Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐẶT THÔNG TIỂU SẠCH NGẮT QUẢNG <br />
TRONG ĐIỀU TRỊ BÀNG QUANG THẦN KINH Ở TRẺ EM <br />
Lê Tấn Sơn*, Hà Thị Thu Thủy* <br />
TÓM TẮT <br />
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả đặt thông tiểu sạch ngắt quảng trong bệnh lý bàng quang thần kinh ở trẻ em. <br />
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang các trường hợp bệnh nhân bàng quang thần kinh được điều trị <br />
với đặt thông tiểu sạch ngắt quảng tại khoa Ngoại Niệu bệnh viện Nhi Đồng 2 từ tháng 02/2011‐04/2012. Thân <br />
nhân của những bệnh nhân nhỏ và bệnh nhân lớn được điều dưỡng chuyên khoa hướng dẫn thực hiện thuần <br />
thục trước khi xuất viện. <br />
Kết quả: Có 03/37 trường hợp (8,1%) bệnh nhân tiểu đục không sốt, tự khỏi không dùng thuốc, 01/37 <br />
trường hợp (2,7%) nhiễm khuẩn tiểu trên, 2/11 trường hợp (18,18%) thận ứ nước độ III‐ IV giảm còn độ II, <br />
02/11 trường hợp (18,18%) giảm từ độ II xuống độ I. Sau khi thực hiện thông tiểu ngắt quảng tại nhà, có 29/37 <br />
trường hợp (78,37%) có kết quả tốt, 06/37 trường hợp (16,2%) cho kết quả trung bình, 02/37 trường hợp <br />
(5,4%) cho kết quả kém. Ngoài ra, chúng tôi ghi nhận 02 trường hợp phải mở bàng quang ra da do thân nhân <br />
không tuân thủ điều trị. <br />
Kết luận: Thông tiểu sạch ngắt quảng là phương pháp điều trị cho kết quả tốt ở trẻ bị bàng quang thần kinh <br />
nhằm giảm các biến chứng són tiểu, nhiễm khuẩn tiểu dẫn đến tổn thương đường niệu trên, suy thận mạn. Với <br />
sự hướng dẫn của điều dưỡng, việc thông tiểu sạch ngắt quảng có thể được thực hiện dễ dàng tại nhà với sự <br />
giúp đỡ của người thân hoặc do chính bản thân trẻ tự thông tiểu. <br />
Từ khóa: Thông tiểu sạch ngắt quảng, bàng quang thần kinh. <br />
ABSTRACT <br />
TO ASSESS THE EFFECTIVENESS OF CLEAN INTERMITTENT CATHETERIZATION (CIC) <br />
IN NEUROGENIC BLADDER DYSFUNCTION IN CHILDREN <br />
Le Tan Son, Ha Thi Thu Thuy * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 3 ‐ 2013: 109 ‐ <br />
112 <br />
Objective: To assess the effectiveness of Clean Intermittent Catheterization (CIC) in neurogenic bladder <br />
dysfunction in children. <br />
Methods: A cross‐sectional description of on the patients with neurogenic bladder indicated CIC, and <br />
followed up at the Department of Urology, Childrenʹs Hospital 2 from 02/2011‐ 04/2012. Caregivers of patients <br />
and older patients were trained by nurses to do the CIC before discharge. <br />
Results: 03/37 (8.1%) patients with clouded urines without symptoms, 01/37 (2.7%) cases of upper urinary <br />
infection, 2/11 (18.18%) cases with decreased hydroneprosis from III ‐ IV to II degree, 02/11 (18.18%) cases from II <br />
to I degree; 29/37 (78.37%) cases with good results, 06/37 (16.2%) cases for average results, 02/37 (5.4%) cases for <br />
poor results. Besides, there are 2 cases excluded from population, performed vesicostomy because of failure in CIC. <br />
Conclusions: CIC is a effective treatment for children with neurogenic bladder in order to reduce urinary <br />
leakage or retention, and urinary infections leading to upper urinary tract deterioration, or even to kidney failure <br />
ultimately. With the guidance of nurses, caregivers of patients could perform the CIC easily and the older <br />
children can do it themselves. <br />
Keywords: Clean intermittent catheterization, neurogenic Bladder. <br />
<br />
* Bệnh viện Nhi Đồng 2 <br />
Tác giả liên lạc: PGS TS Bs Lê Tấn Sơn <br />
<br />
110<br />
<br />
ĐT: 0902964446 <br />
<br />
Email: letanson@yahoo.com <br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Nhi <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 <br />
ĐẶT VẤN ĐỀ <br />
Bàng quang thần kinh (BQTK) là sự mất <br />
chức năng bình thường của bàng quang gây ra <br />
do tổn thương của hệ thống thần kinh chi phối <br />
hoạt động bàng quang hoặc biến chứng của <br />
phẫu thuật trên bàng quang. Hậu quả dẫn đến <br />
chức năng bàng quang hoạt động kém, không <br />
thể co, giãn bình thường dẫn đến chức năng <br />
chứa đựng cũng như chức năng tống suất nước <br />
tiểu không hoàn toàn; hoặc hoạt động quá mức, <br />
co lại thường xuyên mà không bị ức chế hoặc <br />
không có khả năng phối hợp với các cơ co thắt <br />
bàng quang (Detrusor Sphineter Dysnergey). <br />
Việc điều trị BQTK là sự phối hợp chặt chẻ 3 <br />
phương pháp: nội khoa (dùng thuốc), phẫu <br />
thuật, thông tiểu sạch ngắt quảng. Trong đó, <br />
việc đặt thông tiểu sạch ngắt quảng (TTSNQ) là <br />
phương pháp điều trị chính yếu và hết sức cần <br />
thiết nhằm ngăn ngừa các biến chứng són tiểu, <br />
nhiễm khuẩn tiểu, tăng áp lực bàng quang dẫn <br />
đến tổn thương đường niệu phía trên. Đặc biệt <br />
là ở bệnh nhi, đây là phương pháp điều trị mà <br />
thân nhân và bệnh nhân có thể làm được tại nhà <br />
với sự hướng dẫn của điều dưỡng trong đợt <br />
nằm viện để giúp trẻ hòa nhập được vào các <br />
hoạt động của cộng đồng. <br />
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm <br />
phân tích và đánh giá kết quả đặt thông tiểu <br />
sạch ngắt quảng (TTSNQ) trong điều trị bàng <br />
quang thần kinh ở trẻ em. <br />
<br />
Tiêu chí loại trừ <br />
Bệnh nhân không theo dõi được sau khi xuất <br />
viện. <br />
<br />
Kỹ thuật <br />
–<br />
<br />
+ Thông tiểu phù hợp với BN. <br />
+ Chất bôi trơn (K‐Y gel). <br />
+ Bồn đựng nước tiểu. <br />
+ Bồn đựng thông tiểu. <br />
–<br />
<br />
+ Vệ sinh vùng lỗ tiểu với betadin <br />
(povidin). <br />
+ Bôi trơn đầu thông tiểu. <br />
+ Đặt nhẹ nhàng và từ từ vào lỗ tiểu đến <br />
khi nước tiểu chảy ra. <br />
+ Khi nước tiểu ngừng chảy, rút từ từ thông <br />
tiểu (dùng tay xoa và ấn nhẹ vùng bàng <br />
quang) để phần nước tiểu còn lại tiếp tục <br />
chảy ra cho đến khi hết. <br />
+ Rửa sạch thông tiểu với nước xà phòng. <br />
+ Rửa tay lại với xà phòng. <br />
–<br />
<br />
Lưu ý: <br />
+ Khi đặt thông tiểu gặp cản trở không cố <br />
gắng đẩy vào. <br />
+ Đo lượng nước tiểu chảy ra và ghi sổ <br />
trước khi đổ bỏ. <br />
<br />
Mô tả cắt ngang. <br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Nhi <br />
<br />
Quy trình thực hiện: <br />
+ Rửa tay sạch với nước và xà phòng. <br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu <br />
<br />
Các bệnh nhân bàng quang thần kinh có chỉ <br />
định đặt thông tiểu sạch ngắt quảng được điều <br />
trị tại khoa Ngoại Niệu bệnh viện Nhi Đồng 2 từ <br />
tháng 02/2011 đến tháng 04/2012. Trong thời <br />
gian nằm viện điều dưỡng chuyên khoa niệu <br />
hướng dẫn thân nhân thực hiện đặt thông tiểu <br />
cho bệnh nhân nhỏ và hướng dẫn trực tiếp cho <br />
bệnh nhân lớn. Thời gian theo dõi: Từ 5 tháng <br />
đến 18 tháng. <br />
<br />
Chuẩn bị dụng cụ: <br />
+ Xà phòng, betadin 10%. <br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Tiêu chí đánh giá <br />
–<br />
<br />
Són tiểu giữa các lần (TTSNQ). <br />
+ Tốt: Khô sạch giữa các lần. <br />
+ Trung bình: Còn rỉ nước tiểu ít. <br />
+ Kém: Còn rỉ nhiều nước tiểu giữa các lần. <br />
<br />
–<br />
<br />
Nhiễm khuẩn tiểu: <br />
+ Sốt + tiểu đục. <br />
<br />
111<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
+ TPTNT: BC (+). <br />
+ Hoặc cấy nước tiểu (+). <br />
<br />
KẾT QUẢ <br />
Có 37 trẻ được chẩn đoán BQTK được áp <br />
dụng phương pháp đặt thông tiểu sạch ngắt <br />
quảng gồm có 21 nam (56,76%) và 16 nữ <br />
(43,24%), lứa tuổi trung bình trong nghiên cứu là <br />
6 tuổi, nhỏ nhất là 1 tuổi, lớn nhất là 11 tuổi. <br />
phân bố nhóm tuổi được trình bày trong bảng 1. <br />
Nhiều nhất là nhóm trẻ trên 5 tuổi chiếm 45,9%. <br />
Bảng 1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi <br />
Nhóm tuổi<br />
<br />
Số bệnh nhân<br />
<br />
Tỉ lệ (%)<br />
<br />
1–3T<br />
<br />
6<br />
<br />
16,2<br />
<br />
3–5T<br />
<br />
14<br />
<br />
37,9<br />
<br />
>5 T<br />
<br />
17<br />
<br />
45,9<br />
<br />
Lâm sàng: Số lần đặt CIC: Số lần thực hiện <br />
CIC được mô tả theo bảng 2. Trong đó nhiều <br />
nhất là 5 lần mỗi ngày với 31 bệnh nhân chiếm <br />
83,8%. <br />
Bảng 2. Phân bố bệnh nhân theo số lần đặt thông <br />
tiểu. <br />
Số lần đặt thông tiểu<br />
4<br />
5<br />
6<br />
<br />
Số bệnh nhân<br />
5<br />
31<br />
1<br />
<br />
Tỉ lệ (%)<br />
13,5<br />
83,8<br />
2,7<br />
<br />
Són tiểu giữa các lần đặt thông tiểu sạch <br />
ngắt quảng (TTSNQ): Sau mỗi lần thực hiện <br />
TTSNQ kết quả ghi nhận theo bảng 3. Đa số <br />
bệnh nhân cho kết quả tốt sau TTSNQ với 5 lần <br />
trong ngày. Tỉ lệ hiệu quả kém sau đặt CIC <br />
chiếm 2/37 trường hợp (5,4%). 29/37 (78,37%) <br />
trường hợp có kết quả tốt, 06/37 (16,2%) trường <br />
hợp cho kết quả trung bình, 02/37(5,4) trường <br />
hợp cho kết quả kém. <br />
Bảng 3. Kết quả theo số lần đặt thông tiểu trong <br />
ngày <br />
Số lần đặt<br />
thông tiểu<br />
4<br />
5<br />
6<br />
<br />
112<br />
<br />
Tốt<br />
2 (40)<br />
26 (83,9)<br />
1<br />
29 (78,37)<br />
<br />
Kết quả<br />
n (%)<br />
Trung bình<br />
2 (40)<br />
4 (12,9)<br />
<br />
Kém<br />
1 (20)<br />
1 (3,2)<br />
<br />
6 (16,2)<br />
<br />
2 (5,4)<br />
<br />
Tổng số<br />
5<br />
31<br />
1<br />
37<br />
<br />
Biến chứng đặt CIC: Có 4/37 (10,8%) bệnh nhân <br />
có biến chứng chảy máu niêm mạc khi đặt thông <br />
tiểu tại nhà. Tuy nhiên, tất cả các trường hợp <br />
đều chảy máu ít, tự cầm, và không để lại di <br />
chứng gì. <br />
<br />
Kết quả <br />
Tiểu đục: Có 3 trường hợp tiểu đục, không <br />
sốt (8,1%), không uống thuốc, chỉ uống nhiều <br />
nước và tự khỏi. <br />
Nhiễm khuẩn tiểu: Có 01 trường hợp <br />
(2,56%) nhiễm khuẩn tiểu trên trong thời gian <br />
12 tháng thông tiểu tại nhà. <br />
Ứ nước thận: 2/11(18,18%) trường hợp thận <br />
ứ nước độ III ‐ IV giảm còn độ II, 02/11 trường <br />
hợp(18,18%) giảm từ độ II xuống độ I. <br />
Ngoài ra, chúng tôi ghi nhận 02 trường hợp <br />
phải mở bàng quang ra da do thân nhân không <br />
tuân thủ điều trị. <br />
<br />
BÀN LUẬN <br />
TTSNQ là phương pháp điều trị BQTK được <br />
giới thiệu đầu tiên ở Chicago vào năm 1970 bởi <br />
Jack Lapides và điều dưỡng Betty Lowe trên <br />
một bệnh nhân nữ 30 tuổi. Việc tiến hành <br />
TTSNQ không cần vô khuẩn dụng cụ cũng bắt <br />
đầu từ bệnh nhân này khi bà ta đánh rơi ống <br />
thông xuống đất và không có điều kiện để vô <br />
khuẩn ống thông mà vẫn tiến hành đặt thông <br />
tiểu mà không bị nhiễm khuẩn tiểu (1). Sau đó <br />
TTSNQ đã trở thành một cuộc cách mạng trong <br />
điều trị bàng quang thần kinh ở trẻ em. <br />
TTSNQ là phương pháp lâu dài, an toàn và <br />
hiệu quả trong điều trị bàng quang thần kinh ở <br />
trẻ em. Mục đích của TTSNQ là để tháo nước <br />
tiểu trọn vẹn khỏi bàng quang ở áp suất thấp. Sử <br />
dụng ống thông thích hợp với lứa tuổi. Chỉ cần <br />
rửa tay sạch trước khi đặt thông là đủ. Dùng <br />
chất bôi trơn để dễ đặt thông. Ống thông tiểu có <br />
thể tái sử dụng đến 3‐ 4 tuần và rửa sạch sau khi <br />
sử dụng. Trẻ em có thể đặt mỗi 3‐ 4 giờ. Khoảng <br />
thời gian giữa 2 lần đặt ngắn hơn nếu bàng <br />
quang có thể tích nhỏ hơn (3). <br />
Mới đầu người ta nghĩ là khi thông tiểu với <br />
một dụng cụ vô khuẩn lặp đi lặp lại sẽ dễ có <br />
nguy cơ nhiễm khuẩn tiểu, về sau các kết quả <br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Nhi <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 <br />
cho thấy vi khuẩn trong nước tiểu không có <br />
triệu chứng (asymtomatic bacilluria) có thể lên <br />
đến 60% nhưng tổn thương thận chỉ xảy ra có <br />
3% và nhiễm khuẩn tiểu có sốt ít hơn 10%. Hơn <br />
nữa, với biện pháp điều trị đơn giản này (nhưng <br />
rất hiệu quả) đã làm cải thiện tình trạng ứ nước <br />
ở thận và niệu quản, đồng thời giảm cả độ trào <br />
ngược bàng quang niệu quản. <br />
Trong báo cáo này, chúng tôi gặp 3/37 (8,1%) <br />
các trường hợp nước tiểu đục không có triệu <br />
chứng sốt, chỉ có 1/37 (2,56%) trường hợp nhiễm <br />
khuẩn tiểu trên trong thời gian 12 tháng thông <br />
tiểu tại nhà. Với kết quả tốt là 29/37 (78,37%) <br />
trường hợp bệnh nhân hết són tiểu và 4/11 <br />
(36,36%) trường hợp giảm độ ứ nước ở thận. Để <br />
đạt được kết quả này cần phải có sự hợp tác của <br />
bệnh nhân vì việc thông tiểu sạch ngắt quảng <br />
này đòi hỏi phải thực hiện thường xuyên và <br />
hoàn toàn cho thải hết nước tiểu nhằm tránh sự <br />
tăng áp suất trong bàng quang. <br />
TTSNQ không cần thực hiện ở những trẻ <br />
dưới 3 tuổi có kèm theo són tiểu liên tục và <br />
không có ứ nước thận trên siêu âm (2). Chúng tôi <br />
cũng có một số trường hợp bệnh nhi nhỏ tuổi <br />
nằm trong bệnh cảnh lâm sàng này nhưng <br />
không đưa vào nhóm nghiên cứu vì không thực <br />
hiện TTSNQ. <br />
Tập TTSNQ ngay trong giai đoạn sơ sinh <br />
giúp phụ huynh thuần thục và trẻ dễ chấp nhận <br />
khi đã lớn. TTSNQ không làm thay đổi nhiều <br />
đường tiết niệu trên nhưng bảo vệ bàng quang <br />
tốt hơn và giảm són tiểu. Rối loạn vận động <br />
<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Nhi <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
bàng quang‐ cơ thắt ảnh hưởng xấu đến thành <br />
bàng quang, làm thành bàng quang tăng sinh <br />
sợi dẫn đến giảm tính đàn hồi và tính co thắt <br />
hiệu quả. Sau cùng dẫn đến một bàng quang <br />
nhỏ không có tính đàn hồi, tăng áp lực tiến triển. <br />
Tập TTSNQ sớm phối hợp với <br />
anticholinergic giúp ngăn chặn tình trạng trên ở <br />
một số bệnh nhân. Ngoài ra còn giảm nguy cơ <br />
phẫu thuật tăng dung tích bàng quang. <br />
<br />
KẾT LUẬN <br />
TTSNQ là phương pháp điều trị an toàn và <br />
hiệu quả cho trẻ bị bàng quang thần kinh. Kết <br />
quả bước đầu cho thấy TTSNQ làm giảm tỉ lệ <br />
biến chứng són tiểu, nhiễm khuẩn tiểu và góp <br />
phần làm giảm tỉ lệ nhập viện cũng như thời <br />
gian nằm viện. Với sự hướng dẫn tốt của điều <br />
dưỡng, hầu hết bố mẹ và trẻ lớn nắm được kỹ <br />
thuật và thực hiện dễ dàng tại nhà. <br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO <br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
Lima D, Lorenzo FP, Messina P, Greco L (2006). Clean <br />
intermittent catheterization in Pediatric neurologic bladder <br />
duysfunction. Springer, pp 161‐168. <br />
Cartwright PC, Wallis MC (2010). Bladder and urethra in <br />
Ashcraft’s Pediatric Surgery, 4 Edi, Saunder Elsevier, pp 731‐<br />
743. <br />
Zuniga ZV, Wise BV, Kinsman K, Docimo SG (2003). <br />
Neurogenic Bladder and Bowel in Pediatric Urology, Humana <br />
Press Inc 2003, pp 231‐258. <br />
<br />
<br />
Ngày nhận bài <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
01/07/2013. <br />
<br />
Ngày phản biện nhận xét bài báo <br />
<br />
20/08/2013. <br />
<br />
Ngày bài báo được đăng: <br />
<br />
15–09‐2013 <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
113<br />
<br />