TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2013<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH TỔN THƢƠNG NHIỄM SẮC THỂ<br />
TỦY Ở CÁC NHÓM BỆNH MÁU TẠI VIỆN HUYẾT HỌC TRUYỀN MÁU TRUNG ƢƠNG TRONG 3 NĂM (2010 - 2012)<br />
Lê Xuân Hải*; Hoàng Thị Hồng*<br />
TÓM TẮT<br />
Nghiên cứu hồi cứu 4.776 kết quả xét nghiệm nhiÔm s¾c thÓ (NST) tủy được thực hiện<br />
tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương từ tháng 4 - 2010 đến 4 - 2012 nhằm đánh<br />
giá tình hình chỉ định xét nghiệm công thức NST và kết quả phân tích công thức NST tủy.<br />
Kết quả: tỷ lệ cấy NST thành công đạt 87,8%; nhóm bệnh nhân (BN) có chẩn đoán tăng<br />
sinh lympho và lơ-xê-mi cấp có tỷ lệ cấy NST thất bại nhiều nhất; tỷ lệ gặp tổn thương NST<br />
chung 30,3%. Tổn thương có NST Ph1 15,5%, chủ yếu gặp ở nhóm BN lơ-xê-mi kinh dòng<br />
bạch cầu hạt; tổn thương khác là 14,8%, trong đó, nhóm BN chẩn đoán lơ-xê-mi cấp có tỷ<br />
lệ tổn thương NST cao nhất.<br />
* Từ khóa: Bệnh máu; Tổn thương nhiễm sắc thể tủy.<br />
<br />
Evaluation of analysis of abnormal chromosome in<br />
hematological disease in national institute of<br />
hematology and transfusion in 3 years (2010 - 2012)<br />
SUMMARY<br />
A retrospective study of 4,776 bone marrow aspirate karyotype was analysed in National Institute of<br />
Hematology anh Blood Transfusion from April, 2010 to December, 2012 to evaluate the situation of test<br />
orderring and the results of bone marrow aspirate karyotype. Results: proportion of bone marrow aspirate<br />
karyotyping success was 87,8%; the most frequency of unsuccessful of bone marrow aspirate karyotyping<br />
were in patients with lymphocytic proliferative disease and acute leukemia. Proportion of abnormal chromosome<br />
apperance was 30.3%. Ph1 chromosome apperance was 15.5%, chronic myeloid leukemia was common.<br />
Other abnormal chromosome finding was 14.8%, the most frequency was in acute leukemia.<br />
* Key words: Hematological disease; Abnormal chromosome of bone marrow.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Phân tích NST là một kỹ thuật có nhiều<br />
ứng dụng trong y học. Đặc biệt, đối với<br />
bệnh máu, phân tích NST tủy có vai trò<br />
quan trọng trong chẩn đoán, tiên lượng<br />
và theo dõi đáp ứng điều trị bệnh. Để phân<br />
<br />
tích công thức NST hay kiểu nhân trong bệnh<br />
máu cần nuôi cấy mẫu dịch hút tủy xương<br />
sao cho các tế bào non có nhân tăng sinh,<br />
phân bào và cố định giữ ở trạng thái gian kỳ<br />
(metaphase), là trạng thái có thể quan sát<br />
phân tích được bất thường về số lượng và<br />
<br />
* Viện Huyết học Truyền máu TW<br />
Người phản hồi (Corresponding): Lê Xuân Hải<br />
xuanhai.le@gmail.com<br />
<br />
51<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2013<br />
cấu trúc NST. So với xét nghiệm công thức<br />
NST máu ngoại vi, công thức NST tủy phức<br />
tạp, khó làm hơn và tỷ lệ thành công cũng<br />
thấp hơn. Tỷ lệ thành công cấy NST tủy phụ<br />
thuộc nhiều vào loại tế bào ung thư, liệu<br />
trình điều trị hóa chất, điều kiện trang thiết<br />
bị labo, tay nghề kỹ thuật viên…[5, 7].<br />
Nhiều phân loại bệnh máu hiện nay sử<br />
dụng kết hợp phương pháp hình thái, miễn<br />
dịch học và phương pháp di truyền tế bào.<br />
Các phân loại bệnh máu mới như WHO<br />
2001, WHO 2008 đều nêu rõ tầm quan<br />
trọng của tổn thương đột biến trong phân<br />
loại và tiên lượng bệnh. Hiện nay, tại Viện<br />
Huyết học - Truyền máu TW, kỹ thuật cấy<br />
tủy ngắn hạn, phân tích NST tủy được dùng<br />
thường quy đối với BN bị bệnh máu, đặc<br />
biệt là nhóm bệnh máu ác tính. Tuy nhiên,<br />
chưa có đề tài mang tính tổng kết về kết<br />
quả thực hiện phân tích NST. Việc đánh giá<br />
các kết quả đã đạt được làm cơ sở cho việc<br />
phát triển xét nghiệm sau này cũng như<br />
định hướng công tác nghiên cứu khoa học<br />
dựa trên các nhóm bệnh lý hay gặp tổn<br />
thương NST.<br />
Vì vậy, chúng tôi tiến<br />
hành nghiên cứu nhằm mục đích: Đánh giá<br />
tỷ lệ thành công và thất bại trong nuôi cấy<br />
NST, tỷ lệ bắt gặp tổn thương NST tủy từ<br />
tháng 4 - 2010 đến 12 - 2012, qua đó đưa<br />
ra những kiến nghị để từng bước nâng cao<br />
chất lượng xét nghiệm NST tủy.<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br />
4.776 xét nghiệm NST tủy thực hiện tại<br />
Khoa Miễn dịch - Di truyền và Sinh học phân<br />
tử, Viện Huyết học - Truyền máu TW từ tháng<br />
4 - 2010 đến 12 - 2012.<br />
<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br />
- Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu hồi cứu,<br />
mô tả cắt ngang.<br />
- Vật liệu nghiên cứu: dữ liệu kết quả<br />
NST được lưu trữ trong hồ sơ NST tủy tại<br />
Khoa Miễn dịch - Di truyền & Sinh học phân<br />
tử, Viện Huyết học - Truyền máu TW.<br />
* Các kỹ thuật áp dụng:<br />
- Kỹ thuật cấy ngắn hạn, nuôi cấy tủy<br />
24 giờ.<br />
- Chuẩn bị tiêu bản và nhuộm Giêmsa,<br />
nhuộm băng G.<br />
- Phân tích NST theo danh pháp quốc tế<br />
ISCN 2005 và quy định về xác định dòng tế<br />
bào bất thường: mỗi xét nghiệm NST phân<br />
tích tối thiểu 20 cụm phân bào, tối đa 40<br />
cụm, chỉ tính các bất thường khi phát hiện<br />
thấy ở tối thiểu 3 cụm phân bào.<br />
* Nội dung nghiên cứu:<br />
- Tình hình thực hiện xét nghiệm NST:<br />
tỷ lệ xét nghiệm phân tích NST tủy theo các<br />
nhóm bệnh.<br />
- Đánh giá kết quả cấy và phân tích<br />
NST (1):<br />
+ Đánh giá kết quả cấy NST tủy thành<br />
công: theo tổng số lượng xét nghiệm NST<br />
thực hiện trong thời gian nghiên cứu.<br />
+ Mô tả tỷ lệ phát hiện bất thường NST,<br />
tỷ lệ bất thường trong từng nhóm bệnh:<br />
theo từng BN cụ thể, tính theo lần xét nghiệm<br />
NST tủy đầu tiên của mỗi BN trong thời gian<br />
nghiên cứu.<br />
- Phân tích, xử lý số liệu trên phần mềm<br />
SPSS 16.0 và Microsoft Office Excel 2007.<br />
<br />
53<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2013<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ<br />
BÀN LUẬN<br />
1. Tình hình thực hiện xét nghiệm<br />
NST tủy.<br />
<br />
Biểu đồ 1: Tỷ lệ phân bố xét nghiệm NST<br />
tủy theo các nhóm bệnh.<br />
Nhóm BN có chẩn đoán lơ-xê-mi cấp<br />
chiếm tỷ lệ cao nhất với 47,5% tổng số xét<br />
nghiệm, đứng thứ hai là nhóm có chẩn<br />
đoán lơ-xê-mi kinh dòng bạch cầu hạt với<br />
20,5%. Đây là hai nhóm bệnh chiếm tỷ lệ<br />
cao trong mô hình bệnh tật tại Viện Huyết<br />
học - Truyền máu TW, đồng thời cũng là hai<br />
nhóm bệnh có chỉ định làm xét nghiệm NST<br />
tủy nhiều nhất, vì di truyền học tế bào là<br />
một trong những tiêu chí quan trọng trong<br />
chẩn đoán, tiên lượng, theo dõi đáp ứng<br />
điều trị các bệnh này. Đối với BN lơ-xê-mi<br />
kinh dòng bạch cầu hạt, kết quả NST tủy<br />
còn là tiêu chí để lựa chọn thuốc điều trị<br />
nhắm đích cho BN. Những BN có chẩn<br />
đoán thuộc hai nhóm bệnh trên đều được<br />
làm xét nghiệm NST tủy khi vào viện lần<br />
đầu và định kỳ theo dõi trong và sau quá<br />
trình điều trị hóa chất. Vì vậy, số lượng NST<br />
tủy của hai nhóm bệnh này chiếm tỷ lệ cao<br />
nhất. Kết quả thống kê cũng cho thấy,<br />
nhóm có chẩn đoán bệnh máu lành tính<br />
cũng chiếm tỷ lệ khá cao (14,2%). Nhóm<br />
bệnh ít được chỉ định là rối loạn sinh tủy,<br />
tăng sinh lympho, u lympho và hội chứng<br />
tăng sinh tủy mạn.<br />
<br />
2. Đánh giá kết quả cấy và phân tích<br />
NST tủy.<br />
* Tỷ lệ cấy NST tủy thành công:<br />
<br />
Biểu đồ 2: Tỷ lệ cấy NST tủy thành công<br />
qua các năm.<br />
Tỷ lệ cấy NST tủy thành công năm 2010<br />
còn thấp (79,1%). Tuy nhiên, tỷ lệ cấy thành<br />
công tăng dần và tương đối ổn định trong<br />
các năm 2011 (92,4%) và 2012 (92%). Tỷ lệ<br />
cấy NST tủy thành công chung cho cả 3<br />
năm là 87,8%. Nuôi cấy NST tủy thành công<br />
phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như thời<br />
gian từ khi lấy dịch tủy cho đến khi nuôi<br />
cấy, số lượng tế bào tủy, mức độ biệt hóa<br />
của tế bào, môi trường nuôi cấy, các yếu tố<br />
phát triển và biệt hóa tế bào, nhiệt độ phòng<br />
nuôi cấy, độ pH của môi trường nuôi cấy,<br />
độ ẩm và nồng độ CO2 trong tủ nuôi cấy [5].<br />
Ngoài ra, dù được nuôi cấy ngắn hạn, nhưng<br />
quá trình nuôi cấy cũng phải kéo dài 24 giờ,<br />
nếu mẫu dịch hút tủy xương bị nhiễm khuẩn<br />
sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nuôi cấy. Vì<br />
vậy, chất lượng nuôi cấy NST rất dễ bị<br />
ảnh hưởng, đòi hỏi trang thiết bị hiện đại,<br />
ổn định và sự thành thạo của kỹ thuật viên.<br />
Chất lượng nuôi cấy NST cũng đã dần được<br />
nâng cao, tỷ lệ cấy NST từ năm 2011 đến<br />
nay đều > 90% và giữ ở mức khá ổn định.<br />
* Tỷ lệ cấy NST tủy thất bại theo chẩn đoán:<br />
<br />
54<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2013<br />
Bảng 1: Tỷ lệ cấy NST tủy thất bại theo<br />
chẩn đoán.<br />
KHÔNG<br />
MITOSE<br />
<br />
CÓ<br />
MITOSE<br />
<br />
n (%)<br />
<br />
n (%)<br />
<br />
Lơ-xê-mi cấp<br />
<br />
359<br />
(15,8%)<br />
<br />
1.908<br />
(84,2%)<br />
<br />
2.267<br />
<br />
Lơ-xê-mi kinh dòng bạch<br />
cầu hạt<br />
<br />
61<br />
(6,2%)<br />
<br />
920<br />
(93,8%)<br />
<br />
981<br />
<br />
Tăng sinh tủy mạn (PV,<br />
ET, PIMF)<br />
<br />
16<br />
(5,3%)<br />
<br />
284<br />
(94,7%)<br />
<br />
300<br />
<br />
Rối loạn sinh tủy<br />
<br />
13<br />
(9,4%)<br />
<br />
124<br />
(90,6%)<br />
<br />
137<br />
<br />
U lympho<br />
<br />
18<br />
(8,0%)<br />
<br />
206<br />
(92%)<br />
<br />
224<br />
<br />
Tăng sinh lympho (CLL,<br />
MM, Waldenstrome)<br />
<br />
34<br />
(18,2%)<br />
<br />
153<br />
(81,8%)<br />
<br />
187<br />
<br />
Nhóm khác (suy tủy, xuất<br />
huyết giảm tiểu cầu,<br />
thiếu máu, bệnh khác…)<br />
<br />
82<br />
(12,1%)<br />
<br />
598<br />
(87,9%)<br />
<br />
680<br />
<br />
583<br />
(12,2%)<br />
<br />
4,193<br />
(87,8%)<br />
<br />
4,776<br />
<br />
MITOSE<br />
NHÓM BỆNH<br />
<br />
Chung<br />
<br />
TỔNG<br />
n<br />
<br />
Với nhóm bệnh khác như u lympho, nhóm<br />
bệnh máu lành tính, tủy xương hầu như<br />
không bị ảnh hưởng nên chất lượng nuôi<br />
cấy vẫn đạt kết quả khá tốt. Đặc biệt, nhóm<br />
tăng sinh tủy mạn và nhóm lơ-xê-mi kinh<br />
dòng bạch cầu hạt có biểu hiện tăng sinh<br />
đủ các lứa tuổi tế bào trong tủy xương nên<br />
tỷ lệ cấy thành công cao, tỷ lệ cấy NST tủy<br />
thất bại thấp nhất (5,3% và 6,2%). Hiện<br />
nay, chúng tôi chưa dùng các chất kích<br />
thích sinh trưởng trong quá trình nuôi cấy.<br />
Do vậy, có thể kết quả nuôi cấy NST chưa<br />
thực sự tốt. Kết quả này giúp cải tiến<br />
hướng tới nuôi cấy NST tủy theo từng<br />
nhóm bệnh cụ thể, có bổ sung các chất kích<br />
thích sinh trưởng phù hợp để kết quả tốt<br />
hơn.<br />
3. Kết quả phân tích NST.<br />
Bảng 2: Kết quả phân tích NST theo nhóm<br />
bệnh (n = 2.978).<br />
KẾT QUẢ NST<br />
<br />
Khi nghiên cứu tỷ lệ cấy NST tủy thất bại<br />
đối với từng nhóm bệnh cụ thể để xem xét<br />
ảnh hưởng của chất lượng và tính chất tế<br />
bào dịch tủy của từng nhóm bệnh, chúng tôi<br />
nhận thấy: nhóm BN tăng sinh lympho và<br />
nhóm lơ-xê-mi cÊp có tỷ lệ cấy NST thất bại<br />
cao nhất (18,2% và 15,8%). Điều này có thể<br />
lý giải, do số lượng và tính chất tế bào tủy<br />
của hai nhóm bệnh này ảnh hưởng đến quá<br />
trình nuôi cấy làm cho tế bào không biệt hóa<br />
và phân bào được. Mặt khác, những bệnh<br />
lý này được điều trị hóa chất với liều rất<br />
mạnh cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả<br />
nuôi cấy sau điều trị. Theo khuyến cáo của<br />
các trung tâm di truyền học trên thế giới, khi<br />
nuôi cấy NST tủy, cần có thêm các chất<br />
kích thích tế bào sinh trưởng, đặc biệt đối<br />
với nuôi cấy NST máu ngoại vi và những<br />
bệnh lý có biểu hiện tại tủy xương [5, 7].<br />
<br />
NHÓM BỆNH<br />
<br />
Lơ-xê-mi cấp<br />
<br />
BÌNH<br />
THƯỜNG<br />
, n (%)<br />
<br />
PH1(+)<br />
n (%)<br />
<br />
BẤT<br />
THƯỜNG TỔNG<br />
,<br />
n<br />
n<br />
(%)<br />
<br />
809<br />
(66,8%)<br />
<br />
77<br />
(6,4%)<br />
<br />
325<br />
1.211<br />
(26,8%)<br />
<br />
Lơ-xê-mi kinh dòng<br />
135<br />
(26,0%)<br />
bạch cầu hạt<br />
<br />
365<br />
(70,2%)<br />
<br />
20<br />
(3,8%)<br />
<br />
520<br />
<br />
Tăng sinh tủy mạn<br />
262<br />
(96,0%)<br />
(PV, ET, PIMF)<br />
<br />
6<br />
(2,2%)<br />
<br />
5 (1,8%)<br />
<br />
273<br />
<br />
Rối loạn sinh tủy<br />
<br />
99<br />
(90,8%)<br />
<br />
0<br />
(0%)<br />
<br />
10<br />
(9,2%)<br />
<br />
109<br />
<br />
U lympho<br />
<br />
175<br />
(92,1%)<br />
<br />
0<br />
(0%)<br />
<br />
15<br />
(7,9%)<br />
<br />
190<br />
<br />
122<br />
(89,7%)<br />
<br />
3<br />
(2,2%)<br />
<br />
11<br />
(8,1%)<br />
<br />
136<br />
<br />
Nhãm khác (suy tủy,<br />
xuất huyết giảm<br />
293<br />
tiểu cầu, thiếu máu, (81,6%)<br />
bệnh khác…)<br />
<br />
10<br />
(2,8%)<br />
<br />
56<br />
(15,6%)<br />
<br />
359<br />
<br />
Tăng sinh lympho<br />
(CLL, MM,<br />
Waldenstrome)<br />
<br />
Chung<br />
<br />
2.075<br />
461<br />
442<br />
2.978<br />
(69,7%) (15,5%) (14,8%)<br />
<br />
55<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2013<br />
Mỗi BN chỉ tính kết quả phân tích NST ở<br />
lần đầu tiên trong thời gian nghiên cứu. Kết<br />
quả cho thấy, trong tổng số 2.978 BN, tỷ lệ<br />
phát hiện tổn thương NST (bao gồm cả tổn<br />
thương có NST Ph1 và các tổn thương<br />
NST khác) là 30,3%. Tỷ lệ BN bệnh máu ác<br />
tính chiếm đến 85,8% (biểu đồ 1). Đây là<br />
các nhóm bệnh lý có tỷ lệ tổn thương di<br />
truyền cao, bệnh lý như lơ-xê-mi kinh dòng<br />
bạch cầu hạt, tỷ lệ tổn thương có thể lên<br />
đến 99% [2], hay một số thể bệnh máu ác<br />
tính như lơ-xê-mi cÊp thể M3, tỷ lệ tổn thương<br />
có thể từ 60 - 100% [2]. Như vậy, tỷ lệ phát<br />
hiện tổn thương của chúng tôi khá thấp.<br />
Tuy nhiên, do đây là nghiên cứu hồi cứu,<br />
mô tả cắt ngang chứ không phải là nghiên<br />
cứu dọc nên kết quả chỉ phản ánh được có<br />
hay không có tổn NST tại thời điểm xét<br />
nghiệm. Trên thực tế, nhiều xét nghiệm của<br />
BN trong thời gian nghiên cứu đã đạt lui<br />
bệnh về mặt di truyền NST sau khi điều trị<br />
hóa chất. Cũng chính vì lý do đó mà tỷ lệ<br />
phát hiện tổn thương có NST Ph1 trong nhóm<br />
BN lơ-xê-mi kinh dòng bạch cầu hạt của chúng<br />
tôi chỉ là 70,2%. Tỷ lệ phát hiện tổn thương<br />
Ph1 ở tất cả các nhóm bệnh là 15,5%, trong<br />
đó, chủ yếu là nhóm BN lơ-xê-mi kinh dòng<br />
bạch cầu hạt. Ngoài ra, chúng tôi còn nhận<br />
thấy tổn thương Ph1 có thể có ở BN lơ-xêmi cÊp, tăng sinh tủy mạn, tăng sinh<br />
lympho, thậm chí cả nhóm BN bệnh máu<br />
lành tính. Tổn thương Ph1 trong nhóm BN<br />
lơ-xê-mi cÊp có thể gặp ở BN lơ-xê-mi cÊp<br />
dòng lympho hoặc gặp ở những trường hợp<br />
chuyển cấp sau lơ-xê-mi kinh dòng bạch<br />
cầu hạt. NST Ph1 cũng có thể xuất hiện ở<br />
BN tăng sinh tủy mạn, tăng sinh lympho,<br />
nhưng với tỷ lệ rất thấp, cần có thêm<br />
<br />
nghiên cứu theo dõi dọc trong tương lai để<br />
có kết luËn chính xác hơn. Chúng tôi còn gặp<br />
một trường hợp được chẩn đoán xác định là<br />
đa u tủy xương có tổn thương NST Ph1. Tỷ<br />
lệ phát hiện có tổn thương không phải Ph1<br />
là 14,8%, trong đó, nhóm lơ-xê-mi cÊp có tỷ<br />
lệ cao nhất, chiếm 28,6% các trường hợp<br />
được chẩn đoán<br />
lơ-xê-mi cÊp. Tuy<br />
nhiên, tỷ lệ này rất thấp so với nghiên cứu<br />
của nhiều tác giả bên ngoài. Phạm Quang<br />
Vinh nghiên cứu bất thường NST trên BN<br />
lơ-xê-mi cÊp phát hiện tỷ lệ bất thường là<br />
62,11% [1]. Nhiều nghiên cứu trên thế giới<br />
cho thấy khoảng 50% BN có bất thường<br />
NST và càng sau này, nhờ kỹ thuật phát<br />
triển, người ta càng phát hiện nhiều bất<br />
thường hơn, có những nghiên cứu phát<br />
hiện tỷ lệ bất thường NST lên đến 80% [6].<br />
Các BN ở nhóm bệnh máu ác tính khác, tỷ<br />
lệ phát hiện tổn thương của chúng tôi cũng<br />
rất thấp. Nhóm rối loạn sinh tủy phát hiện<br />
9,2% có tổn thương. Nghiên cứu của nhiều<br />
tác giả trên thế giới cho kết quả từ 40 - 98%<br />
[6]. Nhóm u lympho, tỷ lệ phát hiện tổn<br />
thương là 7,9%, tỷ lệ này theo nhiều nghiên<br />
cứu là 30 - 85% [6]. Nhóm tăng sinh tủy<br />
mạn có 1,8% BN có bất thường NST. Theo<br />
nghiên cứu Heim, 15% BN đa hồng cầu,<br />
40% BN xơ tủy có tổn thương NST [6].<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi, có thể<br />
nhiều BN đã lui bệnh về mặt huyết học, di<br />
truyền. Tuy nhiên, cũng có thể do kỹ thuật<br />
nuôi cấy, nhuộm băng và cả khả năng phân<br />
tích NST khiến cho nhiều bất thường về<br />
cấu trúc NST bị bỏ sót. Do vậy, cần cập<br />
nhật thêm nhiều kỹ thuật mới về nuôi cấy<br />
và nhuộm băng NST, cũng như đào tạo<br />
<br />
56<br />
<br />