intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá kết quả hóa trị phác đồ Gemcitabin – Platinum trong bệnh nhân ung thư vòm mũi họng giai đoạn tái phát, di căn tại bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày ung thư vòm mũi họng là loại ung thư phổ biến, tỷ lệ tử vong liên quan chủ yếu tới tái phát, di căn xa với điều trị chính là hóa trị. Phác đồ Gemcitabin – Platinum có tỷ lệ đáp ứng cao, giúp kéo dài thời gian sống thêm không bệnh tiến triển với khả năng dung nạp tốt.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá kết quả hóa trị phác đồ Gemcitabin – Platinum trong bệnh nhân ung thư vòm mũi họng giai đoạn tái phát, di căn tại bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng

  1. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 542 - THÁNG 9 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2024 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HÓA TRỊ PHÁC ĐỒ GEMCITABIN – PLATINUM TRONG BỆNH NHÂN UNG THƯ VÒM MŨI HỌNG GIAI ĐOẠN TÁI PHÁT, DI CĂN TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU ĐÀ NẴNG Nguyễn Kim Thông1 , Nghiêm Trần Vượng1 , Lưu Thị Nhật Linh1 TÓM TẮT 7 thêm không bệnh tiến triển với khả năng dung Đặt vấn đề: Ung thư vòm mũi họng là loại nạp tốt. ung thư phổ biến, tỷ lệ tử vong liên quan chủ yếu Từ khóa: ung thư vòm mũi họng, di căn. tới tái phát, di căn xa với điều trị chính là hóa trị. Chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm mô tả đặc SUMMARY điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả EVALUATING THE RESULTS OF điều trị phác đồ Gemcitabin – Platinum trong GEMCITABINE - PLATINUM bệnh nhân ung thư vòm mũi họng giai đoạn tái REGIMEN CHEMOTHERAPY IN phát, di căn tại bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng. PATIENTS WITH RECURRENT AND Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu METASTATIC NASOPHARYNGEAL mô tả hồi cứu kết hợp tiến cứu trên 54 bệnh nhân CANCER AT DA NANG ONCOLOGY có chẩn đoán xác định là ung thư vòm mũi họng HOSPITAL giai đoạn tái phát, di căn, được điều trị bằng phác Background: Nasopharyngeal cancer is a đồ Gemcitabin – Cisplatin/Carboplatin, tại Bệnh common type of cancer, the mortality rate is viện Ung bướu Đà Nẵng từ 1/2018 – 09/2023. mainly related to recurrence and distant Kết quả: Vị trí di căn thường gặp nhất là metastasis, with the main treatment being gan, phổi, chiếm tỷ lệ lần lượt là 41,3% và chemotherapy. We conducted this study to 39,1%. Tỷ lệ đáp ứng khách quan là 78,8%. Thời describe the clinical and paraclinical gian sống thêm bệnh không tiến triển (PFS) là characteristics and evaluate the results of 8,58 tháng. Tác dụng không mong muốn hay gặp Gemcitabine - Platinum regimen treatment in nhất là thiếu máu, giảm bạch cầu, giảm bạch cầu patients with recurrent and metastatic hạt chiếm tỷ lệ lần lượt là 92,6%, 74,1% và nasopharyngeal cancer at Da Nang Oncology 55,6%. Hospital. Kết luận: Phác đồ Gemcitabin – Platinum có Methods: Retrospective and prospective tỷ lệ đáp ứng cao, giúp kéo dài thời gian sống descriptive study on 54 patients with a confirmed diagnosis of recurrent and metastatic nasopharyngeal cancer, treated with the Gemcitabine - Cisplatin/Carboplatin regimen, at 1 Khoa Nội 2 - Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng Da Nang Oncology Hospital from January 2018 - Chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Kim Thông September 2023. SĐT: 0914747500 Results: The most common metastatic Email: drthong32@yahoo.com.vn locations were the liver and lungs, accounting for Ngày nhận bài: 15/7/2024 41.3% and 39.1%, respectively. The objective Ngày phản biện: 22/7/2024 response rate was 78.8%. Progression-free Ngày chấp nhận đăng: 24/7/2024 47
  2. HỘI THẢO KHOA HỌC UNG BƯỚU CẦN THƠ LẦN THỨ XIII – BỆNH VIỆN UNG BƯỚU THÀNH PHỐ CẦN THƠ survival (PFS) was 8.58 months. The most Đà Nẵng” với hai mục tiêu: common adverse effects were anemia, 1. Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận leucopenia, and neutropenia, accounting for lâm sàng bệnh nhân ung thư vòm mũi họng 92.6%, 74.1%, and 55.6%, respectively. giai đoạn tái phát, di căn. Conclusions: Gemcitabine - Platinum 2. Đánh giá kết quả điều trị phác đồ regimen has a high response rate, helping to Gemcitabin – Platinum trên nhóm bệnh nhân prolong progression-free survival with good nghiên cứu. tolerability. Keywords: nasopharyngeal cancer, II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU metastasis. 2.1. Đối tượng nghiên cứu Các BN có chẩn đoán xác định là I. ĐẶT VẤN ĐỀ UTVMH giai đoạn tái phát, di căn, được điều Ung thư vòm mũi họng là một trong trị bằng phác đồ Gemcitabin – Cisplatin/ những loại ung thư phổ biến và có tính chất Carboplatin, tại Bệnh viện Ung bướu Đà khu vực. Ở nước ta, ung thư vòm mũi họng Nẵng từ 1/2018 – 09/2023. đứng hàng thứ 9 về tỷ lệ mới mắc, chiếm - Tiêu chuẩn lựa chọn: BN được chẩn 3,3% và đứng hàng thứ 7 về tỷ lệ tử vong, đoán UTVMH dựa trên kết quả mô bệnh học. chiếm 3,0% tổng số các trường hợp tử vong Giai đoạn di căn tại thời điểm chẩn đoán do ung thư [1], [2]. hoặc tái phát di căn. Có tổn thương đích xác Ung thư vòm mũi họng có tỷ lệ di căn xa định theo tiêu chuẩn RECIST 1.1. Điều trị cao nhất trong số các loại ung thư vùng đầu hóa chất Gemcitabin – Cisplatin/Carboplatin cổ. Điều trị bệnh ở giai đoạn này chủ yếu là ít nhất 3 chu kỳ. Chỉ số toàn trạng trước điều vai trò của hóa trị liệu [3]. Nghiên cứu lâm trị (ECOG): 0, 1, 2. Chức năng gan, thận, tủy sàng pha III GEM20110714 được tiến hành xương trong giới hạn cho phép điều trị. trên bệnh nhân (BN) ung thư vòm mũi họng - Tiêu chuẩn loại trừ: BN được điều trị giai đoạn tái phát, di căn cho thấy: phác đồ hóa chất có platinum trong thời gian dưới 6 Gemcitabin – Cisplatin có trung vị thời gian tháng. Có ung thư khác phối hợp. BN không sống thêm bệnh không tiến triển (PFS) là 7,0 đồng ý tham gia nghiên cứu, mất theo dõi. tháng dài hơn có ý nghĩa so với Cisplatin – 2.2. Phương pháp nghiên cứu 5FU là 5,6 tháng (p < 0,001) và dung nạp tốt 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Mô tả hồi hơn [4]. Đặc biệt, ở nhóm bệnh nhân di căn cứu kết hợp tiến cứu dựa trên bệnh án nghiên chưa được điều trị trước đây, phác đồ cứu. Cỡ mẫu thuận tiện, chúng tôi thu thập Gemcitabin – Cisplatin giúp kéo dài thời được 54 BN. gian sống thêm toàn bộ (OS) [5].Vì thế, hóa 2.2.2. Các bước tiến hành: trị phác đồ Gemcitabin – Cisplatin đã trở - Lựa chọn bệnh nhân có đầy đủ tiêu thành điều trị tiêu chuẩn cho bệnh nhân ung chuẩn vào nghiên cứu. thư vòm mũi họng giai đoạn tái phát, di căn. - Ghi nhận thông tin lâm sàng, cận lâm Chúng tôi thực hiện đề tài : “Đánh giá kết sàng trước điều trị. quả hóa trị phác đồ Gemcitabin – Platinum - Tiến hành điều trị hóa chất: Gemcitabin trong bệnh nhân ung thư vòm mũi họng giai 1000mg/m2, truyền tĩnh mạch ngày 1 và 8, đoạn tái phát, di căn tại Bệnh viện Ung bướu kết hợp Cisplatin 75 – 80mg/m2 hoặc 48
  3. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 542 - THÁNG 9 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2024 Carboplatin AUC5, truyền tĩnh mạch ngày 1. 2.2.4. Đạo đức nghiên cứu: Phác đồ - Ghi nhận tình trạng đáp ứng điều trị của nghiên cứu đã được phê duyệt trong “Hướng BN và các tác dụng không mong muốn trong dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh ung quá trình điều trị; đánh giá, phân tích kết quả. bướu” của Bộ Y tế. Nghiên cứu được thông 2.2.3. Xử lý số liệu: Xử lý và phân tích qua bởi Hội đồng Nghiên cứu khoa học của số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0. Đánh giá Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng. Mọi thông tin sống thêm bằng phương pháp Kaplan – của BN được đảm bảo giữ bí mật. Meier. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm bệnh nhân 3.1.1. Đặc điểm về tuổi Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi Nhận xét: Nhóm tuổi hay gặp nhất từ 40 – 60 tuổi, chiếm tỷ lệ 54,5%. Tuổi nhỏ nhất là 36, lớn nhất 71, tuổi trung vị là 58 tuổi. 3.1.2. Đặc điểm triệu chứng lâm sàng Bảng 3.1: Lý do vào viện và triệu chứng lâm sàng thường gặp Triệu chứng Số bệnh nhân (n) Tỷ lệ (%) Nổi hạch cổ 40 74,1 Ù tai 21 38,9 Ngạt mũi 10 18,5 Chảy máu mũi 7 13,0 Đau đầu 27 50,0 Đau xương 9 16,7 Khác 6 11,1 Nhận xét: Chủ yếu BN đến viện vì nổi hạch cổ (74,1%), đau đầu (50,0%) và ù tai (28,9%). 3.1.3. Vị trí di căn 49
  4. HỘI THẢO KHOA HỌC UNG BƯỚU CẦN THƠ LẦN THỨ XIII – BỆNH VIỆN UNG BƯỚU THÀNH PHỐ CẦN THƠ Bảng 3.2: Vị trí di căn Vị trí di căn Số bệnh nhân (n) Tỷ lệ (%) Xương 15 32,6 Gan 19 41,3 Phổi 18 39,1 Hạch không phải hạch vùng 18 39,1 Khác 4 8,7 Nhận xét: Vị trí di căn thường gặp nhất là gan, phổi, hạch không phải hạch vùng, chiếm tỷ lệ lần lượt là 41,3%, 39,1% và 39,1%. 3.1.4. Số lượng cơ quan di căn Bảng 3.3: Số lượng cơ quan di căn Số lượng cơ quan di căn Số bệnh nhân (n) Tỷ lệ (%) 1 vị trí ở 1 cơ quan 9 19,1 ≥ 2 vị trí ở 1 cơ quan 18 38,3 Từ 2 cơ quan trở lên 20 42,6 Nhận xét: Hầu hết các trường hợp di căn đa ổ tại một cơ quan hoặc di căn từ hai cơ quan trở lên (chiếm tỷ lệ 80,9%) 3.2. Kết quả điều trị 3.2.1. Tỷ lệ đáp ứng Bảng 3.4: Tỷ lệ bệnh nhân theo mức độ đáp ứng sau 03 chu kỳ Đáp ứng Số bệnh nhân (n) Tỷ lệ (%) Phần trăm cộng dồn Đáp ứng hoàn toàn 0 0 0 Đáp ứng một phần 29 53,7 53,7 Bệnh giữ nguyên 17 31,5 85,2 Bệnh tiến triển 8 14,8 100,0 Tổng 54 100,0 Nhận xét: Sau 3 chu kỳ điều trị, có 53,7% trường hợp đạt được đáp ứng một phần. Không có trường hợp nào đạt đáp ứng hoàn toàn. Có 14,8% bệnh nhân tiến triển. Bảng 3.5: Tỷ lệ bệnh nhân theo mức độ đáp ứng sau 06 chu kỳ Số bệnh nhân Tỷ lệ Phần trăm Đáp ứng (n) (%) cộng dồn Đáp ứng hoàn toàn 0 0 0 Đáp ứng một phần 26 78,8 78,8 Bệnh giữ nguyên 5 15,2 93,9 Bệnh tiến triển 2 6,1 100,0 Tổng 33 100,0 Nhận xét: Trong số 33 bệnh nhân điều trị đủ 6 chu kỳ, hầu hết các bệnh nhân đạt được đáp ứng một phần, chiếm tỷ lệ 78,8%. Không có trường hợp nào đạt đáp ứng hoàn toàn. Có 6,1% bệnh nhân tiến triển. 3.2.2. Thời gian sống thêm không tiến triển 50
  5. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 542 - THÁNG 9 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2024 Biểu đồ 3.2: Thời gian sống thêm không tiến triển Nhận xét: Thời gian sống thêm không tiến triển trung vị là 8,58 tháng. PFS 3 tháng đạt 90,7%; 12 tháng: 28,4% Biểu đồ 3.3: Sống thêm không tiến triển theo số lượng cơ quan di căn Nhận xét: Ở nhóm di căn ở 1 cơ quan, trung vị thời gian PFS là 11,6 tháng dài hơn nhóm di căn từ 2 cơ quan trở lên là 6,2 tháng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,007. 3.3. Tác dụng không mong muốn 51
  6. HỘI THẢO KHOA HỌC UNG BƯỚU CẦN THƠ LẦN THỨ XIII – BỆNH VIỆN UNG BƯỚU THÀNH PHỐ CẦN THƠ Biểu đồ 3.4: Phân bố các tác dụng không mong muốn Nhận xét: TDKMM hay gặp nhất là 4.1.3. Tình trạng di căn thiếu máu, chiếm tỷ lệ 92,6%. Giảm bạch Phần lớn các bệnh nhân tái phát sau điều cầu, giảm bạch cầu hạt chiếm tỷ lệ cao, lần trị ban đầu, chiếm tỷ lệ 63%. Có 20 bệnh lượt là 74,1% và 55,6%. Tăng men gan, tăng nhân di căn tại thời điểm chẩn đoán, chiếm tỷ creatinin máu chiếm tỷ lệ thấp. lệ 37%. Có 7 bệnh nhân tái phát tại vùng, chiếm tỷ lệ 13%. Kết quả này cũng tương tự IV. BÀN LUẬN với nghiên cứu của Li Zhang (2016). 4.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng UTVMH thường hay di căn xương, phổi, 4.1.1. Đặc điểm về tuổi và giới gan. Trong nghiên cứu của chúng tôi, gan là Tuổi trung bình trong nghiên cứu của vị trí di căn thường gặp nhất với 41,3%. Di chúng tôi là 48,6 ± 1,68 tuổi. Tuổi trung vị là căn phổi, hạch không phải hạch vùng đứng 50 tuổi. Độ tuổi từ 41 – 60 chiếm tỷ lệ thứ hai với tỷ lệ ngang nhau là 39,1%. Hầu 51,8%. Có 18,5% bệnh nhân trên 60 tuổi. hết các trường hợp di căn đa ổ tại một cơ Kết quả này tương đồng với nghiên cứu đã quan hoặc di căn từ hai cơ quan trở lên được công bố. (chiếm tỷ lệ 80,9%). Tỷ lệ di căn từ hai cơ Hầu hết các nghiên cứu trên thế giới đều quan trở lên là 42,6% tương đồng với Li ghi nhận nam giới có tỷ lệ mắc UTVMH cao Zhang và cs (2016) là 47%, Nguyễn Thị hơn nữ giới, tỷ lệ trong khoảng từ 2 – 3/1. Phương Anh (2021) là 45,5% [4], [8] . Trong nghiên cứu này, tỷ lệ nam/nữ là 5/1. 4.2. Đánh giá kết quả điều trị Tỷ lệ nam giới luôn cao hơn nữ giới chưa 4.2.1. Đánh giá đáp ứng điều trị xác định được nguyên nhân rõ ràng, tuy Việc đánh giá dựa trên tiêu chuẩn nhiên có thể do yếu tố nguy cơ phơi nhiễm RECIST 1.1 về đánh giá đáp ứng của khối u nghề nghiệp, tình trạng sử dụng thuốc lá, đặc. Sau 3 chu kỳ điều trị, có 53,7% trường rượu bia ở nam giới cao hơn nữ giới[6], [7]. hợp đạt được đáp ứng một phần. Không có 4.1.2. Đặc điểm triệu chứng lâm sàng trường hợp nào đạt đáp ứng hoàn toàn. Có Triệu chứng thường gặp nhất là nổi hạch 14,8% bệnh nhân tiến triển. cổ (74,1%), đau đầu (50,0%) và ù tai Trong số 33 bệnh nhân điều trị đủ 6 chu (28,9%). Các triệu chứng khác như ngạt mũi, kỳ, hầu hết các bệnh nhân đạt được đáp ứng chảy máu mũi, đau xương gặp với tỷ lệ thấp một phần, chiếm tỷ lệ 78,8%. Không có hơn. Kết quả này tương tự với các nghiên trường hợp nào đạt đáp ứng hoàn toàn. Có cứu khác trong và ngoài nước. 6,1% bệnh nhân tiến triển. 52
  7. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 542 - THÁNG 9 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2024 Tỷ lệ đáp ứng khách quan đạt 53,7% thấp Trong nghiên cứu này, hầu hết các hơn so với trong nghiên cứu của Li Zhang và trường hợp có thiếu máu trong quá trình điều cs (2016) với tỷ lệ đáp ứng khách quan là trị, chiếm tỷ lệ 92,6%, trong đó chủ yếu là độ 64%, có thể liên quan đến liều điều trị của 1, 2 (79,6%). Hầu hết các trường hợp không chúng tôi thấp hơn. Tuy vậy, tỷ lệ kiểm soát phải điều chỉnh liều điều trị liên quan thiếu bệnh là tương đương giữa hai nghiên cứu, lần máu. lượt là 85,2% và 90% [4]. Tỷ lệ giảm bạch cầu và giảm bạch cầu 4.2.2. Thời gian sống thêm không tiến hạt lần lượt là 74,1% và 55,6%. Trong đó triển giảm bạch cầu hạt độ 1, 2 chiếm tỷ lệ 27,6%, Trung vị thời gian sống thêm không tiến có 22,2% bệnh nhân có giảm bạch cầu hạt độ triển là 8,58 tháng. PFS tại thời điểm 3 tháng 3 và ba bệnh nhân có giảm bạch cầu hạt độ 4, đạt 90,7%; 12 tháng là 28,4%. Kết quả này chiếm tỷ lệ 5,6%. Trong nghiên cứu của Li tương tự nghiên cứu của Li Zhang (2016) là Zhang và cs (2016) tỷ lệ giảm bạch cầu hạt là 7,0 tháng, Nguyễn Thị Phương Anh (2021) 66%, tỷ lệ giảm bạch cầu hạt độ 3, 4 chiếm là 8,9 tháng [4], [8]. tỷ lệ lần lượt là 21% và 2%. Như vậy, so với Sống thêm không tiến triển và một số yếu nghiên cứu trên, tỷ lệ giảm bạch cầu hạt của tố liên quan chúng tôi thấp hơn, tuy nhiên, tỷ lệ độc tính Qua phân tích mối tương quan giữa sống độ 3, 4 là tương đương [4]. thêm không tiến triển và một số yếu tố như Tăng men gan gặp ở 16,7% số bệnh giới, tuổi, vị trí di căn, chúng tôi nhận thấy nhân. Chỉ có hai bệnh nhân tăng creatinin sự khác biệt là không có ý nghĩa thống kê với trong quá trình điều trị, ở độ 1, 2; không gặp p > 0,05. trường hợp tăng creatinin độ 3, 4. Độc tính ở Di căn xa là một yếu tố tiên lượng xấu hai bệnh nhân này tự phục hồi khi được bù của bệnh nhân UTVMH. Zixun Zeng và cs dịch, lợi tiểu, trì hoàn điều trị. Kết quả của (2016) tiến hành nghiên cứu trên 860 bệnh chúng tôi tương tự với nghiên cứu của Li nhân UTVMH tái phát di căn cho thấy di căn Zhang và cs (2016) khi không quan sát thấy đa cơ quan có nguy cơ tử vong cao hơn di trường hợp nào có độc tính trên thận [4]. căn một cơ quan, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, với p < 0,01 [9]. Trong nghiên cứu V. KẾT LUẬN của chúng tôi, ở nhóm di căn ở 1 cơ quan, Nghiên cứu trên 54 trường hợp ung thư trung vị thời gian PFS là 11.6 tháng dài hơn vòm mũi họng giai đoạn tái phát, di căn tại nhóm di căn từ 2 cơ quan trở lên là 6,2 tháng, Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng, chúng tôi rút sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < ra một số kết luận sau: 0,05. 5.1. Đặc điểm chung của nhóm BN 4.3. Tác dụng không mong muốn nghiên cứu TDKMM hay gặp nhất là thiếu máu, - Độ tuổi trung bình trong nghiên cứu là chiếm tỷ lệ 92,6%. Giảm bạch cầu, giảm 48,6 ± 1,68 tuổi, trung vị 50 tuỏi (21 – 70 bạch cầu hạt chiếm tỷ lệ cao, lần lượt là tuổi). Tỷ lệ nam/nữ là 5/1. 74,1% và 55,6%. Tăng men gan, tăng - Tỷ lệ di căn tại thời điểm chẩn đoán là creatinin máu chiếm tỷ lệ thấp. 37%, tái phát di căn là 67%. 53
  8. HỘI THẢO KHOA HỌC UNG BƯỚU CẦN THƠ LẦN THỨ XIII – BỆNH VIỆN UNG BƯỚU THÀNH PHỐ CẦN THƠ - Lí do vào viện và triệu chứng lâm sàng TÀI LIỆU THAM KHẢO thường gặp nhất là nổi hạch cổ (74,1%), đau 1. GLOBOCAN. International agency for đầu (50,0%) và ù tai (28,9%). research on cancer, 2020. - Vị trí di căn thường gặp nhất là gan, 2. Chen, Y.-P., et al., Nasopharyngeal phổi, hạch không phải hạch vùng, chiếm tỷ lệ carcinoma. The Lancet, 2019. 394(10192): p. lần lượt là 41,3%, 39,1% và 39,1%. 64-80. 5.2. Kết quả điều trị 3. Bossi, P., et al., Nasopharyngeal carcinoma: - Sau 3 chu kỳ điều trị, có 53,7% trường ESMO-EURACAN Clinical Practice hợp đạt được đáp ứng một phần. Không có Guidelines for diagnosis, treatment and trường hợp nào đạt đáp ứng hoàn toàn. Có follow-up. Annals of Oncology, 2021. 32(4): 14,8% bệnh nhân tiến triển. p. 452-465. - Sau 6 chu kỳ điều trị, hầu hết các bệnh 4. Zhang, L., et al., Gemcitabine plus cisplatin nhân đạt được đáp ứng một phần, chiếm tỷ lệ versus fluorouracil plus cisplatin in recurrent 78,8%. Không có trường hợp nào đạt đáp or metastatic nasopharyngeal carcinoma: a ứng hoàn toàn. Có 6,1% bệnh nhân tiến triển. multicentre, randomised, open-label, phase 3 - Trung vị thời gian sống thêm không tiến trial. The Lancet, 2016. 388(10054): p. 1883- triển là 8,58 tháng (95%CI: 6,3-10,8 tháng). 1892. - Ở nhóm di căn ở 1 cơ quan, trung vị 5. Zhang, L., et al., RATIONALE-309: thời gian sống thêm không tiến triển là 11,6 Updated progression-free survival (PFS), tháng dài hơn nhóm di căn từ 2 cơ quan trở PFS after next line of treatment, and overall lên là 6,2 tháng, sự khác biệt có ý nghĩa survival from a phase 3 double-blind trial of thống kê với p < 0,05. Không có sự khác biệt tislelizumab versus placebo, plus chemotherapy, as first-line treatment for về thời gian sống thêm không bệnh tiến triển recurrent/metastatic nasopharyngeal cancer. theo giới, tuổi và vị trí di căn. 2022, American Society of Clinical - Tác dụng không mong muốn hay gặp Oncology. nhất là thiếu máu, chiếm tỷ lệ 92,6%. Giảm 6. Chua, M.L., et al., Nasopharyngeal bạch cầu, giảm bạch cầu hạt chiếm tỷ lệ cao, carcinoma. The Lancet, 2016. 387(10022): p. lần lượt là 74,1% và 55,6%. Tăng men gan, 1012-1024. tăng creatinin máu chiếm tỷ lệ thấp. 7. Lê Văn Quảng, Ung thư đầu cổ. 2020. 190- 5.3. Hạn chế của nghiên cứu 212. Nghiên cứu mô tả hồi cứu dựa trên hồ sơ 8. Nguyễn Thị Phương Anh, Kết quả điều trị bệnh án do đó các đặc điểm lâm sàng, cận ung thư vòm mũi họng giai đoạn muộn bằng lâm sàng nhiều lúc chưa được ghi nhận một phác đồ gemcitabin - cisplatin tại bệnh viện cách đúng đắn và đầy đủ. Thời gian theo dõi K. Y hoc Việt Nam, 2021: p. 189-193. trung bình chưa dài, số lượng bệnh nhân còn 9. Zeng, Z., et al., A nomogram for predicting ít và có một số bệnh nhân bị mất theo dõi ảnh survival of nasopharyngeal carcinoma hưởng tới việc tính toán để đưa ra kết quả về patients with metachronous metastasis. Medicine, 2016. 95(27). thời gian sống thêm. 54
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2