intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá chất lượng cuộc sống trước và sau can thiệp tâm lý của người bệnh nữ ung thư sinh dục theo thang đo EORTC-QLQ30 tại Bệnh viện K Trung ương năm 2020 – 2021

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày đánh giá chất lượng cuộc sống trước và sau can thiệp tâm lý của người bệnh nữ ung thư sinh dục theo thang đo EORTC-QLQ30 tại Bệnh viện K Trung ương năm 2020 - 2021. Nghiên cứu can thiệp hỗ trợ tâm lý trên 350 bệnh nhân nữ ung thư sinh dục tham gia nghiên cứu ít nhất 06 tháng từ 3/2021 - 12/2021, sử dụng thang đo EORTC-QLQ30 để đánh giá chất lượng cuộc sống trước và sau can thiệp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá chất lượng cuộc sống trước và sau can thiệp tâm lý của người bệnh nữ ung thư sinh dục theo thang đo EORTC-QLQ30 tại Bệnh viện K Trung ương năm 2020 – 2021

  1. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 545 - THÁNG 12 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2024 ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG TRƯỚC VÀ SAU CAN THIỆP TÂM LÝ CỦA NGƯỜI BỆNH NỮ UNG THƯ SINH DỤC THEO THANG ĐO EORTC-QLQ30 TẠI BỆNH VIỆN K TRUNG ƯƠNG NĂM 2020 – 2021 Nguyễn Xuân Thành1 , Nguyễn Đức Khoa1 , Nguyễn Thị Lụa2 , Nguyễn Văn Khải3 , Phạm Minh Khuê3 TÓM TẮT 72 nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và tâm lý Mục tiêu: Đánh giá chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. trước và sau can thiệp tâm lý của người bệnh nữ Từ khóa: ung thư sinh dục, chất lượng cuộc ung thư sinh dục theo thang đo EORTC-QLQ30 sống, can thiệp hỗ trợ tâm lý. tại Bệnh viện K Trung ương năm 2020 - 2021. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can SUMMARY thiệp hỗ trợ tâm lý trên 350 bệnh nhân nữ ung ASSESSMENT OF QUALITY OF LIFE thư sinh dục tham gia nghiên cứu ít nhất 06 tháng IN FEMALE GENITAL CANCER từ 3/2021 - 12/2021, sử dụng thang đo EORTC- PATIENTS BEFORE AND AFTER QLQ30 để đánh giá chất lượng cuộc sống trước PSYCHOLOGICAL INTERVENTION và sau can thiệp. USING THE EORTC-QLQ30 SCALE AT Kết quả: Điểm trung bình CLCS tăng từ CENTRAL K HOSPITAL, 2020-2021 60,8 ± 18,4 trước can thiệp lên 72,7 ± 16,5 sau Objective: To evaluate the quality of life can thiệp (p < 0,05); chỉ số chức năng “Hoạt before and after a psychological intervention in động” (trước can thiệp: 69 ± 26,3; sau can thiệp: female patients with genital cancer using the 81 ± 21), và chỉ số “Triệu chứng” (trước can EORTC-QLQ30 scale at K Hospital from 2020 thiệp: 23,4 ± 21; sau can thiệp: 18,2 ± 17,7) được to 2021. cải thiện rõ ràng nhất. Giai đoạn bệnh và chẩn Method: A study was conducted involving đoán bệnh có ảnh hưởng đến chất lượng cuộc over 350 female genital cancer patients who sống của người bệnh. received psychological support interventions. Kết luận: Hiệu quả của can thiệp hỗ trợ tâm These patients participated in the study for at lý cải thiện CLCS trên bệnh nhân ung thư sinh least 6 months, from March 2021 to December dục là cơ sở để triển khai các hoạt động can thiệp 2021. The EORTC-QLQ30 scale was used to assess their quality of life before and after the intervention. Results: The mean QOL score improved 1 Bệnh viện K Trung ương significantly from 60.8 ± 18.4 before the 2 Bệnh viện Phụ sản Trung ương Hà Nội intervention to 72.7 ± 16.5 after the intervention 3 Trường Đại học Y Dược Hải Phòng (p < 0.05). Notable improvements were observed Chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Xuân Thành in the "Functioning" index (before: 69 ± 26.3; Email: nguyenxuanthanhvk@gmail.com after: 81 ± 21) and the "Symptom" index (before: Ngày nhận bài: 14/8/2024 23.4 ± 21; after: 18.2 ± 17.7). Additionally, the Ngày phản biện: 30/8/2024 Ngày chấp nhận đăng: 03/10/2024 603
  2. HỘI THẢO HÀNG NĂM PHÒNG CHỐNG UNG THƯ TP. HỒ CHÍ MINH - LẦN THỨ 27 stage and diagnosis of the disease impacted the tiếp đón gần nửa triệu lượt bệnh nhân đến patients' quality of life. khám và điều trị với nhiều mặt bệnh khác Conclusion: The psychological support nhau, do đó cần thiết phải có những chiến intervention effectively improved the quality of lược hỗ trợ tâm lý cho người bệnh. Với mục life in female genital cancer patients. These đích xây dựng chương trình thí điểm cho findings support the implementation of hoạt động này, chúng tôi tiến hành nghiên intervention activities to enhance the quality of cứu với mục tiêu: “Đánh giá chất lượng life and psychological well-being of these cuộc sống trước và sau can thiệp tâm lý của patients. người bệnh nữ ung thư sinh dục theo thang Keywords: genital cancer, quality of life, đo EORTC-QLQ30 tại Bệnh viện K Trung psychological support intervention. ương năm 2020 - 2021”. I. ĐẶT VẤN ĐỀ II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Ung thư là căn bệnh nan y nguy hiểm với 2.1. Đối tượng nghiên cứu số ca mắc mới và số ca tử vong ngày càng Bệnh nhân nữ mắc ung thư sinh dục bao gia tăng. Theo Globocan 2020, tại Việt Nam gồm: Ung thư cổ tử cung, ung thư buồng mỗi năm có khoảng 182.563 ca ung thư mắc trứng, ung thư nội mạc tử cung, ung thư âm mới và với khoảng 122.690 ca tử vong do đạo, âm hộ. ung thư[1]. 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn: Hiện nay, chất lượng cuộc sống (CLCS) Đồng ý tham gia nghiên cứu và đồng ý của người bệnh ung thư ngày càng được tham gia can thiệp hỗ trợ của nhóm nghiên quan tâm, bởi họ có thể gặp nhiều vấn đề liên quan đến thể chất, tinh thần và cả vấn đề cứu. kinh tế. Mong muốn cải thiện CLCS được Bệnh nhân nữ chuẩn đoán xác định ung coi như một phần quan trọng trong chiến thư sinh dục có đầy đủ hồ sơ bệnh án với các lược điều trị ung thư. Tuy nhiên việc đo thông tin hành chính, bệnh sử, tiền sử, thăm lường CLCS lại không hề đơn giản. Có nhiều khám lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và xét công cụ đo lường CLCS đã được phát triển, nghiệm mô bệnh học. Duy trì can thiệp đủ 6 trong đó có bộ câu hỏi EORTC-C30 là bộ tháng và trả lời đầy đủ bộ câu hỏi ở các thời câu hỏi cốt lõi dùng chung cho tất cả các điểm trước và sau can thiệp. người bệnh ung thư, do Tổ chức Nghiên cứu 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ: và điều trị ung thư châu Âu (EORTC) xây Bệnh nhân có nguy cơ không duy trì đủ 6 dựng và phát triển theo một quy trình được tháng theo dõi, bao gồm các bệnh nhân nặng chuẩn hóa nghiêm ngặt [2-4]. có nguy cơ tử vong cao (di căn xa hoặc có Điều trị ung thư đã được chứng minh có đồng thời khối ung thư nguyên phát thứ hai, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống có kèm theo ung thư khác). của bản thân của người bệnh. Do đó việc hỗ Bệnh nhân quá mệt mỏi suy kiệt, không trợ tâm lý cho BNUT là điều vô cùng cần thiết giúp họ nâng cao CLCS cũng như lạc đủ khả năng hiểu và tự trả lời. quan trong suốt quá trình chiến đấu với bệnh 2.2. Cán bộ can thiệp tật [5]. Hàng năm, Bệnh viện K Trung ương 604
  3. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 545 - THÁNG 12 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2024 Can thiệp tâm lý bằng phương pháp tượng nghiên cứu; (ii) Thang đo đánh giá “Nhóm Hỗ trợ Ung thư” là các bác sĩ có chất lượng cuộc sống EORTC-QLQ C-30; chuyên môn về ung bướu và được tập huấn (iii) Thang đo đánh giá căng thẳng của bệnh bởi chuyên gia có trình độ chuyên ngành về nhân. Thang đo đánh giá chất lượng cuộc tâm lý học lâm sàng và y khoa, Giáo viên rèn sống của tổ chức nghiên cứu và điều trị ung luyện vận động và thể chất của Khoa Y thư Châu Âu EORTC-QLQ C-30 gồm 30 câu Dược - Đại học Quốc gia Hà Nội. bao gồm 4 lĩnh vực: Sức khỏe tổng quát, lĩnh Chương trình can thiệp tâm lý trải qua 4 vực chức năng, triệu chứng và tài chính. Mỗi giai đoạn: Đánh giá chất lượng cuộc sống câu được quy ước từ 0 - 4 điểm, sau đó được trong vòng 1 tháng kể từ khi được chẩn đoán, quy đổi ra thang điểm 100, điểm chức năng tư vấn và rèn luyện thể chất sau khi đánh giá càng cao càng tốt. Bộ công cụ đã được chuẩn chất lượng cuộc sống được mô tả, đánh giá hóa tại Việt Nam và đã được sử dụng trong lại kết quả sau khi hoàn thành can thiệp trong nhiều nghiên cứu đánh giá chất lượng cuộc vòng 1 đến 2 tuần sau khi hoàn thành giai sống của bệnh nhân ung thư [6]. đoạn tư vấn, 6 tháng sau đánh giá tư vấn 2.6.2. Phương pháp thu thập số liệu: những phụ nữ đã đồng ý tham gia cuộc Người bệnh tự điền vào bộ câu hỏi được phát phỏng vấn đánh giá tâm lý xã hội lần thứ ba. sau khi đã được nghiên cứu viên giải thích. 2.3. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu Người bệnh cần thực hiện 02 lần phỏng vấn can thiệp có so sánh trước sau, không nhóm với nội dung câu hỏi tương tự nhau; lần thứ 2 đối chứng. cách lần đầu tiên 06 tháng sau khi được can 2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn thiệp hỗ trợ tư vấn tâm lý. mẫu 2.7. Xử lý số liệu: Số liệu được nhập Cỡ mẫu: Nghiên cứu được tiến hành trên bằng excel và xử lý theo phần mềm SPSS 350 người bệnh nữ ung thư sinh dục để so 22.0. Đặc điểm nhân khẩu của quần thể được sánh chất lượng cuộc sống của người bệnh mô tả qua tần số, tỷ lệ. Thống kê suy luận trước và sau can thiệp tâm lý. bao gồm cho biến định lượng (t-test ghép 2.5. Thời gian và địa điểm nghiên cứu cặp) và biến định tính (χ2 test) được sử dụng - Địa điểm: Nghiên cứu được tiến hành để so sánh sự khác biệt giữa các nhóm. tại Bệnh viện K Trung ương, cơ sở 3 (Số 30 2.8. Đạo đức trong nghiên cứu Cầu Bươu – Tân Triều – Thanh Trì – Hà Được thông qua Hội đồng nghiên cứu Nội). Trường Đại học Y Hải Phòng theo Quyết - Thời gian: Từ tháng 3/2021 đến tháng định số 2756/QĐ-YDHP ngày 29 tháng 12 12/2021. năm 2023. Các thông tin của đối tượng 2.6. Công cụ và phương pháp thu thập nghiên cứu được đảm bảo bí mật, chỉ dùng số liệu cho mục đích nghiên cứu. 2.6.1. Công cụ thu thập số liệu: Bộ câu hỏi gồm 3 phần: (i) Thông tin chung đối 605
  4. HỘI THẢO HÀNG NĂM PHÒNG CHỐNG UNG THƯ TP. HỒ CHÍ MINH - LẦN THỨ 27 III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Bảng 1. Thông tin về đặc điểm cá nhân của đối tượng nghiên cứu Đặc điểm Số bệnh nhân Tỷ lệ (%) < 40 34 9,7 40 -< 50 65 18,6 Tuổi 50 -< 60 111 31,7 ≥60 140 40,0 TB ± SD 55,9 ± 11,6 UT cổ tử cung 202 57,7 UT buồng trứng 83 23,7 Loại ung thư UT nội mạc tử cung 15 4,3 Khác 50 14,3 Giai đoạn 1 3 0,9 Giai đoạn 2 141 40,3 Giai đoạn ung thư Giai đoạn 3 163 46,6 Giai đoạn 4 43 12,3 Chung 350 100 Nhận xét: Nghiên cứu tiến hành trên 350 bệnh nhân UTSD có độ tuổi trung bình là 55,9 ± 11,6 tuổi. Ung thư SD gặp phải chủ yếu là ung thư cổ tử cung và ung thư buồng trứng chiếm tỷ lệ lần lượt là 57,7% và 23,7%. Trên 80% bệnh nhân UTSD giai đoạn II và III. Bảng 2. Điểm trung bình CLCS lĩnh vực chức năng theo thang đo EORTC-QLQ C30 của người bệnh trước và sau can thiệp (n = 700) Trước can thiệp Sau can thiệp Chỉ số p TB ± SD TB ± SD CLCS chung 60,8 ± 18,4 72,7 ± 16,5 < 0,001 Lĩnh vực chức năng Thể chất 88,1 ± 17 90,3 ± 13,7 < 0,001 Hoạt động 69 ± 26,3 81 ± 21 < 0,001 Cảm xúc 79 ± 19,7 87,4 ± 14 < 0,001 Nhận thức 72 ± 26,3 83,8 ± 18,9 < 0,001 Xã hội 64,3 ± 28,3 73,8 ± 24,6 < 0,001 Nhận xét: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa điểm CLCS chung, lĩnh lực chức năng trước và sau khi can thiệp (với p < 0,001). Bảng 3. Điểm trung bình CLCS lĩnh vực triệu chứng theo thang đo EORTC-QLQ C30 của người bệnh trước và sau can thiệp (n = 350) Trước can thiệp Sau can thiệp Chỉ số p TB ± SD TB ± SD CLCS chung 60,8 ± 18,4 72,7 ± 16,5 < 0,001 Lĩnh vực triệu chứng Mệt mỏi 23,4 ± 21 18,2 ± 17,7 < 0,001 606
  5. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 545 - THÁNG 12 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2024 Nôn - buồn nôn 35,4 ± 27,1 28,6 ± 23,6 < 0,001 Cảm giác đau 16 ± 19 14,8 ± 17,6 < 0,001 Khó thở 29,7 ± 28,7 23 ± 26,7 < 0,001 Mất ngủ 34,5 ± 31,4 24,2 ± 29,1 < 0,001 Chán ăn 22 ± 25,4 26,5 ± 23,8 0,061a Táo bón 32,1 ± 29,5 32,2 ± 25,1 0,962b Tiêu chảy 33,2 ± 30,2 30,6 ± 26,9 0,295b Khó khăn tài chính 48,9 ± 27,6 48,1 ± 28,3 0,294b b Giá trị p của kiểm định t-test ghép cặp a Giá trị p của kiểm định Wilcoxon test Nhận xét: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với các triệu chứng mệt mỏi, nôn - buồn nôn, cảm giác đau, khó thở, và mất ngủ. Tuy nhiên, sự khác biệt về khó khăn tài chính, và một số các triệu chứng lâm sàng như: tiêu chảy, táo bón, chán ăn là không có ý nghĩa thống kê (với p > 0,05; t-test ghép cặp). Bảng 4. Sự thay đổi điểm CLCS ở các loại ung thư Trước can thiệp Sau can thiệp Chỉ số p TB ± SD TB ± SD Ung thư CTC 62,5 ± 18,2 74,0 ± 16,0 < 0,001 Ung thư buồng trứng 56,3 ± 18,8 69,3 ± 17,5 < 0,001 Ung thư Nội mạc tử cung 61,4 ± 18,2 73,9 ± 14,3 < 0,001 Ung thư khác 57,0 ± 17,5 69,3 ± 18,7 < 0,001 *Giá trị p của kiểm định t-test Nhận xét: Điểm chất lượng cuộc sống ở tất cả các loại ung thư có sự khác biệt tại hai thời điểm trước và sau can thiệp, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (với p < 0,001). Bảng 5. Điểm CLCS (bộ câu hỏi EORTC QLQ-C30) theo giai đoạn bệnh Trước can thiệp Sau can thiệp Chỉ số t p TB ± SD TB ± SD Giai đoạn I 83,3 ± 0 86,1 ± 4,8 -1,00 >0,05 Giai đoạn II 68,6 ± 14,8 78,7 ± 11,2 -12,51 < 0,001 Giai đoạn III 59,1 ± 16,5 72,4 ± 15,5 -14,80 < 0,001 Giai đoạn IV 39,9 ± 18,3 53,3 ± 19,8 -7,18 < 0,001 Nhận xét: Nhìn chung, điểm chất lượng tuổi trung bình là 58,7 ± 12,5 tuổi, nhóm tuổi cuộc sống sau can thiệp có sự gia tăng có ý hay gặp nhất trong nghiên cứu là từ 60 tuổi nghĩa thống kê (với p < 0,001; t-test ghép trở lên với 31,3%. Cũng theo kết quả nghiên cặp) so với trước can thiệp ở ba giai đoạn II, cứu tại bảng 1, chủ yếu đối tượng được chẩn III, IV của ung thư. đoán UT cổ tử cung với 60,9% và ở giai đoạn II (39,9%) và giai đoạn III (43,7%). IV. BÀN LUẬN Nghiên cứu cho thấy ung thư buồng trứng Kết quả nghiên cứu cho thấy bệnh nhân chủ yếu là ung thư biểu mô, ung thư nội mạc ung thư sinh dục tham gia nghiên cứu có độ tử cung chủ yếu là ung thư tuyến, ung thư cổ 607
  6. HỘI THẢO HÀNG NĂM PHÒNG CHỐNG UNG THƯ TP. HỒ CHÍ MINH - LẦN THỨ 27 tử cung hay gặp nhất là ung thư biểu mô thống kê, tuy nhiên, nó vẫn có ảnh hưởng vảy… đến CLCS của người bệnh (> 20 điểm). Nghiên cứu đánh giá chất lượng cuộc Như vậy, mặc dù nghiên cứu của chúng sống trước và sau can thiệp bằng thang đo tôi khác nghiên cứu của Zhen Guo và cộng EORTC - QLQ C30 cho thấy can thiệp hỗ sự khi kết luận nghiên cứu không cho thấy sự trợ tâm lý có hiệu quả trong cải thiện chỉ số khác biệt về các triệu chứng (mệt mỏi, chán chất lượng cuộc sống chung và các lĩnh vực ăn, buồn nôn, cảm giác đau, khó thở,…) của chức năng của bệnh nhân ung thư sinh dục. bệnh nhân ung thư ở nhóm có can thiệp tâm Các chỉ số cải thiện rõ rệt với chỉ số hoạt lý so với nhóm không can thiệp (p > 0,05); động (từ 69 ± 26,3 điểm tăng lên 81 ± 21 nhưng nhìn chung, sự ảnh hưởng của chỉ số điểm), hay chỉ số nhận thức (từ 72 ± 26,3 triệu chứng đến CLCS của người bệnh khá rõ điểm tăng lên 83,8 ± 18,9) các sự khác biệt nét [4]. Nghiên cứu của của Neha Dahiya và này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Nhìn cộng sự đánh giá hiệu quả của can thiệp chung so với trước can thiệp, chỉ có chỉ số về CLCS có một số tương đồng so với nghiên xã hội là có ảnh hưởng đến CLCS của người cứu của chúng tôi chỉ ra hiệu quả cải thiện bệnh (73,8 ± 24,6 điểm sau can thiệp < 80 các triệu chứng mệt mỏi, đau đớn, chán ăn và điểm). Kết quả của chúng tôi tương đồng với tiêu chảy (p < 0,05); các triệu chứng nôn - nghiên cứu của Zhen Guo và cộng sự đánh buồn nôn, khó thở, táo bón chưa được cải giá hiệu quả của can thiệp tâm lý xã hội cho thiện (p > 0,05)[8]. Điều này có thể được lý người bệnh ung thư[7]. Điểm chỉ số thể chất giải do đặc điểm đối tượng giữa các nghiên của bệnh nhân trước can thiệp ở nhóm can cứu có sự khác biệt và các can thiệp được sử thiệp là 77,23 ± 10,19 và nhóm so sánh là dụng trong các nghiên cứu là khác nhau. 78,91 ± 10,81; sau can thiệp điểm lĩnh vực Nghiên cứu của Jolyn Hersch và cộng sự thể chất ở nhóm can thiệp đã tăng lên là đánh giá tất cả các phương pháp can thiệp 79,70 ± 9,80 trong khi đó nhóm so sánh chỉ tâm lý xã hội, nghiên cứu của Neha Dahiya số này giảm xuống 75,36 ± 9,71 (p < 0,05); và cộng sự là can thiệp điều trị; trong khi đó tương tự hiệu quả của can thiệp hỗ trợ tâm lý nghiên cứu của chúng tôi sử dụng các biện cũng được tác giả Zhen Guo chỉ ra trong các pháp can thiệp cải thiện CLCS gồm tư vấn chỉ số lĩnh vực chất lượng cuộc sống chung chuyên đề và hướng dẫn các hướng dẫn hoạt (p < 0,001), lĩnh vực hoạt động (p > 0,05), động, điều này có thể dẫn đến sự khác biệt về cảm xúc (p < 0,001), nhận thức và xã hội (p hiệu quả của can thiệp trong nghiên cứu này > 0,05)[7]. so với các nghiên cứu khác[8-9]. Lĩnh vực tài Kết quả nghiên cứu còn cho thấy hiệu chính cũng được đánh giá trong nghiên cứu, quả của can thiệp trong cải thiện các triệu tuy nhiên nghiên cứu này tương đồng so với chứng lâm sàng của bệnh nhân (p < 0,05). các nghiên cứu khác khi cho thấy hiệu quả Các chỉ số thay đổi được đánh giá là đem lại của can thiệp tâm lý xã hội không có hiệu hiệu quả cho CLCS của người bệnh là chỉ số quả trong cải thiện về lĩnh vực tài chính của “Mệt mỏi” (23,4 ± 21 điểm giảm còn 18,2 ± bệnh nhân. 17,7 điểm sau can thiệp), hay “Cảm giác Điểm CLCS nhìn chung tăng ở cả 4 giai đau” (16 ± 19 điểm giảm còn 14,8 ± 17,6). đoạn bệnh, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Mặc dù có một số chỉ số thay đổi có ý nghĩa Tuy vậy, giai đoạn IV, người bệnh trước và 608
  7. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 545 - THÁNG 12 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2024 sau can thiệp đều có điểm CLCS thấp hơn rất C30: A quality-of-life instrument for use in nhiều so với các giai đoạn I, II. Chính vì vậy, international clinical trials in oncology. cần phân loại người bệnh để có chiến lược Journal of the National Cancer Institute, 85: can thiệp tâm lý phù hợp với từng tình trạng 365-376. bệnh của đối tượng. 4. N. K. Aaronson, S. Ahmedzai, B. Bergman và cộng sự (1993). The European V. KẾT LUẬN Organization for Research and Treatment of Thực hiện nghiên cứu can thiệp tâm lý Cancer QLQ-C30: a quality-of-life cho 350 người bệnh nữ ung thư sinh dục tại instrument for use in international clinical Bệnh viện K Trung ương từ tháng 3/2021 – trials in oncology. J Natl Cancer Inst, 85 (5), 12/2021 cho thấy có sự cải thiện rõ rệt về 365-376. CLCS của người bệnh trước và sau can thiệp 5. F. Haj Hashemi, F. Atashzadeh- CLCS chung của bệnh nhân tăng từ 60,8 ± Shoorideh, P. Oujian và cộng sự (2021). 18,4 trước can thiệp lên 72,7 ± 16,5 sau can Relationship between perceived social thiệp (p < 0,05); chỉ số chức năng “Hoạt support and psychological hardiness with động” (trước can thiệp: 69 ± 26,3; sau can family communication patterns and quality thiệp: 81 ± 21), và chỉ số “Triệu chứng” of life of oncology patients. Nurs Open, 8 (trước can thiệp: 23,4 ± 21; sau can thiệp: (4), 1704-1711. 18,2 ± 17,7) được cải thiện rõ ràng nhất. Cần 6. P. Fayers và A. Bottomley (2002). Quality phân loại người bệnh theo giai đoạn bệnh và of life research within the EORTC-the chẩn đoán để có chiến lược can thiệp tâm lý EORTC QLQ-C30. European Organisation phù hợp. for Research and Treatment of Cancer. Eur J Cancer, 38 Suppl 4, S125-133. TÀI LIỆU THAM KHẢO 7. Z. Guo, H. Y. Tang, H. Li và cộng sự 1. F. Bray, M. Laversanne, H. Sung và cộng (2013). The benefits of psychosocial sự (2024). Global cancer statistics 2022: interventions for cancer patients undergoing GLOBOCAN estimates of incidence and radiotherapy. Health Qual Life Outcomes, mortality worldwide for 36 cancers in 185 11, 121. countries. CA Cancer J Clin, 74 (3), 229-263. 8. N. Dahiya, A. S. Acharya, D. Bachani và 2. J. F. Carrillo, L. C. Carrillo, M. C. cộng sự (2016). Quality of Life of Patients Ramirez-Ortega và cộng sự (2016). The with Advanced Cervical Cancer before and impact of treatment on quality of life of after Chemoradiotherapy. Asian Pac J Cancer patients with head and neck cancer and its Prev, 17 (7), 3095-3099. association with prognosis. Eur J Surg 9. J. Hersch, I. Juraskova, M. Price và cộng Oncol, 42 (10), 1614-1621. sự (2009). Psychosocial interventions and 3. Aaronson NK, Ahmedzai S, Bergman B et quality of life in gynaecological cancer al (1993). The European Organisation for patients: a systematic review. Research and Treatment of Cancer QLQ- Psychooncology, 18 (8), 795-810. 609
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1