intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá cảm quan thực phẩm và một số phương pháp cơ bản: Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:98

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiếp nội dung phần 1, Cuốn sách "Các phương pháp cơ bản trong đánh giá cảm quan thực phẩm" phần 2 được biên soạn gồm các nội dung chính sau: các phép thử phân biệt; các phép thử mô tả; các phép thử thị hiếu;...Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá cảm quan thực phẩm và một số phương pháp cơ bản: Phần 2

  1. Phần 2: CÁC PHÉP THỬ CẢM QUAN Có ba nhóm phép thử đánh giá cảm quan: phép thử phân biệt, phép thử mô tả và nhóm phép thử thị hiếu. Dựa vào kiểu dữ liệu thu được mà các nhóm phép thử này được chia làm hai loại phép thử: khách quan và chủ quan. • Các phép thử khách quan cung cấp dữ liệu khách quan về các đặc tính cảm quan của sản phẩm và được thực hiện bởi các chuyên gia đánh giá được đào tạo. Có hai nhóm phép thử khách quan là: - Phép thử phân biệt (Discrimination tests): Xác định xem có sự khác biệt về cảm quan giữa các mẫu hay không. - Phép thử mô tả (Descriptive tests): Xác định bản chất của sự khác biệt cảm quan và độ lớn của sự khác biệt. • Các phép thử chủ quan được gọi là nhóm phép thử thị hiếu (affective tests) hoặc người tiêu dùng (consumer tests). Chúng cung cấp dữ liệu chủ quan về khả năng chấp nhận, sự ưa thích hoặc ưu tiên, và được thực hiện bởi những người đánh giá chưa qua đào tạo. Bảng 4.1 thể hiện tóm tắt một số đặc điểm cơ bản của ba nhóm phép thử này4. Các chương 5, 6 và 7 sau đây lần lượt giới thiệu cho người đọc về các phép thử cơ bản, phổ biến trong ba nhóm phép thử cảm quan. Với từng phép thử sẽ có các nội dung về cách lên thiết kế cho thí nghiệm, cách thu thập dữ liệu, có các ví dụ về cách xử lý dữ liệu thu được và cách trình bày kết luận. Bảng 4.1: Các nhóm phép thử trong đánh giá cảm quan thực phẩm Loại Mục đích Loại Đặc điểm của Hội đồng phép phép thử thử Phân Xác định Phân - Người thử được tuyển chọn dựa trên độ biệt các sản tích nhạy cảm giác, có thể được huấn luyện. phẩm có khách - Số lượng người thử phụ thuộc mục đích khác nhau quan của thí nghiệm, có thể dao động từ 25-40 không người. 72
  2. Mô tả Xác định Phân - Người thử được tuyển chọn dựa trên các sản tích độ nhạy cảm giác và động cơ, được huấn phẩm khác khách luyện kỹ lượng hoặc có thể được đào tạo nhau như quan cơ bản. thế nào trên - Số lượng người thử phụ thuộc loại phép một thuộc thử, có thể dao động từ 8-12 người. Một tính cụ thể số phép thử mô tả nhanh cần số lượng người thử nhiều hơn. Thị Xác định Phép - Người thử được tuyển chọn dựa trên hiếu mức độ ưa thử chủ thói quen tiêu dùng sản phẩm, không qua thích, chấp quan huấn luyện. nhận của - Số lượng người thử thường lớn, trung người tiêu bình nằm trong khoảng từ 75-150 người. dùng 73
  3. Chương 5: CÁC PHÉP THỬ PHÂN BIỆT Mục tiêu: Sau khi đọc xong chương này, bạn sẽ: - Biết được mục đích và phạm vi sử dụng của nhóm phép thử phân biệt. - Phân biệt được các nguyên tắc của các phép thử phân biệt phổ biến. - Đề xuất được phép thử phân biệt phù hợp với một số tình huống. - Biết cách xử lý dữ liệu thu được và đề xuất kết luận phù hợp. ********* 5.1 Giới thiệu chung về các phép thử phân biệt Phép thử phân biệt là một trong số các phương pháp phổ biến nhất được sử dụng trong khoa học cảm quan. Chúng được sử dụng để xác định xem có sự khác biệt (hoặc sự giống nhau) tồn tại giữa hai hoặc nhiều mẫu hay không (thường là so sánh giữa hai mẫu). Các kiểm định thống kê được sử dụng để phân tích dữ liệu như kiểm định khi-bình phương (χ2) hiệu chỉnh, phân bố chuẩn và kiểm định Z về tỷ lệ, tra bảng phân bố nhị phân. Phép thử phân biệt là kỹ thuật phân tích nhanh và có thể được thực hiện với cả những người đánh giá chưa qua huấn luyện và những cảm quan viên giàu kinh nghiệm. Tuy nhiên, một hội đồng không nên kết hợp cả hai đối tượng trên. Các phép thử phân biệt thường được sử dụng khi các mẫu dễ nhầm lẫn với nhau, tức là sự khác biệt giữa chúng không rõ ràng nhưng cần phải đánh giá về sự khác biệt trong cảm giác. Một số tình huống thường sử dụng phép thử phân biệt như: đánh giá sàng lọc và đào tạo người thử, đánh giá sự hư hỏng sản phẩm, xác định ngưỡng cảm giác, đảm bảo chất lượng/kiểm soát chất lượng (sàng lọc nguyên liệu thô), đánh giá mức độ ảnh hưởng của những thay đổi về thành phần/quy trình đến chất lượng cảm quan, ví dụ: khi thực hiện sản xuất với mong muốn giảm chi phí hoặc thay đổi nhà cung cấp, thay đổi quy trình công nghệ, so sánh với sản phẩm mục tiêu… Một số phép thử phân biệt còn có thể được sử dụng để xác định mức độ giống nhau giữa các sản phẩm, tức là đánh giá mức độ tương đồng. Ví dụ, nhu cầu thay đổi thành phần, nguyên liệu hoặc bất kỳ khía cạnh nào của quá trình chế biến mà không làm thay đổi đặc tính cảm quan của sản phẩm hoặc không muốn người tiêu dùng nhận ra sự khác biệt của sản phẩm về mặt cảm quan. 74
  4. Phép thử phân biệt có thể được chia thành hai nhóm: Nhóm phép thử phân biệt tổng thể (hay phép thử phân biệt trên cảm nhận chung) và nhóm phép thử phân biệt trên một thuộc tính cụ thể. Trong các phép thử phân biệt tổng thể, người đánh giá có thể sử dụng tất cả thông tin có sẵn để đưa ra nhận định của họ. Trong một số trường hợp, các phép thử này có thể giới hạn ở một nhóm thuộc tính cụ thể, ví dụ: đặc điểm ngoại quan hoặc mùi thơm. Tuy nhiên, để thực hiện được điều này thì mẫu được yêu cầu ngụy trang các thuộc tính còn lại, ví dụ, sử dụng đèn màu để che giấu sự xuất hiện của các mẫu khi có sự khác biệt về ngoại quan, trong khi mục đích của thí nghiệm là quan tâm đến tất cả các khía cạnh như cấu trúc, hương thơm và hương vị. Cần phải kiểm tra kỹ lưỡng các kỹ thuật ngụy trang trước khi tiến hành thí nghiệm để đảm bảo rằng nó có hiệu quả, nếu không, kết luận cuối cùng có thể dựa trên các giả định không chính xác về các mẫu. Một số phép thử phân biệt đơn giản của nhóm phép thử phân biệt tổng thể là: phép thử tam giác, phép thử 2-3, phép thử giống khác, phép thử A không A,… Nhóm phép thử phân biệt có định hướng trên một thuộc tính cụ thể. Nhóm phép thử này gồm một số phép thử phân biệt đơn giản sau: phép thử so sánh cặp đôi định hướng, phép thử lựa chọn bắt buộc định hướng, phép thử xếp hạng. Tất cả các phép thử phân biệt đều là phép thử một phía (one-tailed test/ one side test), bởi vì trước khi tiến hành thí nghiệm, kỹ thuật viên đã biết trước được hướng của câu trả lời, tức là biết trước được mẫu nào là đáp án đúng của thí nghiệm. Các nội dung sau đây sẽ mô tả chi tiết hơn về phạm vi áp dụng, nguyên tắc của một số loại phép thử phân biệt điển hình, phổ biến trong thực nghiệm. Thiết kế thử nghiệm bao gồm cả mẫu phiếu chuẩn bị và mẫu phiếu trả lời cũng được trình bày. Đồng thời, các phương pháp phân tích dữ liệu, định hướng kết luận và một ví dụ cũng được đề xuất để bạn đọc dễ hình dung cách thực hiện các loại phép thử này. 5.2 Nhóm phép thử phân biệt trên cảm nhận chung 5.2.1 Phép thử tam giác (Triangle test)1 Phạm vi áp dụng: Phép thử tam giác được sử dụng để xác định liệu có tồn tại sự khác biệt có thể cảm nhận được giữa hai mẫu hay không. Những sự khác biệt có thể liên quan đến một hoặc một số thuộc tính giác quan, 1. Bạn đọc tham khảo thêm tại iso.org: ISO 4120:2021 75
  5. nhưng sẽ không chỉ ra chúng khác nhau ở thuộc tính nào và độ lớn của sự khác biệt cũng không được đo lường. Thử nghiệm tam giác là một phương pháp hiệu quả để xác định xem liệu có sự thay đổi trong thành phần, trong chế biến, đóng gói hoặc bảo quản đã dẫn đến sự khác biệt của sản phẩm. Những tình huống này có thể phát sinh trong quá trình phát triển sản phẩm, quá trình so sánh với sản phẩm mục tiêu, kiểm soát chất lượng hoặc được sử dụng như một thử nghiệm sơ bộ trước khi thực hiện thí nghiệm mô tả định lượng. Phép thử tam giác cũng có thể được sử dụng cho việc lựa chọn và quản lý các cảm quan viên. Phép thử tam giác ít phù hợp với những sản phẩm tạo ra cảm giác mệt mỏi như đánh giá thuộc tính mùi, hiệu ứng chuyển tiếp (thay đổi tính chất theo thời gian) hoặc hiệu ứng thích nghi8. Nguyên tắc: Ba mẫu được trình bày đồng thời cho người thử. Trong đó, hai mẫu hoàn toàn giống nhau và một mẫu khác với hai mẫu còn lại. Người thử được yêu cầu đánh giá mẫu theo thứ tự được cung cấp và xác định mẫu nào là mẫu “lẻ” (“odd” sample), tức là mẫu khác so với hai mẫu còn lại. Xác suất để có một lựa chọn đúng ngẫu nhiên: Pc = 1/3. Thiết kế thử nghiệm: Các mẫu phải đại diện cho sản phẩm và tất cả đều được chuẩn bị hoàn toàn giống nhau. Người thử cũng có thể được yêu cầu mô tả sự khác biệt. Nên sử dụng chất tẩy rửa vòm họng phù hợp giữa mỗi lần lấy mẫu. Các mẫu được dán nhãn bằng mã ba chữ số. Có sáu thứ tự trình bày mẫu, gồm: AAB, ABA, BAA, BBA, BAB và ABB. Trong một số trường hợp, chỉ một nửa thiết kế được sử dụng, chẳng hạn như nếu số lượng của một trong các mẫu có giới hạn, hoặc nếu một trong các mẫu là mẫu tiêu chuẩn/tham chiếu, do đó mẫu đó được trình bày dưới dạng mẫu trùng lặp. Tốt nhất là mỗi thứ tự trình bày nên lặp lại một số lần bằng nhau với 24-30 người đánh giá, mặc dù con số tuyệt đối được chọn phụ thuộc vào mục tiêu tổng thể và mức ý nghĩa được chọn. Các Hội đồng lớn hơn có tính phân biệt cao hơn và thường được sử dụng khi sự khác biệt là rất nhỏ hoặc khi mục đích của thử nghiệm là xác định sự tương đồng (xem các mẫu có giống nhau hay không). Ví dụ về thiết kế phiếu chuẩn bị cho phép thử tam giác được trình bày ở hình 5.1. 76
  6. Phòng thí nghiệm cảm quan PHIẾU CHUẨN BỊ THÍ NGHIỆM Phép thử tam giác Ngày thử:………………….. Sản phẩm A: Cà phê của công ty A, mã hóa mẫu: 327, 464… Sản phẩm B: Cà phê của công ty B, mã hóa mẫu: 149, 753… Số lần lặp thí nghiệm: 0 Mã Trật tự trình Mã hóa mẫu Câu trả Câu trả lời Nhận người thử bày mẫu lời đúng nhận được xét 1 AAB 327, 464, 149 149 2 ABA 464, 753, 327 753 3 BAA 149, 327, 464 149 4 BBA 753, 149, 464 464 5 BAB 149, 327, 753 327 6 ABB 464, 149, 753 464 … 24 ABB 464, 149, 753 464 Hình 5.1: Ví dụ về phiếu chuẩn bị cho phép thử tam giác Phiếu trả lời: Một ví dụ phiếu trả lời cho phép thử này được trình bày ở hình 5.2. Phòng thí nghiệm cảm quan PHIẾU TRẢ LỜI Phép thử tam giác Mã người thử:……………… Ngày thử:………………….. Bạn sẽ nhận được ba mẫu cà phê đã được mã hóa. Trong đó có hai mẫu giống hệt nhau. Bạn hãy nếm các mẫu theo thứ tự từ trái sang phải và cho biết mẫu nào khác hai mẫu còn lại bằng cách khoanh tròn vào mã số của mẫu đó. Lưu ý: Thanh vị bằng bánh và nước sau mỗi lần thử mẫu. Bạn không được phép nếm lại mẫu. Hãy ghi lại nhận xét về mức độ khác biệt của mẫu đó so với các mẫu còn lại. Câu trả lời: Mẫu khác biệt là: 386 417 103 Nhận xét:…………………….…………………………………………. Hình 5.2: Ví dụ phiếu trả lời cho phép thử tam giác 77
  7. Phân tích dữ liệu: Phiếu trả lời được thu lại và tính tổng số câu trả lời xác định chính xác mẫu “lẻ”. Sau đó sử dụng một trong các phương pháp xử lý dữ liệu (mục 4.6) để phân tích kết quả. Nếu sử dụng bảng tra, tổng số câu trả lời đúng được so sánh với dữ liệu trong các bảng thống kê (Phụ lục 3). Bảng cho biết số lượng tối thiểu các câu trả lời đúng được yêu cầu (ở các mức ý nghĩa khác nhau) trước khi có thể kết luận sự khác biệt đáng kể từ thử nghiệm. Tổng số câu trả lời đúng phải lớn hơn mức giá trị tối thiểu trong bảng tra này. Nếu sử dụng các kiểm định khác, thì giá trị thống kê χ2 hiệu chỉnh hoặc kiểm định Z về tỷ lệ sẽ được tính toán, sau đó sẽ so sánh lần lượt với các giá trị tiêu chuẩn tại bảng tra Phụ lục 5 và Phụ lục 6 để đưa ra kết luận rằng sự khác biệt đáng kể tồn tại giữa các mẫu hay không. Cách tính toán các giá trị thống kê được trình bày chi tiết ở mục 4.6. Kết luận: Kết luận từ phép thử tam giác có thể là một sự khác biệt đáng kể có tồn tại hoặc không tồn tại giữa hai mẫu. Trong cả hai trường hợp, mức ý nghĩa của thử nghiệm (ví dụ, p< 0,05), cũng phải được nêu rõ. Ngoài ra, có thể rút ra một nhận xét về bản chất của sự khác biệt. Ví dụ: Một công ty sản xuất nước ép trái cây đang xem xét việc đổi nhà cung ứng táo. Các tiêu chuẩn chất lượng trong quá trình sản xuất không có sự khác biệt giữa nước ép từ loại táo của nhà cung cấp cũ và mới. Công ty quyết định thực hiện phép thử tam giác với mục đích xác định xem liệu có sự khác biệt về mặt cảm quan tồn tại giữa hai mẻ nước ép được làm từ nguyên liệu của hai nhà cung ứng này. Mức ý nghĩa được chọn là 5%. 24 người thử chưa qua huấn luyện đã tham gia vào phép thử này nhằm giảm chi phí. Kết quả nhận được cho thấy có 16 cảm quan viên xác định đúng mẫu “lẻ”. Ta có các cách xử lý dữ liệu như sau: Cách 1: Từ bảng tra (Phụ lục 3), đối với 24 người thử thì số lượng câu trả lời đúng tối thiểu ở mức ý nghĩa alpha 5% là 13. Ở các mức ý nghĩa thấp hơn (a = 0,5%) thì số lượng câu trả lời đúng tối thiểu là 15. Với kết quả thu được (16 câu trả lời đúng > 15) thì ta có thể kết luận như sau: “Có sự khác biệt đáng kể tồn tại giữa hai mẻ nước ép táo này (p < 0,05). Tiêu chuẩn về mặt cảm quan không đáp ứng được yêu cầu, không thể thay đổi nhà cung ứng mới”. Cách 2: Từ dữ kiện đầu bài, ta có tổng số câu trả lời là 24, số câu trả lời đúng thu được là 16, khi đó số câu trả lời sai là 8. Xác suất có một lựa chọn đúng ngẫu nhiên cho phép thử tam giác là 1/3. Sử dụng kiểm định Khi-bình phương hiệu chỉnh (công thức 4.5), ta có: 78
  8.      2  1 2  1   16 − × 24 − 0,5     8 − 1 −  × 24 − 0,5    3   +   3  = χ2 =   9,38  1   1  × 24   1 −  × 24   3    3      Ta thấy, giá trị χ 2 tính toán được (9,38) lớn hơn giá trị χ tc = 3,84 tra 2 được ở bảng tra (Phụ lục 5) ở mức ý nghĩa α = 0,05, df=1. Tại α = 0,01, χ tc = 6,64 vẫn nhỏ hơn 9,38. Điều này cho ta kết luận được rằng người thử 2 đã phân biệt được 2 mẫu nước ép táo (p < 0,05), có nghĩa là tiêu chuẩn về mặt cảm quan không đáp ứng được yêu cầu, không thể thay đổi nhà cung ứng mới. 5.2.2 Phép thử 2-3 (Duo-trio test)2 Phạm vi áp dụng: Phép thử 2-3 được sử dụng để xác định liệu có tồn tại sự khác biệt giữa hai mẫu hay không. Sự khác biệt có thể liên quan đến một hoặc một số thuộc tính giác quan, nhưng sẽ không chỉ ra chúng khác nhau ở thuộc tính nào và độ lớn của sự khác biệt cũng không được đo lường. Phép thử 2-3 có thể được sử dụng khi một trong các sản phẩm là mẫu chuẩn hoặc mẫu tham chiếu. Có thể áp dụng phép thử 2-3 để xác định xem sự thay đổi trong thành phần, cách chế biến, đóng gói hoặc bảo quản có dẫn đến sự khác biệt giữa các sản phẩm hay không. Phép thử này còn được ứng dụng trong việc lựa chọn và sàng lọc người thử cho Hội đồng, trong quá trình phát triển sản phẩm, trong thí nghiệm so sánh với sản phẩm mục tiêu, kiểm tra chất lượng và được sử dụng như một thử nghiệm sơ bộ trước khi thực hiện phân tích mô tả. Về mặt thống kê, phép thử 2-3 kém hiệu quả hơn phép thử tam giác vì xác suất đưa ra một lựa chọn đúng ngẫu nhiên chỉ là 1/2. Do đó, phép thử này chỉ được sử dụng khi cần thiết phải đưa ra kết luận về sự khác biệt giữa các sản phẩm thường có dư vị kéo dài chẳng hạn như vị đắng, gia vị hoặc ớt. Phép thử 2-3 đặc biệt hữu ích cho các mẫu không đồng nhất, vì câu hỏi được hỏi là, mẫu nào là “giống nhất” (thay vì “Giống hệt nhau”) hoặc “khác biệt nhất” với mẫu tham chiếu8. Nguyên tắc: Ba mẫu được trình bày đồng thời cho người thử, hai mẫu được mã hóa và một mẫu được gắn nhãn là “mẫu tham chiếu” hay “mẫu đối chứng”. Người thử được yêu cầu đánh giá mẫu tham chiếu trước, tiếp 2. Bạn đọc tham khảo thêm tại iso.org: ISO 10399:2017 79
  9. theo là hai mẫu được mã hóa (theo thứ tự được cung cấp) và xác định mẫu nào giống (hoặc khác) với mẫu tham chiếu nhất (Hình 5.3). Xác suất để có một lựa chọn đúng ngẫu nhiên: Pc = 1/2. Thiết kế thử nghiệm: Có thể có bốn thứ tự trình bày trong đó một trong hai mẫu có thể được sử dụng làm mẫu tham chiếu. Đó là: Tham chiếu A (RA) AB Tham chiếu A (RA) BA Tham chiếu B (RB) AB Tham chiếu B (RB) BA Hình 5.3: Ví dụ cách chuẩn bị và trình bày mẫu trong phép thử 2-3 Phép thử 2-3 có hai định dạng: 1/ Kỹ thuật mẫu đối chứng cân bằng (Balanced reference technique): tất cả bốn thứ tự trình bày ở trên được sử dụng và mẫu đối chứng có thể là cả hai mẫu. 2/ Kỹ thuật mẫu đối chứng không đổi (Constant reference technique): chỉ có hai trong số các trình tự trình bày mẫu ở trên có thể được sử dụng và phần tham chiếu luôn là cùng một mẫu. Kỹ thuật mẫu đối chứng không đổi có thể được sử dụng vì nhiều lý 80
  10. do, ví dụ, so sánh các sản phẩm với tiêu chuẩn vàng của mẫu tham chiếu hoặc một trong các mẫu có số lượng hạn chế hoặc một mẫu đặc biệt quen thuộc với hội đồng. Ở định dạng tiêu chuẩn, phép thử này yêu cầu người đánh giá ghi nhớ sự khác biệt giữa các mẫu không liền kề trong thứ tự nếm. Thiết kế trình tự trình bày mẫu có thể thay đổi, trong đó mẫu tham chiếu được trình bày ở giữa hai mẫu thử nghiệm. Định dạng này giảm thiểu ảnh hưởng của bộ nhớ, vì người đánh giá chỉ cần nhớ sự khác biệt giữa mẫu thử nghiệm và tham chiếu liền kề. Hội đồng lớn hơn có khả năng phân biệt cao hơn sự khác biệt nhỏ hơn giữa các mẫu về mặt thống kê. Tốt nhất là sử dụng mỗi thứ tự trình bày với số lần bằng nhau với tối thiểu 32 người đánh giá, mặc dù số tuyệt đối phụ thuộc vào mục tiêu tổng thể và mức ý nghĩa đã chọn. Nên sử dụng chất tẩy rửa vòm miệng (chất thanh vị) phù hợp sau mỗi lần thử mẫu. Phiếu trả lời: Một ví dụ phiếu trả lời cho phép thử này được trình bày ở hình 5.4. Phòng thí nghiệm cảm quan PHIẾU TRẢ LỜI Phép thử 2-3 Mã người thử:……………… Ngày thử:………………….. Bạn sẽ nhận được đồng thời ba mẫu, trong đó một mẫu là mẫu đối chứng (ký hiệu R), hai mẫu còn lại được mã hóa. Bạn hãy nếm mẫu R trước rồi sau đó là các mẫu mã hóa theo thứ tự từ trái sang phải và cho biết mẫu nào giống với mẫu R nhất bằng cách khoanh tròn vào mã số của mẫu đó. Lưu ý: Thanh vị bằng bánh và nước sau mỗi lần thử mẫu. Bạn không được phép nếm lại mẫu. Hãy ghi lại nhận xét về bất kể sự khác biệt nào giữa các mẫu mà bạn cảm nhận được. Câu trả lời: Mẫu giống với R là: 417 103 Nhận xét:…………………….……………………………………… Hình 5.4: Ví dụ phiếu trả lời cho phép thử 2-3 Phân tích dữ liệu: Phiếu trả lời được thu lại và tính tổng số câu trả lời đúng (xác định đúng mẫu giống hoặc khác với tham chiếu). Sau đó sử dụng các phương pháp xử lý dữ liệu bằng các kiểm định phi tham số để phân tích kết quả. Nếu sử dụng bảng tra, tổng số câu trả lời đúng được so sánh với dữ liệu trong các bảng thống kê (Phụ lục 4). Bảng cho biết số lượng tối thiểu các 81
  11. câu trả lời đúng được yêu cầu (ở các mức ý nghĩa khác nhau) trước khi có thể kết luận sự khác biệt đáng kể từ thử nghiệm. Tổng số câu trả lời đúng phải lớn hơn mức giá trị tối thiểu trong bảng tra này. Kết luận: Kết luận của phép thử hai ba là một sự khác biệt đáng kể có tồn tại hoặc không tồn tại giữa hai mẫu. Trong cả hai trường hợp, mức ý nghĩa của thử nghiệm (ví dụ, p < 0,05) cũng phải được nêu rõ. Ngoài ra, có thể rút ra một nhận xét về bản chất của sự khác biệt. Ví dụ: Một nhà sản xuất bánh quy nhận được khiếu nại của khách hàng về mùi hương “lỗi” (“off” flavour) trong một lô cụ thể và muốn xác định liệu có sự khác biệt giữa lô đó với tiêu chuẩn sản xuất. Họ quyết định thực hiện phép thử 2-3 với mục tiêu xác định xem liệu có tồn tại sự khác biệt đáng kể giữa lô khiếu nại với một lô bánh quy tiêu chuẩn đã được sản xuất tại cùng thời gian hay không. Vì số lượng bánh bị khiếu nại bị hạn chế, thử nghiệm được thực hiện bằng cách sử dụng lô tiêu chuẩn làm đối chứng không đổi. Mức ý nghĩa được chọn cho thử nghiệm là 5%. Theo khuyến nghị trong tiêu chuẩn ISO, một hội đồng gồm 32 người đánh giá chưa qua đào tạo đã tham gia vào phép thử 2-3 trên hai lô bánh quy, trong đó 17 người đánh giá xác định đúng mẫu không khiếu nại giống với mẫu đối chứng. Ta có các cách xử lý dữ liệu như sau: Cách 1: Tại bảng tra Phụ lục 4, đối với một hội đồng gồm 32 người đánh giá, số câu trả lời đúng tối thiểu theo yêu cầu với mức ý nghĩa 5% là 22. Giá trị này lớn hơn kết quả thử nghiệm (17). Như vậy, không có sự khác biệt đáng kể giữa hai lô bánh quy (p > 0,05). Không có bằng chứng từ thử nghiệm này cho thấy rằng lô hàng bị khiếu nại có mùi hương “lỗi”. Do đó, mùi hương “lỗi” đó không phải do khâu sản xuất gây nên. Tuy nhiên, nó có thể là do các yếu tố khác, ví dụ, điều kiện bảo quản hoặc bao bì hư hỏng trong chuỗi cung ứng. Cách 2: Từ dữ kiện của ví dụ, ta có số phản hồi có lựa chọn đúng là 17, tổng số câu trả lời là 32, xác suất có một lựa chọn đúng ngẫu nhiên của phép thử 2-3 là 1/2. Sử dụng kiểm định Z tỷ lệ (công thức 4.6), ta có: 1 17 − × 32 − 0,5 = = 0,18 Z 2 1  1 × 1 −  × 32 2  2 Ta thấy, giá trị Z tính toán được (0,18) nhỏ hơn giá trị Z tc = 1, 64 tra được ở bảng tra (Phụ lục 6) cho các phép thử một phía (one-tailed test) ở 82
  12. mức ý nghĩa a = 0,05, xác suất tích lũy (1-a) là 0,95. Điều này cho ta kết luận được rằng người thử đã không phân biệt được sự khác biệt giữa hai lô bánh quy (p > 0,05). Kết luận tương tự như trên được đưa ra. 5.2.3 Phép thử giống - khác (Same-different test) Phép thử giống-khác hay còn được gọi là phép thử so sánh cặp đôi sai biệt (paired comparison test for difference). Phạm vi áp dụng: Phép thử so sánh cặp đôi sai biệt được dùng để xác định xem có sự khác biệt giữa hai mẫu hay không. Phép thử này tương tự với phép thử tam giác hay phép thử 2-3 nhưng nó ít được sử dụng hơn. Phép thử giống-khác được sử dụng khi các phép thử tam giác và phép thử 2-3 không phù hợp, ví dụ: khi mẫu quá phức tạp, khi có quá nhiều thuộc tính chuyển tiếp (thuộc tính thay đổi theo thời gian), khi mẫu có dư vị kéo dài hoặc mẫu chỉ được cung cấp trong một thời gian ngắn hay việc sử dụng ba mẫu cùng lúc là không khả thi 2… Nguyên tắc: Một cặp mẫu được đưa ra đồng thời cho người thử. Người thử được yêu cầu nếm và xác định xem các mẫu là “giống nhau” hay “khác nhau”. Xác suất để có một lựa chọn đúng ngẫu nhiên: Pc = 1/2. Thiết kế thử nghiệm: Các mẫu phải đại diện cho sản phẩm và tất cả đều được chuẩn bị hoàn toàn giống nhau. Có bốn trình tự trình bày mẫu, gồm: AA, BB, AB và BA. Người đánh giá nhận một, hai hoặc cả bốn cặp. Nếu các mẫu phức tạp, mỗi người đánh giá sẽ chỉ nhận được một cặp. Trong trường hợp này, tất cả bốn thứ tự trình bày mẫu có thể được sử dụng với số lần bằng nhau. Phép thử giống-khác thường được sử dụng với 30-50 người đánh giá, mặc dù con số này có thể tăng lên đến 200, đặc biệt khi chỉ một cặp được đưa ra cho mỗi người thử. Người thử cũng có thể được yêu cầu mô tả nếu cảm nhận được bất kỳ sự khác biệt nào. Các mẫu được mã hóa và phải được đánh giá theo thứ tự được cung cấp (từ trái sang phải). Nên sử dụng chất tẩy rửa vòm miệng phù hợp sau mỗi lần thử mẫu. Phép thử giống - khác có thể có sai lệch trong phản hồi do độ lệch trong tiêu chí của người đánh giá để chỉ định một mẫu là “giống nhau” hoặc “khác nhau”. Để giảm thiểu sự sai lệch này, có thể bổ sung yêu cầu người thử sắp xếp mức độ chắc chắn của câu trả lời bằng cách sử dụng thang phân loại đơn giản (sureness rating scale), ví dụ: rất chắc chắn, chắc chắn, không chắc chắn và rất không chắc chắn. Phiếu đánh giá: Một ví dụ phiếu trả lời cho phép thử này được trình bày ở hình 5.5. 83
  13. Phòng thí nghiệm cảm quan PHIẾU TRẢ LỜI Phép thử giống-khác Mã người thử:……………… Ngày thử:………………….. Bạn sẽ nhận được hai mẫu đã được mã hóa. Bạn hãy nếm các mẫu theo thứ tự từ trái sang phải và cho biết chúng giống hay khác nhau bằng cách khoanh tròn vào đáp án tương ứng. Lưu ý: Thanh vị bằng bánh và nước sau mỗi lần thử mẫu. Bạn không được phép nếm lại mẫu. Hãy ghi lại nhận xét về cảm nhận sự khác biệt giữa hai mẫu của bạn (nếu có). Câu trả lời: A. Hai mẫu giống nhau B. Hai mẫu khác nhau Nhận xét:…………………….…………………………………………. Hình 5.5: Ví dụ phiếu trả lời cho phép thử giống - khác Phân tích dữ liệu: Tính tổng số câu trả lời cho phản hồi “giống nhau” và “khác nhau”, sau đó sử dụng các phương pháp xử lý dữ liệu (mục 4.6) để phân tích kết quả. Nếu sử dụng bảng tra, tổng số câu trả lời đúng được so sánh với dữ liệu trong các bảng thống kê (Phụ lục 4). Bảng cho biết số lượng tối thiểu các câu trả lời đúng được yêu cầu (ở các mức ý nghĩa khác nhau, thường là 5%) trước khi có thể kết luận sự khác biệt đáng kể từ thử nghiệm. Tổng số câu trả lời đúng phải lớn hơn mức giá trị tối thiểu trong bảng tra này. Kết luận: Kết luận của phép thử giống - khác là một sự khác biệt có tồn tại hoặc không tồn tại giữa hai mẫu. Trong cả hai trường hợp, mức ý nghĩa của thử nghiệm (ví dụ, p < 0,05) cũng phải nêu rõ. Ngoài ra, một nhận xét có thể được đưa ra về bản chất của sự khác biệt nào đó có thể phát hiện được. 5.2.4. Phép thử A - Không A (A - Not A test)3 Phạm vi áp dụng: Phép thử A - Không A được sử dụng để xác định xem các mẫu thử nghiệm trong một dãy mẫu giống hay khác với mẫu đối chứng. Đây là một phép thử đặc biệt hữu ích khi mà các phép thử tam giác và 2-3 không thể sử dụng được. Phép thử này có thể được ứng dụng 3. Bạn đọc tham khảo thêm tại iso.org: ISO 8588:2017 84
  14. khi cần phải so sánh giữa các sản phẩm có hương vị/dư vị mạnh hoặc kéo dài, khi cần phải kiểm soát thời gian giữa các lần lấy mẫu hay khi không thể trình bày các mẫu cùng lúc vì có sự khác biệt về đặc điểm ngoại quan. Phép thử này cũng hữu ích khi xác định người đánh giá có nhạy cảm với một kích thích hay không. Phép thử A - Không A được ưu tiên sử dụng hơn phép thử giống-khác (same-different test) khi một trong các mẫu có ý nghĩa đặc biệt hoặc được Hội đồng biết rõ, ví dụ: mẫu tham chiếu hoặc mẫu đối chứng. Nguyên tắc: Ban đầu, hai mẫu “A” và “Không A” (KA) được đưa ra cho người thử. Họ được yêu cầu tự làm quen với các đặc điểm của chúng. Các mẫu phải được dán nhãn. Sau đó, người thử sẽ được giới thiệu với một loạt các mẫu, một số là mẫu đối chứng “A” và một số “Không A”. Nói chung, tham luận viên không có quyền thử lại mẫu đối chứng “A” trong khi đánh giá các mẫu thử nghiệm. Các cảm quan viên cần phải xác định xem từng mẫu đó có giống mẫu A hay khác A (“Không A”). Xác suất để có một lựa chọn đúng ngẫu nhiên cho từng mẫu: Pc = 1/2. Thiết kế thử nghiệm: Đây là một dạng thí nghiệm bắt buộc phải lựa chọn. Chỉ sử dụng một loại mẫu “Không A” trên mỗi loạt thử nghiệm. Những người tham gia hội thảo có thể thử nghiệm một, hai hoặc tối đa 10 mẫu trong chuỗi (tùy thuộc vào yếu tố mệt mỏi). Các mẫu được trình bày lần lượt theo trật tự ngẫu nhiên với các mã gồm 3 chữ số (Hình 5.6). Tất cả các mẫu được chuẩn bị theo cách giống hệt nhau và phải có tính đại diện cho sản phẩm. Tương tự như phép thử giống - khác, phép thử A - Không A có thể có thể có sai lệch trong phản hồi do độ lệch trong tiêu chí của người đánh giá để chỉ định một mẫu là “giống nhau” hoặc “khác nhau”. Để giảm thiểu sự sai lệch này, có thể bổ sung yêu cầu người thử sắp xếp mức độ chắc chắn. Trong trường hợp này, người đánh giá được yêu cầu cho biết rằng họ chắc chắn như thế nào về quyết định của mình, bằng cách sử dụng thang phân loại đơn giản về độ chắc chắn (sureness rating scale), ví dụ: rất chắc chắn, chắc chắn, không chắc chắn và rất không chắc chắn. Thông thường, 10-50 người đánh giá được đào tạo để xác định mẫu “A” và “Không A”. Dựa vào số lượng mẫu mà người thử sẽ nhận được trong quá trình đánh giá, ta có một số dạng phép thử A - Không A: - Người thử nhận một mẫu (“A” hoặc “Không A”): AA, AKA - Người thử nhận hai mẫu (“A” và “Không A”): AAKA, AKAA 85
  15. - Người thử nhận một số mẫu (tối đa 10 mẫu, số lượng bằng nhau giữa “A” và “Không A”). Số tổ hợp trình bày mẫu phụ thuộc vào số lượng mẫu thử. Số lượng mẫu phụ thuộc vào số lượng thuộc tính chuyển tiếp hay những thuộc tính dễ gây mệt mỏi trong các mẫu. Trong trường hợp một số mẫu được trình bày, thứ tự trình bày mẫu phải được ngẫu nhiên hóa và, nếu có thể thì trình bày mẫu cân bằng và kết quả được ghi trên các phiếu đánh giá riêng biệt để tránh người thử trao đổi dữ liệu. Hình 5.6: Ví dụ trình bày mẫu cho phép thử A - Không A Thiết kế phổ biến nhất là người thử sẽ nhận hai mẫu (mẫu “A” và “Không A”). Ngoài ra, thí nghiệm này có thể điều chỉnh gồm 2-3 mẫu “Không A”. Tất cả các mẫu này đều phải được trình bày trong phần làm quen ban đầu (áp dụng khi số lượng mẫu lớn hơn 2). Trong quá trình kiểm 86
  16. soát chất lượng tại nhà máy, các mẫu “Không A” có thể không có sẵn để làm quen trước khi đánh giá. Phiếu trả lời: Một ví dụ phiếu trả lời cho phép thử này được trình bày ở hình 5.7. Phòng thí nghiệm cảm quan PHIẾU TRẢ LỜI Phép thử A - Không A Mã người thử:……………… Ngày thử:………………….. Bạn sẽ nhận được đồng thời hai mẫu đã được mã hóa. Hai mẫu “A” và “Không A” bạn đã được thử và cảm nhận ở bài luyện tập trước đó. Nhiệm vụ của bạn là, hãy nếm mẫu theo thứ tự từ trái sang phải và cho biết mẫu nào là “A” và mẫu nào là “Không A” bằng ghi mã số của mẫu vào ô tương ứng. Lưu ý: Thanh vị bằng bánh và nước sau mỗi lần thử mẫu. Bạn không được phép nếm lại mẫu. Hãy ghi lại nhận xét về bất kể sự khác biệt nào giữa các mẫu mà bạn cảm nhận được. Câu trả lời: Mẫu “A” Mẫu “Không A” Nhận xét:…………………….…………………………………………. Hình 5.7: Ví dụ phiếu trả lời cho phép thử A - Không A Phân tích dữ liệu: Tính tổng số câu trả lời cho phản hồi “A” và “Không A”. Kiểm định Khi-bình phương (χ2) hiệu chỉnh hoặc kiểm định Z về tỷ lệ được sử dụng để phân tích dữ liệu. Kết luận: Từ thử nghiệm A - Không A, có thể đưa ra kết luận là sự khác biệt có tồn tại hoặc không tồn tại giữa hai mẫu. Trong cả hai trường hợp, mức ý nghĩa của thử nghiệm (ví dụ, p < 0,05) cũng phải được nêu rõ. Ngoài ra, một nhận xét có thể được đưa ra về bản chất của sự khác biệt nào đó có thể phát hiện được. Ví dụ: Một nhà sản xuất thực phẩm muốn thay đổi nhà cung cấp sữa. Mục tiêu là sự thay đổi này không gây nên sự khác biệt cảm quan 87
  17. đáng kể ở mức ý nghĩa 5% giữa sữa từ các nhà cung cấp cũ và nhà cung cấp mới. Phép thử A - Không A được chọn với mục tiêu xác định xem có tồn tại sự khác biệt đáng kể hay không giữa các mẫu sữa của hai nhà cung cấp. Một hội đồng gồm 50 người đánh giá đã tham gia phép thử này. Mỗi cảm quan viên được làm quen với các đặc điểm cảm quan của mẫu đối chứng (“A”) từ nhà cung cấp cũ và mẫu sữa từ nhà cung cấp mới (“Không A”), sau đó mỗi người thử nhận được hai mẫu thử nghiệm (“A” và “Không A”) và được yêu cầu xác định từng mẫu đó là “A” hay “không A”. Mức ý nghĩa của thử nghiệm là 5%. Kết quả được tóm tắt như bảng 5.1: Bảng 5.1: Bảng thống kê câu trả lời của phép thử A - Không A Câu trả lời của người thử Mẫu giới thiệu Tổng A Không A A 34 16 50 Không A 20 30 50 Tổng 54 46 100 Quan sát bảng thống kê câu trả lời của người thử, ta có thể nhận thấy rằng tổng số câu trả lời đúng là 64 (nếu mẫu giới thiệu là mẫu “A”, người thử trả lời là A thì đó là những câu trả lời đúng (34 câu trả lời). Tương tự cho mẫu “Không A”). Còn tổng số câu trả lời sai là 36. Sử dụng kiểm định Khi-bình phương hiệu chỉnh (công thức 5.1), ta có: 2 2  1   1   64 − 100 × 2 − 0,5   36 − 100 × 2 − 0,5  χ 2 =  +  = 7, 29 1 1 100 × 100 × 2 2 Ta thấy, giá trị χ 2 tính toán được (7,29) lớn hơn giá trị χ tc = 2, 71 tra 2 được ở bảng tra (Phụ lục 5) cho các phép thử một phía (one-tailed test) ở mức ý nghĩa α = 0,05. Điều này cho ta kết luận được rằng người thử đã phân biệt được 2 mẫu “A” và “Không A” (p < 0,05), có nghĩa là sữa của nhà cung ứng mới khác với sữa của nhà cung ứng cũ. Đề xuất thực hiện phép thử mô tả để đánh giá mức độ khác biệt giữa hai nguồn nguyên liệu và thực hiện phép thử thị hiếu để xác định xem nguồn nguyên liệu nào được ưa thích hơn. 88
  18. 5.3. Nhóm phép thử phân biệt trên một thuộc tính cụ thể 5.3.1 Phép thử so sánh cặp đôi định hướng (Directional paired comparison test) 4 Phạm vi áp dụng: Phép thử so sánh cặp đôi định hướng (directional paired comparison test) hay phép thử so sánh cặp đôi (paired comparison test) được sử dụng để xác định xem liệu có sự khác biệt giữa hai mẫu trên một thuộc tính cụ thể hay không, ví dụ: độ ngọt, độ cứng và cường độ của hương thơm. Phép thử so sánh cặp đôi định hướng có nhiều ứng dụng trong phát triển sản phẩm và trong quy trình sản xuất, ví dụ: thay thế một chất làm ngọt ít calo mới, để đảm bảo chất lượng cũng như trong các thử nghiệm bảo quản và phù hợp với sản phẩm. Phép thử so sánh cặp rất nhanh chóng và dễ sử dụng. Nó cũng có thể được sử dụng để đánh giá mức độ ưu tiên giữa hai mẫu, trong trường hợp đó, nó được sử dụng như một bài kiểm tra ưu tiên cặp đôi và câu hỏi được đặt ra là mẫu nào được ưa thích hơn (Xem mục 7.3.1). Nguyên tắc: Hai mẫu mã hóa được trình bày cho người thử. Người thử được yêu cầu đánh giá các mẫu và xác định xem mẫu nào có cường độ trội hơn (hoặc ít trội hơn) trên một thuộc tính cụ thể. Xác suất để có một lựa chọn đúng ngẫu nhiên: Pc = 1/2. Thiết kế thí nghiệm: Các mẫu được trình bày theo cặp. Có hai thứ tự trình bày mẫu (AB, BA) và chúng nên được sử dụng với một số lượng bằng nhau. Nên sử dụng tối thiểu 30 người đánh giá. Tùy thuộc vào mục tiêu thử nghiệm, người đánh giá có thể được đào tạo trước về thuộc tính. Nên sử dụng chất thanh vị phù hợp sau mỗi lần thử mẫu. Lý tưởng nhất là các mẫu khác nhau chỉ ở cường độ của thuộc tính được đề cập, mặc dù trên thực tế điều này rất khó đạt được. Nếu có quá nhiều khác biệt giữa các mẫu thì nên chọn phép thử phân biệt tổng thể, ví dụ, phép thử tam giác. Phiếu trả lời: Một ví dụ phiếu trả lời cho phép thử này được trình bày ở hình 5.8. 4. Bạn đọc tham khảo thêm tại iso.org: ISO 5495:2005 89
  19. Phòng thí nghiệm cảm quan PHIẾU TRẢ LỜI Phép thử so sánh cặp đôi định hướng Mã người thử:……………… Ngày thử:………………….. Bạn sẽ nhận được đồng thời hai mẫu nước cam đã được mã hóa. Bạn hãy nếm mẫu theo thứ tự từ trái sang phải và cho biết mẫu nào ngọt hơn bằng cách đánh dấu tick (✓) vào ô tương ứng. Lưu ý: Thanh vị bằng nước sau mỗi lần thử mẫu. Bạn không được phép nếm lại mẫu. Hãy ghi lại nhận xét về bất kể sự khác biệt nào giữa các mẫu mà bạn cảm nhận được. Câu trả lời: Mẫu Mẫu ngọt hơn 297 831 Nhận xét:…………………….………………………………………… Hình 5.8: Ví dụ phiếu trả lời cho phép thử so sánh cặp đôi định hướng Phân tích dữ liệu: Xác định tổng số phản hồi chọn mỗi mẫu A và B. Kiểm định Khi-bình phương hiệu chỉnh (χ2) hoặc kiểm định Z về tỷ lệ được sử dụng để phân tích kết quả (Xem mục 4.6). Kết luận: Kết luận của phép thử so sánh cặp đôi định hướng (hay phép thử 2AFC) có thể kết luận là một mẫu có cường độ cao hơn so với mẫu còn lại trên một thuộc tính cụ thể hoặc không có sự khác biệt đáng kể giữa các mẫu. Mức ý nghĩa của phép thử (ví dụ, p < 0,05) cũng phải được nêu rõ. Tuy nhiên, kết quả không cho biết độ lớn của sự khác biệt là bao nhiêu. 5.3.2 Phép thử lựa chọn bắt buộc định hướng (n-AFC) Phạm vi áp dụng: Phép thử lựa chọn bắt buộc định hướng (n-Alternative forced choice) được sử dụng để xác định xem có sự khác biệt giữa hai mẫu trên một thuộc tính cụ thể hay không. n là số mẫu mà người thử nhận được trong một lần thử nếm. Thông thường n bằng 2 hoặc 3. Phép thử 2-AFC tương tự như phép thử so sánh cặp đôi định hướng (mục 5.3.1). Còn phép thử 3-AFC tương tự với phép thử tam giác có định hướng trên một tính chất cảm quan, ví dụ: độ ngọt, độ cứng, mùi, vị cụ thể… Một vấn đề cần chú ý, đó là các tính chất cảm quan khác có thể thay đổi theo khi một tính chất cảm quan thay đổi, và những thay đổi này có thể làm ảnh hưởng đến thuộc tính đang xét. 90
  20. Phương pháp này thường được sử dụng để xác định các giá trị ngưỡng, tức là nồng độ thấp nhất của một hợp chất có thể được phát hiện, theo đó các mẫu “giống nhau” là chất pha loãng hoặc “chất mang” (nước, không khí) và mẫu “khác nhau” chứa chất kích thích trong chất pha loãng hoặc “chất mang”. Nguyên tắc: Ba mẫu mã hóa được trình bày đồng thời cho người thử. Trong đó, hai mẫu giống nhau và một mẫu khác. Người thử được yêu cầu đánh giá các mẫu theo thứ tự được cung cấp và xác định mẫu nào có cường độ cao nhất của một “thuộc tính” cụ thể. Tùy thuộc vào mục tiêu thử nghiệm mà người đánh giá có thể được đào tạo trước về thuộc tính đó. Cũng như phép thử so sánh cặp đôi định hướng (2-AFC), các mẫu chỉ nên thay đổi về cường độ của thuộc tính được đề cập, mặc dù trên thực tế điều này rất khó đạt được. Nếu có quá nhiều khác biệt giữa các mẫu thì nên sử dụng các phép thử phân biệt tổng thể. Nên sử dụng chất thanh vị phù hợp sau mỗi lần thử nếm. Xác suất để có một lựa chọn đúng ngẫu nhiên: Pc = 1/3. Thiết kế thử nghiệm: Có ba trật tự trình bày mẫu: AAB, ABA, BAA. Tốt nhất là sử dụng mỗi thứ tự trình bày ở trên với số lần bằng nhau và với ít nhất là 24 người đánh giá, mặc dù số lượng đánh giá được chọn phụ thuộc vào mục tiêu tổng thể và mức ý nghĩa đã chọn. Thông thường, mẫu được cho là có cường độ cao nhất được trình bày dưới dạng mẫu “lẻ”. Tuy nhiên, khi mẫu cường độ cao nhất không thể dự đoán được, thì phép thử có thể bố trí hai mẫu giống nhau là mẫu có nồng độ cao hơn. Phiếu trả lời: Một ví dụ phiếu trả lời cho phép thử này được trình bày ở hình 5.9. Phân tích dữ liệu: Xác định tổng số phản hồi chọn mẫu “lẻ” đúng. Kiểm định Khi-bình phương hiệu chỉnh (χ2) hoặc kiểm định Z về tỷ lệ được sử dụng để phân tích kết quả (Xem mục 4.6). Kết luận: Từ phép thử lựa chọn bắt buộc định hướng (3-AFC), kết luận có thể là một mẫu có cường độ cao hơn đáng kể so với các mẫu còn lại trên một thuộc tính cụ thể hoặc không có sự khác biệt giữa các mẫu trên thuộc tính đang xét. Các mức ý nghĩa của thử nghiệm (ví dụ, p < 0,05) cũng phải được nêu rõ. Tuy nhiên, kết quả không cho biết độ lớn của sự khác biệt là bao nhiêu. 91
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2