Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ NGƯNG THỞ KHI NGỦ<br />
DO TẮC NGHẼN BẰNG THÔNG KHÍ ÁP LỰC DƯƠNG LIÊN TỤC<br />
TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY<br />
Đặng Vũ Thông*, Lâm Quốc Dũng*, Lê Trần Minh Thư*, Nguyễn Thị Hồng Anh*, Vũ Hoài Nam*,<br />
Đậu Nguyễn Anh Thư*, Đặng Thị Mai Khuê*, Đoàn Ngọc Duy*, Đặng Thị Bích Ngân*,<br />
Nguyễn Thị Ngọc Bích*, Nguyễn Xuân Bích Huyên*,Trần Văn Ngọc*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của thông khí áp lực dương (TKALD) liên tục không xâm lấn trong điều trị<br />
ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (NTKNDTN).<br />
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng loạt ca.<br />
Kết quả: Từ tháng 02/2008 đến tháng 7/2010, đã có 31 bệnh nhân bị NTKNDTN mức độ nặng dùng<br />
TKALD liên tục đến nay (lâu nhất là 2 năm, ngắn nhất là 3 tháng). Chỉ số ngưng thở giảm thở (CSNTGT) cải<br />
thiện ngay sau khi điều trị bằng TKALD. Nếu bệnh nhân thở máy được với áp lực hiệu quả, CSNTGT đạt được<br />
tương đương mức bình thường. Điểm rối loạn giấc ngủ và điểm buồn ngủ Epworth cải thiện sau 1 tháng và tiếp<br />
tục cải thiện thêm sau 3 tháng.<br />
Kết luận: Thông khí áp lực dương liên tục là biện pháp điều trị hiệu quả, an toàn cho bệnh nhân<br />
NTKNDTN mức độ nặng.<br />
Từ khóa: Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn, thông khí áp lực dương liên tục.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
EVALUATING THE EFFICACY OF CONTINUOUS POSITIVE AIRWAY PRESSURE TREATMENT IN<br />
OBSTRUCTIVE SLEEP APNEA SYNDROME AT CHO RAY HOSPITAL<br />
Dang Vu Thong, Lam Quoc Dung, Le Tran Minh Thu, Nguyen Thi Hong Anh, Vu Hoai Nam,<br />
Dau Nguyen Anh Thu, Dang Thi Mai Khue, Đoan Ngoc Duy, Dang Thi Bich Ngan,<br />
Nguyen Thi Ngoc Bich, Nguyen Xuan Bich Huyen, Tran Van Ngoc<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 97 - 102<br />
Objective: Evaluating the efficacy of continuous positive airway pressure (CPAP) in the treatment of<br />
obstructive sleep apnea syndrome (OSAS).<br />
Method: Clinical intervention, case series.<br />
Results: From 02/2008 to 7/2010, there were 31 patients with severe OSAS who used CPAP (longest<br />
duration of treatment: 2 years, shortest: 3 months). The apnea hypopnea index (AHI) decreased right after CPAP<br />
treatment and was equal to normal level when patient used CPAP treatment with the effect pressure.<br />
The sleep disturbance scale and Epworth sleepiness scale decreased after 1 month and more after 3 months of<br />
treatment.<br />
Conclusion: CPAP is an effective and safe treatment for patients with severe OSAS.<br />
Key words: continuous positive airway pressure, obstructive sleep apnea syndrome.<br />
* Khoa Hô hấp, BVCR<br />
Tác giả liên lạc: BSCK2 Đặng Vũ Thông<br />
<br />
ĐT: 0903856383<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011<br />
<br />
Email: dvuthong@gmail.com<br />
<br />
97<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
Hội chứng ngưng thở khi ngủ là ngưng hô<br />
hấp lặp đi lặp lại trong khi ngủ, từ đó gây giảm<br />
oxy trong máu và gây ra nhiều hậu quả xấu cho<br />
người bệnh(9,3).<br />
Có 3 dạng ngưng thở khi ngủ: do tắc nghẽn<br />
(thường gặp nhất), do trung ương, và hỗn hợp.<br />
Có nhiều biện pháp điều trị ngưng thở khi<br />
ngủ, trong đó ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn<br />
mức độ nặng có đáp ứng rất tốt với điều trị bằng<br />
thông khí áp lực dương và khả năng thích ứng<br />
lâu dài của bệnh nhân cao.<br />
Thông khí áp lực dương (TKALD) liên tục<br />
qua mặt nạ là phương pháp điều trị không xâm<br />
lấn (không xâm lấn do không phải đặt nội khí<br />
quản) thông dụng và hiệu quả nhất trong điều<br />
trị NTKNDTN. TKALD đòi hỏi bệnh nhân phải<br />
đeo mặt nạ nối với một ống máy thở và gắn vào<br />
máy thở. Máy thở sẽ bơm ra một luồng áp lực<br />
dương vào đường hô hấp trên. Áp lực dương<br />
này đủ lớn để giữ cho đường hô hấp trên mở ra,<br />
ngăn ngừa hiện tượng ngưng và giảm thở, ngáy,<br />
giảm độ bão hòa oxy trong máu và vi thức giấc.<br />
Nói cách khác, máy thở giúp đường thở mở ra<br />
để bệnh nhân có thể thở bình thường.<br />
NTKNDTN:<br />
<br />
thiện chất lượng giấc ngủ, bình thường hoá nhịp<br />
thở khi ngủ, dẫn đến giải quyết các tình trạng<br />
ngưng thở, giảm bão hoà oxy và tình trạng buồn<br />
ngủ ban ngày. Điều trị có thể giúp ngăn ngừa các<br />
biến chứng tim mạch của ngưng thở khi ngủ nhờ<br />
vào việc giúp ổn định huyết áp, nhịp tim, giảm tỷ<br />
lệ bệnh tật, tăng cường chất lượng cuộc sống.<br />
Đến nay, tại Việt Nam chưa có nghiên cứu<br />
nào về vấn đề này. Vì vậy chúng tôi thực hiện<br />
nghiên cứu này để có đánh giá ban đầu về hiệu<br />
quả của thông khí áp lực dương trong điều trị<br />
ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn ở bệnh nhân<br />
Việt nam, tìm hiểu những khó khăn khi thực<br />
hiện thông khí áp lực dương và biện pháp khắc<br />
phục những khó khăn này để giúp bệnh nhân<br />
dung nạp và đạt được hiệu quả điều trị cao nhất.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Tất cả các bệnh nhân bị hội chứng NTKN do<br />
tắc nghẽn mức độ nặng đồng ý điều trị bằng<br />
thông khí áp lực dương đến khám tại khoa Hô<br />
hấp bệnh viện Chợ Rẫy trong thời gian nghiên<br />
cứu (02/2008 – 7/2010).<br />
<br />
Tiêu chuẩn chọn bệnh<br />
Bệnh nhân được chẩn đoán NTKNDTN mức<br />
độ nặng (CSNTGT>30).<br />
Đồng ý điều trị bằng thông khí áp lực dương.<br />
<br />
Không có thông<br />
khí do đường thở<br />
bị xẹp<br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
Có những bất thường gây tắc nghẽn đường hô<br />
hấp trên có chỉ định nhưng chưa được phẫu thuật.<br />
Không đồng ý điều trị bằng thông khí áp lực<br />
dương.<br />
<br />
TKALD:<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
<br />
Áp lực dương làm<br />
mở rộng đường<br />
thở giúp không khí<br />
đi vào phổi<br />
<br />
Hình 1.1: Hiệu quả của TKALD đối với NTKNDTN<br />
Hiệu quả tích cực của TKALD trong điều trị<br />
NTKNDTN có thể chứng minh được bằng sự cải<br />
<br />
98<br />
<br />
Nghiên cứu can thiệp, mô tả loạt ca.<br />
<br />
Phương pháp tiến hành<br />
Bệnh nhân trả lời bảng câu hỏi tầm soát để<br />
đánh giá khả năng bị NTKN.<br />
Nếu nghi ngờ có khả năng bị NTKN, bệnh<br />
nhân được đo đa ký hô hấp (bằng phần mềm<br />
Cidelec) hoặc đa ký giấc ngủ (bằng phần mềm<br />
Medatec) và làm bệnh án ghi nhận tiền căn bệnh<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br />
lý và những dữ liệu để đánh giá nghiên cứu<br />
theo mẫu chung (xem bệnh án minh họa ở phần<br />
phụ lục), bao gồm các câu hỏi đánh giá chất<br />
lượng giấc ngủ, chất lượng cuộc sống ban ngày<br />
dựa theo chỉ số chất lượng giấc ngủ Pittsburgh<br />
và bảng điểm buồn ngủ Epworth.<br />
Nếu bệnh nhân được chẩn đoán hội chứng<br />
NTKN do tắc nghẽn mức độ nặng (chỉ số ngưng<br />
thở giảm thở > 30), có than phiền là buồn ngủ ban<br />
ngày hoặc có ít nhất 1 trong các triệu chứng: ngủ<br />
ngáy, ngộp thở hoặc ngưng thở ban đêm, nhức<br />
đầu buổi sáng, giảm tỉnh thức, bất lực, tiểu đêm,<br />
tăng huyết áp và khám tai mũi họng không có bất<br />
thường có thể điều trị bằng phẫu thuật, hoặc đã<br />
được phẫu thuật những bất thường ở vùng tai<br />
mũi họng sẽ được đo một đêm nữa để:<br />
Thử thông khí áp lực dương không xâm<br />
nhập qua mặt nạ mũi hoặc mũi-miệng (chế độ<br />
áp lực dương đường thở tự động điều chỉnh) để<br />
đánh giá sơ bộ khả năng dung nạp.<br />
Xác định mức áp lực dương cần thiết bằng<br />
phương pháp xác định áp lực bằng áp lực<br />
dương đường thở tự động điều chỉnh.<br />
Đánh giá sơ bộ hiệu quả của TKALD qua chỉ<br />
số ngưng thở giảm thở (khách quan) và chất<br />
lượng giấc ngủ với TKALD (chủ quan của bệnh<br />
nhân). Sau đêm đo này, bệnh nhân sẽ quyết định<br />
có điều trị bằng phương pháp này hay không.<br />
Những bệnh nhân đồnh ý điều trị bằng<br />
TKALD sẽ được hướng dẫn cách sử dụng chiếc<br />
máy thở của mình, một số khó khăn thường gặp<br />
khi thở máy và cách khắc phục.<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Những bệnh nhân điều trị bằng thông khí<br />
áp lực dương sẽ được theo dõi, đánh giá lại sau<br />
1 tuần, 1 tháng, 3 tháng và ghi nhận các dữ liệu<br />
như trước khi điều trị, khả năng dung nạp thông<br />
khí áp lực dương và những tác dụng phụ nếu<br />
có. Ngoài ra, bệnh nhân có thể tái khám bất cứ<br />
lúc nào khi có bất thường hay những khó khăn<br />
gì để có những biện pháp khắc phục hoặc điều<br />
chỉnh kịp thời giúp bệnh nhân tuân thủ và đạt<br />
hiệu quả điều trị tốt nhất.<br />
Nghiên cứu so sánh chỉ số ngưng thở giảm<br />
thở, mức độ buồn ngủ ban ngày, và chất lượng<br />
giấc ngủ trước và sau điều trị bằng thông khí áp<br />
lực dương để đánh giá hiệu quả điều trị.<br />
Đánh giá mức độ buồn ngủ ban ngày được<br />
thực hiện theo thang điểm buồn ngủ Epworth,<br />
và đánh giá chất lượng giấc ngủ dựa vào thang<br />
điểm những rối loạn trong giấc ngủ theo chỉ số<br />
chất lượng giấc ngủ Pittsburgh.<br />
<br />
Xử lý thống kê<br />
Kết quả được mã hóa và xử lý bằng phần<br />
mềm SPSS 11.5.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, BÀN LUẬN<br />
Từ tháng 02/2008 đến tháng 7/2010, đã có 31<br />
bệnh nhân dùng TKALD liên tục đến nay, lâu<br />
nhất là 2 năm, ngắn nhất là 3 tháng.<br />
Có 29 bệnh nhân nam (93,5%) và 2 nữ (6,5%)<br />
thở máy với áp lực hiệu quả = 13±3 cm nước,<br />
thời gian thở máy = 5,3±1,3 giờ/ đêm, tối thiểu =<br />
2,5, tối đa = 7,5, trung vị = 5,5, số bệnh nhân thở<br />
máy trung bình ≥4 giờ/ đêm = 27.<br />
<br />
Chỉ số ngưng thở giảm thở<br />
Bảng 1: CSNTGT trước và sau điều trị của các bệnh nhân thở máy với áp lực hiệu quả.<br />
Thời điểm<br />
trước điều trị<br />
<br />
CSNTGT<br />
60,0±23,4<br />
<br />
Ghi chú<br />
<br />
sau thở máy đêm đầu tiên<br />
<br />
có cải thiện so với trước điều trị (p