Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017<br />
<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ BƯỚC ĐẦU PHƯƠNG PHÁP CHÂM NHU MÔ TRƯỚC<br />
KẾT HỢP GHÉP MÀNG ỐI ĐIỀU TRỊ BỆNH LÝ GIÁC MẠC BỌNG<br />
Nguyễn Thụy Đan*, Trần Anh Tuấn*, Diệp Hữu Thắng*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Xác định hiệu quả điều trị và độ an toàn của việc kết hợp 2 phương pháp châm nhu mô trước và<br />
ghép màng ối trong điều trị bệnh lý giác mạc bọng đau nhức.<br />
Phương pháp: thử nghiệm lâm sàng, không nhóm chứng, khảo sát 34 mắt (34 bệnh nhân) bệnh giác mạc<br />
bọng đau nhức dai dẳng, không đáp ứng với các phương pháp điều trị bảo tồn. Đầu tiên, lớp biểu mô giác mạc<br />
lỏng lẻo được lột bỏ, sau đó châm nhu mô và ghép một lớp màng ối với mặt đáy hướng lên trên. Với 6 tháng theo<br />
dõi sau điều trị, các yếu tố được phân tích bao gồm: cảm giác đau, mức độ chảy nước mắt, thời gian lành biểu mô,<br />
tình trạng bọng giác mạc, tình trạng màng ối sau ghép và sự thay đổi thị lực.<br />
Kết quả: Tuổi trung bình là 62,41 ± 14,02. Mức độ đau giảm nhiều sau phẫu thuật 1 tuần, giảm đáng kể<br />
đến thời điểm 1 tháng, ổn định ở các thời điểm 3 tháng-6 tháng. Tỉ lệ bệnh nhân hết đau hoàn toàn ở tháng thứ 6<br />
sau mổ đạt 88,2% (tỉ lệ thành công). Mức độ chảy nước mắt sau phẫu thuật giảm có ý nghĩa thống kê so với trước<br />
phẫu thuật. Thời gian tái biểu mô hóa giác mạc trung bình là 6,91 ± 1,8 ngày. Tỉ lệ tái phát bọng tăng chậm dần.<br />
Cuối thời điểm theo dõi, có 9 trường hợp (26,5%) tái phát bọng. Tình trạng màng ối sau phẫu thuật: 29,4%<br />
(10/34 mắt) tan hoàn toàn, 55,9% (19/34 mắt) tan một phần, còn nguyên vẹn 14,7% (5/34 mắt). Thị lực phần lớn<br />
không thay đổi sau phẫu thuật. Không có biến chứng nào được ghi nhận.<br />
Kết luận: Châm nhu mô trước kết hợp với ghép màng ối là một phương pháp điều trị hiệu quả và an toàn<br />
cho những bệnh nhân bệnh giác mạc bọng đau nhức không đáp ứng với các phương pháp điều trị bảo tồn, chưa có<br />
điều kiện được ghép giác mạc.<br />
Từ khóa: châm nhu mô, màng ối, giác mạc bọng.<br />
ABSTRACT<br />
COMBINED ANTERIOR STROMAL PUNCTURE<br />
AND AMNIOTIC MEMBRANE TRANSPLANTATION FOR BULLOUS KERATOPATHY<br />
Nguyen Thuy Dan, Tran Anh Tuan, Diep Huu Thang<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 21 - No 3 - 2017: 152 - 161<br />
<br />
Objective: To evaluate the therapeutic efficacy and safety of combined anterior stromal puncture (ASP) and<br />
amniotic membrane transplantation (AMT) in the management of symptomatic bullous keratopathy (BK).<br />
Methods: This prospective, un-controlled, non-comparative trial included 34 eyes (34 patients) suffering<br />
from intractably painful bullous keratopathy which is unresponsive to conservative measures (medicine, contact<br />
lens). After epithelial debridement, all eyes had ASP, followed by AMT with the basement membrane upward.<br />
During a follow-up of 6 months after treatment, pain relief, epiphora reduction, epithelial healing, amniotic<br />
membrane retention, bullae recurrence, and visual changes were analyzed.<br />
Results: Among 34 patients, there were 18 men and 16 women. The mean age of the population was 62.41 ±<br />
14.02. Pain level decreased sharply at week 1 after surgery, continued to decline more remarkably at week 4, and<br />
then plateaued to month 3 and month 6. Complete pain relief was achieved in 30 patients (88.2%) after the 6-<br />
*Bộ môn Mắt, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch.<br />
Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Thụy Đan ĐT: 0909650515 Email: dannt231@gmai.com<br />
<br />
152 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2017<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
month follow-up. Bullae were resolved in all but 9 eyes, all of which were in smaller areas. Epiphora significantly<br />
lessened, ranging from grades 3-5 before treatment to grades 0-3 after surgery (Munk’s scale). The mean time for<br />
complete re-epithelialization was 6.91 ± 1.8 days. Amnion was completely absorbed in 10 eyes (29.4%), partially<br />
absorbed in 19 eyes (55.9%), and remained intact in 5 eyes (14.7%). The visual acuity was mostly stable after<br />
treatment. No complications were recorded.<br />
Conclusions: ASP combined with AMT can be considered to be an effective and safe alternative in<br />
symptomatic BK treatment. It can be helpful for those who are unresponsive to conservative measures, and live in<br />
places where corneal transplantation is not available or unaffordable.<br />
Key words: anterior stromal puncture, amniotic membrane, bullous keratopathy.<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ qua đó giảm sự hình thành bọng, giảm triệu<br />
chứng đến 66% - 90%(15).<br />
Bệnh lý giác mạc bọng (bulous keratopathy-<br />
Tuy vậy, việc còn tồn tại cảm giác đau nhiều<br />
BK) là bệnh gây ra bởi tình trạng mất bù nội mô,<br />
sau quá trình châm nhu mô, hay tình trạng tái<br />
biểu hiện qua phù nhu mô, bọng biểu mô giác<br />
phát bọng sớm sau phẫu thuật sau ghép màng ối<br />
mạc(2). Bệnh xảy ra do nhiều nguyên nhân: mất<br />
cũng không phải hiếm gặp. Từ đó, các nghiên<br />
bù nội mô thứ phát sau can thiệp phẫu thuật<br />
cứu kết hợp 2 phương pháp trong điều trị bệnh<br />
(phẫu thuật TTT có hoặc không đặt kính nội<br />
giác mạc bọng đã được thực hiện, dựa trên<br />
nhãn), chấn thương, glôcôm,…dẫn tới nhìn mờ,<br />
mong muốn cơ chế tác dụng khác nhau của hai<br />
đau nhức, chảy nước mắt.<br />
phương pháp sẽ cho hiệu quả hiệp đồng trong<br />
Các phương pháp điều trị bao gồm: điều trị<br />
việc giảm hình thành bọng biểu mô(6,16). Tại Việt<br />
bảo tồn – thuốc nhỏ mắt(11), đặt kính áp tròng(4);<br />
Nam, chưa có công trình nào tìm hiểu về hiệu<br />
hay phẫu thuật - phủ vạt kết mạc(1), châm nhu quả của việc châm nhu mô kết hợp ghép màng<br />
mô trước giác mạc(5,7,17), ghép màng ối(15)… Trong ối trong điều trị bệnh giác mạc bọng. Vì vậy,<br />
đó, ghép giác mạc được xem là phương pháp chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm: mô tả đặc<br />
điều trị triệt để nhất nhờ cải thiện thị lực và triệu điểm dịch tễ và lâm sàng nhóm bệnh nhân bệnh<br />
chứng đi kèm(8). Tuy nhiên, khi ghép giác mạc giác mạc bọng ở bệnh viện Mắt TPHCM, xác<br />
không thể thực hiện được như ở những nơi định hiệu quả điều trị của phương pháp này<br />
nguồn cung cấp giác mạc khan hiếm, hoặc thị<br />
trong 06 tháng đầu sau phẫu thuật và xác định<br />
lực tiềm năng rất kém,…thì mục tiêu chủ yếu độ an toàn của phương pháp.<br />
của việc điều trị là làm giảm triệu chứng khó<br />
chịu cho người bệnh. ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU<br />
Châm nhu mô, ghép màng ối là những Thiết kế nghiên cứu<br />
phương pháp không những đơn giản, tiết kiệm Thừ nghiệm lâm sàng, không nhóm chứng.<br />
chi phí mà còn làm giảm triệu chứng lâm sàng<br />
Dân số nghiên cứu<br />
hiệu quả khi bệnh nhân không đáp ứng với các<br />
phương pháp điều trị bảo tồn. Các nghiên cứu Bệnh nhân (BN) có bệnh giác mạc bọng đau<br />
cho thấy, châm giác mạc tạo phản ứng lành nhức kéo dài, thất bại với điều trị bảo tồn, có nhu<br />
sẹo(5,7) nhờ vậy tăng sự kết dính biểu mô lên bề cầu giảm triệu chứng, đến khám tại khoa Giác<br />
mặt nhu mô trước và giúp giảm đau lên tới 60% - mạc- Bệnh viện Mắt TPHCM đáp ứng các tiêu<br />
70% bệnh nhân(5,7,17). Trong khi đó, ghép màng ối chuẩn chọn mẫu trong thời gian nghiên cứu từ<br />
giúp làm giảm viêm, điều hòa quá trình lành sẹo tháng 1/2015 đến tháng 1/2016.<br />
và tạo màng đáy chắc chắn cho biểu mô bò lên Tiêu chuẩn chọn mẫu<br />
giúp biểu mô bám chặt hơn vào mô bên dưới, BN được chẩn đoán bệnh giác mạc bọng có<br />
triệu chứng (đau nhức, cộm xốn, chảy nước<br />
<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2017 153<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017<br />
<br />
mắt,…) kéo dài (≥ 06 tháng). nước mắt, tình trạng lành biểu mô giác mạc, tình<br />
BN có nhu cầu cải thiện triệu chứng, đã điều trạng bọng, tình trạng màng ối, thị lực, nhãn áp;<br />
trị bảo tồn ≥ 06 tháng (nhỏ thuốc, đặt kính áp về độ an toàn của phương pháp gồm tỉ lệ tái<br />
tròng) nhưng triệu chứng không cải thiện hoặc phát bọng, và biến chứng ở các thời điểm 1 tuần,<br />
cải thiện không đáng kể. 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng. Tháo kính áp tròng<br />
và cắt chỉ giác mạc khi giác mạc đã biểu mô hóa<br />
Thị lực (đã chỉnh kính) ≤ ĐNT 1m.<br />
hoàn toàn (thường ở thời điểm 1 tháng).<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
Xử lý và phân tích số liệu<br />
Bệnh nhân có nhu cầu cải thiện thị lực sau<br />
phẫu thuật. Nhãn áp > 21mmHg. Có tình trạng Số liệu được nhập, xử lý và phân tích với<br />
bệnh lý giác mạc, viêm nhiễm khác ở mắt cùng phần mềm thống kê SPSS 20.0. Dữ liệu được<br />
tồn tại. trình bày dưới dạng tỉ lệ % (biến định tính)<br />
hoặc giá trị trung bình (biến định lượng). Do<br />
Qui trình nghiên cứu các biến định lượng trong nghiên cứu đều<br />
Sau khi các BN thỏa tiêu chí nghiên cứu phân phối không chuẩn, nên các số trung<br />
được giải thích rõ ràng, kí vào cam kết đồng ý bình, cũng như các giá trị tỉ lệ (%) trước và sau<br />
thực hiện phẫu thuật, BN được xác định các can thiệp của một nhóm ở 2 thời điểm trước-<br />
thông tin về dịch tễ gồm tuổi, giới, mắt bệnh, nơi sau được so sánh bằng test Wilcoxon, và ở<br />
cư trú; và các thông tin về lầm sàng gồm nguyên nhiều thời điểm trước-sau được so sánh bằng<br />
nhân gây bệnh giác mạc bọng, thời gian tồn tại test Friedman. Phân tích hậu kiểm với phương<br />
triệu chứng bệnh, tiền sử điều trị bệnh. Sau đó pháp kiểm định Bonferroni.<br />
BN được tiến hành phẫu thuật. Mắt bệnh được<br />
KẾT QUẢ<br />
gây tê hậu cầu bằng Lidocain 2%, lớp biểu mô<br />
giác mạc lỏng lẻo được lột bỏ bằng tăm bông Nghiên cứu khảo sát 34 mắt của 34 bệnh<br />
hoặc bằng dao 15 ở những vùng biểu mô bám nhân (18 nam và 16 nữ), tuổi trung bình là 62,41<br />
chặt. Sau đó, nhu mô trước được châm đều ± 14,02 (từ 23-85 tuổi), với tỉ lệ bệnh nhân ≥ 70<br />
(khoảng 200 vết châm) bằng kim châm nhu mô tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất (32,4%). Số bệnh nhân<br />
số 25, chừa một khoảng- cách rìa 1mm. Sau khi đến từ tỉnh (67,6%) nhiều hơn 2,1 lần so với các<br />
giác mạc được thấm khô, một lớp màng ối được bệnh nhân đến từ TP.HCM (32,4%).<br />
ghép với mặt màng đáy hướng lên trên (kiểm tra Bảng 1: Đặc điểm lâm sàng của mẫu nghiên cứu<br />
bằng dụng cụ hoặc tăm bông). Màng ối được Đặc điểm<br />
Số lượng Tỉ lệ<br />
khâu vào nhu mô GM bằng mũi chỉ rời hình đa (n=93) %<br />
PT TTT<br />
giác cách rìa 1mm với chỉ Nylon 10.0. Cắt gọn 15 44,1<br />
có đặt kính nội nhãn<br />
màng ối sao cho màng ối nằm trong vùng biểu PT TTT<br />
2 5,9<br />
không đặt kính nội nhãn<br />
mô bị lột bỏ. Đặt kính áp tròng mềm O2 Optix CBCM 4 11,8<br />
Nguyên<br />
(ưa khí, ưa nước) cho tới khi giác mạc được biểu nhân gây PT BVM + silicon 1 2,9<br />
mô hóa hoàn toàn. GM bọng ICE 2 5,9<br />
Loạn dưỡng GM Fuch’s 2 5,9<br />
Sau phẫu thuật, bệnh nhân được điều trị với Thải ghép sau Ghép GM 1 2,9<br />
kháng sinh nhỏ, nước mắt nhân tạo 4 lần/ngày Chấn thương<br />
7 20,6<br />
(rách GM xuyên)<br />
cho tới khi tháo kính áp tròng. bệnh nhân được 19,79 ± 6,64<br />
Thời gian Trung bình<br />
theo dõi 6 tháng sau phẫu thuật, ghi nhận các tháng<br />
tồn tại triệu<br />
biến số về kết quả phẫu thuật gồm mức độ đau Dài nhất 12 tháng<br />
chứng<br />
Ngắn nhất 40 tháng<br />
(đánh giá bằng 2 thang điểm: thang điểm số NRS Sử dụng thuốc 34 100<br />
Tiền sử<br />
(0-10) và thang điểm bằng lời nói VRS (không Đặt kính áp tròng 26 76,5<br />
điều trị<br />
đau, đau ít, đau vừa, đau nhiều)), mức độ chảy Phẫu thuật 0 0<br />
<br />
<br />
<br />
154 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2017<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Các đặc điểm lâm sàng của nhóm nghiên thời gian tồn tại triệu chứng bệnh, và tiền sử<br />
cứu như nguyên nhân gây bệnh giác mạc bọng, điều trị bệnh được trình bày trong bảng 1.<br />
<br />
Kết quả điều trị<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1: Mức độ đau của bệnh nhân các thời điểm trước và sau điều trị tính theo thang điểm số NRS<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2: Mức độ đau đánh giá bằng thang đo lời nói VRS<br />
Mức độ đau tính theo thang điểm NRS tham số Friedman cho thấy sự giảm đau qua các<br />
(numeric rating scale) và VRS (verbal rating thời điểm là có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.<br />
scale) đều cho thấy bệnh nhân giảm đau đáng kể Phân tích hậu kiểm Bonferroni cho thấy, sự khác<br />
sau phẫu thuật. Ở cả 2 thang đo, kiểm định phi biệt của từng cặp thời điểm đều có ý nghĩa thống<br />
<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2017 155<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017<br />
<br />
kê (p < 0,001), trừ kết quả giữa 3 cặp thời điểm 1 Tỉ lệ BN hết đau hoàn toàn đến cuối thời<br />
tháng-3 tháng, 1 tháng-6 tháng, và 3 tháng-6 điểm theo dõi là 88,2%.<br />
tháng khác biệt mức độ đau không có ý nghĩa<br />
thống kê (p>0,05/10).<br />
Bảng 2: Mức độ chảy nước mắt trước và sau phẫu thuật<br />
Chảy nước mắt Độ 0 Độ 1 Độ 2 Độ 3 Độ 4 Độ 5<br />
Trước mổ 0 0 0 20 (58,8) 12 (35,3) 2 (5,9)<br />
Sau mổ 6 tháng 26 (76,5) 5 (14,7) 2 (5,9) 1 (2,9) 0 0<br />
<br />
<br />
Mức độ chảy nước mắt (theo phân loại gian trung bình để lành biểu mô giác mạc hoàn<br />
Munk) ở thời điểm 6 tháng sau mổ giảm đáng kể toàn sau phẫu thuật của nghiên cứu là 6,91 ± 1,8<br />
so với trước khi điều trị. Kiểm định Wilcoxon ngày. Trong đó, có 31/34 BN lành biểu mô hoàn<br />
cho thấy sự giảm chảy nước mắt này có ý nghĩa toàn trong vòng 1 tuần đầu sau phẫu thuật<br />
thống kê với p < 0,001. Sau điều trị, tình trạng (91,2%); 3 mắt biểu mô hóa giác mạc hoàn toàn<br />
giảm chảy nước mắt được xem là hiệu quả khi trong tuần thứ 2 (8,8%).<br />
mức độ chảy nước mắt về độ 0-1. Như vậy tỉ lệ Ở thời điểm 6 tháng sau phẫu thuật, tình<br />
bệnh nhân giảm chảy nước mắt hiệu quả của trạng màng ối của các BN trong nghiên cứu như<br />
nghiên cứu sau 6 tháng phẫu thuật là 91,2% sau: 19 trường hợp (55,9%) tan một phần, tan<br />
(31/34 trường hợp). (bảng 2). hoàn toàn trong 10 trường hợp (29,4%), 5 trường<br />
Toàn bộ (100%) các trường hợp trong nghiên hợp màng ối còn nguyên vẹn (14,7%).<br />
cứu đều có biểu mô mọc lên trên màng ối. Thời<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3: Tình trạng bọng giác mạc trước và sau phẫu thuật<br />
Trong 6 tháng theo dõi hậu phẫu, tình trạng thống kê với p < 0,001. Phân tích hậu kiểm<br />
giác mạc không bọng luôn chiếm tỉ lệ cao nhất. Bonferroni cho kết quả, sự khác biệt có ý nghĩa ở<br />
Không có trường hợp nào xuất hiện bọng (+++) ở các cặp thời điểm trước mổ so với từng thời<br />
các thời điểm theo dõi sau phẫu thuật. Tất cả các điểm sau mổ (p 0,05/10).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 4: Biểu đồ phân tán thị lực trước mổ và sau mổ 6 tháng<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 5: Nhãn áp trung bình trước và sau PT 6 tháng<br />
Thị lực sau mổ 6 tháng phần lớn giữ nguyên Nhãn áp trước và sau phẫu thuật thay đổi<br />
sau phẫu thuật (23/34 trường hợp (67,7%)), 6/34 không có ý nghĩa thống kê với p=0,072. (hình 5).<br />
trường hợp (17,6%) giảm nhẹ, 5/34 trường hợp<br />
(14,7%) tăng nhẹ so với trước mổ. (hình 4).<br />
<br />
<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2017 157<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017<br />
<br />
<br />
Độ an toàn của phương pháp<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 6: Biểu đồ Kaplan Meier về tỉ lệ tái phát bọng tích lũy theo thời gian.<br />
Do biểu mô lỏng lẻo đã được lột bỏ trong lúc BÀN LUẬN<br />
mổ nên ở thời điểm ngay sau PT, không trường<br />
hợp nào còn tồn tại bọng biểu mô giác mạc.<br />
Đặc điểm bệnh nhân bệnh giác mạc bọng<br />
tại BV Mắt TPHCM<br />
Theo thời gian, tỉ lệ tái phát bọng tăng dần,<br />
với thời gian giác mạc không có bọng trung Là bệnh đặc trưng bởi tình trạng phù nhu<br />
bình là 20,147 ± 1,277 tuần (theo phương pháp mô, bọng biểu mô/dưới biểu mô giác mạc, gây ra<br />
Kaplan Meier). bởi việc mất bù hay tổn hại chức năng nội mô<br />
dai dẳng. Trường hợp bệnh tiến triển, nhu mô<br />
Ở thời điểm 12 tuần (3 tháng) sau phẫu<br />
giác mạc có thể dày hơn 650 µm, có thể xuất hiện<br />
thuật, tỉ lệ giác mạc có bọng tái phát là 17,6%<br />
sợi hóa dưới biểu mô, tân mạch giác mạc,…<br />
(6/34 trường hợp). Đến thời điểm 24 tuần (6<br />
tháng), có 9/34 trường hợp tái phát bọng (26,5%), Bệnh giác mạc bọng có biểu hiện giảm thị lực<br />
trong đó chỉ 4 bệnh nhân than phiền có triệu do mất tính trong suốt giác mạc, đi kèm cảm giác<br />
chứng đau nhẹ. đau, cộm xốn, chảy nước mắt do sự hình thành<br />
và vỡ bọng nước.<br />
Bảng 3: Các biến chứng trong và sau phẫu thuật<br />
Biến chứng Số lượng Tỉ lệ (%)<br />
Bệnh nhân giác mạc bọng dù có tiên lượng<br />
phẫu thuật (N=34) thị lực tốt hay không, khi có triệu chứng, đều<br />
Thủng GM 0 0 gây ảnh hưởng hạn chế sinh hoạt hằng ngày vì<br />
Viêm GM 0 0 cảm giác đau, sợ ánh sáng, dù thị lực mắt còn lại<br />
Phản ứng chi 0 0 vẫn còn tốt. Khi bệnh tiến triển, những đợt khó<br />
Không biến chứng nào liên quan đến phẫu chịu sẽ diễn ra thường xuyên hơn.<br />
thuật như thủng giác mạc, viêm giác mạc, phản Có nhiều phương pháp điều trị bệnh từ sử<br />
ứng chỉ,.. được ghi nhận trong suốt quá trình dụng chất bôi trơn, nước muối ưu trương, kính<br />
theo dõi. áp tròng, đến phương pháp phẫu thuật như<br />
châm nhu mô, ghép màng ối, cắt lớp giác mạc<br />
<br />
<br />
158 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2017<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
(PTK),… Tất cả điều trị trên đều nhằm mục đích điều trị đau mạn tính trên lâm sàng là sử dụng<br />
làm giảm đau cho bệnh nhân trong lúc chờ đợi thang đo NRS, và VRS(3).<br />
ghép giác mạc - là phương pháp điều trị triệt để Theo nghiên cứu của chúng tôi, kết quả từ<br />
nhất. Bệnh giác mạc bọng là một nguyên nhân 2 thang đo đều cho thấy sau phẫu thuật, triệu<br />
chính cho phẫu thuật ghép giác mạc ở nhiều chứng đau của bệnh nhân giảm đáng kể sau<br />
vùng, nhiều quốc gia trên thế giới(12). thời gian 1 tuần, tiếp tục giảm mạnh đến thời<br />
Tuổi trung bình, tỉ số nam: nữ trong nghiên điểm 1 tháng, và từ thời điểm này trở đi trở<br />
cứu của chúng tôi khá tương đồng với nghiên nên tương đối ổn định (do gần như đã hết đau<br />
cứu của tác giả Paris(14) và Pires(15), Kasetauwan(9). từ thời điểm 1 tháng). Kết quả này khá tương<br />
Từ đó, có thể cho thấy không có sự khác biệt về đồng với nghiên cứu của tác giả Gomes(5).<br />
giới tính trong bệnh lý này, cũng như bệnh giác Trong bệnh giác mạc bọng, cơ chế chủ đạo gây<br />
mạc bọng thường dễ biểu hiện hơn ở những ra đau nhức là do sự phơi bày những đầu tận<br />
bệnh nhân lớn tuổi. thần kinh giác mạc khi bọng vỡ. Ở phẫu thuật<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi, số bệnh này, biểu mô giác mạc được lột bỏ, và kỹ thuật<br />
nhân đến từ tỉnh nhiều hơn số bệnh nhân đến từ dùng kim châm vào nhu mô sẽ gây cảm giác<br />
TP.HCM có lẽ do, các bệnh nhân ở TP có ít nguy đau sau phẫu thuật. Tuy nhiên, lớp màng ối<br />
cơ mắc bệnh giác mạc bọng hơn, đặc biệt là nguy được ghép vào sau đó sẽ phủ bên trên giúp<br />
cơ mắc bệnh do tổn thương tế bào nội mô sau che chắn các đầu tận thần kinh giúp giảm đau<br />
phẫu thuật. phần nào cho bệnh nhân ngay sau mổ. Trong<br />
quá trình ghép, chúng tôi bao phủ màng ối lên<br />
Các nghiên cứu về bệnh lý giác mạc bọng<br />
nhu mô giác mạc nhiều nhất có thể, trừ vùng<br />
trên thế giới(6,9,15) cho kết quả tương đồng với<br />
rìa. Sau đó tiến hành khâu giữ bờ màng ối vào<br />
nghiên cứu của chúng tôi về nguyên nhân<br />
lớp nhu mô giác mạc để cố định màng ối (đặc<br />
thường gặp nhất gây ra bệnh lý giác mạc bọng<br />
biệt trước động tác chớp mắt của bệnh nhân),<br />
chính là các phẫu thuật TTT có đặt kính nội<br />
đồng thời giúp biểu mô giác mạc mọc lên trên<br />
nhãn. Từ đó, chúng tôi đưa ra khuyến cáo, tuy<br />
chứ không phải bên dưới màng ối. Quá trình<br />
phẫu thuật đục TTT đã ngày một trở thành loại<br />
châm nhu mô sẽ làm rạn màng Bowman, tăng<br />
hình phẫu thuật phổ biến, được ứng dụng rộng<br />
những chất cấu tạo màng đáy, giúp lớp màng<br />
rãi nhưng những biến chứng của phẫu thuật này<br />
ối được ghép bám chắc hơn vào nhu mô lân<br />
(đặc biệt trong những trường hợp PT phức tạp)<br />
cận đặc biệt tại vị trí vết châm. Trong khi đó,<br />
lại đem đến hậu quả vô cùng nặng nề. Vì vậy,<br />
màng ối sẽ đóng vai trò một màng đáy vững<br />
việc không ngừng trau dồi, cập nhật những<br />
chắc tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy tế bào<br />
phương pháp và kỹ thuật tiên tiến nhất là điều<br />
biểu mô di trú, và quan trọng hơn, cung cấp<br />
hết sức cần thiết, nhằm đem lại kết quả tốt nhất<br />
những chất kết dính giúp biểu mô bám chặt<br />
cho người bệnh.<br />
hơn vào màng đáy và nhu mô bên dưới, giảm<br />
Hiệu quả điều trị của phương pháp sự hình thành bọng giác mạc qua đó làm giảm<br />
Năm 2003, cuộc họp lần 2 của tổ chức “Sáng triệu chứng đau. Trong thời gian từ một tuần<br />
kiến trong phương pháp, cách đo, và đánh giá đến một tháng sau phẫu thuật, tình trạng bọng<br />
cảm giác đau trong thử nghiệm lâm sàng” – giác mạc được giải quyết, tất cả các giác mạc<br />
IMMPACT (Initiative on Methods, trong nghiên cứu đã được tái biểu mô hóa<br />
Measurement, and Pain Assessment in Clinical hoàn toàn dẫn đến cảm giác đau giảm đáng<br />
Trials) của Hoa Kỳ đã đồng thuận đưa ra kể. Từ thời điểm một tháng trở đi, mức độ đau<br />
khuyến cáo chung cho việc đánh giá hiệu quả giảm không đáng kể do cảm giác đau hầu như<br />
không còn. Cũng trong thời gian này, quá<br />
<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2017 159<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017<br />
<br />
trình hình thành sẹo, tạo chất nền ngoại bào không có bọng, do biểu mô lỏng lẻo đã được lột<br />
mới từ giác mạc bào và tế bào đáy biểu mô bỏ trong quá trình phẫu thuật. Khi quá trình tái<br />
dần đi vào ổn định, tăng sự kết dính biểu mô biểu mô hóa giác mạc hoàn thành, một biểu mô<br />
vào màng đáy và nhu mô bên dưới, giảm sự mới được tạo nên. Nhờ hiệu quả của việc châm<br />
hình thành bọng. Ngoài ra quá trình hình nhu mô và ghép màng ối, lớp biểu mô này sẽ<br />
thành sẹo sau phẫu thuật cũng phần nào giúp gắn chặt hơn vào cấu trúc màng ối và nhu mô<br />
che phủ đầu tận thần kinh, giúp giảm cảm bên dưới, từ đó giúp hạn chế sự hình thành bọng<br />
giác đau ngay cả khi bọng vỡ, nhờ vậy giúp giác mạc. Kết quả này tương đồng khi đối chiếu<br />
duy trì tình trạng không triệu chứng sau phẫu với các nghiên cứu sử dụng cùng phương pháp<br />
thuật(6,13). điều trị như nghiên cứu của các tác giả<br />
Theo y văn, thời gian tái biểu mô hóa hoàn Gregory(6), Sonmez(16) và Sharadini(18).<br />
toàn của một giác mạc khỏe mạnh sau khi được Trong nghiên cứu này, phần lớn bệnh nhân<br />
lột toàn bộ lớp biểu mô trung bình là 3-4 ngày, có thị lực không đổi sau phẫu thuật, tương đồng<br />
và thường không kéo dài quá 01 tuần. Tuy với nghiên cứu của tác giả Gregory(6). Điều này<br />
nhiên, bệnh lý giác mạc bọng gây ra những thay có thể được lý giải do, tuy phẫu thuật giúp cải<br />
đổi về mặt mô học, thay đổi cấu tạo màng đáy, thiện tình trạng phù giác mạc, giảm bọng biểu<br />
chất nền ngoại bào, chất kết dính… vì vậy làm tế mô có thể làm tăng thị lực, nhưng đồng thời<br />
bào biểu mô gắn kết lỏng lẻo với nhau, với màng cũng tạo ra lớp sẹo dưới biểu mô do tác dụng<br />
đáy và nhu mô bên dưới, từ đó có thể dẫn đến của việc châm nhu mô và sự hiện diện của màng<br />
sự chậm lành biểu mô giác mạc(10). ối cũng là nguyên nhân gây giảm thị lực.<br />
Các nghiên cứu tìm hiểu về số phận của Độ an toàn của phương pháp<br />
màng ối sau khi ghép sử dụng phương pháp hóa Mục đích chính của phương pháp điều trị<br />
mô miễn dịch, kết hợp với các thiết bị hiện đại này là làm giảm triệu chứng khó chịu của bệnh<br />
cho những hình ảnh có độ phân giải cao đều cho thông qua cơ chế củng cố, làm mạnh thêm lớp<br />
rằng, màng ối sau khi ghép, sẽ biến đổi dần về biểu mô bề mặt, giúp biểu mô bám chắc hơn vào<br />
mặt cấu trúc, hòa tan, hợp thành một thể thống màng đáy và nhu mô bên dưới qua đó giảm sự<br />
nhất với giác mạc người tại vị trí ghép(6,13). Kết hình thành bọng. Tuy nhiên, phương pháp châm<br />
quả của chúng tôi khá đồng thuận khi đối chiếu nhu mô và ghép màng ối không giải quyết được<br />
với nghiên cứu của tác giả Sharadini Vyas(18), cho nguồn gốc gây ra bệnh từ sự mất bù của lớp nội<br />
thấy 100% màng ối sau ghép hợp nhất vào mô mô giác mạc. Do vậy, sau phẫu thuật cơ chế gây<br />
giác mạc. Tuy nhiên, nghiên cứu của Sharadini bệnh vẫn sẽ tiếp diễn, dẫn đến việc tái phát triệu<br />
cho kết quả tình trạng màng ối hòa tan hoàn toàn chứng cơ năng và lâm sàng là điều khó tránh<br />
trong mô giác mạc chiếm tỉ lệ cao nhất. Trong khỏi. Biểu đồ 6 cho thấy tỉ lệ tái phát bọng tăng<br />
khi đó, nghiên cứu của chúng tôi nhận thấy tình dần theo thời gian, nhưng diễn tiến chậm và tỉ lệ<br />
trạng này có tỉ lệ không cao bằng tình trạng tái phát bọng tương đối thấp. Kết quả của chúng<br />
màng ối hòa tan một phần. Điều này có thể lý tôi khá tương đồng với Gregory(6), tuy nhiên thời<br />
giải do thời gian theo dõi trung bình của họ dài gian theo dõi trong nghiên cứu của chúng tôi là 6<br />
hơn của chúng tôi, và với thời gian, màng ối sẽ tháng, trong khi nghiên cứu của Gregory là 16,7<br />
tiếp tục hòa tan, hợp nhất vào mô giác mạc. tháng. Điều này có thể do sự khác biệt về cỡ mẫu<br />
Phương pháp kết hợp châm nhu mô và ghép của 2 nghiên cứu. Mặc dù vậy, tỉ lệ này thấp hơn<br />
màng ối này có hiệu quả rõ rệt trong việc giảm nhiều so với nghiên cứu của tác giả Sridhar(17) sử<br />
sự hình thành bọng biểu mô giác mạc. Ở thời dụng phương pháp châm nhu mô đơn thuần.<br />
điểm ngay sau mổ là thời điểm tình trạng bọng Qua đó phần nào cho thấy hiệu quả của tác động<br />
được cải thiện tốt nhất, lúc này giác mạc gần như<br />
<br />
<br />
160 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2017<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
hiệp đồng khi kết hợp 2 phương pháp châm nhu 2. Aquavella JV (1984). Corneal edema. Corneal disorders: clinical<br />
diagnoses and management. In: Leibowitz HM, ed WB<br />
mô và ghép màng ối. Saunders: 164-82.<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 9 trường 3. Dworkin RH (2004). International Association for the Study of<br />
Pain. Core outcome measures for chronic pain clinical trials:<br />
hợp tái phát bọng nhưng chỉ có 4 trường hợp IMMPACT recommendations. Elsevier B.V, 10:1016.<br />
than phiền triệu chứng đau nhẹ. Kết quả này 4. Gasset AR, Kaufman HE. (1971). “Bandage lenses in the<br />
treatment of bullous keratopathy”, Am J Ophthalmol; 72(2):376-<br />
khá tương đồng với các tác giả Gregory(6) và<br />
80.<br />
Sridhar(17) khi có nhiều trường hợp có tái phát 5. Gomes JA (2001). “Anterior stromal puncture in the treatment<br />
bọng biểu mô nhưng không ghi nhận triệu of bullous keratopathy: six-month follow-up”, Cornea; 20:570-2.<br />
6. Gregory ME. (2011). “Combined amniotic membrane<br />
chứng khó chịu. Các tác giả cho rằng, có lẽ do tác transplant and anterior stromal puncture in painful bullous<br />
dụng của quá trình xơ hóa dưới biểu mô tạo sẹo keratopathy: clinical outcome and confocal microscopy”, Can J<br />
sau châm nhu mô, cũng như sự hòa nhập màng Ophthalmol; 46: 169-74.<br />
7. Hsu JKW (1993). "Anterior stromal puncture -<br />
ối vào mô giác mạc, đóng vai trò như một lớp immunohistochemical studies in human corneas", Archives of<br />
bảo vệ, che phủ đầu tận thần kinh, gây giảm cảm ophthalmology, 111(8): 1057-63.<br />
8. Kang PC. (2005). “Trends in the indications for penetrating<br />
giác đau ngay cả khi bọng vỡ.<br />
keratoplasty, 1980-2001”, Cornea; 24(7):801-3.<br />
Tương tự như trong báo cáo của tác giả 9. Kasetsuwan N (2015). “Recurrent rates and risk factors<br />
associated with recurrent painful bullous keratopathy after<br />
Gregory(6), Sonmez(16), chúng tôi cũng không ghi<br />
primary phototherapeutic keratectomy”. Clinical<br />
nhận trường hợp nào có biến chứng liên quan Ophthalmology, 9: 1815-1819.<br />
đến phẫu thuật và quá trình theo dõi hậu phẫu 10. Ljubimov AV. (1996). “Extracellular matrix alterations in<br />
human corneas with bullous keratopathy”. Invest Ophthalmol<br />
như: thủng giác mạc, nhiễm trùng, phản ứng Vis Sci; 37:997-1007.<br />
chỉ,…Qua đó có thể thấy đây là phẫu thuật 11. Luxenberg MN, Green K. (1971). “Reduction of corneal edema<br />
tương đối đơn giản, chỉ tác động từ bề mặt đến with topical hypertonic agents”, Am J Ophthalmol; 71(4):847-53.<br />
12. Matthaei M (2016). “Changing Indications in Penetrating<br />
nhu mô trước giác mạc, không xâm lấn vào nội Keratoplasty: A Systematic Review of 34 Years of Global<br />
nhãn. Do đó, hầu như không có biến chứng nào Reporting”. Transplantation.<br />
gây ra bởi phẫu thuật. 13. Nubile M (2011). “In vivo analysis of stromal integration of<br />
multilayer amniotic membrane transplantation in corneal<br />
KẾT LUẬN ulcers”. Am J Ophthalmol; 151:809-22.<br />
14. Paris Fdos S (2013). “Amniotic membrane transplantation<br />
Châm nhu mô trước kết hợp với ghép màng versus anterior stromal puncture in bullous keratopathy: a<br />
comparative study”. Br J Ophthalmol; 97(8):980–984.<br />
ối là một phương pháp điều trị hiệu quả và an<br />
15. Pires RTF (1999). “Amniotic membrane transplantation for<br />
toàn, giúp giảm đau nhức, giảm viêm, kích thích symptomatic bullous keratopathy”. Arch Ophthalmol;<br />
tiến trình lành biểu mô, giảm sự hình thành 117(10):1291-7.<br />
16. Sonmez B. (2007). “Amniotic membrane transplantation with<br />
bọng cho những bệnh nhân bệnh giác mạc bọng anterior stromal micropuncture for treatment of painful bullous<br />
đau nhức không đáp ứng với các phương pháp keratopathy in eyes with poor visual potential”, Cornea;<br />
điều trị bảo tồn, chưa có điều kiện được ghép 26(2):227-9.<br />
17. Sridhar MS, Vemuganti GK, et al.<br />
giác mạc. (2001).”Anteriorstromalpuncture in bullous keratopathy: a<br />
Cần thực hiện thêm nhiều nghiên cứu mới clinicopathologic study”, Cornea; 20: 573-9.<br />
18. Vyas S (2009). “Combined phototherapeutic keratectomy and<br />
để làm sáng tỏ những yếu tố nguy cơ có khả amniotic membrane grafts for symptomatic bullous<br />
năng liên quan đến tình trạng tái phát bệnh sau keratopathy”. Cornea; 28(9):1028-31.<br />
phẫu thuật, cũng như các nghiên cứu lâm sàng<br />
ngẫu nhiên có đối chứng để kết quả có độ tin cậy Ngày nhận bài báo: 29/12/2016<br />
và giá trị cao. Ngày phản biện nhận xét bài báo: 14/01/2017<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO Ngày bài báo được đăng: 20/04/2017<br />
1. Alino AM. (1998). “Conjunctival flaps”, Ophthalmology;<br />
105:1120-3.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2017 161<br />