TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ PROGESTERON TẠI<br />
NGÀY TIÊM hCG ĐẾN KẾT QUẢ THỤ TINH TRONG ỐNG NGHIỆM<br />
Nguyễn Xuân Hợi<br />
Trung tâm Hỗ trợ Sinh sản, Bệnh viện Phụ sản Trung ương<br />
<br />
Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định mối liên quan giữa nồng độ progesteron tại ngày tiêm hCG và<br />
tỷ lệ có thai lâm sàng thụ tinh trong ống nghiệm và đánh giá các yếu tố liên quan đến tăng nồng độ progesterone,<br />
phân tích liên quan tương tác của nồng độ progesteron và các yếu tố khác đến tỷ lệ có thai lâm sàng. Nghiên<br />
cứu hồi cứu trên 1395 trường hợp IVF/ICSI được thực hiện tại bệnh viện Phụ sản Trung ương từ tháng 1 năm<br />
2010 đến tháng 5 năm 2012. Tuổi ≤ 38; FSH ≤ 10 IU/L; chuyển phôi ngày 2 - 3; phác đồ dài, ngắn và antagonist.<br />
Loại trừ các trường hợp cho nhận noãn; các trường hợp PESA/ICSI. Kết quả cho thấy nồng độ progesterone trung<br />
bình cao hơn có ý nghĩa thống kê ở nhóm không có thai (0,88 ± 0,77 so v ới 0,76 ± 0,65). Khi progesterone tăng<br />
> 1,5 ng/ml thì tỷ lệ có thai thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nồng độ progesterone ≤ 1,5 (21,6% so với 30,7%).<br />
Tỷ lệ progesterone tăng > 1,5 ng/ml trong kích thích buồng trứng là 9%. Với ngưỡng progesterone ≤ 1,5 ng/ml thì<br />
tỷ lệ thai lâm sàng cao hơn 1,63 lần và tỷ lệ làm tổ cao hơn 1,53 lần so với ngưỡng progesteron > 1,5 ng/ml.<br />
Progesteron tăng vào ngày tiêm hCG liên quan đến tỷ lệ có thai lâm sàng thấp hơn.<br />
<br />
Từ khóa: progesteron, kết quả thụ tinh trong ống nghiệm<br />
<br />
<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
progesteron > 1,5 ng/ml. Nồng độ progesteron<br />
Kích thích buồng trứng thụ tinh trong ống của phác đồ agonist cao hơn so với phác đồ<br />
nghiệm tạo nên sự phát triển các nang noãn antagonist. Tuy vậy, không chỉ progesteron<br />
đồng thời cũng làm thay đổi về các hormone. liên quan đến tỷ lệ có thai mà có thể có tác<br />
Nồng độ E2 tăng cao cùng với sự phát triển động kép của sự chấp nhận của niêm mạc tử<br />
của nang noãn. Gần đây, nồng độ cung và của chất lượng phôi nữa. Tại Việt<br />
progesteron (P) tăng lên vào giai đoạn cuối Nam, chưa có nghiên cứu nào đánh giá về<br />
của pha nang noãn đã được nhiều nghiên cứu progesteron trong các phác đồ kích thích<br />
đánh giá. Tỷ lệ tăng progesteron chiếm từ buồng và tương tác cộng đồng giữa<br />
5 - 35% các chu kỳ kích thích buồng trứng progesteron và các yếu tố khác đến tỷ lệ có<br />
bằng agonist và 20 - 38% trong các chu kỳ thai. Do vậy, đề tài được tiến hành với mục tiêu:<br />
kích thích buồng trứng bằng antagonist [1]. Xác định mối liên quan giữa nồng độ<br />
Bosch [2] nghiên cứu hồi cứu 4032 chu kỳ progesteron tại ngày tiêm hCG và tỷ lệ có thai<br />
IVF/ICSI bao gồm cả phác đồ dài và phác đồ lâm sàng trong thụ tinh trong ống nghiệm.<br />
antagonist thì thấy có liên quan giữa nồng độ Đánh giá các yếu tố liên quan đến tăng<br />
progesteron và tỷ lệ thai tiến triển. Tỷ lệ có nồng độ progesteron.<br />
thai tiến triển thấp hơn có ý nghĩa khi nồng độ Phân tích mối liên quan tương tác của<br />
nồng độ progesteron và các yếu tố khác đến<br />
Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Xuân Hợi, Trung tâm Hỗ trợ sinh tỷ lệ có thai lâm sàng.<br />
sản, bệnh viện Phụ sản Ttrung ương<br />
Email: Doctorhoi@gmail.com II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
Ngày nhận: 26/9/2013<br />
Ngày được chấp thuận: 17/2/2014 1. Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu hồi cứu.<br />
<br />
<br />
TCNCYH 86 (1) - 2014 1<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
<br />
2. Đối tượng: gồm 1395 trường hợp IVF/ sàng được xác định khi có túi thai trong tử<br />
ICSI được thực hiện tại bệnh viện Phụ sản cung trên siêu âm.<br />
Trung ương từ tháng 1 năm 2010 đến tháng 5 4. Phân tích số liệu<br />
năm 2012. Sử dụng SPSS và so sánh trung bình, so<br />
sánh tỷ lệ và phân tích hồi quy đa biến.<br />
Tiêu chuẩn lựa chọn: Tuổi ≤ 38; FSH ≤<br />
p < 0,05 được cho là sự khác biệt có ý nghĩa<br />
10 IU/L; chuyển phôi ngày 2 - 3; phác đồ kích<br />
thống kê.<br />
thích buồng trứng: dài, ngắn (flare - up),<br />
5. Đạo đức nghiên cứu<br />
antagonist.<br />
Đây là nghiên cứu hồi cứu mô tả nên<br />
Tiêu chuẩn loại trừ: Các trường hợp cho không can thiệp vào bất kỳ quy trình điều trị<br />
nhận noãn; các trường hợp PESA/ICSI; các nào. Nghiên cứu tuân thủ các quy định về<br />
trường hợp không có thông tin đầy đủ. thực hiện nghiên cứu y sinh.<br />
<br />
3. Phương pháp III. KẾT QUẢ<br />
- Cách tính đơn vị progesteron: 1 ng/ml =<br />
1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu<br />
3,18 nmol/L.<br />
Tổng số có 1395 trường hợp IVF/ISCI.<br />
- Progesteron tăng được xác định khi nồng Trong đó phác đồ dài có 890 bệnh nhân chiếm<br />
độ progesteron ngày tiêm hCG > 1,5 ng/ml. 63,8%, phác đồ ngắn có 384 bệnh nhân chiếm<br />
- Tỷ lệ có thai lâm sàng/chuyển phôi là tiêu 27,4%, phác đồ antagonist có 121 trường hợp<br />
chuẩn cuối cùng của nghiên cứu. Thai lâm chiếm 8,6%.<br />
<br />
Bảng 1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu<br />
<br />
<br />
Đặc điểm chung của bệnh nhân X%<br />
Tuổi trung bình 31,67 ± 3,87<br />
<br />
Thời gian vô sinh 5,36 ± 3,47<br />
<br />
Nguyên nhân vô sinh<br />
Do vòi 45,5%<br />
Rối loạn phóng noãn 0,1%<br />
Tinh trùng bất thường 20,5%<br />
Không rõ nguyên nhân 21,6%<br />
Do cả 2 vợ chồng 5,9%<br />
Bất thường tử cung 0,9%<br />
Lạc nội mạc tử cung 0,4%<br />
Khác 0,8%<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2 TCNCYH 86 (1) - 2014<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
<br />
Đặc điểm chung của bệnh nhân X%<br />
Kỹ thuật thụ tinh ống nghiệm<br />
IVF 29,3%<br />
IVF/ICSI 70,7%<br />
Số chu kỳ 1,36 ± 0,82<br />
Số noãn trung bình 7,59 ± 4,26<br />
<br />
Niêm mạc tử cung trung bình 11,52 ± 2,60<br />
<br />
Số noãn thụ tinh 6,24 ± 3,99<br />
Tỷ lệ thụ tinh % 82,11%<br />
Số phôi 5,57 ± 3,78<br />
Số phôi chuyển 3,63 ± 1,48<br />
Tỷ lệ làm tổ % 9,83%<br />
Tỷ lệ có thai lâm sàng/ chuyển phôi 29,8% (416/1395)<br />
<br />
Nghiên cứu bao gồm các bệnh nhân có tuổi trung bình 31,67 ± 3,87 và nguyên nhân vô sinh<br />
chủ yếu do vòi tử cung.<br />
2. Đánh giá liên quan giữa nồng độ progesteron và tỷ lệ có thai lâm sàng<br />
Bảng 2. Liên quan giữa nồng độ progesteron và tỷ lệ có thai lâm sàng<br />
<br />
Có thai Không có thai p<br />
0,76 ± 0,65 0,88 ± 0,77<br />
Progesteron trung bình p < 0,05<br />
(n = 416) (n = 976)<br />
30,7% 69,3% p < 0,05<br />
Progesteron ≤ 1,5 (ng/ml)<br />
(386/1256) (870/1256)<br />
21,6% 78,4% OR = 1,61<br />
Progesteron > 1,5 (ng/ml) 95% CI = 1,05 - 2,45<br />
(30/139) (109/139)<br />
<br />
Bảng 2 cho thấy nồng độ progesteron trung bình cao hơn có ý nghĩa thống kê ở nhóm không<br />
có thai. Khi progesteron tăng > 1,5 ng/ml thì tỷ lệ có thai thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với<br />
nồng độ progesteron ≤ 1,5. Như vậy nồng độ progesteron tăng có liên quan đến tỷ lệ có thai lâm<br />
sàng trong thụ tinh trong ống nghiệm. Tỷ lệ progesteron tăng > 1,5 ng/ml trong kích thích buồng<br />
trứng là 9% (139/1359).<br />
3. Các yếu tố liên quan đến nồng độ progesteron tăng > 1,5 ng/ml<br />
Nồng độ progesteron tăng liên quan đồng biến có ý nghĩa thống kê với số noãn cao hơn, nồng<br />
độ E2 ngày hCG cao hơn, tỷ lệ quá kích buồng trứng cao hơn. Nồng độ progesteron tăng liên<br />
quan nghịch biến có ý nghĩa thống kê với các yếu tố: độ dầy niêm mạc tử cung thấp hơn, tỷ lệ<br />
làm tổ và tỷ lệ có thai thấp hơn (bảng 3).<br />
<br />
TCNCYH 86 (1) - 2014 3<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
<br />
Bảng 3. Các yếu tố liên quan với nồng độ progesteron tăng > 1,5 ng/ml<br />
<br />
<br />
Các yếu tố Progesterone ≤ 1,5 Progesterone > 1,5 p<br />
Tuổi 31,63 ± 3,91 32,01 ± 3,46 > 0,05<br />
Số noãn 7,31 ± 4,02 10,13 ± 5,39 < 0,05<br />
E2 ngày hCG 3673,19 ± 3136,10 7576,49 ± 4460,77 < 0,05<br />
Niêm mạc tử cung 11,58 ± 2,53 11,12 ± 2,33 < 0,05<br />
≥1 phôi tốt 83,5% 79,9% > 0,05<br />
Tỷ lệ làm tổ 10,23% 6,93% OR = 1,53 (1,06 - 2,21)<br />
Tỷ lệ có thai lâm<br />
30,9% 21,6% OR = 1,63 (1,06 - 2,50)<br />
sàng<br />
Quá kích buồng<br />
4% 18,7% OR = 5,49 (3,29 - 9,16)<br />
trứng<br />
<br />
<br />
4. Phân tích hồi quy đa biến progesteron và các yếu tố liên quan đến tỷ lệ có thai<br />
lâm sàng<br />
Bảng 4. Các yếu tố liên quan với tỷ lệ có thai lâm sàng<br />
<br />
Yếu tố liên quan với tỷ lệ có thai<br />
OR 95% CI<br />
lâm sàng<br />
Tuổi ( ≤ 35 và >35) 1,34 0,97 - 1,84<br />
<br />
Progesterone (≤ 1,5 và > 1,5 ng/ml) 1,63 1,06 - 2,50<br />
Số noãn (> 4và ≤ 4) 1,40 1,03 - 1,89<br />
<br />
Niêm mạc tử cung<br />
1,44 1,03 - 2,03<br />
( ≥ 10 và < 10)<br />
<br />
Chất lượng phôi (≥ 1 phôi tốt và<br />
2,71 1,81 - 4,07<br />
không có phôi tốt<br />
<br />
<br />
Phân tích hồi quy đa biến liên quan đến tỷ lệ có thai lâm sàng, bảng 4 cho thấy các yếu tố tác<br />
động cộng đồng đến tỷ lệ có thai lâm sàng mà không chỉ đơn thuần là progesteron. Progesteron<br />
≤ 1,5 ng/ml thì tỷ lệ có thai lâm sàng cao hơn 1,63 lần, số noãn > 4 noãn thì tỷ lệ có thai cao hơn<br />
1,4 lần, niêm mạc tử cung ≥ 10 mm thì tỷ lệ có thai lâm sàng cao hơn 1,44 lần. Chất lượng phôi<br />
là yếu tố liên quan chặt chẽ nhất. Các trường hợp có ít nhất một phôi chất lượng tốt để chuyển<br />
thì tỷ lệ có thai cao gấp 2,71 lần.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
4 TCNCYH 86 (1) - 2014<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
<br />
IV. BÀN LUẬN hồi quy đa biến thì số noãn, E2 ngày hCG và<br />
liều FSH là những yếu tố liên quan đến pro-<br />
Mối liên quan giữa nồng độ progesteron tại<br />
gesteron tăng cao. Điều này cũng phù hợp với<br />
ngày tiêm hCG và tỷ lệ có thai lâm sàng trong<br />
cơ chế sản xuất progesteron theo thuyết hai tế<br />
thụ tinh trong ống nghiệm: nghiên cứu 1395 bào - hai gonadotropin. Theo đó, khi có nhiều<br />
trường hợp thụ tinh trong ống nghiệm cho nang noãn phát triển do kích thích buồng<br />
thấy nồng độ progesteron tại ngày tiêm hCG trứng bằng FSH thì sẽ sản xuất nhiều pro-<br />
tăng liên quan đến tỷ lệ có thai lâm sàng thấp. gesteron hơn đặc biệt là khi kích thích buồng<br />
Điều này được chứng minh ở bảng 2 về nồng<br />
trứng chỉ bằng FSH đơn thuần. Nghiên cứu<br />
độ progesteron trung bình cao hơn có ý nghĩa của Andersen [5] cũng thấy rằng tỷ lệ bệnh<br />
thống kê ở nhóm không có thai lâm sàng.<br />
nhân có tăng progesteron cao hơn ở nhóm<br />
Bảng 3 cho thấy với ngưỡng progesterone dùng rFSH so với nhóm HP - hMG (24,1 so<br />
≤ 1,5 ng/ml thì tỷ lệ có thai lâm sàng cao hơn với 11,8%).<br />
(30,7% so với 21,6%) và cao hơn 1,63 lần. Tỷ<br />
Mối liên quan tương tác của nồng độ<br />
lệ làm tổ cao hơn (10,23% so với 6,93%) và<br />
progesteron và các yếu tố khác đến tỷ lệ có<br />
cao gấp 1,53 lần. Kết quả này cũng tương tự<br />
thai lâm sàng: nghiên cứu của chúng tôi khi<br />
như một số nghiên cứu gần đây.<br />
phân tích đa biến giữa progesteron và các yếu<br />
Nghiên cứu của Bosch [2] năm 2010 với tố tác động cộng đồng liên quan đến tỷ lệ thai<br />
ngưỡng progesteron ≤ 1,5 ng/ml liên quan đến lâm sàng cao hơn bao gồm progesteron<br />
tỷ lệ thai tiến triển cao hơn (30% so với ≤ 1,5 ng/ml, số noãn > 4 noãn, niêm mạc tử<br />
19,1%). Nghiên cứu của Elgindy [3] năm 2011 cung ≥ 10 mm và chất lượng phôi là yếu tố<br />
với phác đồ dài cho thấy với ngưỡng liên quan chặt chẽ nhất. Các trường hợp có ít<br />
progesteron ≤ 1,5 ng/ml thì tỷ lệ có thai lâm nhất một phôi chất lượng tốt để chuyển thì tỷ<br />
sàng cao hơn 2,38 lần ( 57,8% so với 24,3%). lệ có thai cao gấp 2,71 lần. Nghiên cứu của<br />
Kilicdag [4] năm 2010 cho thấy Nguyễn Xuân Hợi và Phan Trường Duyệt năm<br />
progesteron tăng cao > 1,1 ng/ml liên quan 2010 [7] đã chứng minh được tỷ lệ có thai lâm<br />
đến tỷ lệ làm tổ thấp và tỷ lệ sinh sống thấp. sàng và tỷ lệ làm tổ cao hơn có ý nghĩa thống<br />
Nghiên cứu MERIT của Andersen [5] năm kê với niêm mạc tử cung > 8 mm, nồng độ<br />
2006 cũng cho thấy tỷ lệ làm tổ thấp hơn khi progesteron ≤ 2 nmol/l và chất lượng phôi có<br />
nồng độ progesteron ngày hCG > 4nmol/l tối thiểu một phôi tốt để chuyển phôi.<br />
(≈ 1,26 ng/ml). Sự tăng nồng độ progesteron Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng của<br />
ảnh hưởng đến nội mạc tử cung được chứng Papanikolaou [8] cho thấy với cả phác đồ dài<br />
minh trong nghiên cứu của Melo [6] năm agonist và phác đồ antagonist tỷ lệ xuất hiện<br />
2006, tỷ lệ có thai ở người nhận noãn không tăng progesteron > 1,5 ng/ml tương đương<br />
bị ảnh hưởng khi người cho noãn có tăng nhau (24,1 so với 23%). Tỷ lệ sinh sống của<br />
progesteron ngày hCG. hai phác đồ đều thấp hơn ở nhóm có tăng<br />
Kết quả cho thấy các yếu tố liên quan đến p > 1,5 ng/ml.<br />
nồng độ progesteron tại ngày hCG tăng > 1,5<br />
bao gồm số noãn trung bình cao hơn, nồng độ<br />
V. KẾT LUẬN<br />
E2 trung bình cao hơn. Kết quả này cũng phù Nồng độ progesteron tại ngày tiêm hCG<br />
hợp với nghiên cứu của Bosch [2] phân tích tăng có liên quan tỷ lệ thai lâm sàng thấp hơn<br />
<br />
<br />
TCNCYH 86 (1) - 2014 5<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
<br />
có ý nghĩa thống kê. Với ngưỡng progesteron 3. Elgindy EA (2011). Progesterone level<br />
≤ 1,5 ng/ml thì tỷ lệ thai lâm sàng cao hơn and progesterone/estradiol ratio on the day of<br />
1,63 lần và tỷ lệ làm tổ cao hơn 1,53 lần so hCG administration: detrimental cutoff levels<br />
với ngưỡng progesteron > 1,5 ng/ml. and new treatment strategy. Fertil Steril, 95(5),<br />
Nồng độ progesteron tăng liên quan đồng 1639 - 1644.<br />
biến có ý nghĩa thống kê với số noãn cao hơn,<br />
4. Kilicdag EB, Haydardedeoglu B, Cok<br />
nồng độ E2 ngày hCG cao hơn, tỷ lệ quá kích<br />
T (2009). Premature progesterone elevation<br />
buồng trứng cao hơn và liên quan nghịch biến<br />
có ý nghĩa thống kê với độ dầy niêm mạc tử impairs implantation and live birthrates in<br />
cung thấp hơn, tỷ lệ làm tổ và tỷ lệ có thai GnRH-agonist IVF/ICSI cycles. Arch Gynecol<br />
thấp hơn. Obstet 2009 ; Epub 28 October. DOI: 10.1007/<br />
Các yếu tố tác động cộng đồng liên quan s 00404-009-1248-0.<br />
đến tỷ lệ thai lâm sàng cao hơn bao gồm 5. Andersen AN, Devroey P, Arce JC<br />
progesteron ≤ 1,5 ng/ml, số noãn > 4 noãn, (2006). Clinical outcome following stimulation<br />
niêm mạc tử cung ≥ 10 mm và chất lượng phôi.<br />
with highly purified hMG or recombinant FSH<br />
Lời cảm ơn in patients undergoing IVF: a randomized<br />
assessor-blind controlled trial. Hum Reprod,<br />
Tác giả xin trân trọng cảm ơn các bác sĩ,<br />
21, 3217 - 3227.<br />
nữ hộ sinh và điều dưỡng của Trung tâm Hỗ<br />
trợ Sinh sản, bệnh viện Phụ sản Trung ương. 6. Melo MA, Meseguer M, Garrido N<br />
Cảm ơn đặc biệt tới nữ hộ sinh Hoàng Thị (2006). The significance of premature luteini-<br />
Minh Phương, CN. Ngô Toàn Anh đã tham gia zation in an oocyte-donation programme",<br />
thu thập và xử lý số liệu.<br />
Hum Reprod, 21, 1503 - 1507.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO 7. Nguyễn Xuân Hợi, Phan Trường<br />
1. Bosch E, Valencia I, Escudero E et al Duyệt (2010). Nghiên cứu các yếu tố ảnh<br />
(2003). Premature luteinization during gonad- hưởng đến tỷ lệ có thai lâm sàng và tỷ lệ làm<br />
otropin-releasing hormone antagonist cycles tổ trong hỗ trợ sinh sản. Tạp chí nghiên cứu Y<br />
and its relationship with in vitro fertilization học, 69(4), 59 - 64.<br />
outcome, Fertil Steril, 80, 1444 - 1449.<br />
8. Papanikolaou E.G (2012). GnRH-<br />
2. Bosch E, Labarta E, Crespo J et al<br />
agonist versus GnRH - antagonist IVF cycles:<br />
(2010). Circulating progesterone levels and<br />
ongoing pregnancy rates in controlled ovarian is the reproductive outcome affected by the<br />
stimulation cycles for in vitro fertilization: incidence of progesterone elevation on the day<br />
analysis of over 4000 cycles. Hum Reprod, 25, of HCG triggering? A randomized prospective<br />
2092 - 2100. study. Hum. Reprod, 27(6), 1822 -1828.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
6 TCNCYH 86 (1) - 2014<br />