Journal of Science – 2015, Vol. 6 (2), 30 – 36<br />
<br />
Part B: Political Sciences, Economics and Law<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP KINH TẾ TƯ NHÂN<br />
TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ<br />
Huỳnh Thanh Nhã1<br />
TS. Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ<br />
Thông tin chung:<br />
Ngày nhận bài: 03/09/14<br />
Ngày nhận kết quả bình duyệt:<br />
27/11/14<br />
Ngày chấp nhận đăng: 06/15<br />
Title:<br />
An evaluation on the<br />
competitiveness of private<br />
enterprises in Can Tho city<br />
Từ khóa:<br />
Năng lực cạnh tranh (NLCT),<br />
doanh nghiệp (DN), kinh tế tư<br />
nhân (KTTN)<br />
Keywords:<br />
Competitiveness, enterprise,<br />
private sector<br />
<br />
ABSTRACT<br />
The study evaluates the competitiveness of enterprises in the private sector using<br />
data from a sample of 212 enterprises in Can Tho city. Analyzed result based on<br />
described statistical method, comparison method and charts shows that the<br />
competitiveness of enterprises in the private sector is relatively higher than that<br />
of state-owned enterprises, but much lower than that of foreign-invested<br />
enterprises. The study recommends that (1) Private enterprises should be more<br />
active and professional in doing business to better adapt to global business<br />
conditions; (2) The state should enhance support policies to improve the business<br />
environment.<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Nghiên cứu này đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp thuộc thành<br />
phần kinh tế tư nhân, với mẫu khảo sát gồm 212 doanh nghiệp kinh tế tư nhân tại<br />
Cần Thơ. Kết quả phân tích dựa trên phương pháp thống kê mô tả, phương pháp<br />
so sánh, biểu đồ cho thấy các doanh nghiệp kinh tế tư nhân có năng lực cạnh<br />
tranh tương đối cao hơn so với các doanh nghiệp nhà nước, nhưng lại thấp hơn<br />
rất nhiều so với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Nghiên cứu đề xuất<br />
hai nhóm giải pháp: (1) Các doanh nghiệp kinh tế tư nhân cần chủ động và<br />
chuyên nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh để thích ứng tốt với điều<br />
kiện kinh doanh toàn cầu, và (2) Nhà nước cần tăng cường các chính sách hỗ trợ<br />
để cải thiện môi trường kinh doanh.<br />
<br />
trong và ngoài nước. Do vậy, các DN KTTN tại<br />
TP Cần Thơ cần tạo dựng các nguồn lực để nhanh<br />
chóng thích ứng với các biến đổi của môi trường<br />
kinh doanh bằng cách tạo ra năng lực cạnh tranh<br />
(NLCT). Vì vậy, việc đánh giá đúng năng lực của<br />
các DN thuộc thành phần KTTN trong môi trường<br />
kinh doanh luôn thay đổi, để từ đó đề xuất giải<br />
pháp giúp các DN này nâng cao NLCT là vấn đề<br />
cấp thiết đối với bản thân các DN và cơ quan<br />
quản lý nhà nước tại TP Cần Thơ trong quá trình<br />
hội nhập toàn cầu.<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Chính sách mở cửa và quá trình chủ động hội<br />
nhập kinh tế quốc tế về thương mại hàng hóa đã<br />
tạo ra nhiều thách thức đối với các doanh nghiệp<br />
(DN) Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp<br />
kinh tế tư nhân (DN KTTN) nói riêng. Tiến trình<br />
tự do hóa thương mại sẽ có nhiều tác động mạnh<br />
đến hoạt động kinh doanh của các DN và thời hạn<br />
gỡ bỏ hàng rào thuế quan càng đến gần, tính chất<br />
tự do hóa kinh doanh thị trường sẽ đậm nét hơn,<br />
hàng rào kỹ thuật càng trở nên đa dạng, phức tạp<br />
hơn, cao hơn đối với các DN Việt Nam. Từ đó<br />
dẫn đến những thay đổi nhanh chóng và khó<br />
lường của môi trường kinh doanh, cũng như áp<br />
lực cạnh tranh ngày càng gay gắt ở cả thị trường<br />
<br />
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU<br />
Nghiên cứu đánh giá NLCT của các DN KTTN so<br />
với các thành phần kinh tế khác, từ đó đề xuất giải<br />
30<br />
<br />
Journal of Science – 2015, Vol. 6 (2), 30 – 36<br />
<br />
Part B: Political Sciences, Economics and Law<br />
<br />
pháp nâng cao NLCT của thành phần kinh tế này<br />
tại TP Cần Thơ.<br />
<br />
lực sáng tạo (Hult, 2004); chất lượng mối quan<br />
hệ, nguồn nhân lực, nguồn lực vật chất (Nguyễn<br />
Thị Mai Trang, 2004); định hướng toàn cầu, hợp<br />
tác quốc tế, tri thức về thị trường quốc tế, khả<br />
năng phản ứng với thị trường quốc tế (Yeniyurt,<br />
Cavusgil & Hult, 2005).<br />
<br />
3. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG<br />
PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
3.1 Phương pháp luận<br />
<br />
Tại Việt Nam, đã có một số nghiên cứu về mức<br />
độ ảnh hưởng của nguồn năng lực động đến<br />
NLCT của các DN. Cụ thể, Hồ Trung Thành<br />
(2012) đã đề xuất các tiêu chí đánh giá NLCT<br />
động của các DN ngành Công thương gồm: năng<br />
lực sáng tạo, định hướng học hỏi, sự hội nhập<br />
toàn diện, năng lực marketing, định hướng kinh<br />
doanh và kết quả kinh doanh. Trong nghiên cứu<br />
của Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang<br />
(2009) về năng lực động đã cho thấy các nhân tố<br />
định hướng kinh doanh, năng lực marketing, kết<br />
quả kinh doanh, năng lực sáng tạo, định hướng<br />
học hỏi, kỳ vọng cơ hội WTO, nguồn lực tài<br />
chính, năng lực nghiên cứu và phát triển có ảnh<br />
hưởng đến NLCT của các DN trên địa bàn TP Hồ<br />
Chí Minh. Huỳnh Thị Thúy Hoa (2009) thực hiện<br />
nghiên cứu về mô hình NLCT động của DN<br />
Siemens Việt Nam đã chứng minh năm nhân tố là<br />
năng lực marketing, định hướng kinh doanh, năng<br />
lực sáng tạo, năng lực tổ chức dịch vụ và danh<br />
tiếng DN có ảnh hưởng đến NLCT động của DN<br />
này.<br />
<br />
3.1.1 Lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến<br />
NLCT<br />
Có nhiều khung lý thuyết dùng để nghiên cứu và<br />
phân tích NLCT ở cấp độ DN. Trong đó, lý thuyết<br />
nguồn lực cạnh tranh đã được nhiều nhà nghiên<br />
cứu trên thế giới cũng như tại Việt Nam sử dụng,<br />
để phân tích các yếu tố góp phần tạo nên NLCT<br />
của DN trong môi trường kinh doanh có nhiều<br />
thay đổi.<br />
Lý thuyết về nguồn lực của DN tập trung phân<br />
tích cạnh tranh dựa vào các yếu tố bên trong được<br />
thể hiện ở nhiều dạng khác nhau. Grant (1991)<br />
chia chúng ra thành hai nhóm: hữu hình và vô<br />
hình, trong đó, nguồn lực hữu hình bao gồm<br />
nguồn lực về tài chính như vốn tự có và khả năng<br />
vay vốn của DN; nguồn vật chất hữu hình bao<br />
gồm những tài sản sản xuất hữu hình của DN có<br />
thể đem lại lợi thế về chi phí sản xuất như qui mô,<br />
vị trí, tinh vi về kỹ thuật, tính linh hoạt của nhà<br />
máy sản xuất, của trang thiết bị, nguyên vật liệu<br />
đầu vào,… Nguồn lực vô hình bao gồm công<br />
nghệ, danh tiếng, và nhân lực của DN. Nguồn lực<br />
về công nghệ bao gồm sở hữu trí tuệ, bằng phát<br />
minh, sáng chế,… Nguồn lực về danh tiếng bao<br />
gồm việc sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng về dịch vụ,<br />
chất lượng, độ tin cậy, thiết lập được mối quan hệ<br />
tốt với khách hàng, nhà cung cấp, ngân hàng,<br />
chính quyền,… Nguồn lực về nhân sự bao gồm<br />
kiến thức, kỹ năng của nhân viên, khả năng thích<br />
hợp của nhân viên với tính linh hoạt trong chiến<br />
lược, lòng trung thành của nhân viên,…<br />
<br />
Tóm lại, có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến NLCT<br />
của DN, trong đó các nhân tố: (1) mối quan hệ,<br />
(2) năng lực marketing, (3) danh tiếng doanh<br />
nghiệp, (4) năng lực nghiên cứu và phát triển, (5)<br />
nguồn nhân lực, (6) các nguồn lực vật chất, (7)<br />
năng lực điều hành quản lý, và (8) năng lực tài<br />
chính đã được chứng minh là có ảnh hưởng quan<br />
trọng đến NLCT của các DN Việt Nam. Vì thế,<br />
trong nghiên cứu này 8 nhân tố trên được tác giả<br />
đưa vào mô hình phân tích để đánh giá NLCT<br />
theo các yếu tố thành phần của các DN KTTN tại<br />
TP Cần Thơ.<br />
<br />
Lý thuyết nguồn lực liên tục được phát triển và<br />
được mở rộng trong thị trường động và hình thành<br />
nên lý thuyết năng lực động. Eisenhardt & Martin<br />
(2000) đã chỉ ra rằng nguồn lực có thể trở thành<br />
năng lực động là những nguồn lực thỏa mãn bốn<br />
đặc điểm, đó là: có giá trị, hiếm, khó thay thế, và<br />
khó bị bắt chước, thường gọi tắt là VRIN<br />
(Valuable, Rare, Inimitable, Nonsubstitutable).<br />
<br />
3.1.2 Các yếu tố so sánh khả năng cạnh tranh so<br />
với đối thủ chính<br />
Bên cạnh việc xác định các nhân tố ảnh hưởng<br />
đến NLCT của các DN KTTN tại Cần Thơ,<br />
nghiên cứu còn đánh giá khả năng cạnh tranh của<br />
các DN này so với đối thủ cạnh tranh chính. Một<br />
phương pháp có thể sử dụng để đánh giá khả năng<br />
cạnh tranh của các DN là đồ thị đa giác cạnh<br />
tranh. Đa giác này mô tả khả năng của DN theo<br />
<br />
Có rất nhiều nghiên cứu về các yếu tố có khả năng<br />
tạo nên nguồn năng lực động của DN và ảnh<br />
hưởng đến NLCT, như: định hướng thị trường và<br />
định hướng học hỏi của DN (Celuch, 2002); năng<br />
31<br />
<br />
Journal of Science – 2015, Vol. 6 (2), 30 – 36<br />
<br />
Part B: Political Sciences, Economics and Law<br />
<br />
các yếu tố trong mối quan hệ so sánh với các đối<br />
thủ cạnh tranh, hoặc một tập hợp các đối thủ cạnh<br />
tranh để xây dựng một phân tích về khả năng cạnh<br />
tranh của DN. Khi chồng sơ đồ này lên nhau ta có<br />
thể thu được nhanh chóng những ưu thế tương đối<br />
của DN so với đối thủ của mình.<br />
<br />
cạnh trạnh của các DN KTTN tại TP Cần Thơ so<br />
với các đối thủ chính.<br />
3.2 Phương pháp nghiên cứu<br />
3.2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
Đối tượng nghiên cứu là NLCT của DN thuộc<br />
thành phần KTTN. Do số lượng công ty hợp danh<br />
rất ít và đa phần các DN tại TP Cần Thơ được tập<br />
trung ở quận Ninh Kiều, nên nghiên cứu chọn<br />
khảo sát các DN KTTN đã được thành lập và đi<br />
vào hoạt động trên 3 năm tính đến thời điểm<br />
nghiên cứu ở quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ, bao<br />
gồm: doanh nghiệp tư nhân (DNTN), công ty<br />
trách nhiệm hữu hạn (TNHH) và công ty cổ phần<br />
(CTCP).<br />
<br />
Micheal E Porter (1990) cho rằng, DN có NLCT<br />
cao thì có thể có những ưu thế sau so với các DN<br />
cùng ngành khác, như:<br />
(1) Thị phần: được tính bằng giá trị hay số lượng.<br />
Các DN dẫn đầu thường có mức doanh thu và thị<br />
phần cao.<br />
(2) Quy mô hoạt động: được đo lường thường<br />
xuyên để đánh giá mức độ tăng trưởng hay suy<br />
giảm của DN trên thị trường.<br />
(3) Uy tín, hình ảnh doanh nghiệp: được đo lường<br />
bằng độ nhận biết cũng như độ trung thành<br />
thương hiệu.<br />
(4) Chất lượng sản phẩm: tính năng sản phẩm<br />
vượt trội, tốt hơn, đáng tin cậy, vận hành tốt<br />
hơn,…<br />
(5) Đáp ứng yêu cầu khách hàng: dịch vụ hỗ trợ<br />
bán hàng tốt hơn, cách xử lý sự cố hay than phiền<br />
từ khách hàng,…<br />
(6) Giá thành sản phẩm: chi phí sản xuất sản<br />
phẩm thấp hơn, cạnh tranh hơn các DN cùng<br />
ngành.<br />
(7) Hiệu quả mạng lưới bán hàng: tạo ra nhóm<br />
khách hàng và nguồn thông tin mà có thể trực tiếp<br />
làm tăng chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ của<br />
DN.<br />
(8) Đầu tư cho chiêu thị: là một chuỗi các hoạt<br />
động với mục đích làm cho khách hàng nhớ đến<br />
thương hiệu, sản phẩm, làm cho khách hàng yêu<br />
thích và sử dụng sản phẩm của DN, do đó làm<br />
tăng khả năng cạnh tranh của DN so với các đối<br />
thủ.<br />
(9) Năng lực nghiên cứu và phát triển: để nhanh<br />
chóng đáp ứng nhu cầu thị trường và sở thích của<br />
người tiêu dùng, đồng thời có thể nhanh chóng<br />
sửa đổi cải tiến sản phẩm theo phản ứng của<br />
khách hàng, không những giảm giá thành, mà còn<br />
đem đến cho người tiêu dùng những sản phẩm tốt<br />
hơn.<br />
(10) Năng lực quản lý và điều hành: để đề ra<br />
những chiến lược hiệu quả đáp ứng sự thay đổi<br />
của môi trường kinh doanh.<br />
Tóm lại, có thể xem 10 yếu tố trên thể hiện rõ nét<br />
những ưu thế của DN trong cùng ngành, nên<br />
nghiên cứu này sử dụng để đánh giá khả năng<br />
<br />
3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu<br />
Số liệu thứ cấp: được thu thập chủ yếu từ Sở Kế<br />
hoạch và Đầu tư, Sở Công thương, Cục Thống kê<br />
TP Cần Thơ, các bài báo khoa học, kết quả nghiên<br />
cứu khác có liên quan.<br />
Số liệu sơ cấp: Đề tài sử dụng phương pháp chọn<br />
mẫu ngẫu nhiên phân tầng theo loại hình DN,<br />
bằng cách phỏng vấn trực tiếp người đứng đầu<br />
hoặc người được ủy quyền cung cấp thông tin tại<br />
212 DN KTTN. Trên cơ sở xác định tỉ lệ của từng<br />
loại hình DN từ Cục Thống kê TP Cần Thơ đến<br />
ngày 31/12/2012, nghiên cứu xác định số lượng<br />
từng loại hình DN cần khảo sát và chọn bước<br />
nhảy là 10 trên danh sách 2.138 DN KTTN của<br />
quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ.<br />
Bảng 1. Cơ cấu mẫu khảo sát DN KTTN quận Ninh<br />
Kiều, TP Cần Thơ<br />
Loại hình DN<br />
<br />
Số<br />
lượng<br />
(DN)<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
<br />
Số phiếu<br />
<br />
DN tư nhân<br />
<br />
577<br />
<br />
27<br />
<br />
57<br />
<br />
Công ty TNHH<br />
<br />
1.283<br />
<br />
60<br />
<br />
128<br />
<br />
Công<br />
phần<br />
<br />
278<br />
<br />
13<br />
<br />
27<br />
<br />
2.138<br />
<br />
100<br />
<br />
212<br />
<br />
ty<br />
<br />
Tổng cộng<br />
<br />
cổ<br />
<br />
(Nguồn: Cục Thống kê TP Cần Thơ, 2013)<br />
<br />
3.2.3 Phương pháp phân tích số liệu<br />
Để đo lường mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố,<br />
nghiên cứu sử dụng thang đo Likert 5 cấp độ, từ<br />
(1) hoàn toàn không ảnh hưởng đến (5) rất ảnh<br />
hưởng. Ý nghĩa của từng cấp đánh giá dao động<br />
trên mức khoảng 0,8 với từng giá trị trung bình<br />
32<br />
<br />
Journal of Science – 2015, Vol. 6 (2), 30 – 36<br />
<br />
Part B: Political Sciences, Economics and Law<br />
<br />
của thang đo khoảng mức độ ảnh hưởng của các<br />
yếu tố được xác định như sau:<br />
(1) 1,00 – 1,80: Hoàn toàn không ảnh hưởng<br />
(2) 1,81 – 2,60: Không ảnh hưởng<br />
(3) 2,61 – 3,40: Bình thường<br />
(4) 3,41 – 4,20: Ảnh hưởng<br />
(5) 4,21 – 5,00: Rất ảnh hưởng.<br />
<br />
kết hợp trình bày dữ liệu với các biểu đồ để đánh<br />
giá NLCT theo các yếu tố thành phần của các DN<br />
KTTN và đánh giá khả năng cạnh tranh của DN<br />
KTTN so với đối thủ chính tại TP Cần Thơ.<br />
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO<br />
LUẬN<br />
4.1 Tổng quan về DN KTTN tại TP Cần Thơ<br />
<br />
Nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả,<br />
phương pháp so sánh giá trị trung bình các chỉ số,<br />
<br />
Bảng 2. Số lượng và nguồn vốn sản xuất kinh doanh của DN KTTN tại TP Cần Thơ, 2010 – 2012<br />
Loại hình DN<br />
<br />
2010<br />
DN<br />
<br />
2011<br />
DN<br />
<br />
DN TN<br />
<br />
1.183<br />
<br />
5.945,7<br />
<br />
1.229<br />
<br />
6.373,9<br />
<br />
1.329<br />
<br />
Công ty TNHH<br />
Công ty cổ phần<br />
Tổng<br />
<br />
1.823<br />
368<br />
3.374<br />
<br />
29.876,3<br />
25.526,4<br />
61.348,4<br />
<br />
2.530<br />
529<br />
4.288<br />
<br />
36.942,9<br />
41.902,3<br />
85.219,1<br />
<br />
3.246<br />
620<br />
5.195<br />
<br />
Vốn<br />
tỷ đồng<br />
<br />
2012<br />
DN<br />
<br />
Vốn<br />
tỷ đồng<br />
<br />
2011/2010<br />
DN<br />
Vốn<br />
(%)<br />
(%)<br />
<br />
2012/2011<br />
DN<br />
Vốn<br />
(%)<br />
(%)<br />
<br />
6.508,4<br />
<br />
3,9<br />
<br />
7,2<br />
<br />
8,1<br />
<br />
2,1<br />
<br />
38.929,9<br />
46.461,4<br />
91.899,7<br />
<br />
38,8<br />
43,7<br />
27,1<br />
<br />
23,6<br />
64,1<br />
38,9<br />
<br />
28,3<br />
17,2<br />
21,1<br />
<br />
5,4<br />
10,9<br />
7,8<br />
<br />
Vốn<br />
tỷ đồng<br />
<br />
(Nguồn: Sở Kế hoạch & Đầu tư và Cục Thống kê TP Cần Thơ, 2013)<br />
<br />
Nhìn chung, tốc độ hình thành và phát triển của<br />
các DN KTTN ở TP Cần Thơ trong giai đoạn<br />
2010-2012 là tương đối nhanh. Cụ thể, số lượng<br />
DN KTTN năm 2011 tăng 27,1% so với năm<br />
2010 và tiếp tục tăng 21,1% trong năm 2012,<br />
trong đó số lượng DN tăng nhiều nhất là loại hình<br />
công ty TNHH với 28,3% do cơ chế quản lý điều<br />
hành và huy động vốn thuận lợi, kế tiếp là CTCP<br />
với 17,2% do chính sách đẩy nhanh tiến trình cổ<br />
phần hóa DN nhà nước, sau cùng là DNTN với<br />
8,1% do tình hình kinh tế khó khăn dẫn đến có<br />
nhiều DN phá sản.<br />
<br />
với năm 2011, nhưng vẫn ở mức khá cao (7,8%),<br />
trong đó loại hình CTCP có vốn tăng nhiều nhất<br />
với 10,9%, kế tiếp là công ty TNHH 5,4% và sau<br />
cùng là DNTN chỉ tăng 2,1%, điều này cho thấy<br />
DN KTTN rất dễ tổn thương khi có những biến<br />
động của thị trường, đặc biệt là ảnh hưởng của<br />
khủng hoảng kinh tế giới trong thời gian này.<br />
Bảng 3 trình bày lợi nhuận bình quân trên 1 đồng<br />
doanh thu (ROS) của các thành phần kinh tế ở TP<br />
Cần Thơ qua các năm. Nhìn chung, trong giai<br />
đoạn năm 2008-2011, các DN KTTN luôn có<br />
ROS thấp hơn so với các DN có vốn đầu tư nước<br />
ngoài, nhưng lại cao hơn so với các DN nhà nước.<br />
Điều này cho thấy các DN KTTN có khả năng<br />
kiểm soát chi phí tốt hơn các DN nhà nước trong<br />
giai đoạn này.<br />
<br />
Bảng 3. Lợi nhuận bình quân/1 đồng doanh thu của<br />
DN tại TP Cần Thơ qua các năm<br />
Đơn vị tính: %<br />
Năm<br />
<br />
2008<br />
<br />
2009<br />
<br />
2010<br />
<br />
2011<br />
<br />
2012<br />
<br />
DN Nhà<br />
nước<br />
<br />
1,69<br />
<br />
2,10<br />
<br />
1,41<br />
<br />
1,62<br />
<br />
1,10<br />
<br />
DN KTTN<br />
<br />
1,99<br />
<br />
2,38<br />
<br />
3,15<br />
<br />
3,33<br />
<br />
0,80<br />
<br />
DN có vốn<br />
đầu tư nước<br />
ngoài<br />
<br />
4,75<br />
<br />
17,84<br />
<br />
4,54<br />
<br />
5,09<br />
<br />
4,00<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
2,20<br />
<br />
3,19<br />
<br />
2,91<br />
<br />
3,07<br />
<br />
1,20<br />
<br />
Tuy nhiên, trong năm 2012, tỷ suất lợi nhuận trên<br />
doanh thu của các DN ở TP Cần Thơ đều giảm<br />
đáng kể so với năm 2011. Đáng chú ý là DN<br />
KTTN có hệ số ROS thấp nhất trong 3 thành phần<br />
kinh tế, trong đó có nhiều DN thua lỗ, phá sản.<br />
Mặc dù, lợi nhuận trên 1 đồng doanh thu của các<br />
DN KTTN giảm trong năm 2012, nhưng từ năm<br />
2008 - 2011 chỉ tiêu ROS của các DN KTTN luôn<br />
có xu hướng tăng (1,99% vào năm 2008 tăng lên<br />
3,33% vào năm 2011), chứng tỏ các DN này đang<br />
ngày càng nỗ lực trong việc hoàn thiện và nâng<br />
cao khả năng quản lý và kiểm soát hoạt động kinh<br />
doanh, nhưng vẫn còn hạn chế trong việc thích<br />
ứng với biến động của môi trường kinh doanh.<br />
<br />
DN<br />
<br />
(Nguồn: Cục Thống kê TP Cần Thơ, 2013)<br />
<br />
Đối với nguồn vốn, năm 2011 vốn sản xuất kinh<br />
doanh của các DN KTTN cũng tăng rất mạnh đạt<br />
38,9% so với năm 2010; Năm 2012, mặc dù tốc<br />
độ tăng nguồn vốn của DN KTTN thấp hơn so<br />
33<br />
<br />
Journal of Science – 2015, Vol. 6 (2), 30 – 36<br />
<br />
Part B: Political Sciences, Economics and Law<br />
<br />
4.2 Đánh giá năng lực cạnh tranh của DN<br />
KTTN tại TP Cần Thơ<br />
4.2.1 Đánh giá năng lực cạnh tranh theo các yếu<br />
tố thành phần<br />
<br />
Hình 2. Đánh giá khả năng cạnh tranh của DN KTTN<br />
tại TP Cần Thơ so với các đối thủ chính<br />
(Nguồn: Kết quả điều tra thực tế, 2013)<br />
<br />
Trên cơ sở lý thuyết được trình bày ở mục 3.1.2<br />
và kết quả khảo sát cho thấy, nhìn chung so với<br />
các đối thủ cạnh tranh chính, các DN KTTN có<br />
năng lực tương đối mạnh hơn ở các yếu tố, như:<br />
Đáp ứng yêu cầu khách hàng (3,63), Chất lượng<br />
sản phẩm dịch vụ (3,62), Uy tín hình ảnh doanh<br />
nghiệp (3,57), Năng lực quản lý điều hành (3,49),<br />
Hiệu quả mạng lưới bán hàng (3,27). Điều này<br />
cho thấy DN KTTN có khả năng thích nghi tốt<br />
với môi trường kinh doanh thông qua phát huy<br />
hiệu quả quản lý điều hành, hiệu quả mạng lưới<br />
bán hàng, để cải tiến nâng cao chất lượng sản<br />
phẩm dịch vụ, chất lượng mạng lưới bán hàng,<br />
nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của<br />
khách hàng, góp phần nâng cao uy tín và hình ảnh<br />
của DN. Tuy nhiên, đối với các yếu tố Đầu tư cho<br />
chiêu thị (2,84), Thị phần (2,90), Quy mô hoạt<br />
động (3,09), Năng lực nghiên cứu và phát triển<br />
(3,13), và Giá sản phẩm dịch vụ (3,22) thì các DN<br />
KTTN không mạnh hơn so với các đối thủ của<br />
mình. Nguyên nhân chủ yếu là do hạn chế về yếu<br />
tố vốn nên mức độ đầu tư cho chiêu thị, nghiên<br />
cứu và phát triển vẫn còn ở mức thấp, dẫn đến khả<br />
năng cạnh tranh về giá thành, mở rộng thị phần và<br />
quy mô hoạt động vẫn còn hạn chế. Mặt khác,<br />
chất lượng nguồn nhân lực vẫn chưa theo kịp<br />
được nhu cầu phát triển trong quá trình hội nhập.<br />
<br />
Hình 1. Đánh giá NLCT của các DN KTTN tại TP Cần<br />
Thơ theo các yếu tố thành phần<br />
(Nguồn: Kết quả điều tra thực tế, 2013)<br />
<br />
Trên cơ sở lý thuyết được trình bày ở mục 3.1.1<br />
và kết quả khảo sát 212 DN KTTN tại TP Cần<br />
Thơ năm 2013 cho thấy, NLCT của các DN<br />
KTTN là tương đối mạnh và có khả năng cạnh<br />
tranh tốt trong nước, nhưng khả năng cạnh tranh<br />
quốc tế thì vẫn còn hạn chế với điểm trung bình<br />
cho 8 yếu tố thành phần là 3,24. Yếu tố có điểm<br />
trung bình lớn nhất là Nguồn nhân lực (3,66) thể<br />
hiện rằng các DN KTTN tại TP Cần Thơ có<br />
nguồn nhân lực khá mạnh, phát triển tốt. Các yếu<br />
tố Mối quan hệ, Năng lực Marketing, Năng lực<br />
điều hành quản lý, Danh tiếng của DN và Các<br />
nguồn lực vật chất có điểm trung bình khá cao<br />
(trên 3,0), cho thấy các DN KTTN đã và đang có<br />
những cải thiện đáng kể nhằm nâng cao năng lực<br />
quản lý, tận dụng cơ hội hợp tác, hỗ trợ và đáp<br />
ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.<br />
Tuy nhiên, Năng lực tài chính và Năng lực nghiên<br />
cứu và phát triển của các DN KTTN được đánh<br />
giá chưa cao, đặc biệt là yếu tố Năng lực tài chính<br />
(2,90), vì hầu hết các DN này có quy mô về vốn ở<br />
mức siêu nhỏ, nhỏ và vừa chiếm tỷ lệ rất cao trên<br />
97,9%. Đây cũng là hạn chế hơn nhất, cùng với<br />
điều kiện về kết cấu hạ tầng đã ảnh hưởng đến<br />
việc xây dựng chiến lược dài hạn cho đầu tư và<br />
phát triển đối với các DN KTTN tại TP Cần Thơ.<br />
<br />
5. GIẢI PHÁP KHUYẾN NGHỊ<br />
Việc nâng cao NLCT của DN KTTN phụ thuộc<br />
rất lớn vào việc nâng cao các năng lực nội tại của<br />
bản thân các DN và các chính sách hỗ trợ từ phía<br />
nhà nước. Dựa vào kết quả phân tích trên, nghiên<br />
cứu đề xuất hai nhóm giải pháp như sau:<br />
<br />
4.2.2 Đánh giá khả năng cạnh tranh so với đối<br />
thủ chính<br />
<br />
34<br />
<br />