intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá kết quả và các yếu tố liên quan đến điều trị sốc nhiễm khuẩn tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang năm 2018-2019

Chia sẻ: ViChaeyoung ViChaeyoung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

42
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết nghiên cứu về đánh giá kết quả và các yếu tố liên quan đến điều trị sốc nhiễm khuẩn tại Bệnh viện Đa khoa trung tâm An Giang năm 2018-2019 nhằm góp phần vào chẩn đoán và điều trị hiệu quả và tiên lượng bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá kết quả và các yếu tố liên quan đến điều trị sốc nhiễm khuẩn tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang năm 2018-2019

  1. 43 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐIỀU TRỊ SỐC NHIỄM KHUẨN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG TÂM AN GIANG NĂM 2018-2019 Võ Văn Đức Khôi, Trần Văn Lời, Neang Retha, Lương Ngọc Bích TÓM TẮT Đặt vấn đề: Sốc nhiễm khuẩn là một bệnh lý nặng, thường gặp trong hồi sức và diễn biến phức tạp, thường dẫn đến suy đa tạng dẫn đến tử vong cao ở các khoa Hồi sức tích cực. Mục tiêu: nghiên cứu về đánh giá kết quả và các yếu tố liên quan đến điều trị sốc nhiễm khuẩn tại Bệnh viện Đa khoa trung tâm An Giang năm 2018-2019 nhằm góp phần vào chẩn đoán và điều trị hiệu quả và tiên lượng bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tất cả bệnh nhân nhập viện điều trị được chẩn đoán xác định là sốc nhiễm khuẩn tại khoa Hồi sức tích cực-chống độc Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang theo tiêu chuẩn SSC 2016[16]. Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả: Tỷ lệ điều trị thành công sốc nhiễm khuẩn tại Bệnh viện Đa khoa trung tâm An Giang là 54,7%, tử vong n=43(45,3%). Nguyên nhân nhiễm khuẩn từ đường tiêu hóa và hô hấp là phổ biến nhất với tỷ lệ lần lượt là 36,8% và 30,5%. Điểm APACHE II trung bình lúc mới vào sốc là 23,8 ± 7,6. Tỷ lệ bệnh nhân trên 20 điểm là 57,9%, thuộc nhóm nguy cơ cao. Điểm SOFA trung bình tại thời điểm nhập viện là 5,8 ± 3,6. Kết luận: Hồi sức sớm để đạt mục tiêu về các chỉ số HATB, ALTMTT, Lactat máu, lưu lượng nước tiểu thì sẽ giúp tăng khả năng sống sót ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn Từ khóa: chương trình chiến lược quản lí nhiễm khuẩn nặng và sốc nhiễm khuẩn. ABSTRACT Background: Septic shock is a serious disease, often in resuscitation and complicated developments, often leading to multiple organ failure leading to high mortality in the intensive care unit. Objectives: Research on evaluation of results and factors related to septic shock treatment at An Giang Central General Hospital in 2018-2019 to contribute to the effective diagnosis and treatment and prognosis of patients with septic shock bacteria Subjects and methods: All hospitalized patients were diagnosed with septic shock at the Department of Positive-Poison Recovery in An Giang Central General Hospital according to SSC 2016 standard [16]. Research described cross section Results: The successful treatment rate of septic shock at An Giang Central General Hospital is 54.7%, n = 43 deaths (45.3%). Causes of infections from the gastrointestinal and respiratory tract are the most common with the rates of 36.8% and 30.5%, respectively. The average APACHE II score at shock was 23.8 ± 7.6. The proportion of patients with a score of more than 20 points is 57.9%, belonging to a high-risk group. The average SOFA score at the time of admission was 5.8 ± 3.6. Conclusion: Early resuscitation to achieve the goals of HATB, ALTMTT, blood lactate, and urine flow will increase survival in patients with septic shock. Key words:Surviving Sepsis Shock Campain Systemic. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Sốc nhiễm khuẩn là một bệnh lý nặng, thường gặp trong hồi sức và diễn biến phức tạp, thường dẫn đến suy đa tạng, là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong ở các khoa Hồi sức tích cực. Theo hướng dẫn của chương trình chiến lược quản lí nhiễm khuẩn nặng và sốc nhiễm khuẩn “Surviving Sepsis Shock Campain-SSC” (2012): nên bắt đầu hồi sức càng sớm càng tốt, ngay khi phát hiện tụt huyết áp sau đó tiếp tục hồi sức trong 6 giờ đầu nhằm cải thiện tỉ lệ tử vong[12].
  2. 44 Tại An Giang tỉ lệ tử vong của nhóm bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn có suy đa tạng còn cao 45,9% [8]. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu về đánh giá kết quả và các yếu tố liên quan đến điều trị sốc nhiễm khuẩn tại bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang năm 2018-2019 với mục tiêu: Mục tiêu nghiên cứu: - Xác định đặc điểm lâm sàng bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn Bệnh viện Đa khoa trung tâm An Giang năm 2018-2019. -Đánh giá kết quả và các yếu tố liên quan đến điều trị sốc nhiễm khuẩn tại Bệnh viện Đa khoa trung tâm An Giang năm 2018-2019. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Tất cả bệnh nhân nhập viện điều trị được chẩn đoán xác định là sốc nhiễm khuẩn tại khoa Hồi sức tích cực-chống độc Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang từ tháng 04/2018 đến 06/2019. Tiêu chuẩn chọn mẫu - Hội chứng đáp ứng viêm hệ thống (SIRS): có ít nhất 2 trong số các tiêu chuẩn sau:[13] + Thân nhiệt >38,30C hoăc 90 lần/phút. + Thở nhanh, tần số >20 lần/ phút. + Số lượng bạch cầu >12 x 109/l hoặc 10%. - Có bằng chứng nhiễm trùng hoặc nghi ngờ nhiễm trùng. - Dấu hiệu suy chức năng cơ quan: + Thận: Thiểu niệu, lượng nước tiểu giảm dần và
  3. 45 Kết quả điều trị và các yếu tố như: HATB, ALTMTT, Lactat máu, lưu lượng nước tiểu sau 6 giờ liên quan đến tỉ lệ tử vong của bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn. 2.4. Phương pháp xử lý số liệu Các số liệu được nhập và xử lí bằng phần mềm Stata 12.0. Các biến định tính: tần số và tỉ lệ phần trăm được trình bày dưới dạng tần số, tỉ lệ phần trăm và biểu đồ. Các biến định lượng được mô tả bằng số trung bình và độ lệch chuẩn (nếu phân phối chuẩn), trung vị và khoảng tứ phân vị (nếu phân phối không chuẩn). Để khảo sát mối tương quan giữa 2 biến định tính: dùng phép kiểm định chi bình phương. Để so sánh 2 trung bình của 2 mẫu độc lập của 2 biến định lượng dùng Independent Spamples T test. Giá trị p được xem là có ý nghĩa thống kê ở mức
  4. 46 Bảng 2: Đặc điểm các bệnh mạn tính đi kèm của đối tượng nghiên cứu Nam (46 BN) Nữ (49 BN) Chung (95 BN) Loại bệnh n % n % n % Tăng huyết áp 21 45,7 26 56,5 47 49,5 Đái tháo đường 11 23,9 26 56,5 37 38,9 Bệnh phổi 12 26,1 2 4,3 14 14,7 Thần kinh 4 8,7 7 15,2 11 11,6 Suy thận mạn 3 6,5 3 6,5 6 6,3 Khác 9 19,6 4 8,6 13 13,7 Nhận xét: Tăng huyết áp, đái tháo đường và bệnh phổi là bệnh phổ biến nhất ở nam và nữ chiếm tỉ lệ chung lần lượt là 49,5%, 38,9%, 14,7%. Bảng 3: Đặc điểm độ nặng của đối tượng nghiên cứu theo thang điểm APACHE II APACHE II Nam (46 BN) Nữ (49 BN) Chung (95 BN) n % n % n % < 10 điểm 3 6,5 4 8,2 7 7,4 10 - 20 điểm 18 39,1 15 30,6 33 34,7 > 20 điểm 25 54,3 30 61,2 55 57,9 X ± SD 23,9 ± 8,0 23,7 ± 7,3 23,8 ± 7,6 Nhận xét: Điểm APACHE II trung bình của 95 bệnh nhân là 23,8 ± 7,6. Tỷ lệ bệnh nhân có điểm APACHE II trên 20 điểm là 57,9%, thuộc nhóm nguy cơ cao (nam: 61,2%; nữ: 54,3%) Bảng 4: Đặc điểm thang điểm SOFA của đối tượng nghiên cứu Điểm SOFA Nam (46 BN) Nữ (49 BN) Chung (95 BN) X ± SD 6,6 ± 4,0 5,0 ± 3,0 5,8 ± 3,6 Nhỏnhất – Lớn nhất 1 – 15 1 – 11 1 – 15 Nhận xét: Điểm SOFA trung bình của 95 bệnh nhân tại thời điểm nhập viện là 5,8 ± 3,6 (nam: 6,6 ± 4,0; nữ: 5,0 ± 3,0). Bệnh nhân có điểm SOFA nhỏ nhất là 1 và lớn nhất là 15. 3.2. Đánh giá kết quả và các yếu tố liên quan đến kết quả điều trị sốc nhiễm khuẩn. Bảng 5: Kết quả điều trị sốc nhiễm khuẩn Tình trạng ra viện Tần số (n) Tỷ lệ (%) Khỏi, giảm bệnh 52 54,7 Tử vong tại viện 12 12,6 Nặng xin về 31 32,7 Tổng 95 100,0 Nhận xét: Có 52/95 (54,7%) bệnh nhân khỏi bệnh, giảm bệnh. Tỷ lệ tử vong là 45,3% (tử vong tại viện: 12,6%; Nặng xin về - tiên lượng tử vong: 32,7%). Bảng 6: Đặc điểm kết cục chỉ số huyết áp trung bình trong 6 giờ đầu Sống Tử vong OR HATB p n (%) n (%) KTC (95%) Đạt (≥65 mmHg) 44 (65,7%) 23 (34,3%) 2,94 0,013 Không đạt (
  5. 47 Bảng 7: Đặc điểm kết cục theo chỉ số ALTMTT trong 6 giờ đầu Sống Tử vong OR ALTMTT p n (%) n (%) KTC (95%) Đạt (≥12cmH2O) 29 (60,4%) 19 (23,9%) 1,59 0,041 Không đạt (
  6. 48 10,4%, tiền sử dùng corticoid 9% [5]. Nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Hoàng Văn Quang [3][4] gặp nhiều bệnh tăng huyết áp 48,8% và tiểu đường 19,9%. Bảng điểm APACHE II trong nghiên cứu của chúng tôi khi vào khoa Hồi sức tích cực rất cao có điểm APACHE II rất cao, trung bình là 23,8 ± 7,6. phù hợp với nghiên cứu của Bùi Văn Tám là 24,9 ± 5,6 [6]. Nguyễn Hữu Quân là 23,4 ± 3,2 [5],cao hơn Vũ Hải Yến:18,4 ± 4,3 [11]. Điểm SOFA khi vào khoa hồi sức tích cực là 5,8 ± 3,6 (1 - 15), phù hợp với nghiên cứu của Bùi Văn Tám [6]. 4.2. Bàn luận về kết quả điều trị và các yếu tố liên quan đến điều trị sốc nhiễm khuẩn tại Bệnh viện Đa khoa trung tâm An Giang năm 2018-2019. Tỷ lệ tử vong trong nghiên cứu của chúng tôi (tử vong tại viện + bệnh nặng xin về có tiên lượng tử vong) là 45,3%. Tỉ lệ tử vong trong nghiên cứu của chúng tôi có thể là khá cao khi so sánh với một số nghiên cứu khác ở nước ngoài [15] tử vong là 21% có thể do điều kiện hồi sức tại các nước phát triển tốt hơn, điều kiện trang thiết bị tốt hơn và không bị quá tải giống như trong điều kiện Việt Nam. Tuy nhiên, khi so sánh với các nghiên cứu trong nước thì tỷ lệ tử vong trong nghiên cứu của chúng tôi là phù hợp. Nghiên cứu của Nguyễn Hữu Quân có tỷ lệ tử vong ở nhóm điều trị bằng phương pháp PICCO là 39,6% so với nhóm thường qui là 53,3%[5].Nghiên cứu của Trương Dương Tiển thực hiện năm 2016 ở Bệnh viện Chợ Rẫy cho thấy tỷ lệ tử vong ở SNK là 59,68%[10]. Nghiên cứu của Phạm Ngọc Thảo có tỷ lệ tử vong là 61%[9]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, bệnh nhân có HATB ≥65 mmHg có tỷ lệ tử vong thấp hơn so với bệnh nhân có HATB
  7. 49 5. KẾT LUẬN Tỷ lệ điều trị thành công sốc nhiễm khuẩn tại Bệnh viện Đa khoa trung tâm An Giang là 54,7%, tử vong 45,3%. Nguyên nhân nhiễm khuẩn từ đường tiêu hóa và hô hấp là phổ biến nhất với tỷ lệ lần lượt là 36,8% và 30,5%. Điểm APACHE II trung bình lúc mới vào sốc là 23,8 ± 7,6. Tỷ lệ bệnh nhân trên 20 điểm là 57,9%, thuộc nhóm nguy cơ cao. Điểm SOFA trung bình tại thời điểm nhập viện là 5,8 ± 3,6. Hồi sức sớm để đạt mục tiêu về các chỉ số HATB, ALTMTT, Lactat máu, lưu lượng nước tiểu thì có giúp tăng khả năng sống sót ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Hữu Thiện Biên (2017), ‘’Nghiên cứu giá trị của các thông số huyết động tĩnh trong đánh giá đáp ứng bù dịch ở bệnh hân nhiễm khuẩn huyết nặng và sốc nhiễm khuẩn’’, Luận án tiến sĩ y học, Đại Học Y Dược Tp HCM. 2. Bùi Thị Hương Giang (2016), ‘’Nghiên cứu một số thông số huyết động và chức năng tâm thu thất trái ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn’’, Luận án tiến sĩ y học, Trường Đại Học Y Hà Nội. 3. Hoàng Văn Quang (2005).‘’Tìm hiểu nguyên nhân tử vong trong sốcnhiễm trùng tại khoa Hồi sức cấp cứu bệnh viện Thống Nhất’’. Kỷ yếu hội nghị toàn quốc về Hồi sức cấp cứu và chống độc lần thứ V, Đà nẵng. 4. Hoàng Văn Quang (2009). ‘’Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng của suy đa tạng và các yếu tố tiên lượng tử vong ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn’’, Y học thực hành (694), số 12/2009. 5. Nguyễn Hữu Quân (2016), ‘’Nghiên cứu hiệu quả hoạt động dưới sự hỗ trợ của phương pháp PICCO trong xử trí sốc nhiễm khuẩn’’, Luận án tiến sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội 6. Bùi Văn Tám (2009). ‘’Đánh giá hiệu quả trên huyết động của lọc máu liên tục trong điều trị sốc nhiễm khuẩn’’. Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội. Tr 31-47. 7. Nguyễn Sỹ Tăng (2009). ‘’Đánh giá hiệu quả của lactat máu trong đánh giá mức độ nặng và theo dõi diến biến của sốc nhiễm khuẩn’’. Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội. Tr 36-50. 8. Phạm Ngọc Kiếu, Nguyễn Huỳnh Bích Phượng, Phạm Ngọc Dao, Phù Kỳ Thạnh (2018) ‘’Nghiên cứu đặc điễm của suy đa cơ quan và các yếu tố tiên lượng tử vong ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn’’ Kỷ yếu Hội Nghị Khoa học Bệnh viện An Giang. 9. Phạm Thị Ngọc Thảo và các cộng sự (2010), "Nghiên cứu tình hình điều trị nhiễm khuẩn nặng và sốc nhiễm khuẩn tại các khoa hồi sức tích cực khu vực Châu Á", Y Học Lâm Sàng. 10. Trương Dưỡng Tiển (2018), ‘’Vai trò độ bão hòa oxy máu tĩnh mạch trung tâm và độ thanh thải lactate máu động mạch trong tiên lượng nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn’’ Luận án tiến sĩ y học, Trường Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh. 11. Vũ Hải Yến (2012), ‘’Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng-cận lâm sàng, kết quả liệu pháp điều trị sớm theo mục tiêu ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn’’ Luận văn thạc sĩ, chuyên ngành hồi sức cấp cứu, Đại Học Y Hà Nội. 12. Brian C, Richard R, Mitchell M. L (2009), “Hemodynamic Monitoring in Sepsis”, Crit Care Clin, 25, pp. 803-823. 13. Dellinger R.P, Levy M.M, Rhodes A, Annae D et al (2013). “Surviving Sepsis Campaign: international guidelines for management of severe sepsis and septic shock, 2012”, Intensive Care Med, 39(2), pp. 165-228. 14. Lee Y K, Hwang S Y, Shin T G, Jo I J, Suh G Y, Jeon K (2016),“Prognostic Value of Lactate and Central Venous OxygenSaturation after Early Resuscitation in Sepsis Patients”. PLoS One 15. Pro CI, Yealy DM, Kellum JA et al (2014), “A randomized trial of protocol-based care for early septic shock”, N Engl J Med, 370 (18), 1683-1693. 16. Singer M, Deutschman CS, et al (2016), “The Third International Consensus Definitions for Sepsis and Septic Shock (Sepsis- 3)”, JAMA 2016,315, pp. 801-810. 17. Varpula M, Tallgren M, Saukkonen K, et al (2005), “Hemodynamic variables related to outcome in septic shock”, Intensive Care Med.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2