Đánh giá hiệu quả bước đầu cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn tại Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai
lượt xem 3
download
Tạo nhịp tim vĩnh viễn là phương pháp điều trị hiệu quả, an toàn cho bệnh nhân rối loạn nhịp tim chậm có triệu chứng. Bài viết báo cáo hiệu quả bước đầu cấy máy TNVV theo các qui chuẩn hiện đại cho các bệnh nhân có chỉ định tại Bệnh viện đa khoa Thống Nhất Đồng Nai trong thời gian qua.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đánh giá hiệu quả bước đầu cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn tại Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai
- Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ BƢỚC ĐẦU CẤY MÁY TẠO NHỊP VĨNH VIỄN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THỐNG NHẤT ĐỒNG NAI Phạm Quang Huy5, Trần Minh Thành và cs Tóm tắt: Bối cảnh và phƣơng pháp: Tạo nhịp tim vĩnh viễn là phương pháp điều trị hiệu quả, an toàn cho bệnh nhân rối loạn nhịp tim chậm có triệu chứng. Chúng tôi báo cáo hiệu quả bước đầu cấy máy TNVV theo các qui chuẩn hiện đại cho các bệnh nhân có chỉ định tại Bệnh viện đa khoa Thống Nhất Đồng Nai trong thời gian qua. Kết quả: Từ tháng 1/2011 đến tháng 10/2013, có 10 BN được cấy máy TNVV tại BVĐK Thống Nhất Đồng Nai. Tuổi trung bình của các BN là 59,5; tỉ lệ nữ/nam là 4/1; đa số (6/10) là bloc nhĩ thất; 6/10 BN đã có suy tim khi nhập viện; 4/10 BN cần tạo nhịp tạm thời cấp cứu do nhập viện trong tình trạng nặng. Các mode và máy tạo nhịp được chọn theo bệnh lý và tình hình kinh tế của BN. 9/10 BN được tạo nhịp với tần số thích ứng. 4/10 BN được d ng thiết bị thuận từ. Đường vào là tĩnh mạch nách trái. Vị trí đầu điện cực và nhẫn nhĩ, các thông số cài đặt theo qui chuẩn. Kết quả bước đầu khích lệ: tất cả BN đều cảm thấy dễ chịu hơn; 100% dẫn nhịp tốt; 9/10 BN máy hoạt động đúng mode cài đặt. Trong thời gian theo dõi còn tương đối ngắn (≤2 năm 9 tháng), chưa ghi nhận biến chứng nghiêm trọng nào. Kết luận: Số BN còn ít, tỉ lệ BN vào viện đã có suy tim và trong tình trạng nặng còn cao, cần tuyên truyền giáo dục để các BN có chỉ định được TNVV kịp thời hơn. Đã tận dụng được các tiến bộ của công nghệ chế tạo thiết bị TNVV (tần số thích ứng, thiết bị thuận từ) để phục vụ BN. Kết quả bước đầu khích lệ; trong thời gian theo dõi còn tương đối ngắn (≤2 năm 9 tháng), chưa ghi nhận biến chứng nghiêm trọng nào. Từ khóa: Tạo nhịp vĩnh viễn, tần số thích ứng, thiết bị thuận từ. Summary: Background and method: Permanent pacing is an effective, safe therapy for patients with symptomatic bradycardia. We report some preliminary results of modern permanent pacing which was recently performed for indicated patients at Thong Nhat Dong Nai general hospital. Results: From January 2011 to October 2013, 10 patients were paced permanently at Thong Nhat Dong Nai general hospital. The age mean was 59.5 years; female/male ratio 4/1; 6/10 patients had atrio-ventricular block; 6/10 were admitted with accompanying heart failure; 4/10 needed emergency temporary pacing due to serious situations. Appropriate pacing modes and pacers were chosen according to disease nature as well as patient’s economic background. 9/10 cases were paced with adaptive rate; pro-MRI devices were used for 4/10 patients. We used only left axilliary vein access. Lead tip, atrial ring position and pacing parameters were set conforming to established norms. Preliminary results were encouraging: all patients felt better; good capture achieved in all; 9/10 pacers worked with set modes. In a still relatively short follow-up time period (≤2 years 9 months), we noted no serious complications. Conclusions: The number of paced patients was still small. Many patients came to hospital with heart failure or other serious manifestations, hence the need of patient education so he/she could be treated more appropriately if indicated. Progresses in pacer manufacture (adaptive rate, pro-MRI device) were applied for patients’ sake. Preliminary results were encouraging; in a still relatively short follow-up time period (≤2 years 9 months), no serious complications were noted. Keywords: Permanent pacing, adaptive rate, pro-MRI device. 5 BS, Trưởng khoa Thận nhân tạo, SĐT: 0918729143, Email: bshuymai2013@yahoo.com Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 30
- Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tạo nhịp vĩnh viễn (TNVV) là một chuyên ngành sâu của Tim mạch học, tuy non trẻ nhưng lại có tốc độ phát triển khá nhanh. Từ ca cấy máy TNVV đầu tiên trên thế giới được BS Senning thực hiện ngày 8/10/1958 tại Thụy Điển, máy chỉ hoạt động được 8 giờ, phải thay thế với máy thứ 2 hoạt động không ổn định trong 3 năm, đến nay công nghệ sản xuất thiết bị TNVV đã có những tiến triển vượt bậc: từ 1 buồng đến 2 buồng; từ tạo nhịp đơn giản đến tạo nhịp có khả năng thích nghi với nhu cầu sinh lý của cơ thể (tần số thích ứng); từ chỉ điều trị nhịp chậm đến kết hợp điều trị nhanh thất, rung thất phòng ngừa đột tử (máy phá rung cấy được), máy tái đồng bộ tim hỗ trợ hiệu quả điều trị suy tim; và từ không tương thích đến tương thích với chụp cộng hưởng từ (thuận từ, pro-MRI) [2],[10-12]. Máy TNVV đã được xác lập là một trong những thiết bị bền và công hiệu cứu bệnh nhân (BN). Các khuyến cáo chuyên ngành về TNVV đã được xây dựng và ngày một chuẩn hóa [1],[10- 12]. Thách thức hiện nay không còn là chỉ là cấp cứu mà là nâng cao chất lượng cuộc sống BN đến mức không còn cảm giác bệnh, an toàn ngay cả khi phải tiếp xúc với từ trường mạnh. Ở nước ta, hầu hết các bệnh viện (BV) lớn ở các thành phố lớn đã triển khai TNVV ở những mức độ và trình độ khác nhau so với tầm vóc của chuyên ngành [3-9]. Thời gian qua, sau khi BV ta có máy X quang C-arm, chúng tôi đã tiến hành TNVV cho một số BN với kết quả bước đầu khích lệ. Mục tiêu của nghiên cứu này là nhằm đánh giá hiệu quả bước đầu của TNVV tại bệnh viện đa khoa (BVĐK) Thống Nhất Đồng Nai. 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu: Tất cả BN được TNVV tại BVĐK Thống Nhất Đồng Nai trong 3 năm 2011-2013, chỉ định theo khung I và IIa Khuyến cáo 2010 của Hội Tim Mạch Quốc Gia Việt Nam về thăm dò điện sinh lý tim và điều trị can thiệp các rối loạn nhịp tim [1]. 2.2. Chọn mode tạo nhịp và kỹ thuật đặt máy: Chọn mode tạo nhịp, thiết lập đường vào, tạo túi chứa máy, đặt điện cực trong buồng tim, đo đạc và cài đặt các thông số tạo nhịp theo kinh điển [2], [10-12]. 2.3. Phương pháp nghiên cứu: - Mô tả loạt ca. - Dữ liệu thu thập: + họ tên, tuổi, giới, nghề nghiệp, địa chỉ, tiền sử, bệnh sử, kết quả khám lâm sàng, cận lâm sàng; + chẩn đoán; + mode tạo nhịp, loại máy, đường vào, ngưỡng kích thích, biên độ sóng P, QRS trong buồng tim nhận cảm, trở kháng dây, tần số nền, cường độ xung; + kết quả lâm sàng, điện tim, biến chứng ngay sau đăt máy, khi ra viện, sau cấy máy 1, 3, 6 tháng, 1 năm, 2 năm. - Đánh giá hiệu quả [2], [10-12]: + Ngay sau đặt máy: cải thiện lâm sàng, điện tim; ngưỡng kích thích, biên độ sóng P, QRS trong buồng nhận cảm, trở kháng dây đo bằng programmer đạt yêu cầu: Nhĩ Thất Ngưỡng kích thích 4mV Trở kháng dây 400-1000Ω 400-1000Ω + Khi ra viện, sau 1, 3, 6 tháng, 1 năm, 2 năm: - Lâm sàng: dễ chịu, không có cơn ngất; Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 31
- Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai - Điện tim: máy hoạt động đúng mode cài đặt, dẫn nhịp, nhận cảm tốt. + Các biến chứng trong và sau đặt máy: mất dẫn, mất nhận cảm, nhiễm trùng, hội chứng máy tạo nhịp… 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Từ tháng 01/2011 đến nay (tháng 10/2013) đã TNVV cho 10 bệnh nhân. 3.1. Đặc điểm bệnh nhân: (Bảng 1): Bảng 3.1. Đặc điểm bệnh nhân S HỌ VÀ TUỔI GIỚ NGHỀ ĐỊA BIỂU HIỆN CHẨN BỆNH KÈM CẦN T TÊN I NGHIỆ CHỈ LÂM ĐOÁ THEO TẠO T BN P SÀNG N NHỊP TẠM CẤP CỨU 1 Đinh 84 Nữ Già Trảng Đau thượng Bloc THA, suy tim + thị H. Bom vị, buồn nhĩ nôn, mệt, thất độ khó thở 3 tại nút 2 Trần thị 33 Nữ Công Cẩm Mệt không HC 0 Kim L. nhân cao Mỹ làm việc nút su được, khó xoang thở bệnh lý 3 Ngô thị 43 Nữ Làm rẫy Xuân Mệt không HC 0 Ng. Lộc làm việc nút được, đau xoang ngực bệnh lý 4 Hà thị 63 Nữ Già Trảng Ngất Bloc Rối loạn lipid + B. Bom nhĩ máu thất độ 3 dưới nút 5 Nguyễn 36 Nữ Công TP Mệt ngực, Bloc 0 thị H. nhân Biên hồi hộp nhĩ Hòa thất độ 3 tại nút 6 Mộc A 79 Nữ Già Vĩnh Mệt, chóng Bloc Ngoại tâm thu + M. Cửu mặt, nôn ói, nhĩ thất dầy + cơn ngất thất độ nhanh thất, 3 tại suy tim nút Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 32
- Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai 7 Nguyễn 67 Nam Già Thốn Ngất, mệt, Bloc THA, suy tim, 0 đình H. g chóng mặt nhĩ rối loạn lipid Nhất thất độ máu hỗn hợp, 3 tại NMCT cấp nút không ST chênh lên 8 Phan 64 Nữ Già Cẩm Mệt, đau HC Rung nhĩ cơn, 0 thị Ch. Mỹ đầu, chóngnút suy tim mặt, nôn ói xoang bệnh lý S HỌ VÀ TUỔI GIỚ NGHỀ ĐỊA BIỂU HIỆN CHẨN BỆNH KÈM CẦN T TÊN I NGHIỆ CHỈ LÂM ĐOÁ THEO TẠO T BN P SÀNG N NHỊP TẠM CẤP CỨU 9 Phan 81 Nữ Già TP Mệt, chóng Bloc Rung nhĩ, cơn 0 thị L. Biên mặt, ngất nhĩ ngưng thất Hòa thất độ #5s, THA, suy 2-3 tim, di chứng nhồi máu não 1 Trần 35 Nam Làm rẫy Tân Mệt, chóng HC Bloc 2 bó + 0 hoàng Phú mặt, khó nút (nhánh P + V. thở, ngất xoang phân nhánh bệnh trái trước), lý suy tim, Tuổi trung bình 59,5 tuổi; lớn tuổi nhất 84, nhỏ tuổi nhất 33. Nữ chiếm đa số, tỉ lệ nữ/nam là 4/1. Bloc nhĩ thất 6/10 BN, hội chứng nút xoang bệnh lý 4/10 BN. 6/10 BN đã có suy tim khi nhập viện. 4/10 BN cần tạo nhịp tạm thời cấp cứu do nhập viện trong tình trạng nặng. 3.2. Mode, máy và kỹ thuật đặt máy tạo nhịp: 3.2.1. Mode tạo nhịp: Mode tạo nhịp Số BN % AAI 1 10% AAIR 2 20% VVIR 4 40% VDD 1 10% VDDR 2 20% 3.2.2. Thiết bị tạo nhịp thuận từ: 4/10 BN. 3.2.3. Đường vào: tĩnh mạch nách trái 10/10 BN. 3.2.4. Vị trí đầu điện cực: ở mỏm thất phải (mode VVI, VVIR, VDD, VDDR), ở tiểu nhĩ P (mode I, IR); đối với mode VDD, VDDR, nhẫn nhĩ được cài nẳm giữa nhĩ P. 3.2.5. Thông số cài đặt máy tạo nhịp: - Tần số nền: 60 /ph 10/10 BN. - Ngưỡng kích thích: đạt yêu cầu 10/10 BN. Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 33
- Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai - Ngưỡng nhận cảm: đạt yêu cầu 8/10 BN. Ở BN 1, biên độ sóng P trong buồng tim đo qua nhẫn nhĩ là 0,4 mV; BN 10 biên độ sóng P trong buồng tim đo được 1,4 mV. - Trở kháng điện cực: đạt yêu cầu 10/10 BN. - Biên độ xung: 3,6V (9/10 BN), 3,5V (1/10 BN). 3.3. Kết quả điều trị: Có 2 trường hợp theo dõi được >2 năm (1 trường hợp được 2 năm 9 tháng), 5 trường hợp theo dõi được >1 năm, 3 trường hợp theo dõi được >6 tháng, 1 trường hợp mới theo dõi được >15 ngày. 3.3.1. Lâm sàng: - Sinh hiệu ổn định 10/10 BN. - Triệu chứng ngất, chóng mặt, mệt, khó thở, suy tim cải thiện sau khi cấy máy 10/10 BN. - Tử vong: không. 3.3.2. Điện tim: Các máy đều hoạt động ổn định trong các lần đến kiểm tra định kỳ. BN 1 máy hoạt động theo mode VVI, không theo mode VDD như mong đợi. 3.3.3. Biến chứng: - Mất dẫn: chưa ghi nhận. - Máy hoạt động không đúng mode cài đặt: 1/10 BN. - Máu tụ túi chứa máy: không. - Tràn khí màng phổi bên đặt máy: không. - Nhiễm trùng: chưa ghi nhận. - Hội chứng máy tạo nhịp: chưa ghi nhận. 4. BÀN LUẬN 4.1. Về đặc điểm BN: - Số BN còn ít, trong thời gian gần 3 năm từ tháng 1/2011 đến tháng 10/2013 chỉ TNVV được 10 BN, ở mức thấp so với một số bệnh viện/trung tâm khác trong nước [3-4],[6-7],[9]. BVĐK n Giang từ tháng 1-12/2012 (11 tháng) đặt được 6 cas [9]. - Về tuổi, giới và bệnh đi kèm, tương tự các nghiên cứu khác trong nước [3-4],[6-7]. Trong 6 BN TNVV tại BVĐK n Giang tháng 1-12/2012 tuổi trung vị là 85, cao tuổi nhất 96 và nhỏ tuổi nhất là 62 [9]. - Bệnh nhân nữ chiếm đa số, tương tự các nghiên cứu khác trong nước [3-4],[6-7],[9]. - Đa số là bloc nhĩ-thất, tương tự các nghiên cứu khác trong nước [3-4],[6-7],[9]. - 6/10 BN (60%) khi nhập viện đã có suy tim, 4/10 BN (40%) cần tạo nhịp tạm thời cấp cứu do nhập viện trong tình trạng nặng, cho thấy cần tăng cường tuyên truyền giáo dục để BN có chỉ định được TNVV kịp thời hơn. 4.2. Về mode, máy và kỹ thuật đặt máy tạo nhịp: - Về mode tạo nhịp: được chọn lựa đa dạng t y bệnh lý theo y văn [1],[10-12] và khả năng kinh tế của BN. Đối với BN bloc nhĩ thất, mode VDD và VDDR được sử dụng vừa kinh tế vừa tận dụng được hoạt động nhĩ. Do triển khai sau, chúng tôi có điều kiện hơn so với các bệnh viện/trung tâm khác trong nước [3-9] triển khai được các mode tạo nhịp có tần số thích ứng ( IR, VVIR, VDDR) cho 9/10 BN. Chúng tôi chưa thực hiện được mode DDD/DDDR chủ yếu vì lý do kinh tế của BN. - Về thiết bị TNVV thuận từ (pro-MRI): có 4/10 BN được đặt thiết bị TNVV thuận từ. Từ khi có máy tạo nhịp và dây dẫn tương thích MRI ở thị trường Việt Nam, loại thiết bị này đã được tận dụng cho các BN được TNVV gần đây nhất tại cơ sở điều trị của chúng tôi. - Về đường vào: đường tĩnh mạch nách trái đươc d ng cho tất cả BN (100%), ph hợp với các khuyến cáo chuyên ngành [10-12], thuận tiện hơn cho sinh hoạt của BN. Trong các nghiên cứu khác trong nước, đường vào đa dạng hơn nhưng chủ yếu vẫn là đường tĩnh mạch dưới đòn trái Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 34
- Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai [3-9]. - Vị trí đầu điện cực: ở mỏm thất phải (mode VVI/VVIR, VDD/VDDR), ở tiểu nhĩ P (mode I/ IR); đối với mode VDD, VDDR, nhẫn nhĩ được cài nẳm giữa nhĩ P ph hợp với kinh điển [10-12]. Chúng tôi chưa thực hiện được việc cấy đầu điện cực thất vào vách liên thất đường ra thất phải như một số tác giả khác [5],[8]. Theo nghiên cứu MOST cấy điện cực vào vách liên thất giúp giảm độ rộng QRS sau xung và chức năng tạo nhịp ổn định hơn [13]. Nghiên cứu của Đặng Việt Đức và cộng sự cho thấy thời gian QRS của nhóm cấy điện cực ở mỏm thất phải dài hơn nhóm vách đường ra thất phài có ý nghĩa thống kê [8]. - Về các thông số cài đặt máy tạo nhịp: tương tự như các tác giả trong và ngoài nước, ph hợp với các khuyến cáo trong y văn [3-9],[10-12]. Có 2/10 trường hợp biên độ sóng P đo trong buồng tim không đạt. Ở BN 1, biên độ sóng P trong buồng tim đo được qua nhẫn nhĩ chỉ là 0,4 mV, máy hoạt động theo mode VVI thay vì mode VDD như dự kiến. Đây là trường hợp d ng máy tái sử dụng của hãng St Jude với điện cực của hãng Biotronik; điểm may mắn là sau 2 năm 9 tháng tình trạng BN vẫn ổn. Ở BN 10 biên độ sóng P trong buồng tim đo được là 1,4 mV thấp hơn yêu cầu (>1,5 mV) nhưng máy vẫn hoạt động đúng theo mode IR cài đặt. 4.3. Về kết quả điều trị - Lâm sàng: Các triệu chứng ngất, chóng mặt, mệt, khó thở, suy tim cải thiện rõ sau khi cấy máy tạo nhịp. Qua theo dõi định kỳ, cả 10 BN của chúng tôi đều có chất lượng cuộc sống tốt hơn. - Điện tim: chưa ghi nhận hiện tượng mất dẫn trong các lần BN đến tái khám định kỳ. Trường hợp BN 1, biên độ sóng P trong buồng nhĩ đo qua nhẫn nhĩ không đạt, máy tự động chuyển mode sang VVI thay vì VDD như mong muốn. - Biến chứng: Ngoài trường hợp BN 1 máy không hoạt động đúng theo mode dự kiến, chưa ghi nhận biến chứng nghiêm trọng nào qua các lần theo dõi định kỳ. Do số ca còn ít, thời gian theo dõi còn ngắn (≤2 năm 9 tháng), chúng tôi còn cần thêm thời gian để có thể kết luận đầy đủ về vấn đề này. 5. KẾT LUẬN Qua 10 trường hợp cấy máy TNVV từ tháng 1/2011 đến tháng 10/2013 tại BVĐK Thống Nhất Đồng Nai, chúng tôi nhận thấy có thể rút ra một số kết luận sau: - Số BN còn ít, tỉ lệ BN vào viện đã có suy tim hoặc trong tình trạng nặng cần tạo nhịp tạm thời cấp cứu còn cao, cần tuyên truyền giáo dục để các BN có chỉ định được TNVV kịp thời hơn. - Đã tận dụng được các tiến bộ của công nghệ chế tạo thiết bị TNVV (tần số thích ứng, thiết bị thuận từ) để phục vụ BN TNVV. - Kết quả bước đầu khích lệ; trong thời gian theo dõi còn tương đối ngắn (≤2 năm 9 tháng), chưa ghi nhận biến chứng nghiêm trọng nào. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Hội Tim Mạch Quốc Gia Việt Nam (2010). Khuyến cáo 2010 của Hội Tim Mạch Quốc Gia Việt Nam về thăm dò điện sinh lý tim và điều trị can thiệp các rối loạn nhịp tim, Hà Nội, tr. 1-20. 2. Hồ Huỳnh Quang Trí, Phạm Nguyễn Vinh (2006). “Chẩn đoán và điều trị một số rối loạn nhịp riêng biệt”. Bệnh Học Tim Mạch, tập 2, tr. 170-215. 3. Mai Đình Trung, Trần Văn Huy (1995). “Bước đầu cấy máy tạo nhịp lâu dài tại tuyến tỉnh”. Tạp chí Y học thực hành (40), tr. 21-22. 4. Huỳnh Văn Minh, Nguyễn Cửu Lợi, Lê Phúc Nguyên, et al (2004). “Tình hình đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn tại Bệnh viện Trung ương Huế”. Tạp chí Tim mạch học (37), tr. 307-314. 5. Tô Hưng Thụy, Nguyễn Cửu Lợi (2010). “Nghiên cứu theo dõi ngắn hạn các thông số tạo nhịp thất từ v ng vách đường ra thất phải”. Kỷ yếu các công trình nghiên cứu khoa học Đại hội Tim mạch học quốc gia Việt Nam lần thứ 12, tr.19-20. 6. Phan Nam H ng (2012). “Ứng dụng đặt máy tạo nhịp một buồng và hai buồng trên bệnh nhân Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 35
- Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai rối loạn nhịp tim chậm tại tỉnh Bình Định”. Kỷ yếu Hội nghị Tim mạch toàn quốc lần thứ 13, tr. 11-12. 7. Phạm Như H ng, Trần Song Giang, Trần Văn Đồng, Tạ Tiến Phước (2012). “Thực trạng cấy máy tạo nhịp 1 buồng và 2 buồng tim trong chỉ định nhịp chậm tại Viện Tim mạch quốc gia Việt Nam”. Kỷ yếu tóm tắt các báo cáo khoa học Hội nghị Tim mạch toàn quốc lần thứ 13, tr. 19-20. 8. Đặng Việt Đức, Phạm Nguyên Sơn, Phạm Trường Sơn, Nguyễn Kiều Ly (2012). “Nghiên cứu hiệu quả kỹ thuật và ảnh hưởng lên đồng bộ thất của tạo nhịp tim ở vị trí vách đường ra thất phải”. Kỷ yếu Hội nghị Tim mạch toàn quốc lần thứ 13, tr. 26- 27. 9. Phạm Chí Hiền, Phan Thị Thanh Xuân, Trần Thanh Hải, Võ Thanh T ng (2013). “Đánh giá kết quả bước đầu cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn tại Bệnh viên đa khoa trung tâm n Giang”. Kỷ yếu Hội Nghị Khoa học Bệnh viện n Giang, (10), tr. 10-16. Tiếng Anh 10. Epstein AE, DiMarco JP, Ellenbogen KA, et al (2008). ACC/AHA/HRS 2008 guidelines for device-based therapy of cardiac rhythm abnormalities: a report of the American College of Cardiology/American Heart Association Task Force on Practice Guidelines (Writing Committee to Revise the ACC/AHA/NASPE 2002 Guideline Update for Implantation of Cardiac Pacemakers and Antiarrhythmia Devices). J Am Coll Cardiol (51), pp. e1-62. 11. Epstein AE, DiMarco JP, Ellenbogen KA, et al (2013). 2012 ACCF/AHA/HRS focused update incorporated into the ACCF/AHA/HRS 2008 guidelines for device-based therapy of cardiac rhythm abnormalities: a report of the American College of Cardiology Foundation/American Heart Association Task Force on Practice Guidelines and the Heart Rhythm Society. J Am Coll Cardiol (61), pp. e6–75. 12. Brignole M, Auricchio A, Baron-Esquivias G, et al (2013). 2013 ESC Guidelines on cardiac pacing and cardiac resynchronization therapy. The Task Force on cardiac pacing and resynchronization therapy of the European Society of Cardiology (ESC). Developed in collaboration with the European Heart Rhythm Association (EHRA). European Heart Journal (34), pp. 2281–2329. 13. Hellkamp S, Lee KL, Sweeney MO, et al (2006). “Treatment crossovers did not accept randomized treatment comparisons in the Mode Selection Trial (MOST)”. J CC (47), pp. 2260- 2266. Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 36
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đánh giá kết quả bước đầu điều trị nhồi máu não trong 3 giờ đầu bằng Alteplase liều 0,6mg/kg tại khoa cấp cứu Bệnh viện Bạch Mai
7 p | 112 | 10
-
Đánh giá kết quả bước đầu gây tê đám rối thần kinh cánh tay dưới hướng dẫn của siêu âm
5 p | 130 | 8
-
Đánh giá kết quả bước đầu điều trị gãy lún cột sống do loãng xương bằng bơm xi măng sinh học
4 p | 52 | 4
-
Đánh giá kết quả bước đầu diệt hạch thân tạng bằng tiêm cồn tuyệt đối dưới hướng dẫn cắt lớp vi tính và robot Maxio
5 p | 41 | 4
-
Đánh giá hiệu quả bước đầu sử dụng nẹp tạo hình trong tạo hình các khuyết tổn xương hàm dưới tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
7 p | 21 | 3
-
Đánh giá hiệu quả bước đầu của tập luyện ở người cao tuổi mắc hội chứng dễ bị tổn thương
6 p | 10 | 3
-
Bước đầu đánh giá hiệu quả của gây tê mặt phẳng cơ dựng sống dưới hướng dẫn siêu âm trong giảm đau sau phẫu thuật cột sống thắt lưng
8 p | 10 | 3
-
Đánh giá hiệu quả bước đầu điều trị đái dưỡng chấp bằng liệu pháp xơ hóa sử dụng povidone iodine tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
5 p | 17 | 3
-
Đánh giá hiệu quả bước đầu ứng dụng cân ngang trên mở rộng điều trị sụp mi tái phát
4 p | 9 | 3
-
Đánh giá hiệu quả bước đầu hóa xạ trị đồng thời sử dụng xạ trị điều biến liều trong điều trị ung thư vòm mũi họng giai đoạn III, IVA
12 p | 14 | 3
-
Đánh giá hiệu quả bước đầu của phác đồ kích thích buồng trứng kép trong thụ tinh ống nghiệm
8 p | 14 | 3
-
Bài giảng Đánh giá kết quả bước đầu điều trị của Tocilizumab (Actemra) trong bệnh viêm khớp dạng thấp tại Bệnh viện Đại học Y Dược Tp. HCM từ 05/2014 đến 05/2017 - BS. Huỳnh Phương Nguyệt Anh
18 p | 44 | 3
-
Đánh giá hiệu quả bước đầu phương pháp lấy huyết khối cơ học bằng stent solitaire trong điều trị nhồi máu não tối cấp
7 p | 31 | 3
-
Đánh giá hiệu quả bước đầu của phương pháp tiêm steroid ngoài màng cứng qua đường liên bản sống trong điều trị đau lưng vùng thấp mạn tính
5 p | 72 | 3
-
Đánh giá hiệu quả bước đầu của thông tim can thiệp tim bẩm sinh tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM
6 p | 65 | 3
-
Bài giảng Đánh giá hiệu quả bước đầu của kỹ thuật đặt stent graft điều trị bệnh lý động mạch chủ tại Bệnh viện Trung ương Huế - TS Hồ Anh Bình
51 p | 34 | 2
-
Đánh giá hiệu quả bước đầu của dụng cụ cấy ghép cột sống do công ty IQ-life sản xuất
8 p | 10 | 2
-
Bước đầu đánh giá hiệu quả giảm đau của phương pháp gây tê mặt phẳng cơ chéo bụng ngoài - cơ liên sườn trong phẫu thuật gan
7 p | 2 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn