đặc biệt, khu vực xã Long Phƣớc – Phƣớc Thái, địch chuyển hàng ngàn hộ đồng bào công giáo ở các nơi hình thành 2 khu tập trung: Hiền Hòa và Hiền Đức. Từ tháng 10-1973 đến tháng 10-1974, Tỉnh ủy và Huyện ủy Long Thành thống nhất chủ trƣơng: Cử một đoàn cán bộ tỉnh và bố trí D240 cùng Đảng bộ xã Phƣớc Thái tập trung phát động quần chúng đấu tranh chống phá âm mƣu “lập tuyến dân cƣ” của địch, vừa tổ chức đƣa dân ra xây dựng làng mới nằm sâu trong vùng căn cứ của ta, vừa đeo bám đánh địch. Tất cả cán bộ, tỉnh, huyện, xã Phƣớc Thái và đơn vị D240 đều đƣợc học tập, nắm vững chủ trƣơng và biện pháp tiến hành, từ đó thống nhất “kế hoạch” tổ chức, bảo vệ và chuyển dần một số dân cƣ ở Phƣớc Thái, Hiền Hòa, Hiền Đức về khu làng mới – làng Thái Bình. Tất cả cán bộ chiến sĩ đơn vị D240 đều làm tốt công tác vận động quần chúng, góp phần từng bƣớc xây dựng làng mới. Đến cuối tháng 10-1974, đã có gần 200 hộ dân, trong đó có 63 hộ dân tộc Châu Ro. Ta hƣớng dẫn đồng bào khai hoang sản xuất hàng trăm hecta, xây dựng các đoàn thể, đội du kích, hình thành Ủy ban nhân dân cách mạng xã Thái Bình, có cả “con dấu”, xây dựng trƣờng học và trạm y tế. Nhân dân trong xã mới đều phấn khởi hăng hái xây dựng và bảo vệ cuộc sống mới. Trong khi vừa góp phần thực hiện nhiệm vụ nêu trên, D240 vừa tổ chức đeo, bám địch, phục kích bắn cháy và thu hàng chục xe ủi đất. Tháng 8-1974, toàn đơn vị tập kích tiêu diệt một đại đội bảo an ở khu Hiền Hòa, thu nhiều súng. Trong trận này D240 đƣợc tặng thƣởng Huân chƣơng chiến công hạng III. Mở đầu chiến dịch mùa khô 1974 – 1975, tỉnh điều động D240 sang vùng trọng điểm Nhơn Trạch. Lực lƣợng tỉnh (D240 và D6), bộ đội huyện (đơn vị 19-5) cùng du kích các xã dọc 23
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Ebook Lịch sử truyền thống Cách mạng của Đảng bộ và nhân dân Phường 4-Quận 10 (1930-2015): Phần 1
75 p | 8 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Phú Lũng (1945-2018): Phần 2
133 p | 6 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Cán Chu Phìn (1961-2020): Phần 2
152 p | 5 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Xín Cái (1962-2015): Phần 2
122 p | 8 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Thượng Phùng (1961-2018): Phần 1
62 p | 7 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Pải Lủng (1961-2020): Phần 1
56 p | 6 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Phố Là (1961-2020)
101 p | 11 | 2
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Đản Ván (1962-2018): Phần 2
130 p | 8 | 2
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Bản Luốc (1960-2018): Phần 1
57 p | 7 | 2
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Thuận Hòa (1949-2019): Phần 2
67 p | 4 | 2
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc xã Nấm Dẩn (1962-2015)
188 p | 12 | 2
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Cao Bồ (1949-2019): Phần 1
43 p | 9 | 2
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Bản Nhùng (1962-2020): Phần 1
82 p | 5 | 2
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Nậm Dịch (1952-2020)
214 p | 11 | 2
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Liên Hiệp (1945-2020)
154 p | 8 | 2
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Lao Chải (1961-2020)
176 p | 2 | 1
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Đạo Đức (1945-2015): Phần 2
126 p | 5 | 1
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Cao Bồ (1949-2019): Phần 2
47 p | 6 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn