Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA CỐ ĐỊNH LIÊN HÀM LÊN SỨC KHỎE<br />
TOÀN THÂN CỦA BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ CHẤN THƯƠNG<br />
HÀM MẶT TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ<br />
Lê Hoàng Hạnh**, Tạ Văn Trầm** Trương Nhựt Khuê *<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Phương pháp cố định liên hàm (CĐLH) trong điều trị gãy xương mặt đang được sử dụng khá<br />
phổ biến.<br />
Mục tiêu: Đánh giá ảnh hưởng của CĐLH lên sức khỏe toàn thân của bệnh nhân điều trị chấn thương hàm<br />
mặt tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ.<br />
Phương pháp: mô tả hàng loạt ca.<br />
Kết quả: 84,6% bệnh nhân bị giảm cân/BMI sau CĐLH. Có sự tăng tỷ lệ bệnh nhân suy dinh dưỡng độ 3,<br />
độ 2, độ 1 và giảm tỷ lệ bệnh nhân có BMI bình thường giữa trước và sau CĐLH. 57,7% bệnh nhân hài lòng với<br />
CĐLH, 40% ở mức độ trung bình và 38,5% không hài lòng, 45% ở mức độ nhiều.<br />
Kết luận: CĐLH có ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân.<br />
Từ khóa: Cố định liên hàm, BMI.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
EVALUATE THE EFFECTS OF INTERMAXILLARY FIXATION IN GENERAL HEALTH OF THE<br />
TRAETING MAXILLOFACTIAL – PATIENTS AT CAN THO CENTRAL GENERAL HOSPITAL<br />
Le Hoang Hanh, Ta Van Tram, Truong Nhut Khue<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 160 - 164<br />
Background: Intermaxillary fixation is one of the most popular methods in fracture treatments.<br />
Objective: Evaluate the effects of intermaxillary fixation in general health of the treating maxillofacial –<br />
patients at Can Tho Central General Hospital.<br />
Methods: Seri-description.<br />
Results: The majority of patients lossing weight/BMI after this treatment account for 84.6%. There are a<br />
increase of malnutrition patients in level 3, level 2, level 1 and decrease of normal BMI ones between before and<br />
after intermaxillary fixation. There are 57.7% patients who satisfy this method, 40% with average level and<br />
38.5% dissatisfy, 45% with high level.<br />
Conclusion: Intermaxillary fixation has an affect on health.<br />
Key words: Intermaxillary fixation, BMI.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Chấn thương vùng hàm mặt là tổn thương<br />
thường gặp trong các loại chấn thương do tai<br />
nạn giao thông. Trong đó, gãy xương mặt chiếm<br />
tỷ lệ cao nhất và ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ<br />
<br />
khuôn mặt và chức năng ăn nhai của người<br />
bệnh(7). Tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần<br />
Thơ, trong 3 năm (2007-2009) có 444 trường hợp<br />
gãy xương mặt và số lượng mỗi năm tăng lên<br />
đáng kể. Mặc dù, thời gian gần đây phương<br />
<br />
** Bệnh viện Đa khoa Tiền Giang, * Đại học Y Dược Cần Thơ<br />
Tác giả liên lạc: PGS.TS Tạ Văn Trầm<br />
<br />
ĐT: 0913771779<br />
<br />
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học<br />
<br />
Email: tavantram@gmail.com<br />
<br />
161<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br />
<br />
pháp điều trị thông dụng gãy xương mặt là phẫu<br />
thuật nắn hở và phương tiện cố định vững<br />
chắc(3). Tuy nhiên, trên thực tế phương pháp<br />
CĐLH vẫn còn được sử dụng khá phổ biến.<br />
CĐLH là một kỹ thuật ra đời sớm, đơn giản dễ<br />
làm, đem lại kết quả khả quan, giảm chi phí rất<br />
nhiều cho bệnh nhân. Dù vậy, CĐLH cũng gây<br />
nhiều cản trở cho việc ăn uống, gây mất thời<br />
gian, ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc của<br />
bệnh nhân(3). CĐLH có nguy cơ gây suy dinh<br />
dưỡng nặng, giảm cân đáng kể dẫn đến chậm<br />
liền thương và phục hồi chức năng(2).<br />
Ở nước ta, việc xây dựng chế độ dinh dưỡng<br />
cho người bệnh, đặc biệt là bệnh nhân chấn<br />
thương vùng hàm mặt được CĐLH vẫn còn<br />
nhiều khó khăn và bất cập. Việc đánh giá ảnh<br />
hưởng của CĐLH lên chế độ ăn cũng như nhu<br />
cầu dinh dưỡng của bệnh nhân để có kế hoạch<br />
cung cấp đầy đủ dinh dưỡng nhằm giúp bệnh<br />
nhân phục hồi sức khỏe nhanh và nâng cao chất<br />
lượng cuộc sống cần được quan tâm(6,7). Do đó,<br />
chúng tôi thực hiện đề tài “Đánh giá ảnh hưởng<br />
của CĐLH lên sức khỏe toàn thân của bệnh nhân<br />
điều trị chấn thương hàm mặt tại Bệnh viện Đa<br />
khoa Trung ương Cần Thơ”, với các mục tiêu cụ<br />
thể sau: xác định sự thay đổi cân nặng/BMI trước<br />
và sau CĐLH và xác định mức độ hài lòng của<br />
bệnh nhân với CĐLH. Từ đó có cơ sở để từng<br />
bước cải thiện chế độ ăn, xây dựng khẩu phần ăn<br />
hợp lý cho bệnh nhân CĐLH nhằm nâng cao<br />
chất lượng điều trị và cải thiện chất lượng cuộc<br />
sống cho bệnh nhân.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU<br />
Đối tượng<br />
52 bệnh nhân gãy xương mặt có sử dụng kỹ<br />
thuật CĐLH điều trị tại Khoa Răng Hàm Mặt,<br />
Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, từ<br />
1/5/2010 đến 31/1/2011.<br />
<br />
Tiêu chuẩn chọn mẫu<br />
Bệnh nhân được CĐLH, đồng ý tham gia<br />
nghiên cứu và có tái khám, cung cấp đầy đủ<br />
thông tin trong phiếu thu thập số liệu và bộ câu<br />
hỏi phỏng vấn.<br />
<br />
162<br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
Bệnh nhân có chống chỉ định CĐLH.<br />
<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Mô tả hàng loạt ca.<br />
<br />
Xử lý và phân tích số liệu<br />
Chương trình SPSS 18.0.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Có 52 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu<br />
<br />
Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu<br />
Đặc điểm dịch tễ học<br />
Bảng 1: Đặc điểm dịch tễ học của đối tượng nghiên<br />
cứu<br />
Đặc điểm<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
Nam<br />
<br />
47<br />
<br />
90,4<br />
<br />
Nữ<br />
<br />
5<br />
<br />
9,6<br />
<br />
16-18<br />
<br />
5<br />
<br />
9,6<br />
<br />
19-39<br />
<br />
39<br />
<br />
75,0<br />
<br />
40-59<br />
<br />
8<br />
<br />
15,4<br />
<br />
Cấp 1<br />
<br />
9<br />
<br />
17,3<br />
<br />
Cấp 2<br />
<br />
20<br />
<br />
38,5<br />
<br />
Cấp 3<br />
<br />
12<br />
<br />
23,1<br />
<br />
Cao đẳng, đại học<br />
<br />
11<br />
<br />
21,1<br />
<br />
Lao động chân tay<br />
<br />
37<br />
<br />
71,2<br />
<br />
Lao động trí óc<br />
<br />
5<br />
<br />
9,6<br />
<br />
Học sinh, sinh viên<br />
<br />
7<br />
<br />
13,5<br />
<br />
Khác<br />
<br />
3<br />
<br />
5,8<br />
<br />
Tai nạn giao thông<br />
<br />
50<br />
<br />
96,2<br />
<br />
Tai nạn lao động<br />
<br />
1<br />
<br />
1,9<br />
<br />
Tai nạn sinh hoạt<br />
<br />
1<br />
<br />
1,9<br />
<br />
Giới tính<br />
<br />
Nhóm tuổi<br />
<br />
Trình độ văn<br />
hóa<br />
<br />
Nghề nghiệp<br />
<br />
Nguyên nhân<br />
chấn thương<br />
<br />
Thời gian nằm viện, thời gian CĐLH, số lần tái<br />
khám và tuổi bệnh nhân<br />
Bảng 2: Thời gian nằm viện, thời gian CĐLH, số lần<br />
tái khám và tuổi bệnh nhân<br />
Đặc tính<br />
Trung bình<br />
Độ lệch chuẩn<br />
(SD)<br />
<br />
Thời gian Thời gian Số lần tái Tuổi<br />
nằm viện CĐLH (ngày) khám<br />
(tuổi)<br />
(ngày)<br />
(lần)<br />
10,6<br />
27,1<br />
2,9<br />
28,4<br />
5,6<br />
<br />
6,3<br />
<br />
0,7<br />
<br />
11,0<br />
<br />
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br />
Sự thay đổi cân nặng/BMI trước và sau<br />
CĐLH<br />
Sự thay đổi cân nặng/BMI<br />
Bảng 3: Thay đổi cân nặng/BMI qua các giai đoạn<br />
theo thời gian CĐLH<br />
Giai đoạn<br />
<br />
Giảm cân<br />
nặng (kg)<br />
<br />
n<br />
<br />
CĐLH-1 tuần<br />
CĐLH-2 tuần<br />
CĐLH-3 tuần<br />
CĐLH-tháo CĐLH<br />
Trước CT-tháo<br />
CĐLH<br />
<br />
Giảm BMI<br />
2<br />
(kg/m )<br />
<br />
48<br />
38<br />
18<br />
52<br />
<br />
Trung<br />
bình<br />
1,5<br />
2,4<br />
2,4<br />
3,2<br />
<br />
1,2<br />
1,7<br />
1,8<br />
2,4<br />
<br />
Trung<br />
bình<br />
0,5<br />
0,9<br />
0,9<br />
1,2<br />
<br />
52<br />
<br />
6,0<br />
<br />
4,0<br />
<br />
2,2<br />
<br />
SD<br />
<br />
P<br />
<br />
SD<br />
0,4<br />
0,6<br />
0,7<br />
< 0,001<br />
0,9<br />
1,4<br />
<br />
Mối liên quan giữa sự giảm cân nặng/BMI với<br />
các yếu tố khác<br />
Bảng 4: Giảm cân nặng theo giới<br />
Giới<br />
tính<br />
Nam<br />
Nữ<br />
<br />
N<br />
<br />
%<br />
<br />
47<br />
5<br />
<br />
90,4<br />
9,6<br />
<br />
Giảm cân<br />
nặng (kg)<br />
3,2<br />
2,5<br />
<br />
Độ lệch<br />
chuẩn<br />
2,5<br />
1,9<br />
<br />
P<br />
0,518<br />
<br />
Bảng 5: Giảm cân nặng theo phương pháp điều trị<br />
Phẫu<br />
thuật<br />
<br />
N<br />
<br />
%<br />
<br />
Giảm cân<br />
nặng (kg)<br />
<br />
Độ lệch<br />
chuẩn<br />
<br />
Có<br />
<br />
44<br />
<br />
84,6<br />
<br />
3,3<br />
<br />
2,5<br />
<br />
Không<br />
<br />
8<br />
<br />
15,4<br />
<br />
2,3<br />
<br />
1,5<br />
<br />
P<br />
0,442<br />
<br />
Bảng 6: Phương pháp điều trị và các yếu tố liên quan<br />
Kỹ thuật Phẫu<br />
CĐLH thuật<br />
<br />
n<br />
<br />
Có<br />
8<br />
Nốt Ivy Không 2<br />
p<br />
Có<br />
36<br />
Cung<br />
cố định Không 6<br />
răng<br />
P<br />
Tổng<br />
52<br />
<br />
Thời<br />
Giảm cân Thời gian gian nằm<br />
% nặng kg CĐLH<br />
viện<br />
(SD) ngày (SD) ngày<br />
(SD)<br />
15,4 4,1 (3,0) 27,6 (5,0) 7,9 (3,6)<br />
3,9 1,3 (0,4) 22,0 (1,4) 3,0 (1,4)<br />
0,238<br />
0,170<br />
0,105<br />
69,2 3,1 (2,4) 28,3 (5,7) 11,9 (5,3)<br />
11,5 3,0 (1,4) 21,0 (9,1) 8,7 (7,6)<br />
0,925<br />
0,011<br />
0,201<br />
100,0 3,2 (2,4) 27,1 (6,3) 10,6 (5,6)<br />
<br />
Bảng 7: Giảm cân nặng theo trình độ văn hóa<br />
Trình độ<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
Cấp 1<br />
Cấp 2<br />
Cấp 3<br />
Cao đẳng,<br />
đại học<br />
<br />
9<br />
20<br />
12<br />
<br />
17,3<br />
38,5<br />
23,1<br />
<br />
Giảm cân<br />
nặng (kg)<br />
3,8<br />
3,8<br />
3,0<br />
<br />
11<br />
<br />
21,1<br />
<br />
1,9<br />
<br />
Độ lệch<br />
p<br />
chuẩn<br />
2,2<br />
2,6<br />
0,169<br />
2,6<br />
1,6<br />
<br />
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Mức độ hài lòng của bệnh nhân với CĐLH<br />
Bảng 8: Các tiêu chí đánh giá sự hài lòng của bệnh<br />
nhân với CĐLH<br />
Tiêu chí<br />
Thực hiện đầy đủ yêu cầu<br />
Yêu cầu tháo CĐLH<br />
Lợi ích CĐLH<br />
Tái khám đúng hẹn<br />
<br />
Có<br />
n<br />
49<br />
22<br />
34<br />
39<br />
<br />
Không<br />
%<br />
94,2<br />
42,3<br />
75,6<br />
75,0<br />
<br />
n<br />
3<br />
30<br />
11<br />
13<br />
<br />
%<br />
5,8<br />
57,7<br />
24,4<br />
25,0<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Đặc điểm chung về mẫu nghiên cứu<br />
- Đặc điểm dịch tễ học: Tỷ lệ bệnh nhân<br />
nam/nữ CĐLH là 9,4/1. Nhóm tuổi 19-39 chiếm<br />
nhiều nhất bệnh nhân CĐLH (75%). Bệnh nhân<br />
có trình độ văn hóa cấp 2 và cấp 3 với tỷ lệ tương<br />
ứng là 38,5% và 23,1%. Lao động chân tay là<br />
nghề nghiệp chiếm đa số (71,2%), kế tiếp là học<br />
sinh, sinh viên (13,5%). 96,2% nguyên nhân do<br />
tai nạn xe máy, trong khi đó chỉ có 3,8% do tai<br />
nạn lao động và sinh hoạt.<br />
- Trung bình thời gian nằm viện là 10,5 ngày,<br />
thời gian CĐLH là 27,1 ngày, số lần tái khám<br />
trung bình là 2,9 lần và tuổi trung bình của bệnh<br />
nhân là 28,4 tuổi.<br />
- Có 3 vị trí gãy xương chiếm tỷ lệ cao: gãy<br />
vùng cằm (44,2%), gãy LeFort II (42,3%) và gãy<br />
phức hợp gò má (42,3%).<br />
<br />
Sự thay đổi cân nặng/BMI trước và sau<br />
CĐLH<br />
Sự thay đổi cân nặng/BMI: Sau CĐLH,<br />
84,6% bệnh nhân bị giảm cân, 13,5% không<br />
thay đổi cân nặng và chỉ có 1,9% tăng cân.<br />
Trường hợp giảm cân nhiều nhất là 9kg và<br />
tăng cân 1 trường hợp là 0,5kg. Kết quả này<br />
gần tương tự với nghiên cứu của Martin R(8) là<br />
81,8% trường hợp giảm cân, cao hơn Shokri<br />
M(9) với 61% bị giảm cân. Trung bình sự khác<br />
biệt về cân nặng giữa trước và sau CĐLH là 3,2 ± 2,4kg và sự khác biệt này có ý nghĩa<br />
thống kê (p < 0,05). Sự giảm cân nặng sau<br />
CĐLH gần tương tự với Giacobbo J(4) và cao<br />
hơn của Shokri M(9) nhưng lại ít hơn so với của<br />
Worrall S.F(10) và Behbehani F(1). Sau CĐLH, có<br />
<br />
163<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br />
<br />
sự gia tăng 2,2 lần tỷ lệ bệnh nhân suy dinh<br />
dưỡng độ 3, tăng 1,5 lần bệnh nhân suy dinh<br />
dưỡng độ 2, tăng 1,7 lần bệnh nhân suy dinh<br />
dưỡng độ 1, trong khi đó có sự giảm 1,7 lần<br />
bệnh nhân có BMI bình thường so với trước<br />
CĐLH. Sự chênh lệch tỷ lệ này có ý nghĩa<br />
thống kê với p < 0,05. Như vậy, sau CĐLH có<br />
đến 63,4% bệnh nhân thiếu hụt dinh dưỡng<br />
(BMI < 18,5). Do đó, việc cung cấp cho bệnh<br />
nhân chế độ ăn giàu dinh dưỡng và hợp lý là<br />
thật sự cần thiết(2)<br />
<br />
Mối liên quan giữa sự giảm cân nặng/BMI<br />
với các yếu tố dịch tễ và điều trị<br />
Giảm cân nặng theo giới: Tỷ số giữa nam và<br />
nữ là 9,4:1. Kết quả này gần tương tự với các<br />
nghiên cứu khác(6,7). Trung bình sự khác biệt<br />
về giảm cân nặng giữa nam và nữ là 0,7kg<br />
nhưng chưa có ý nghĩa thống kê (t50 = 0,652, p<br />
> 0,05).<br />
Giảm cân nặng theo phương pháp điều trị: Tỷ<br />
số bệnh nhân CĐLH có và không phẫu thuật<br />
nắn chỉnh kết hợp xương là 5,5:1. Trung bình<br />
sự khác biệt về giảm cân nặng giữa có và<br />
không phẫu thuật là 0,7kg. Tuy nhiên, sự<br />
khác biệt này chưa có ý nghĩa thống kê (t50 =<br />
0,774, p > 0,05). Những bệnh nhân không cần<br />
phẫu thuật mà chỉ CĐLH phần lớn là chấn<br />
thương nhẹ. Chỉ cần cố định hay nắn chỉnh<br />
đúng khớp cắn mà không cần phẫu thuật kết<br />
hợp xương. Do chấn thương nặng hơn, khó<br />
ăn uống hơn và kết hợp với phẫu thuật nắn<br />
chỉnh phức tạp nên nhóm bệnh nhân có phẫu<br />
thuật giảm cân nhiều hơn là phù hợp. Do đó,<br />
khi cố định cứng bằng nốt Ivy có kèm theo<br />
phẫu thuật nắn chỉnh kết hợp xương thì giảm<br />
cân nhiều hơn (3,2 lần), thời gian CĐLH dài<br />
hơn (1,3 lần) và tăng thời gian nằm viện hơn<br />
(2,6 lần) so với không phẫu thuật, tuy nhiên<br />
sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê, với p ><br />
0,05. Bên cạnh đó, khi CĐLH bằng cung cố<br />
định răng có kèm theo phẫu thuật nắn chỉnh<br />
kết hợp xương thì thời gian CĐLH dài hơn<br />
(1,3 lần - p < 0,05, có ý nghĩa thống kê) và<br />
<br />
164<br />
<br />
tăng thời gian nằm viện hơn (1,4 lần - p ><br />
0,05) so với không phẫu thuật.<br />
Giảm cân nặng theo trình độ văn hóa: Phần<br />
lớn bệnh nhân có trình độ cấp 2 và cấp 3<br />
(38,5% và 23,1%). Có sự khác biệt về giảm cân<br />
nặng ở những người có trình độ văn hóa khác<br />
nhau nhưng chưa có ý nghĩa thống kê (p ><br />
0,05). Bệnh nhân có trình độ cấp 1, cấp 2 chưa<br />
hiểu biết tốt về nhu cầu dinh dưỡng, chế độ ăn<br />
hợp lý cũng như việc tự chăm sóc bản thân và<br />
khả năng tài chính hạn chế nên giảm cân đến<br />
3,8kg. Trong khi đó, bệnh nhân có trình độ cao<br />
đẳng, đại học thì giảm cân ít nhất (1,9kg).<br />
Bệnh nhân có trình độ cấp 3 phần lớn là học<br />
sinh, sinh viên đang đi học (16-19), lứa tuổi<br />
này đã trang bị kiến thức về chế độ ăn uống<br />
phù hợp nhưng do còn trẻ nên ý thức chăm<br />
sóc bản thân chưa cao. Do vậy mà giảm cân<br />
3kg, ít hơn nhóm cấp 1, cấp 2 và nhiều hơn<br />
nhóm cao đẳng, đại học.<br />
Giảm cân nặng theo thời gian CĐLH: Thời<br />
gian CĐLH là 27,1 ± 6,3 ngày. Kết quả này<br />
tương tự với các nghiên cứu khác(6,7). Theo<br />
phác đồ điều trị Bệnh viện Đa khoa Trung<br />
ương Cần Thơ, thời gian CĐLH là 4-6 tuần,<br />
riêng đối với gãy cổ lồi cầu thì CĐLH trong 2<br />
tuần (8 trường hợp). Có mối tương quan thuận<br />
chiều mức độ yếu giữa thời gian CĐLH và sự<br />
giảm cân nặng. Tuy nhiên chưa có ý nghĩa<br />
thống kê (p > 0,05). Khó khăn trong ăn uống,<br />
rối loạn tiêu hóa, sự biếng ăn cùng với thiếu<br />
kiến thức về dinh dưỡng cũng như khả năng<br />
tài chính nên thời gian CĐLH càng kéo dài thì<br />
cân nặng càng giảm là hợp lý.<br />
<br />
Mức độ hài lòng của bệnh nhân với CĐLH<br />
57,7% bệnh nhân hài lòng với CĐLH, 40%<br />
ở mức độ trung bình và 38,5% không hài lòng,<br />
45% ở mức độ nhiều. Theo Behbehani F(1),<br />
32,5% trường hợp tuân thủ các kế hoạch điều<br />
trị trong thời gian CĐLH, 52,5% gỡ bỏ thiết bị<br />
CĐLH tại phòng khám nha khoa, trong khi<br />
47,5% đã tự tháo, 22,5% phải đến phòng khám<br />
nha khoa tháo khẩn cấp, 30% cảm thấy CĐLH<br />
<br />
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br />
không hữu ích, trong khi còn lại 70% hài lòng<br />
với điều trị. Trong nghiên cứu chúng tôi có<br />
42,3% yêu cầu tháo CĐLH trước thời gian quy<br />
định, 38,5% không hài lòng phương pháp điều<br />
trị này ở nhiều mức độ khác nhau, trong đó<br />
mức độ nhiều chiếm 45%. 57,7% hài lòng với<br />
phương pháp này nhưng phần lớn ở mức độ ít<br />
(23,3%) và trung bình (40%). Khi bệnh nhân<br />
không hài lòng với phương pháp điều trị<br />
thì sự phối hợp điều trị sẽ rất hạn chế, 5,8%<br />
bệnh nhân không tuân thủ kế hoạch điều trị,<br />
25% không tái khám đúng hẹn và 24,4% cho<br />
rằng CĐLH không mang lại lợi ích. Chính sự<br />
không hài lòng của bệnh nhân dẫn đến sự<br />
phối hợp điều trị chưa tốt và kết quả là có<br />
nhiều tác dụng ngoài mong muốn và than<br />
phiền.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Sự thay đổi cân nặng/BMI trước và sau<br />
CĐLH<br />
Đa số bệnh nhân bị giảm cân/BMI sau CĐLH<br />
chiếm 84,6%. Có sự khác biệt về trung bình thay<br />
đổi cân nặng/BMI qua từng giai đoạn theo thời<br />
gian CĐLH, trung bình sự khác biệt về cân<br />
nặng/BMI giữa trước và sau CĐLH là -3,2 ±<br />
2,4(kg)/-1,2 ± 0,9(kg/m2). Có sự tăng tỷ lệ bệnh<br />
nhân suy dinh dưỡng độ 3, độ 2, độ 1 và giảm tỷ<br />
lệ bệnh nhân có BMI bình thường giữa trước và<br />
sau CĐLH. Không có mối liên quan giữa giảm<br />
cân nặng sau CĐLH với các yếu tố về giới, trình<br />
độ văn hóa, phương pháp điều trị, kỹ thuật<br />
CĐLH, thời gian CĐLH của bệnh nhân<br />
<br />
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Mức độ hài lòng của bệnh nhân với CĐLH<br />
57,7% bệnh nhân hài lòng với CĐLH, 40% ở<br />
mức độ trung bình và 38,5% không hài lòng, 45%<br />
ở mức độ nhiều. Có 42,3% bệnh nhân yêu cầu<br />
tháo CĐLH trước thời gian điều trị và 24,4% cho<br />
rằng CĐLH không có lợi ích cho điều trị, 25%<br />
bệnh nhân không tái khám đúng hẹn và 5,8%<br />
không thực hiện đầy đủ những yêu cầu điều trị.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
7.<br />
<br />
8.<br />
<br />
9.<br />
<br />
10.<br />
<br />
Behbehani F., Al-Aryan H., Al-Attar A. et al (2006). Perceived<br />
effectiveness and side effects of intermaxillary fixation for diet<br />
control. Journal of Oral Maxillofacial Surgery, 35: 618-623.<br />
De JonghKampherbeek E.H., Remijnse-Meester T.A., Van<br />
Meeteren N.L. (1997). Dietetic care for patients after<br />
maxillofacial trauma. Ned Tijdschr Tandheelkd, 104(11): 448450.<br />
Hoffmannová J., Foltán R., Vlk M. et al (2008). Factors<br />
Affecting the Stability of Bilateral Sagittal Split Osteotomy of a<br />
Mandible. Prague Medical Report, 109(4): 286-297.<br />
Jussara G, Ludvig MMI, Dias BW et al (2009). Assessment of<br />
nutritional anthropometric parameters in adult patients<br />
undergoing orthognathic surgery. Revista Odonto Ciência,<br />
24(1): 92-96.<br />
McGinn J.D., Fedok F.G. (2008). Techniques of maxillarymandibular<br />
fixation.<br />
Operative<br />
Techniques<br />
in<br />
Otolaryngology, 19: 117-122.<br />
Nguyễn Bắc Hùng (2006). Chấn thương vùng hàm mặt. Phẫu<br />
thuật tạo hình, pp 154-169. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.<br />
Phạm Thị Kim Phụng (2007). Đánh giá hiệu quả điều trị gãy<br />
xương hàm dưới bằng phương pháp CĐLH tại Bệnh viện Đa<br />
khoa Đồng Tháp. Luận văn thạc sĩ y học, Đại học Y Dược<br />
thành phố Hồ Chí Minh.<br />
Ritzau M (1973). Weight changes in patients with<br />
intermaxillary<br />
immobilization<br />
after<br />
jaw<br />
fractures.<br />
International Journal of Oral Surgery, 2(3): 122-123.<br />
Shokri M., Gachkooban A.M. (2006). Effect of calculated<br />
nutritional program on weight changes in intermaxillary<br />
fixation patients. Scientific Medical Journal, 3(50): 570-575.<br />
Worrall S.F. (1994). Changes in weight and body composition<br />
after orthognathic surgery and jaw fractures: a comparison of<br />
miniplates and intermaxillary fixation. British Journal of Oral<br />
and Maxillofacial Surgery, 32(5): 289-292.<br />
<br />
165<br />
<br />