Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 3 * 2015<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA CHỈ SỐ BIS<br />
VÀ NỒNG ĐỘ PHẾ NANG TỐI THIỂU (MAC) CỦA SEVOFLURAN<br />
TRONG GÂY MÊ TRẺ EM<br />
Trần Thị Nương*, Đào Thị Kim Dung*, Nguyễn Quốc Kính*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Đánh giá tương quan giữa chỉ số BIS và nồng độ phế nang tối thiểu của sevofluran trong gây mê<br />
ở trẻ em.<br />
Phương pháp nghiên cứu: 86 bệnh nhân 1-12 tuổi, ≥ 10 kg, ASA I-II, gây mê mask thanh quản, tiền mê<br />
Hypnovel 0,05 mg/kg, khởi mê và duy trì mê Sevofluran, tê khoang cùng. Giảm đau sau mổ bằng Paracetamol 15<br />
mg/kg. Theo dõi Mạch, Huyết áp, SPO2, MAC và EtCO2. Điều chỉnh độ mê theo chỉ số BIS.<br />
Kết quả: T4 (đặt mask thanh quản) Et-Sevo 2,6 ± 0,7, MAC 1,3 ± 0,3. T7 (sau rạch da 5 phút) Et-Sevo 2,05<br />
± 0,5, MAC 1,03 ± 0,27. T8 (sau rạch da 20ph) Et-Sevo 1,8 ± 0,4, MAC 0,91 ± 0,26. T10 (rút mask) Et-Sevo 0,72<br />
± 0,27, MAC 0,38 ± 0,13. Xác suất tiên đoán của BIS là Pk = 0,69 ±0,02. BIS = 70,87 – 17,4 MAC (R= - 0,6 P <<br />
0,01).<br />
Kết luận: BIS và MAC có mối tương quan tuyến tính nghịch, chặt chẽ.<br />
Từ khóa: BIS gây mê trẻ em, MAC sevofluran trẻ em, gây mê trẻ em.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
CORRELATION OF BIS INDEX AND MINIMUM ALVEOLAR CONCENTRATION SEVOFLURAN<br />
IN PAEDIATRIC ANESTHESIA<br />
Tran Thi Nuong, Dao Thi Kim Dung, Nguyen Quoc Kinh<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 19 - No 3 - 2015: 29 - 34<br />
Objectives: Correlating BIS index and MAC sevofluran in pediatric anesthesia.<br />
Methods: 86 patients 1-12 years, W ≥ 10kg ASA I-II, laryngeal mask airway, premedication with Hypnovel<br />
0.05 mg/kg, Induction and maintenance with Sevofluran, Caudal epidural block. Paracetamol 15mg/kg were<br />
given for postoperative analgesia. Controlling Heart rate, blood pressure, SPO2, MAC, EtCO2. Adjusting<br />
anesthesia by BIS index.<br />
Results: T4 (LMA) Et-Sevo 2.6 ± 0.7, MAC 1.3 ± 0.3. T7 (after incision 5 min) Et-Sevo 2.05 ± 0.5, MAC<br />
1.03 ± 0.27. T8 (after incision 20 min) Et-Sevo 1.8 ± 0.4, MAC 0.91 ± 0.26. T10 (removal LMA) Et-Sevo 0.72 ±<br />
0.27, MAC 0.38 ± 0.13. Predictive probability of BIS: Pk = 0.69 ±0.02. BIS = 70.87 - 17.4 MAC (R= - 0.6 P <<br />
0.01).<br />
Conclusion: BIS and MAC were inverse linear relationship.<br />
Keywords: MAC sevofluran peadiatric, anesthesia in childrens, Bispectral index, MAC sevofluran in<br />
children.<br />
và đặc biệt là trong phẫu thuật ở trẻ em. Trên<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
lâm sàng, đánh giá độ mê chủ yếu dựa vào các<br />
Đánh giá độ mê trên lâm sàng là một vấn<br />
triệu chứng như mạch, huyết áp, các cử động<br />
đề quan trọng trong gây mê hồi sức nói chung<br />
* Bệnh viện Việt Đức<br />
Tác giả liên lạc: BS. Trần Thị Nương<br />
<br />
30<br />
<br />
ĐT: 0983167330<br />
<br />
Email: trannuongnuong@gmail.com.<br />
<br />
Chuyên Đề Nhi Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 3 * 2015<br />
bất thường để điều chỉnh độ mê. Tuy nhiên sự<br />
biến đổi mạch, huyết áp còn phụ thuộc vào<br />
nhiều yếu tố như sốt, thiếu thể tích tuần hoàn,<br />
thiếu oxy, thừa CO2. Gây mê quá sâu hoặc quá<br />
nông có thể gây ra tai biến làm ảnh hưởng đến<br />
cuộc mổ cũng như các di chứng về tâm thần<br />
sau này(1).<br />
Tác dụng gây mê của các thuốc mê đường hô<br />
hấp được định nghĩa bằng MAC (Minimal<br />
Alveolar Concentration) hay còn gọi là nồng độ<br />
phế nang tối thiểu, đó là nồng độ phế nang tối<br />
thiểu của một thuốc mê dưới dạng khí đo ở áp<br />
lực khí quyển thông thường làm ức chế phản<br />
ứng vận động ở 50% các bệnh nhân khi bị một<br />
kích thích đau như rạch da. MAC được chứng<br />
minh cân bằng với nồng độ thuốc trong não(2).<br />
Mặc dù vậy, đáp ứng của các cơ thể khác nhau<br />
đối với gây mê và phẫu thuật là khác nhau. Trên<br />
thế giới đánh giá độ mê dựa vào hoạt động điện<br />
ở vỏ não như chỉ số lưỡng phổ BIS (bispectral<br />
index) đã được áp dụng rộng rãi. BIS là một<br />
phương tiện đánh giá độ mê dựa trên nguyên lý<br />
đo điện thế ức chế và kích thích sau synap của<br />
vỏ não được truyền đến vùng trán và mặt, dùng<br />
điện cực để ghi lại các sóng điện não và được số<br />
hóa thành các con số từ 0-100. Trên lâm sàng, giá<br />
trị BIS duy trì từ 40-60 được cho là đủ để phẫu<br />
thuật. Giá trị BIS nhỏ hơn 40 cho là gây mê quá<br />
sâu, lớn hơn 60 được cho là gây mê quá nông.<br />
Trong gây mê dựa vào BIS có thể phát hiện sớm<br />
tình trạng gây mê quá sâu hoặc quá nông để<br />
điều chỉnh thuốc gây mê kịp thời(3).<br />
Phẫu thuật trong trẻ em có nhiều điểm đặc<br />
thù so với phẫu thuật ở người lớn, việc tránh<br />
những di chứng về tâm thần khi gây mê quá<br />
nông cũng như những tai biến khi gây mê quá<br />
sâu ở trẻ em là điều rất cần thiết. Do đó, theo dõi<br />
độ mê trong lúc mổ giúp cho bác sỹ gây mê điều<br />
chỉnh kịp thời tạo điều kiện cho cuộc mổ diễn ra<br />
thuận lợi và an toàn.<br />
Ở Việt Nam có một số nghiên cứu về điều<br />
chỉnh độ mê theo chỉ số BIS bằng nồng độ phế<br />
nang tối thiểu hoặc theo nồng độ đích trong não<br />
nhưng chưa có nghiên cứu nào ở trẻ em.<br />
<br />
Chuyên Đề Nhi Khoa<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
Đánh giá mối liên quan giữa các thông số<br />
của điện não số hóa với nồng độ phế nang tối<br />
thiểu (MAC) của sevofluran trong các giai đoạn<br />
gây mê.<br />
Đánh giá các dấu hiệu lâm sàng trong gây<br />
mê hô hấp bằng sevofluran dựa vào nồng độ<br />
phế nang tối thiểu và BIS trong phẫu thuật ở<br />
trẻ em.<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân<br />
Các bệnh nhân được mổ tại phòng mổ nhi khoa gây mê hồi sức bệnh viện Việt Đức từ<br />
tháng 10 năm 2014 đến tháng 2 năm 2015. Bệnh<br />
nhân là trẻ em độ tuổi từ 1 đến 12 tuổi. Cân nặng<br />
≥ 10 kg. ASA1-2.Thời gian mổ ≤ 2 giờ.<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
Trẻ em béo phì hoặc suy dinh dưỡng. Trẻ có<br />
bệnh thần kinh, tim mạch, hô hấp, nội tiết kèm<br />
theo. Mổ cấp cứu. Mổ nội soi ổ bụng. Phối hợp<br />
thuốc mê bốc hơi với thuốc mê tĩnh mạch. Bệnh<br />
nhân chảy máu nhiều trong và sau mổ. Phải thở<br />
máy > 2 giờ sau mổ vì diễn biến nặng.<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Nghiên cứu tiến cứu mô tả cắt ngang.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Đặc điểm chung.<br />
Bảng 1: Đặc điểm chung về tuổi, giới, cân nặng, thời<br />
gian phẫu thuật.<br />
Đặc điểm chung<br />
Tuổi (năm)(mean ±SD)<br />
Nam<br />
Giới (%)<br />
Nữ<br />
Cân nặng (kg)<br />
Thời gian phẫu thuật (phút)<br />
<br />
4,1 ± 2,6<br />
91<br />
9<br />
16,5 ± 5,6<br />
41,3 ± 22,4<br />
<br />
Nhận xét: Bệnh nhân tập trung chủ yếu là<br />
nam (91%), phẫu thuật trong thời gian ngắn,<br />
độ tuổi và cân nặng phù hợp với đối tượng<br />
nghiên cứu.<br />
<br />
31<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 3 * 2015<br />
<br />
Phân bố bệnh nhân theo phẫu thuật<br />
<br />
Tiền sử bệnh lý<br />
Bảng2: Tiền sử bệnh nhân<br />
Tiền sử<br />
Khỏe mạnh<br />
Viêm phổi<br />
Viêm phế quản<br />
Mổ cũ<br />
<br />
n =86<br />
70<br />
3<br />
2<br />
11<br />
<br />
%<br />
81,4<br />
3,5<br />
2,3<br />
12,8<br />
<br />
Nhận xét: Bệnh nhân có tiền sử khỏe mạnh<br />
chiếm tỷ lệ cao nhất (81,4%).<br />
Biểu đồ 1: Phân bố bệnh nhân theo phẫu thuật.<br />
Nhận xét: Phẫu thuật thoát vị bẹn chiếm tỷ lệ<br />
cao nhất với 28%, phẫu thuật ẩn tinh hoàn chiếm<br />
25.6%, phẫu thuật lỗ đái thấp chiếm 15%.<br />
<br />
Một số đặc điểm và triệu chứng lâm sàng<br />
của gây mê và phẫu thuật.<br />
<br />
Thay đổi nhịp tim, huyết áp ở các thời điểm của cuộc gây mê<br />
<br />
Biểu đồ 2: Thay đổi nhịp tim ở các giai đoạn gây mê.<br />
Nhận xét: Nhịp tim tăng cao nhất ở giai đoạn ngay sau khi rạch da 126,56 ± 18,24.<br />
<br />
Biểu đồ 3: Thay đổi huyết áp ở các giai đoạn gây mê.<br />
<br />
32<br />
<br />
Chuyên Đề Nhi Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 3 * 2015<br />
Nhận xét: Huyết áp cao nhất giai đoạn bắt<br />
đầu khởi mê (67,49 ± 11,4), huyết áp tăng nhẹ ở<br />
giai đoạn sau khi rạch da (64,02 ± 11,9).<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Giá trị trung bình của nồng độ Sevofluran<br />
trong khí thở vào, thở ra, MAC, Bis ở các giai<br />
đoạn gây mê.<br />
<br />
Bảng 3: Giá trị trung bình của nồng độ Sevofluran trong khí thở vào, thở ra, MAC, Bis ở các giai đoạn gây mê.<br />
Giai đoạn<br />
<br />
Fi-sevofluran<br />
<br />
Et-sevofluran<br />
<br />
MAC<br />
<br />
Bis<br />
<br />
Mất phản xạ mi mắt<br />
<br />
6,44 ± 0,92<br />
<br />
4,98 ± 0,98<br />
<br />
2,45 ± 0,4<br />
<br />
39,03 ± 10,45<br />
<br />
Đặt mask thanh quản<br />
<br />
2,96 ± 0,75<br />
<br />
2,6 ± 0,73<br />
<br />
1,3 ± 0,32<br />
<br />
46,84 ± 6,76<br />
<br />
Sau rạch da 5 phút<br />
<br />
2,28 ±0,65<br />
<br />
2,05 ± 0,56<br />
<br />
1,03 ± 0,28<br />
<br />
50,16 ± 5,82<br />
<br />
Sau rạch da 20 phuta<br />
<br />
2 ± 0,5<br />
<br />
1,85 ± 0,44<br />
<br />
0,92 ± 0,2<br />
<br />
51,48 ± 5,86<br />
<br />
Rút mask thanh quản<br />
<br />
0,45 ± 0,34<br />
<br />
0,72 ± 0,27<br />
<br />
0,39 ± 0,13<br />
<br />
68,6 ± 4,65<br />
<br />
Nhận xét:<br />
Thời điểm mất phản xạ mi mắt MAC là 2,45<br />
± 0,4. Thời điểm đặt Mask thanh quản MAC<br />
giảm xuống 1,3 ± 0,32. Giai đoạn phẫu thuật<br />
<br />
MAC duy trì từ 0,92 ± 0,2 đến 1,03 ± 0,28. Rút<br />
mask thanh quản khi MAC còn 0,39 ± 0,13.<br />
Bis < 40 ở thời điểm mất phản xạ mi mắt. Bis<br />
duy trì 40 - 60 ở giai đoạn đặt mask thanh quản<br />
và phẫu thuật. Giai đoạn rút mask bis > 60.<br />
<br />
Tương quan của MAC và Bis ở các giai đoạn của gây mê<br />
<br />
Chuyên Đề Nhi Khoa<br />
<br />
33<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 3 * 2015<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
BIS = 70,87 – 17,4 MAC r = 0,58 p< 0,01.<br />
Nhận xét: Bis và MAC có mối tương quan<br />
tuyến tính nghịch, chặt chẽ với r = 0,58, P