TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2016<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HỖ TRỢ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG<br />
VẬN ĐỘNG CỦA PHƢƠNG PHÁP XOA BÓP SHIASHU TRÊN<br />
BỆNH NHÂN NHỒI MÁU NÃO SAU GIAI ĐOẠN CẤP<br />
Mai Thi Dương*; Trần Thị Hồng Phương**; Đỗ Thị Phương*<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: đánh giá hiệu quả hỗ trợ phục hồi chức năng vận động của phương pháp xoa bóp<br />
Shiashu trên bệnh nhân (BN) nhồi máu não (NMN) sau giai đoạn cấp và theo dõi những tác<br />
dụng không mong muốn của phương pháp Shiashu. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu<br />
thử nghiệm lâm sàng mở, so sánh trước sau và so sánh đối chứng 60 BN NMN sau giai<br />
đoạn cấp, trong đó nhóm chứng dùng phác đồ điều trị gồm thuốc y học cổ truyền (YHCT), điện<br />
châm và thuốc y học hiện đại (YHHĐ), nhóm nghiên cứu sử dụng phác đồ trên kết hợp với<br />
phương pháp xoa bóp Shiashu. Kết quả: sau 30 ngày điều trị, mức độ cải thiện độ liệt theo<br />
thang điểm Rankin ở nhóm nghiên cứu là 100% so với nhóm chứng là 83,3% (p > 0,05), theo<br />
thang điểm Barthel và Orgogozo là 96,7% và 100%, cao hơn so với nhóm chứng (80% và<br />
83,3%) (p < 0,05). Chưa thấy xuất hiện tác dụng không mong muốn trong thời gian 30 ngày<br />
điều trị. Kết luận: phương pháp xoa bóp Shiashu kết hợp với thuốc YHCT, điện châm và thuốc<br />
YHHĐ có tác dụng tốt trong hỗ trợ phục hồi chức năng vận động BN NMN sau giai đoạn cấp.<br />
* Từ khóa: Nhồi máu não; Phương pháp Shiashu; Phục hồi chức năng vận động.<br />
<br />
Evaluation of Supportive Effect on Rehabilitation of Shiashu Massage<br />
Methods in Patients with Cerebral Infraction after Acute Stage<br />
Summary<br />
Objectives: To evaluate the supportive effect on rehabilitation of Shiashu massage method in<br />
patients with cerebral infarction after acute stage and monitor the unexpected effects of this<br />
method. Subjects: 60 patients with cerebral infarction after acute stage. Methods: Opened<br />
clinical trial, pre-post comparison and control comparison, in which the control group used<br />
treatment formula of traditional medicine, current medicine and electrical acupuncture, the study<br />
group applied this formula combining with Shiashu method. Results: After 30 treatment days,<br />
the improved paralytic level of the study group: according to Rankin was 100% in comparing to<br />
control group of 83.3% (p > 0.05); according to Barthel and Orgogozo index were 96.7% and 100%,<br />
those were higher than ones in the control group with the rates of 80% and 83.3% (p < 0.05).<br />
There hadn’t been any unexpected effects. Conclusions: Shiashu method combining with<br />
tradiditonal medicine, current medicine and electric acupuncture had a good supportive effect<br />
on rehabilitation in patients with cerebral infarction after acute stage.<br />
* Key word: Cerebral infarction; Shiashu method; Rehabilitation.<br />
* Đại học Y Hà Nội<br />
** Bộ Y tế<br />
Người phản hồi (Corresponding): Trần Thị Hồng Phương (hongphuong_ma@yahoo.com)<br />
Ngày nhận bài: 20/01/2016; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 18/02/2016<br />
Ngày bài báo được đăng: 07/03/2016<br />
<br />
100<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2016<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Nhồi máu não là bệnh lý thần kinh phổ<br />
biến, chiếm 75 - 80% trong tai biến mạch<br />
máu não (TBMMN). Tỷ lệ tử vong đứng<br />
hàng thứ 3 sau bệnh lý tim mạch và ung<br />
thư [1]. Ngày nay, nhờ tiến bộ của y học,<br />
tỷ lệ tử vong do TBMMN ngày càng giảm<br />
nên tỷ lệ sống sót với nhiều di chứng<br />
ngày càng tăng [1]. Do vậy, nhu cầu phục<br />
hồi chức năng cho BN càng cấp thiết.<br />
Ngày nay, người thầy thuốc thường sử<br />
dụng đa liệu pháp trong điều trị kết hợp<br />
cả thuốc và không dùng thuốc như châm<br />
cứu, xoa bóp bấm huyệt và tập luyện<br />
phục hồi chức năng. Shiashu là phương<br />
pháp xoa bóp có nguồn gốc từ Nhật Bản,<br />
được ứng dụng nhiều tại Nhật Bản và<br />
một số nước phương Tây trong điều trị<br />
các chứng đau và hạn chế vận động [2].<br />
Ở Việt Nam, phương pháp này bước đầu<br />
được thử nghiệm tại một số cơ sở y tế<br />
nhưng chưa được đánh giá hiệu quả một<br />
cách khoa học. Do vậy, chúng tôi tiến<br />
hành nghiên cứu này tại Khoa Người có<br />
tuổi, Bệnh viện YHCT TW nhằm: Đánh<br />
giá hiệu quả hỗ trợ phục hồi chức năng<br />
vận động của phương pháp xoa bóp<br />
Shiashu trên BN NMN sau giai đoạn cấp<br />
và theo dõi những tác dụng không mong<br />
muốn của phương pháp này.<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br />
BN ≥ 18 tuổi, không phân biệt giới,<br />
được chẩn đoán NMN lần thứ nhất sau<br />
giai đoạn cấp từ 10 - 15 ngày, đã điều trị<br />
ổn định các rối loạn tim mạch, hô hấp,<br />
thần kinh, khám và điều trị nội trú tại Khoa<br />
Người có tuổi, Bệnh viện YHCT TW.<br />
<br />
* Tiêu chuẩn chọn BN:<br />
BN được chẩn đoán NMN sau giai<br />
đoạn cấp (có kết quả chụp CT-s), có mức<br />
độ liệt theo Rankin và Barthel từ độ II đến<br />
độ IV [3, 4], tự nguyện tham gia nghiên<br />
cứu.<br />
* Tiêu chuẩn loại trừ:<br />
- BN liệt nửa người không phải do<br />
NMN (chảy máu não, chấn thương, u não,<br />
bệnh lý ở tim, dị dạng mạch não).<br />
- BN bị NMN tái phát lần thứ hai trở đi,<br />
huyết áp tâm thu > 166 mmhg, huyết áp<br />
tâm tâm trương > 100 mmHg giai đoạn II.<br />
- BN NMN có kèm các bệnh như lao,<br />
tâm thần, HIV/AIDS.<br />
- BN không tuân thủ đúng quy trình<br />
điều trị theo yêu cầu của thầy thuốc.<br />
- Phụ nữ có thai.<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br />
Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng, có<br />
so sánh với nhóm chứng, so sánh trước<br />
và sau điều trị. 60 BN đủ tiêu chuẩn lựa<br />
chọn được chia làm 2 nhóm: nhóm đối<br />
chứng: 30 BN được điều trị bằng phác đồ<br />
nền, gồm thuốc YHHĐ (piracetam 400 mg,<br />
ngày uống 2 lần mỗi lần 2 viên, liên tục<br />
trong 30 ngày, thuốc điều trị bệnh kèm<br />
theo như tăng huyết áp, đái tháo đường);<br />
thuốc sắc YHCT (bài Bổ dương hoàn ngũ<br />
thang cho BN thể khí hư huyết trệ, lạc<br />
mạch ứ trở, bài Hổ tiềm hoàn cho BN thể<br />
can dương thịnh, lạc mạch ứ trở); điện<br />
châm theo phác đồ của Khoa Người có<br />
tuổi, Bệnh viện YHCT TW.<br />
Nhóm nghiên cứu: 30 BN được điều trị<br />
theo phác đồ nền như nhóm đối chứng<br />
kết hợp với phương pháp xoa bóp<br />
Shiashu 30 phút/lần/ngày sau điện châm.<br />
Thời gian điều trị 30 ngày liên tục.<br />
101<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2016<br />
<br />
Kỹ thuật xoa bóp Shiashu được thực<br />
hiện bên liệt theo thứ tự: Shiashu vùng<br />
lưng 4 - 5 phút; vùng hông 3 - 4 phút;<br />
vùng mặt sau và mặt ngoài chân 4 - 5 phút;<br />
vùng đầu và mặt 4 - 5 phút; vùng Hara<br />
(vùng đau điểm dưới rốn 2 cm) 4 - 5 phút;<br />
mặt trước và trong chân 4 - 5 phút.<br />
* Các chỉ tiêu theo dõi:<br />
- Lâm sàng: mức độ liệt theo thang<br />
điểm Rankin [3], chỉ số Barthel [3], thang<br />
điểm Orgogozo [3] và tác dụng không<br />
mong muốn trên lâm sàng.<br />
- Cận lâm sàng: các chỉ số sinh hóa,<br />
huyết học: công thức máu, huyết sắc tố,<br />
ure, creatinin, ALT, AST.<br />
* Phương pháp đánh giá kết quả điều trị:<br />
- Trên lâm sàng:<br />
<br />
+ Đánh giá kết quả dịch chuyển độ liệt<br />
theo chỉ số Rankin, Barthel và Orgogozo:<br />
có 3 mức độ tiến triển: 1/ Tiến triển tốt:<br />
chuyển được 2 độ liệt trở lên; 2/ Tiến triển<br />
khá: chuyển lên 1 độ liệt; 3/ Tiến triển<br />
kém: không chuyển độ liệt.<br />
+ Đánh giá tác dụng không mong<br />
muốn của liệu pháp điều trị trên lâm sàng.<br />
- Trên cận lâm sàng:<br />
Đánh giá tác dụng không mong muốn<br />
của liệu pháp điều trị trên các chỉ số huyết<br />
học, sinh hóa của máu thông qua so sánh<br />
tỷ lệ % và giá trị trung bình (X) của các<br />
chỉ số trên trước - sau điều trị, so sánh<br />
giữa 2 nhóm, các chỉ số cận lâm sàng<br />
trước - sau điều trị của từng nhóm và so<br />
sánh giữa hai nhóm.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN<br />
1. Đặc điểm BN nghiên cứu.<br />
Bảng 1: Phân bố BN theo tuổi.<br />
Nhóm<br />
<br />
Nhóm nghiên cứu<br />
(n = 30)<br />
n<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
<br />
3,3<br />
<br />
1<br />
<br />
3,3<br />
<br />
6<br />
<br />
20,0<br />
<br />
7<br />
<br />
23,4<br />
<br />
60 - 69<br />
<br />
7<br />
<br />
23,4<br />
<br />
6<br />
<br />
20,0<br />
<br />
≥ 70<br />
<br />
16<br />
<br />
53,3<br />
<br />
16<br />
<br />
53,3<br />
<br />
Tuổi (năm)<br />
<br />
n<br />
<br />
18 - 49<br />
<br />
1<br />
<br />
50 - 59<br />
<br />
Tuổi trung bình<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
<br />
Nhóm đối chứng<br />
(n = 30)<br />
<br />
66,3 ± 8,2<br />
<br />
66,5 ± 9,0<br />
<br />
p<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Tỷ lệ mắc tai biến mạch máu não xảy ra ở mọi lứa tuổi. Trong nghiên cứu này, tuổi<br />
thấp nhất 46 và cao nhất 79 tuổi, độ tuổi từ 50 - 59 khoảng 20%, BN > 70 tuổi chiếm<br />
tỷ lệ cao nhất (53,3%). Trần Thị Quyên [4] gặp nhiều ở nhóm tuổi > 50 (73,3%). Có thể<br />
BN ở nghiên cứu này lấy chủ yếu ở Khoa Người cao tuổi của Bệnh viện YHCT TW.<br />
Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu 66,3 8,2 tuổi, nhóm chứng là 66,5 9,0 tuổi,<br />
khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05), chứng tỏ hai nhóm có sự tương đồng<br />
về tuổi.<br />
102<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2016<br />
<br />
Bảng 2: Mức độ di chứng của BN 2 nhóm trước điều trị.<br />
Nhóm<br />
Thang điểm<br />
<br />
Rankin<br />
<br />
Barthel<br />
<br />
Nhóm nghiên cứu<br />
(n = 30)<br />
<br />
Nhóm đối chứng<br />
(n = 30)<br />
<br />
n<br />
<br />
Tý lệ (%)<br />
<br />
n<br />
<br />
Tý lệ (%)<br />
<br />
Độ I<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
Độ II<br />
<br />
7<br />
<br />
23,3<br />
<br />
6<br />
<br />
20,0<br />
<br />
Độ III<br />
<br />
14<br />
<br />
46,7<br />
<br />
16<br />
<br />
53,3<br />
<br />
Độ VI<br />
<br />
9<br />
<br />
30,0<br />
<br />
8<br />
<br />
26,7<br />
<br />
Độ I<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
Độ II<br />
<br />
7<br />
<br />
23,3<br />
<br />
6<br />
<br />
20,0<br />
<br />
Độ III<br />
<br />
16<br />
<br />
53,4<br />
<br />
17<br />
<br />
56,7<br />
<br />
Độ VI<br />
<br />
7<br />
<br />
23,3<br />
<br />
7<br />
<br />
23,3<br />
<br />
p<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Không có sự khác biệt giữa 2 nhóm nghiên cứu và đối chứng về phân bố mức độ di<br />
chứng theo thang điểm Rankin và Barthel. Phần lớn BN tập trung ở mức độ III. Như<br />
vậy, mức độ bệnh ở hai nhóm khá tương đồng.<br />
2. Kết quả trên lâm sàng.<br />
* Kết quả cải thiện độ liệt trên 2 nhóm BN:<br />
Bảng 3: So sánh kết quả dịch chuyển độ liệt sau điều trị theo thang điểm Rankin,<br />
Barthel và Orgogozo ở 2 nhóm BN.<br />
Nhóm<br />
Mức độ dịch<br />
chuyển độ liệt<br />
<br />
Rankin<br />
<br />
Barthel<br />
<br />
Orgogozo<br />
<br />
Nhóm nghiên cứu<br />
(n = 30)<br />
<br />
Nhóm đối chứng<br />
(n = 30)<br />
<br />
n<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
<br />
n<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
<br />
Tốt<br />
<br />
7<br />
<br />
23,3<br />
<br />
3<br />
<br />
10,0<br />
<br />
Khá<br />
<br />
23<br />
<br />
76,7<br />
<br />
22<br />
<br />
73,3<br />
<br />
Kém<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
5<br />
<br />
16,7<br />
<br />
Tốt<br />
<br />
6<br />
<br />
20,0<br />
<br />
2<br />
<br />
6,7<br />
<br />
Khá<br />
<br />
23<br />
<br />
76,7<br />
<br />
22<br />
<br />
73,3<br />
<br />
Kém<br />
<br />
1<br />
<br />
3,3<br />
<br />
6<br />
<br />
20,0<br />
<br />
Tốt<br />
<br />
8<br />
<br />
26,7<br />
<br />
4<br />
<br />
13,3<br />
<br />
Khá<br />
<br />
22<br />
<br />
73,3<br />
<br />
21<br />
<br />
70,0<br />
<br />
Kém<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
5<br />
<br />
16,7<br />
<br />
p<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
Sau 30 ngày điều trị, cả 2 nhóm đều có cải thiện mức độ liệt theo thang điểm<br />
Rankin, Barthel và Orgozo, nhưng mức độ cải thiện độ liệt trên cả 3 chỉ số này ở nhóm<br />
nghiên cứu cao hơn nhóm chứng có ý nghĩa thống kê.<br />
103<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2016<br />
<br />
So sánh mức độ cải thiện độ liệt theo Rankin với một số nghiên cứu khác: Trương<br />
Mậu Sơn [5] có tỷ lệ tốt và khá 86,7%; nghiên cứu của Trần Thị Quyên [4] là 93,4%,<br />
đều thấp hơn so với tỷ lệ cải thiện trong nghiên cứu của chúng tôi.<br />
Bảng 4: Kết quả dịch chuyển độ liệt sau điều trị theo thể bệnh YHCT ở nhóm BN<br />
nghiên cứu.<br />
Thể YHCT<br />
Ranhkin<br />
(n = 30)<br />
<br />
Barthel<br />
(n = 30)<br />
<br />
Thể khí hƣ huyết trệ<br />
<br />
Loại tốt<br />
<br />
4<br />
<br />
21,1<br />
<br />
3<br />
<br />
27,3<br />
<br />
Loại khá<br />
<br />
15<br />
<br />
78,9<br />
<br />
8<br />
<br />
72,7<br />
<br />
Loại kém<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
19<br />
<br />
100,0<br />
<br />
11<br />
<br />
100,0<br />
<br />
Loại tốt<br />
<br />
4<br />
<br />
21,1<br />
<br />
2<br />
<br />
21,2<br />
<br />
Loại khá<br />
<br />
15<br />
<br />
78,9<br />
<br />
8<br />
<br />
72,7<br />
<br />
Loại kém<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
1<br />
<br />
9,1<br />
<br />
Tổng<br />
Orgozo<br />
(n = 30)<br />
<br />
Thể can dƣơng thịnh<br />
<br />
p<br />
> 0,05<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
19<br />
Loại tốt<br />
<br />
5<br />
<br />
26,3<br />
<br />
3<br />
<br />
27,3<br />
<br />
Loại khá<br />
<br />
14<br />
<br />
73,7<br />
<br />
8<br />
<br />
72,7<br />
<br />
Loại kém<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
19<br />
<br />
100,0<br />
<br />
11<br />
<br />
100,0<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Sau điều trị, mức độ cải thiện độ liệt ở 2 thể bệnh YHCT là khí hư huyết trệ và can<br />
dương vượng tương đương, không có sự khác biệt giữa 2 thể bệnh YHCT (p > 0,05).<br />
* Kết quả theo dõi tác dụng không mong muốn trên lâm sàng của liệu pháp điều trị:<br />
Kết quả theo dõi cho thấy ở nhóm nghiên cứu 21/30 BN (70%) cải thiện giấc ngủ tốt<br />
hơn, 27/30 BN (90%) giảm cảm giác căng thẳng mệt mỏi.<br />
Không thấy xuất hiện các tác dụng phụ bất lợi khác (đau rát tại huyệt, vã mồ hôi,<br />
hoa mắt chóng mặt, buồn nôn...) ở cả hai nhóm.<br />
3. Kết quả cận lâm sàng.<br />
Bảng 5: So sánh biến đổi một số chỉ số huyết học, sinh hóa trước và sau điều trị<br />
trên 2 nhóm BN.<br />
Nhóm<br />
<br />
Nhóm nghiên cứu<br />
(n = 30)<br />
<br />
Nhóm đối chứng<br />
(n = 30)<br />
<br />
D0<br />
X ± SD<br />
<br />
D30<br />
X ± SD<br />
<br />
p<br />
<br />
D0<br />
X ± SD<br />
<br />
D30<br />
X ± SD<br />
<br />
p<br />
<br />
Hồng cầu (T/ l)<br />
<br />
4,33 ± 0,31<br />
<br />
4,57 ± 0,51<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
4,2 ± 0,42<br />
<br />
4,46 ± 0,39<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Hemoglobin (g/l)<br />
<br />
12,91 ± 0,89<br />
<br />
12,98 ± 1,89<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
13,05 ± 0,87<br />
<br />
13,12 ± 1,1<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Bạch cầu (G/l)<br />
<br />
6,05 ± 2,01<br />
<br />
6,35 ± 1,9<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
5,89 ± 1,39<br />
<br />
5,83 ± 1,98<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Tiểu cầu (G/L)<br />
<br />
290,4 ± 75,89<br />
<br />
288,73 ± 82,7<br />
<br />
Chỉ số<br />
<br />
104<br />
<br />
280,6 ± 58,8<br />
<br />
289,87 ± 54,74 > 0,05<br />
<br />