T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 5-2017<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ<br />
CHẢY MÁU MŨI DO TĂNG HUYẾT ÁP TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103<br />
Vũ Văn Minh*; Ngô Thị Thu Hoa*<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: mô tả đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân (BN) chảy máu mũi (CMM) do tăng huyết<br />
áp (THA) điều trị tại Bệnh viện Quân y 103 từ 2 - 2012 đến 12 - 2016. Đối tượng và phương<br />
pháp: nghiên cứu hồi cứu, tiến cứu mô tả 61 BN được chẩn đoán CMM do THA, đáp ứng đủ<br />
tiêu chuẩn nghiên cứu. Kết quả và kết luận: tuổi hay gặp 40 - 59 (62,3%), nam: 72,2%, có dấu<br />
hiệu báo trước: 59%, tái phát: 77,0%, mức độ nhẹ 77,0%, điều trị huyết áp không thường xuyên<br />
78,7%, do THA độ 1, 2: 75,4%, điều trị đặt Merocel 73,8%, đặt bóng 14,8%, nội soi đông điện<br />
3,2%, 100% được điều trị kết hợp cầm máu mũi và huyết áp.<br />
* Từ khoá: Chảy máu mũi; Tăng huyết áp; Hiệu quả.<br />
<br />
Evaluation of Effectiveness of some Methods for Treatment of<br />
Epistaxis Caused by Hypertension at 103 Hospital<br />
Summary<br />
Objectives: To describe clinical features in patients with epistaxis due to hypertension<br />
treated at 103 Hospital from 2 - 2012 to 12 - 2016. Subjects and methods: A prospective and<br />
retrospective description was conducted on 61 patients diagnosed with epistaxis caused by<br />
hypertension, which met the study criteria. Results and conclusion: Mean age 40 - 59 (62.3%),<br />
men: 72.2%, 59% had warning signs, recurrence: 77.0%, mild: 77.0%; interruptive management<br />
of hypertension: 78.7%. Hypertension grade 1, 2: 75.4%, using Merocel: 73.8%, using nasal<br />
epistaxis balloon: 14.8%, coagulation under endoscopy: 3.2%; 100% were treated by both nasal<br />
congestion and blood pressure simultaneously.<br />
* Key words: Epistaxis; Hypertension; Effectiveness.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Chảy máu mũi là một cấp cứu thường<br />
gặp trong tai mũi họng, do nhiều nguyên<br />
nhân khác nhau. THA là một trong những<br />
nguyên nhân gây CMM. Chảy máu do<br />
THA có thể tái đi tái lại, cần chẩn đoán và<br />
điều trị kịp thời để tránh biến chứng do<br />
mất máu gây ra, thậm chí có thể nguy<br />
hiểm tới tính mạng.<br />
<br />
Điều trị CMM do THA là cầm máu mũi<br />
kết hợp điều trị huyết áp một cách hệ<br />
thống, cần sự phối hợp của chuyên khoa<br />
tai mũi họng và tim mạch [2, 3, 4]. Vì vậy,<br />
chúng tôi thực hiện đề tài nhằm:<br />
- Mô tả đặc điểm lâm sàng CMM do<br />
THA.<br />
- Đánh giá hiệu quả một số biện pháp<br />
điều trị cấp cứu CMM do THA.<br />
<br />
* Bệnh viện Quân y 103<br />
Người phản hồi (Corresponding): Vũ Văn Minh (minhb6@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 14/02/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 05/05/2017<br />
Ngày bài báo được đăng: 15/05/2017<br />
<br />
199<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 5-2017<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tượng nghiên cứu.<br />
61 BN được chẩn đoán xác định CMM do THA, điều trị tại Bệnh viện Quân y 103 từ<br />
tháng 02 - 2012 đến 12 - 2016.<br />
2. Phương pháp nghiên cứu.<br />
Hồi cứu, tiến cứu mô tả ca bệnh có can thiệp, theo dõi từng trường hợp.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN<br />
1. Đặc điểm lâm sàng.<br />
Bảng 1: Tuổi và giới (n = 61).<br />
Giới<br />
<br />
Nam<br />
<br />
Nữ<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
20 - 39<br />
<br />
5<br />
<br />
1<br />
<br />
6 (9,8%)<br />
<br />
40 - 59<br />
<br />
23<br />
<br />
15<br />
<br />
38 (62,3%)<br />
<br />
≥ 60<br />
<br />
13<br />
<br />
4<br />
<br />
17 (27,9%)<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
44 (72,2%)<br />
<br />
17 (27,8%)<br />
<br />
61 (100%)<br />
<br />
Tuổi<br />
<br />
Trong nghiên cứu, chúng tôi không<br />
gặp BN nào < 20 tuổi, lứa tuổi hay gặp<br />
nhất 40 - 59 (62,3%), đây cũng là tuổi hay<br />
bị bệnh THA. Nam (72,2%) gặp nhiều<br />
hơn nữ (27,8%), tỷ lệ này tương tự với<br />
nghiên cứu trước đó [1].<br />
* Các dấu hiệu báo trước (n = 61):<br />
Nhóm BN không có dấu hiệu báo<br />
trước chiếm tỷ lệ cao nhất (25 BN =<br />
41,0%); những BN này đi khám CMM mới<br />
phát hiện nguyên nhân do THA. 13 BN<br />
(21,3%) có kết hợp 2 - 3 dấu hiệu báo<br />
trước. Nghẹt mũi: 5 BN (8,2%); triệu<br />
chứng nhức đầu (8 BN = 13,1%) và hoa<br />
mắt chóng mặt (10 BN = 16,4%) là tiền<br />
triệu chứng bệnh THA.<br />
200<br />
<br />
* Hoàn cảnh CMM (n = 61):<br />
Khi nghỉ ngơi: 37 BN (60,7%); lúc làm<br />
việc: 24 BN (39,3%).<br />
CMM xảy ra lúc nghỉ ngơi, chủ yếu là ban<br />
đêm (60,7%), phù hợp với bệnh cảnh THA.<br />
CMM xảy ra lúc làm việc (39,3%), thường<br />
gặp ở BN lao động, tập luyện căng thẳng.<br />
* Tính chất tái phát (n = 61):<br />
Lần đầu: 14 BN (22,9%); tái phát: 47 BN<br />
(77,1%). Nhóm BN chảy máu tái phát gặp<br />
nhiều hơn, chủ yếu gặp ở BN điều trị<br />
huyết áp không thường xuyên. 14 BN<br />
(22,9%) chảy máu lần đầu gặp ở trường<br />
hợp chưa được điều trị huyết áp, một số<br />
BN có cơn THA kịch phát.<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 5-2017<br />
Bảng 2: Liên quan giữa nhóm tuổi và số bên bị CMM (n = 61).<br />
Số bên CMM<br />
<br />
Một bên<br />
<br />
Hai bên<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
Nhóm tuổi<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
20 - 39<br />
<br />
2<br />
<br />
3,3<br />
<br />
4<br />
<br />
6,6<br />
<br />
6<br />
<br />
9,9<br />
<br />
40 - 59<br />
<br />
19<br />
<br />
31,1<br />
<br />
19<br />
<br />
31,1<br />
<br />
38<br />
<br />
62,2<br />
<br />
≥ 60<br />
<br />
7<br />
<br />
11,5<br />
<br />
10<br />
<br />
16,4<br />
<br />
17<br />
<br />
27,9<br />
<br />
28<br />
<br />
45,9<br />
<br />
33<br />
<br />
54,1<br />
<br />
61<br />
<br />
100<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
CMN 2 bên gặp ở mọi lứa tuổi, chảy<br />
nhiều máu, thường khó cầm máu. CMN<br />
2 bên thường gặp ở BN THA độ 3 và<br />
THA kịch phát. BN > 40 tuổi, THA thường<br />
kèm theo các rối loạn chuyển hoá lipid<br />
máu, xơ vữa động mạch.<br />
* Vị trí CMM (n = 61):<br />
Mũi trước: 24 BN (39,34%); mũi sau:<br />
3 BN (4,92%); cả mũi trước và sau: 34 BN<br />
(55,74%). Những BN chảy máu cửa mũi<br />
trước và sau thường bị CMM hai bên, số<br />
<br />
lượng nhiều, khó cầm máu. Số BN CMM<br />
đơn thuần gặp ở BN THA độ 1, 2.<br />
* Tiền sử điều trị bệnh THA (n = 61):<br />
Chưa điều trị: 9 BN (14,8%); điều trị<br />
không thường xuyên: 48 BN (78,6%);<br />
điều trị thường xuyên: 4 BN (6,6%).<br />
Số BN có bệnh THA nhưng điều trị<br />
thuốc không thường xuyên chiếm đa số.<br />
Như vậy, nếu kiểm soát tốt huyết áp sẽ<br />
phòng ngừa được biến chứng CMM.<br />
<br />
Bảng 3: Liên quan giữa mức độ THA và mất máu (n = 61).<br />
Mức độ mất máu<br />
<br />
Nhẹ<br />
<br />
Vừa<br />
<br />
Nặng<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
Độ THA<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
Độ 1<br />
<br />
9<br />
<br />
14,75<br />
<br />
1<br />
<br />
1,65<br />
<br />
1<br />
<br />
1,65<br />
<br />
11<br />
<br />
18,05<br />
<br />
Độ 2<br />
<br />
26<br />
<br />
42,60<br />
<br />
3<br />
<br />
4,90<br />
<br />
4<br />
<br />
6,55<br />
<br />
33<br />
<br />
54,05<br />
<br />
Độ 3<br />
<br />
9<br />
<br />
14,75<br />
<br />
2<br />
<br />
3,30<br />
<br />
2<br />
<br />
3,30<br />
<br />
13<br />
<br />
21,35<br />
<br />
Kịch phát<br />
<br />
3<br />
<br />
4,90<br />
<br />
1<br />
<br />
1,65<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
4<br />
<br />
6,55<br />
<br />
47<br />
<br />
77,00<br />
<br />
7<br />
<br />
11,50<br />
<br />
7<br />
<br />
11,50<br />
<br />
61<br />
<br />
100<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
Số BN mất máu nhẹ chiếm đa số.<br />
Không có mối liên quan giữa mức độ THA<br />
và mất máu. Vì vậy, CMM cần được chẩn<br />
đoán, xử trí và theo dõi chặt chẽ tránh<br />
mất máu nhiều.<br />
<br />
2. Điều trị.<br />
* Phương pháp cầm máu mũi trước khi<br />
đến viện (n = 61):<br />
Trước khi đến viện, 34 BN (55,7%)<br />
nhét mèche mũi và không do thầy thuốc<br />
201<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 5-2017<br />
chuyên khoa tai mũi họng thực hiện. Vì<br />
vậy, hầu hết đều sai kỹ thuật và không<br />
có tác dụng cầm máu. 27,9% BN tự ép<br />
cánh mũi cầm máu. 10 BN (16,4%)<br />
không xử trí gì là những BN tự cầm hay<br />
gần viện.<br />
* Phương pháp cầm máu mũi ngay khi<br />
đến bệnh viện (n = 61):<br />
59 BN (96,7%) sử dụng phương pháp<br />
cầm máu nhét merocel và mèche tăng<br />
cường. 2 BN (3,3%) không cần sử dụng<br />
phương pháp nào mà tự cầm máu. Việc<br />
<br />
nhét mèche và merocel càng sớm càng<br />
tốt, có thể xử lý ngày khi BN CMM.<br />
* Phương pháp cầm máu lại khi chảy<br />
máu tái phát (n = 61):<br />
16/61 BN bị chảy máu tái phát, trong<br />
đó 9 BN (14,8%) được đặt bóng cầm<br />
máu, 5 BN (8,2%) đặt lại merocel và<br />
mèche cầm máu và 2 BN (3,2%) nội soi<br />
đông điện cầm máu.<br />
* Điều trị huyết áp phối hợp (n = 61):<br />
100% BN trong nghiên cứu được điều<br />
trị thuốc hạ huyết áp, khám và chỉ định<br />
theo phác đồ của Khoa Tim mạch.<br />
<br />
Bảng 4: Liên quan mức độ chảy máu và cách xử trí.<br />
Xử trí<br />
Mức độ<br />
<br />
Mèche mũi hoặc<br />
merocel<br />
<br />
Đông điện cầm<br />
máu<br />
<br />
Đặt bóng<br />
cầm máu<br />
<br />
Không xử trí gì<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
Nhẹ<br />
<br />
45<br />
<br />
73,77<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
2<br />
<br />
3,28<br />
<br />
Vừa<br />
<br />
3<br />
<br />
4,92<br />
<br />
2<br />
<br />
3,28<br />
<br />
2<br />
<br />
3,28<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
Nặng<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
7<br />
<br />
11,47<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
48<br />
<br />
78,69<br />
<br />
2<br />
<br />
3,28<br />
<br />
9<br />
<br />
14,75<br />
<br />
2<br />
<br />
3,28<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
Nhét mèche mũi trước, mũi sau và đặt merocel được áp dụng đối với hầu hết<br />
các mức độ CMM (78,69%). Nội soi đông điện cầm máu chiếm 3,28%, gặp ở BN<br />
chảy máu kéo dài. Đặt bóng cầm máu chủ yếu áp dụng cho những trường hợp CMM<br />
nặng (14,75%).<br />
KẾT LUẬN<br />
Qua nghiên cứu 61 trường hợp CMM<br />
do THA tại Bệnh viện Quân y 103, chúng<br />
tôi rút ra một số kết luận sau:<br />
* Đặc điểm lâm sàng CMM do THA:<br />
- Tuổi hay gặp 40 - 59 (62,3%), nam:<br />
72,2%.<br />
- 59% CMM có dấu hiệu báo trước.<br />
- 77% CMM dễ tái phát.<br />
202<br />
<br />
- CMM mức độ nhẹ chiếm chủ yếu<br />
(77%).<br />
- CMM không được điều trị huyết áp<br />
thường xuyên: 78,7%.<br />
- CMM do THA độ 2, độ 3 chiếm đa số<br />
(75,4%).<br />
- 55,7% BN được nhét mèche trước<br />
khi vào viện.<br />
* Đánh giá kết quả điều trị CMM do THA:<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 5-2017<br />
- Điều trị cầm máu mũi bằng merocel<br />
và mèche tăng cường là chủ yếu (96,7%),<br />
tỷ lệ thành công cao (73,8%) ngay sau<br />
1 lần can thiệp.<br />
- Đặt bóng kết quả tốt cho BN chảy<br />
máu nặng và chảy máu tái phát (14,8%).<br />
- Nội soi đông điện cầm máu để giải<br />
phóng mèche mũi sớm cho BN chảy máu<br />
kéo dài (3,2%).<br />
- 100% BN được điều trị thuốc hạ<br />
huyết áp kết hợp.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Nghiêm Đức Thuận. Nghiên cứu đặc<br />
điểm lâm sàng, cận lâm sàng CMM do THA ở<br />
<br />
Bệnh viện Quân y 103. Y học Thực hành.<br />
2013, 859 (2), tr.99-103.<br />
2. Barlow D.W, Deleyiannis W.B,<br />
Pinczower E.F. Effectiveness of surgical<br />
management of epistaxis at a tertiary<br />
care center. Laryngoscope. 1997, 107 (1),<br />
pp.21-24.<br />
3. Morgan M.K, Aldren C.P. Oroantral<br />
fistula: A complication of transantral ligation of<br />
the internal maxillary artery for epistaxis. J<br />
Laryngol Otol. 1997, 111 (5), pp.468-470.<br />
4. O’Donnell M, Robertson G, McGarry<br />
G.W. A new bipolar diathermy probe for the<br />
outpatient management of adult acute<br />
epistaxis. Clin Otolaryngol. 1999, 24 (6),<br />
pp.537- 541.<br />
<br />
203<br />
<br />