intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá hiệu quả chẩn đoán ung thư phế quản bằng nội soi phế quản huỳnh quang ở đối tượng có nguy cơ ung thư phổi

Chia sẻ: ViMoskva2711 ViMoskva2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

54
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày đánh giá hiệu quả chẩn đoán ung thư phế quản bằng nội soi phế quản huỳnh quang ở đối tượng có nguy cơ ung thư phổi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá hiệu quả chẩn đoán ung thư phế quản bằng nội soi phế quản huỳnh quang ở đối tượng có nguy cơ ung thư phổi

T¹P CHÝ Y - HäC QU¢N Sù Sè 9-2019<br /> <br /> ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHẨN ĐOÁN UNG THƯ PHẾ QUẢN<br /> BẰNG NỘI SOI PHẾ QUẢN HUỲNH QUANG Ở ĐỐI TƯỢNG<br /> CÓ NGUY CƠ UNG THƯ PHỔI<br /> Hoàng Thị Bích Việt1; Đinh Ngọc Sỹ1; Đinh Công Pho2; Vũ Ngọc Hoàn2<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: đánh giá hiệu quả chẩn đoán ung thư phế quản bằng nội soi phế quản huỳnh<br /> quang ở đối tượng có nguy cơ ung thư phổi. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu tiến cứu,<br /> không ngẫu nhiên, cắt ngang mô tả có phân tích trên bệnh nhân có nguy cơ ung thư phế quản<br /> đến khám và điều trị tại Bệnh viện Phổi Trung ương từ tháng 10 - 2016 và kết thúc vào thời<br /> điểm 12 - 2018. Thực hiện nội soi phế quản bằng ánh sáng huỳnh quang trước, sau đó dùng<br /> ánh sáng trắng và lấy mẫu sinh thiết để chẩn đoán xác định đối với những tổn thương nghi<br /> ngờ. Kết quả và kết luận: cả nội soi ánh sáng trắng và nội soi phế quản huỳnh quang đều có giá<br /> trị để phát hiện ung thư phổi với p < 0,05, trong đó nội soi phế quản huỳnh quang có độ nhạy<br /> cao hơn so với nội soi ánh sáng trắng. Độ đặc hiệu của 2 phương pháp tương đương nhau<br /> (100%). Trong phát hiện các loại ung thư phổi như ung thư biểu mô tuyến, ung thư biểu mô tế<br /> bào vảy và ung thư phổi tế bào nhỏ, nội soi ánh sáng huỳnh quang có độ nhạy, độ chính xác<br /> cao hơn, nhưng độ đặc hiệu bằng với nội soi ánh sáng trắng. Kết hợp đồng thời nội soi phế<br /> quản huỳnh quang và nội soi ánh sáng trắng sẽ cho kết quả tốt hơn khi sử dụng riêng lẻ từng<br /> phương pháp để phát hiện ung thư phổi ở bệnh nhân có nguy cơ cao.<br /> * Từ khóa: Ung thư phổi; Nội soi phế quản huỳnh quang; Nội soi ánh sáng trắng; Giá trị<br /> chẩn đoán.<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ lên tới 74,6%, chứng tỏ thời gian sống<br /> thêm của BN sẽ cao hơn khi được chẩn<br /> Ung thư phổi (UTP) là một trong<br /> đoán và điều trị ở giai đoạn sớm. Một<br /> những loại ung thư gây tử vong hàng đầu<br /> nghiên cứu theo dõi dọc trong thời gian<br /> trên toàn thế giới [1], chủ yếu do khối u<br /> phát triển nhanh và chẩn đoán UTP 12,5 năm cho thấy BN có tổn thương tiền<br /> thường ở giai đoạn muộn. Điều trị UTP xâm lấn ở khí quản, tỷ lệ phát hiện ung<br /> không mang lại nhiều hiệu quả, phần lớn thư phổi 34% với thời gian trung bình<br /> do chẩn đoán muộn và không có phương 16,5 tháng [2], cho thấy những BN này có<br /> pháp sàng lọc hiệu quả. Kết quả nghiên nguy cơ cao mắc ung thư cao hơn. Do đó,<br /> cứu cho thấy tỷ lệ sống sót sau 5 năm chẩn đoán tổn thương tiền ung thư và<br /> của bệnh nhân (BN) giai đoạn IA có thể ung thư phổi giai đoạn đầu rất quan trọng.<br /> <br /> 1. Bệnh viện Phổi Trung ương<br /> 2. Học viện Quân y<br /> Người phản hồi (Corresponding): Hoàng Thị Bích VIệt (Hoang_bichviet@yahoo.com)<br /> Ngày nhận bài: 16/10/2019; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 13/11/2019<br /> Ngày bài báo được đăng: 27/11/2019<br /> <br /> 84<br /> t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2019<br /> <br /> Phát hiện và nghiên cứu tổn thương từ tháng 10 - 2016 và kết thúc vào thời<br /> tiền ung thư của niêm mạc phế quản là điểm 12 - 2018.<br /> một trong những điểm quan trọng giúp Nghiên cứu được Hội đồng Đạo đức<br /> hiểu biết về quá trình phát triển của ung chấp nhận.<br /> thư, từ đó đưa ra phương pháp điều trị<br /> Tất cả BN tham gia nghiên cứu đều<br /> thích hợp. Tuy nhiên, nội soi ánh sáng<br /> được giải thích về lợi ích cũng như nguy<br /> trắng (NSAST) phát hiện tổn thương tiền<br /> ung thư cho độ nhạy và độ đặc hiệu thấp. cơ của kỹ thuật và đã ký vào bản chấp<br /> Sử dụng nội soi phế quản huỳnh quang thuận tham gia nghiên cứu.<br /> (NSPQHQ) cải thiện độ nhạy trong phát * Tiêu chuẩn lựa chọn:<br /> hiện tổn thương tiền ung thư. Nội soi phế Người bệnh > 18 tuổi có nguy cơ cao<br /> quản ánh sáng trắng thông thường là<br /> mắc ung thư phế quản (người hút thuốc<br /> công cụ phổ biến nhất để phát hiện tổn<br /> lá ≥ 10 bao năm), có dấu hiệu lâm sàng<br /> thương tiền UTP. Trong một số trường<br /> nghi ngờ tổn thương ác tính như ho khan<br /> hợp, nội soi phế quản ánh sáng trắng khó<br /> kéo dài, sút cân, khạc đờm hoặc khái<br /> có thể phát hiện tổn thương quá mỏng<br /> huyết nhẹ, khó thở, hoặc kết quả xét<br /> hoặc nhỏ. Để giải quyết hạn chế này, các<br /> kỹ thuật tiên tiến như NSPQHQ được nghiệm chẩn đoán hình ảnh có nghi ngờ<br /> phát triển. NSPQHQ là kỹ thuật phát ra tổn thương ác tính.<br /> ánh sáng huỳnh quang chứa phổ màu lục * Tiêu chuẩn loại trừ: BN không đồng ý<br /> (cực đại 520 nm) và đỏ (> 630 nm), niêm tham gia nghiên cứu, chống chỉ định với<br /> mạc bình thường phản chiếu ánh sáng kỹ thuật chẩn đoán.<br /> huỳnh quang và thể hiện hình ảnh màu<br /> Trước khi tham gia vào nghiên cứu,<br /> xanh lục, trong khi tổn thương tiền ung<br /> tất cả BN phải có đầy đủ phim chụp<br /> thư và ung thư (thậm chí đường kính vài<br /> milimet) hấp thụ quang phổ màu xanh lá X quang tim phổi, CT-scan lồng ngực,<br /> cây và ánh sáng phản xạ chuyển sang công thức máu và sinh hóa máu.<br /> màu đỏ tươi. Do đó, chúng tôi thực hiện 2. Phương pháp nghiên cứu.<br /> nghiên cứu này nhằm: Đánh giá giá trị * Kỹ thuật:<br /> chẩn đoán của NSPQHQ ở BN có nguy<br /> Thực hiện nội soi phế quản tại<br /> cơ cao bị UTP.<br /> Khoa Nội soi Hô hấp do bác sỹ có kinh<br /> ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP nghiệm về nội soi phế quản huỳnh quang<br /> NGHIÊN CỨU thực hiện.<br /> 1. Đối tượng nghiên cứu. Tiền mê trước thủ thuật: theo dõi chức<br /> 245 BN có nguy cơ ung thư phế quản năng sống bao gồm huyết áp không xâm<br /> đến khám và điều trị tại Bệnh viện nhập, độ bão hòa oxy mạch nẩy, điện tim<br /> Phổi Trung ương. Thời gian nghiên cứu: và nhịp tim.<br /> <br /> 85<br /> T¹P CHÝ Y - HäC QU¢N Sù Sè 9-2019<br /> <br /> Sử dụng máy soi phế quản huỳnh BN được sinh thiết ít nhất một lần nhưng<br /> quang model D- Light C (Hãng Karl Stort) không quá ba lần, mảnh sinh thiết lấy từ<br /> và các trang thiết bị đi kèm. những nơi được xác định bị bệnh lý, sử<br /> Trước tiên soi bằng ánh sáng trắng để dụng NSPQHQ, NSAST hoặc kết hợp.<br /> tìm tổn thương và xác định vị trí tổn Xác định phát hiện trực tiếp khu vực bệnh<br /> thương trên cây phế quản và sinh thiết. lý bằng NSPQHQ là khu vực màu nâu đỏ<br /> Sau đó soi bằng ánh sáng huỳnh quang, hoặc màu đỏ tươi, trong khi khu vực bình<br /> tìm thêm tổn thương (khi soi bằng ánh thường là màu xanh lá cây. Hệ thống<br /> sáng trắng không phát hiện được) và sinh đánh giả phát hiện các khu vực niêm mạc<br /> thiết vị trí tổn thương. Chuyên gia về giải thay đổi bệnh lý theo NSPQHQ thể hiện ở<br /> phẫu bệnh đánh giá mẫu sinh thiết. Tất cả bảng 1.<br /> <br /> Bảng 1: Hình ảnh niêm mạc bình thường và bệnh lý dưới NSPQHQ.<br /> <br /> Hình ảnh niêm mạc Hình ảnh trên NSPQHQ<br /> <br /> Phát quang màu xanh lá cây với đặc điểm bình thường<br /> Niêm mạc bình thường<br /> của nội mô phế quản<br /> <br /> Giảm huỳnh quang rời rạc và khó xác định ranh giới,<br /> Bất thường, không nghi ngờ ác tính (viêm)<br /> màu xanh đậm hoặc tím nhạt<br /> <br /> Giảm rõ rệt của huỳnh quang, ranh giới rõ ràng, màu tím<br /> Nghi ngờ cho tăng sản<br /> (hoặc hơi nâu) với sự biến dạng rõ ràng của cấu trúc<br /> <br /> Khối u Khối u nhìn thấy được, màu nâu đỏ (đỏ tươi)<br /> <br /> <br /> Sinh thiết được xác định là dương tính * Xử lý số liệu:<br /> nếu xác định mô sinh thiết có tổn thương<br /> Xử lý và phân tích số liệu theo phương<br /> dị sản vảy, loạn sản hoặc ung thư biểu<br /> pháp thống kê y học bằng phần mềm<br /> mô xâm lấn. Nếu cần xác nhận bệnh, làm<br /> thêm sinh thiết xuyên thành phế quản, STATA 15.0. Kiểm định được thực hiện<br /> nhưng những sinh thiết này không dùng để so sánh độ nhạy, độ đặc hiệu và khác<br /> cho mục đích nghiên cứu. Dựa trên kết biệt có ý nghĩa thống kê giữa các biến<br /> quả sinh thiết, tính độ đặc hiệu, độ nhạy, phân loại, đặc biệt là độ nhạy, độ đặc hiệu<br /> độ chính xác của từng kỹ thuật riêng lẻ và<br /> và độ chính xác giữa nội soi phế quản<br /> kết hợp các kỹ thuật. Chỉ những mẫu sinh<br /> ánh sáng trắng và NSPQHQ. Sự khác biệt<br /> thiết được xác nhận dương tính với tổn<br /> thương tiền ung thư hoặc ưng thư mới có ý nghĩa thống kê khi giá trị p < 0,05<br /> đưa vào tính toán. với khoảng tin cậy 95%.<br /> <br /> 86<br /> t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2019<br /> <br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN<br /> Bảng 2: Tỷ lệ tổn thương chung xác định qua phương pháp NSAST và NSPQHQ<br /> (n = 245).<br /> Ánh sáng trắng Ánh sáng huỳnh quang Tổng<br /> Loại<br /> tổn thương Chứng Ung thư Chứng Ung thư<br /> n %<br /> (n = 109) (n = 136) (n = 109) (n = 136)<br /> Quá sản 16 (14,7%) 21 (15,4%) 21 (19,4%) 7 (5,2%) 56 22,9<br /> Dị sản 5 (4,6%) 4 (2,9%) 2 (1,9%) 0 (0,0%) 11 5,5<br /> Loạn sản nhẹ 2 (1,8%) 2 (1,5%) 7 (6,4%) 1 (0,7%) 12 5,5<br /> Loạn sản vừa 1 (0,9%) 3 (2,2%) 6 (5,5%) 4 (2,9%) 14 5,7<br /> Loạn sản nặng 0 (0,0%) 16 (11,8%) 5 (4,6%) 9 (6,6%) 30 11,8<br /> Viêm phế quản 87 (79.8%) 52 (38,2%) 67 (61,5%) 18 (13,2%) 155 63,3<br /> <br /> <br /> Tỷ lệ quá sản của mẫu nghiên cứu bất thường, Lam và CS cho thấy<br /> 22,9%, trong đó, nội soi bằng ánh sáng NSPQHQ nhạy hơn so với NSAST (91%<br /> trắng chẩn đoán được 37 BN (66,1%), so với 58%) khi phát hiện chứng loạn sản,<br /> trong khi nội soi bằng ánh sáng huỳnh nhưng độ đặc hiệu thấp hơn (26% so với<br /> quang chỉ phát hiện được 28 BN (50%). 50%). Kết quả của chúng tôi cho thấy kết<br /> Trong 11 BN dị sản, tỷ lệ dị sản phát hiện hợp giữa NSAST và NSPQHQ có thể<br /> bằng NSAST 9 BN (81,8%) và nội soi làm tăng hiệu quả chẩn đoán. Jang và<br /> bằng ánh sáng huỳnh quang 2 BN CS sử dụng cùng một hệ thống chẩn<br /> (18,2%). Trong 56 BN loạn sản, phát hiện đoán (NSAST/NSPQHQ) trong phát hiện<br /> bằng NSAST 24 BN (42,8%) và nội soi tổn thương tiền ung thư. Kết quả cho thấy<br /> bằng ánh sáng huỳnh quang 32 BN độ nhạy tương đối của NSPQHQ bổ trợ<br /> (57,2%). Kết hợp giữa NSAST NSPQHQ NSAST so với NSAST đơn thuần là 1,5 ở<br /> cho độ nhạy cao hơn trong phát hiện tổn chứng loạn sản trung bình hoặc nặng hơn<br /> thương loạn sản và ung thư phế quản so và 3,2 ở tổn thương tân sinh biểu mô.<br /> với sử dụng ánh sáng trắng đơn thuần. NSPQHQ bổ trợ cho NSAST đã làm tăng<br /> Ikeda và CS sử dụng hệ thống chẩn đoán tỷ lệ phát hiện tổn thương tiền xâm lấn<br /> huỳnh quang được tích hợp vào máy nội khu trú. Nhưng tỷ lệ dương tính giả cao<br /> soi video (SAFE 3000, Pentax, Tokyo) để trong NSPQHQ cũng được ghi nhận.<br /> đánh giá mối liên quan giữa kết quả nội Nhìn chung, độ nhạy và độ đặc hiệu của<br /> soi và bệnh lý. Độ nhạy của hệ thống đối NSPQHQ trong chẩn đoán UTP cao hơn<br /> với chứng loạn sản + CIS là 65% trong so với NSAST. NSPQHQ có độ nhạy cao<br /> ánh sáng trắng và 90% trong hệ thống giúp phát hiện UTP trong trường hợp<br /> SAFE. Hệ thống này có độ nhạy cao hơn NSAST xác định tổn thương tăng sản,<br /> đáng kể trong phát hiện tổn thương nội thâm nhiễm và chít hẹp. NSPQHQ kết<br /> mô so với nội soi video ánh sáng trắng hợp với NSAST có thể cải thiện hiệu quả<br /> đơn thuần. Nghiên cứu tế bào học đờm chẩn đoán tổn thương đường thở [3].<br /> <br /> 87<br /> T¹P CHÝ Y - HäC QU¢N Sù Sè 9-2019<br /> <br /> Bảng 3: Giá trị chẩn đoán UTP của NSPQHQ và NSAST.<br /> <br /> Mô bệnh học Mô bệnh học<br /> Mẫu sinh thiết<br /> không phải là ung thư phổi Độ Độ Độ chính<br /> qua nội soi chẩn đoán ung thư (n = 109) (n = 136) p<br /> nhạy đặc hiệu xác<br /> n % n %<br /> b<br /> Nghi ngờ ung thư 39 28,7 0 0,0 28,7% 100% 60,4 0,000<br /> NSAST<br /> Không nghi ngờ<br /> 97 71,3 109 100<br /> ung thư<br /> b<br /> Nghi ngờ ung thư 97 71,3 0 0,0 71,3% 100 84,8 0,000<br /> NSPQHQ<br /> Không nghi ngờ<br /> 39 28,7 109 100<br /> ung thư<br /> <br /> (b: Fisher’s exact test)<br /> <br /> Cả NSAST và NSPQHQ đều có giá trị Trong nghiên cứu của chúng tôi, độ nhạy<br /> phát hiện UTP với p < 0,05, trong đó và độ đặc hiệu của NSPQHQ là 71,3% và<br /> NSPQHQ có độ nhạy cao hơn nhiều so 100%. So với nghiên cứu của Li và CS,<br /> với NSAST. Độ đặc hiệu của 2 phương độ nhạy của chúng tôi thấp hơn (71,3%<br /> pháp 100%. NSPQHQ có nhiều ưu thế so với 94,7%) nhưng độ đặc hiệu cao<br /> hơn trong phát hiện UTP sớm so với hơn (100% so với 57%) [9]. Nghiên cứu<br /> NSAST. Khi phát hiện UTP và các tổn tổng quan và phân tích gộp của Chen và<br /> CS có độ nhạy và độ đặc hiệu của<br /> thương tiền ung thư, độ nhạy của<br /> NSPQHQ và NSAST là 0,90 và 0,56; 0,66<br /> NSPQHQ cao hơn so với NSAST, hiệu<br /> và 0,69. Kết quả chỉ ra NSPQHQ vượt trội<br /> suất chẩn đoán tổng thể của NSPQHQ tốt<br /> hơn so với NSAST thông thường trong<br /> hơn một chút so với NSAST, nhưng độ<br /> phát hiện UTP và tổn thương tiền ung thư<br /> đặc hiệu của NSPQHQ thấp hơn so với [7]. Lý do độ nhạy của NSPQHQ trong<br /> NSAST trong phát hiện UTP và tổn nghiên cứu này thấp hơn các nghiên cứu<br /> thương tiền ung thư [8]. Khi phát hiện tổn khác vì chúng tôi chỉ phát hiện UTP, trong<br /> thương tân sinh biểu mô của UTP, độ đặc khi các nghiên cứu khác đánh giá phát<br /> hiệu của NSPQHQ kết hợp NSAST thấp hiện cả tổn thương tân sinh và UTP.<br /> hơn so với NSAST đơn thuần, nhưng khi Giá trị chẩn đoán của NSPQHQ trong<br /> kết hợp giữa NSPQHQ và NSAST đã cải phát hiện tổn thương tiền ung thư phụ<br /> thiện đáng kể độ nhạy [6]. Andreev và CS thuộc rất lớn vào nhiều yếu tố như sử<br /> kết luận NSPQHQ có lợi thế hơn so với dụng hệ thống nội soi phế quản, đặc điểm<br /> NSAST trong chẩn đoán tổn thương phế tổn thương và kinh nghiệm của bác sỹ.<br /> quản ác tính. Độ nhạy của NSPQHQ và * Kết quả chẩn đoán mô bệnh học ở<br /> NSAST là 94,83%, nhưng độ đặc hiệu là nhóm BN ung thư (theo phân loại của<br /> 52,83% và 55,66% nếu sử dụng mô học [10]. WHO) (n = 136):<br /> <br /> 88<br /> t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2019<br /> <br /> Ung thư biểu mô vảy: 16 BN (11,8%); thư tế bào vảy (64,0%) ở cả hai giới và<br /> ung thư biểu mô tuyến: 96 BN (70,6%); tất cả các nhóm tuổi. Những BN được<br /> ung thư tế bào nhỏ: 20 BN (14,7%); ung phẫu thuật nhiều nhất ở độ tuổi 51 - 60<br /> thư biểu mô tuyến vảy: 4 BN (2,9%); dạng (36,6%) chủ yếu là ung thư tế bào vảy và<br /> khác: 0 BN. ung thư biểu mô tuyến. 3 BN mắc UTP tế<br /> Trong một nghiên cứu dựa vào mô bào nhỏ được phẫu thuật ở nhóm tuổi<br /> bệnh học (khoảng 20 năm) cho thấy ung 61 - 70 [4]. Các nghiên cứu khác xác<br /> thư tế bào vảy chiếm ưu thế ở cả hai giới; nhận ung thư biểu mô tế bào vảy có tỷ lệ<br /> (44,7% ở nữ và 68,0% ở nam). Ung thư mắc cao nhất [5], kết quả này phù hợp<br /> biểu mô tuyến ít hơn (21,8%) so với ung với nghiên cứu của chúng tôi.<br /> <br /> Bảng 4: Giá trị chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào vảy của NSPQHQ và NSAST.<br /> <br /> Mô bệnh ung<br /> Mô bệnh<br /> thư biểu mô Độ Độ Độ<br /> Mẫu sinh thiết UTP khác p<br /> tế bào vảy nhạy đặc hiệu chính xác<br /> (n = 120)<br /> qua nội soi chẩn đoán (n = 16)<br /> <br /> n % n %<br /> b<br /> Ung thư biểu 37,5% 100% 92,7 0,03<br /> 6 37,5 0 0,0<br /> mô tế bào vảy<br /> NSAST<br /> Không ung thư<br /> biểu mô tế bào 10 62,5 120 100,0<br /> vảy<br /> b<br /> Ung thư biểu 93,8% 100% 99,3 0,000<br /> 15 93,8 0 0.0<br /> mô tế bào vảy<br /> NSPQHQ<br /> Không ung thư<br /> biểu mô tế bào 1 6,2 120 100,0<br /> vảy<br /> <br /> (b: Fisher’s exact test)<br /> <br /> Trong phát hiện ung thư biểu mô tế bào vảy, cả 2 phương pháp đều có p < 0,05.<br /> NSPQHQ có độ nhạy, độ chính xác cao hơn có ý nghĩa thống kê so với của ánh sáng<br /> trắng. Độ đặc hiệu của 2 phương pháp như nhau. Nghiên cứu của Peng và CS có kết<br /> luận tương tự, nhưng một số chỉ số thấp hơn. Độ nhạy chẩn đoán của nhóm NSPQHQ<br /> là 85,7%, độ đặc hiệu 73,3%, giá trị tiên đoán dương 95,1%, giá trị tiên đoán sai<br /> 45,8%. Độ nhạy chẩn đoán của nhóm NSAST 72,5%, độ đặc hiệu 60,0%, giá trị tiên<br /> đoán dương tính 91,7%, giá trị tiên đoán âm tính 26,5% [11].<br /> <br /> 89<br /> T¹P CHÝ Y - HäC QU¢N Sù Sè 9-2019<br /> <br /> Bảng 5: Giá trị chẩn đoán ung thư biểu mô tuyến của NSPQHQ và NSAST.<br /> Mô bệnh ung Mô bệnh<br /> Mẫu sinh thiết<br /> thư biểu mô UTP khác Độ Độ Độ<br /> qua nội soi chẩn đoán tuyến (n = 96) (n = 40) p<br /> nhạy đặc hiệu chính xác<br /> n % n %<br /> b<br /> Ung thư biểu 20,8 100 % 44,1 % 0,000<br /> 20 20,8 0 0,0<br /> mô tuyến %<br /> NSAST<br /> Không ung thư<br /> 76 79,2 40 100,0<br /> biểu mô tuyến<br /> b<br /> Ung thư biểu 61,5 100 % 72,8 % 0,000<br /> 59 61,5 0 0,0<br /> mô tuyến %<br /> NSPQHQ<br /> Không ung thư<br /> 37 38,5 40 100,0<br /> biểu mô tuyến<br /> <br /> Trong phát hiện ung thư biểu mô tuyến, cả 2 phương pháp đều có p < 0,05.<br /> NSPQHQ có độ nhạy, độ chính xác cao hơn có ý nghĩa thống kê so với của NSAST.<br /> Độ đặc hiệu của 2 phương pháp như nhau. Trong phát hiện ung thư biểu mô tuyến, cả<br /> NSPQHQ và NSAST đều có p < 0,05. Độ nhạy và độ chính xác của NSPQHQ cao hơn<br /> đáng kể so với NSAST. Độ đặc hiệu của hai phương pháp như nhau. Masako Chiyo<br /> và CS sử dụng hệ thống NSAST và NSPQHQ để phát hiện chứng loạn sản với độ<br /> nhạy lần lượt là 96,7% và 80%. Độ đặc hiệu của NSPQHQ (83,3%) cao hơn đáng kể<br /> so với NSAST (36,6%) (p = 0,0005).<br /> Kết quả này cho thấy NSPQHQ có ưu thế trong phân biệt tổn thương tiền ung thư<br /> và ung thư ác tính với viêm phế quản hoặc tổn thương loạn sản. Kurie và CS sử dụng<br /> cùng một hệ thống với mẫu nghiên cứu là những người đang hút hút thuốc hoặc có<br /> tiền sử hút thuốc cho kết quả những bất thường được phát hiện bằng hệ thống NSAST<br /> không cải thiện việc phát hiện tổn thương loạn sản hay dị sản vảy. Những kết quả này<br /> ủng hộ NSPQHQ có giá trị cao trong chẩn đoán tổn thương tiền ung thư như loạn sản<br /> và dị sản ở BN có nguy cơ cao mắc UTP.<br /> Bảng 6: Giá trị chẩn đoán UTP tế bào nhỏ của NSPQHQ và NSAST.<br /> Mô bệnh UTP<br /> Mẫu sinh thiết Mô bệnh UTP<br /> tế bào nhỏ Độ Độ Độ<br /> qua nội soi chẩn đoán khác (n=116) p<br /> (n = 20) nhạy đặc hiệu chính xác<br /> n % n %<br /> b<br /> UTP tế bào nhỏ 13 65,0 0 0,0 65% 100 % 94,9% 0,001<br /> NSAST Không UTP tế<br /> 7 35,0 116 100,0<br /> bào nhỏ<br /> b<br /> UTP tế bào nhỏ 20 100,0 0 0,0 100% 100% 100% 0,000<br /> NSPQHQ Không UTP tế<br /> 0 0,0 116 100,0<br /> bào nhỏ<br /> <br /> (b: Fisher’s exact test)<br /> <br /> 90<br /> t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2019<br /> <br /> Trong phát hiện ung thư phổi tế bào nhỏ, sử dụng đơn lẻ từng phương pháp trong<br /> cả NSPQHQ và NSAST đều có p < 0,05. phát hiện UTP ở BN có nguy cơ cao.<br /> Đặc biệt, độ nhạy, độ đặc hiệu và độ<br /> chính xác của NSPQHQ là 100%. Đây là TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> chỉ số có giá trị để phát hiện UTP. Giá trị 1. Torre L.A et al. Global cancer statistics.<br /> lâm sàng của NSPQHQ trong chẩn đoán CA Cancer J Clin. 2015, 65 (2), pp.87-108.<br /> UTP được xác nhận lại ở BN có biểu hiện 2. van Boerdonk R.A et al. Close surveillance<br /> tế bào học đờm bất thường. with long-term follow-up of subjects with<br /> Trong phát hiện các loại UTP như ung preinvasive endobronchial lesions. Am J Respir<br /> Crit Care Med. 2015, 192 (12), pp.1483-1489.<br /> thư biểu mô tuyến, ung thư biểu mô tế<br /> bào vảy và UTP tế bào nhỏ, NSPQHQ có 3. Liu Z et al. Clinical relevance of using<br /> <br /> độ nhạy và chính xác hơn so với NSAST, autofluorescence bronchoscopy and white<br /> light bronchoscopy in different types of<br /> nhưng độ đặc hiệu của 2 phương pháp<br /> airway lesions. J Cancer Res Ther. 2016, 12 (1),<br /> như nhau. Sự khác biệt trong phát hiện<br /> pp.69-72.<br /> các loại UTP có thể do NSPQHQ dùng để<br /> 4. Stojsic J et al. Histological types and<br /> xác định tổn thương thông qua thay đổi<br /> age distribution of lung cancer operated patients<br /> có thể nhìn thấy ở niêm mạc phế quản.<br /> over a 20-year period: A pathohistological<br /> Do đó, NSPQHQ có thể xác định tổn based study. Srp Arh Celok Lek. 2011, 139<br /> thương ác tính từ niêm mạc. Điều này rất (9-10), pp.619-624.<br /> có ý nghĩa trong việc nâng cao giá trị<br /> 5. Stojsic J et al. Gender and age trends of<br /> chẩn đoán UTP và tổn thương tiền ung histological types of lung cancer in a 20-year<br /> thư trên nội soi. Nên kết hợp NSPQHQ và period: Pathological perspective. J Buon. 2010,<br /> NSAST để cải thiện khả năng chẩn đoán 15 (1), pp.136-140.<br /> và định hướng điều trị cho BN. Cần làm 6. Sun J et al. The value of autofluorescence<br /> NSPQHQ định kỳ nhằm cải thiện kết quả bronchoscopy combined with white light<br /> chẩn đoán. bronchoscopy compared with white light alone<br /> in the diagnosis of intraepithelial neoplasia<br /> KẾT LUẬN and invasive lung cancer: A meta-analysis.<br /> Qua nghiên cứu hiệu quả chẩn đoán J Thorac Oncol. 2011, 6 (8), pp.1336-1344.<br /> UTP bằng NSPQHQ ở BN có nguy cơ UTP, 7. Chen W et al. A comparison of<br /> chúng tôi có nhận xét: với tổn thương tiền autofluorescence bronchoscopy and white<br /> ung thư và ung thư có thể sử dụng light bronchoscopy in detection of lung cancer<br /> NSPQHQ để phát hiện, đặc biệt là tổn and preneoplastic lesions: A meta-analysis.<br /> thương tiền ung thư không thể nhìn thấy Lung Cancer. 2011, 73 (2), pp 183-188.<br /> và dễ bị bỏ qua khi dùng NSAST. Kết hợp 8. Wang Y et al. Comparison of<br /> giữa NSAST và NSPQHQ sẽ tốt hơn là autofluorescence imaging bronchoscopy and<br /> <br /> 91<br /> T¹P CHÝ Y - HäC QU¢N Sù Sè 9-2019<br /> <br /> white light bronchoscopy for detection of lung 11. Peng A et al. The value of autofluorescence<br /> cancers and precancerous lesions. Patient bronchoscopy in assessment of tumor extent<br /> Prefer Adherence. 2013, 7, pp.621-631. and guide of therapeutic strategy in central<br /> 9. Li Y et al. Comparison of the lung cancer. Zhonghua Nei Ke Za Zhi. 2015,<br /> autofluorescence bronchoscope and the white 54 (1), pp. 40-43.<br /> light bronchoscope in airway examination. 12. Zheng X et al. Application of<br /> Chin J Cancer. 2010, 29 (12), pp.1018-1022. quantitative autofluorescence bronchoscopy<br /> 10. Andreev V.Y et al. Autofluorescence image analysis method in identifying<br /> and white light bronchoscopy in the diagnosis bronchopulmonary cancer. Technology in<br /> of endobronchial malignant lesions. Folia Med Cancer Research & Treatment. 2017, 16 (4),<br /> (Plovdiv). 2018, 60 (3), pp.439-446. pp.482-487.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 92<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2