intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá nhận thức sinh viên trường Đại học An Giang về các thông tin trên mạng xã hội và kênh thông tin chính thống đến vấn đề chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

12
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Đánh giá nhận thức sinh viên trường Đại học An Giang về các thông tin trên mạng xã hội và kênh thông tin chính thống đến vấn đề chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia trình bày khái quát các vấn đề về chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia, mạng xã hội, các kênh thông tin và đánh giá tác động của mạng xã hội và các kênh thông tin đến nhận thức, hành động của sinh viên Trường Đại học An Giang về chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá nhận thức sinh viên trường Đại học An Giang về các thông tin trên mạng xã hội và kênh thông tin chính thống đến vấn đề chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia

  1. ĐÁNH GIÁ NHẬN THỨC SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG VỀ CÁC THÔNG TIN TRÊN MẠNG XÃ HỘI VÀ KÊNH THÔNG TIN CHÍNH THỐNG ĐẾN VẤN ĐỀ CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ, BIÊN GIỚI QUỐC GIA Nguyễn Hồ Thanh1 Tóm tắt: Trong khuôn khổ bài viết tác giả trình bày khái quát các vấn đề về chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia, mạng xã hội, các kênh thông tin và đánh giá tác động của mạng xã hội và các kênh thông tin đến nhận thức, hành động của sinh viên Trường Đại học An Giang về chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia. Từ đó, kiến nghị một số giải pháp nâng cao nhận thức, hành động của sinh viên về xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia trước tác động của các kênh thông tin. Từ khóa: Kênh thông tin, Chủ quyền lãnh thổ, Biên giới quốc gia, Sinh viên, Trường Đại học An Giang. 1. Mở đầu Nghiên cứu tác động của mạng xã hội và các kênh thông tin chính thống đến nhận thức và hành động của sinh viên Trường ĐHAG về xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là một vấn đề có vai trò quan trọng và cấp bách. Bởi vì, vấn đề chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia (CQLT, BGQG) là một vấn đề nhạy cảm và có những diễn biến vô cùng phức tạp. Để sinh viên Trường Đại học An Giang (Trường ĐHAG) có được hiểu biết đúng đắn về vấn đề này là điều rất khó khăn. Trong khi việc tìm hiểu thông tin về CQLT, BGQG là một nhu cầu lớn và diễn ra hằng ngày của sinh viên, nhưng các kênh truyền thông lại chưa thực sự phát huy được hết tiềm năng của mình, trong đó bao gồm các kênh chính thống cũng như các trang mạng xã hội. Vấn đề thông tin tràn lan, thiếu sự xác thực và còn nhiều sai lệch đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức của sinh viên Trường ĐHAG cũng như toàn xã hội. Vì vậy, bài viết cung cấp kết quả điều tra Nhận thức của sinh viên Trường ĐHAG về các thông tin trên mạng xã hội (MXH) và kênh chính thông tin chính thống (KTTCT) đối với vấn đề (CQLT, BGQG), nhằm đánh giá thực trạng nhận thức về vấn đề này của sinh viên Trường ĐHAG. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu đối tượng là nhận thức và hành động về xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia của sinh viên Trường Đại học An Giang hiện nay. Chúng tôi sẽ khảo sát ngẫu nhiên 300 mẫu (300 sinh viên) của Trường Đại học An Giang ở tám Khoa (Luật và Khoa học chính trị, Sư phạm, Nông nghiệp - Tài nguyên thiên nhiên, Ngoại ngữ, Công nghệ thông tin, Kỹ thuật - Công nghệ - Môi trường, Du lịch và Văn hóa - Nghệ thuật, Kinh tế - Quản trị kinh doanh). 1. ThS., Trường Đại học An Giang, ĐHQG-HCM 73
  2. ĐÁNH GIÁ NHẬN THỨC SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG... 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Phương pháp nghiên cứu tư liệu Nhằm mục đích tìm hiểu các công trình, bài viết, ấn phẩm có liên quan đến đối tượng kể cả tư liệu trên Internet để từ đó có những đánh giá, nhận định khách quan, biện chứng về đối tượng. Chúng tôi đã tiến hành sưu tầm, tập hợp và khảo sát các tài liệu tham khảo, các công trình nghiên cứu khoa học, các ấn phẩm, bài viết có liên quan đến đề tài. Ghi chép, đúc kết các nhận định khoa học từ các nguồn tư liệu để làm cơ sở đối chiếu và so sánh. 2.2. Phương pháp khảo sát Nhằm mục đích thu thập thông tin chi tiết về nhận thức cùng với hành động xây dựng và bảo vệ CQLT, BGQG của sinh viên trước tác động của MXH và các KTTCT, biểu hiện như thế nào. Đối tượng khảo sát: sinh viên đại học, cao đẳng chính quy Trường ĐHAG. Số lượng được khảo sát: 300 mẫu ngẫu nhiên (ba trăm sinh viên) [6]. Nội dung khảo sát: Tìm hiểu nhận thức và hành động cụ thể của sinh viên Trường ĐHAG về xây dựng và bảo vệ CQLT, BGQG trước tác động của MXH và các KTTCT. Ngoài những phương pháp trên, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi còn vận dụng một số phương pháp khác như: phương pháp phân tích và tổng hợp, logic và lịch sử… nhằm nghiên cứu một cách có hệ thống về đối tượng. 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Các khái niệm có liên quan đến nghiên cứu 3.1.1. Khái niệm và các vấn đề về chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia 3.1.1.1. Khái niệm và các vấn đề về chủ quyền lãnh thổ quốc gia Lãnh thổ, dân cư và chính quyền là ba yếu tố cơ bản cấu thành một quốc gia độc lập có chủ quyền. Trong đó, lãnh thổ là vấn đề quan trọng hàng đầu, là không gian cần thiết, là cơ sở thực tế cho sự tồn tại quốc gia. Ngày nay, khái niệm lãnh thổ quốc gia được định nghĩa “Lãnh thổ quốc gia là một phần của trái đất bao gồm vùng đất, vùng nước, vùng trời trên vùng đất và vùng nước cũng như lòng đất dưới chúng thuộc chủ quyền hoàn toàn và riêng biệt của mỗi quốc gia nhất định” [1, tr. 11]. Chủ quyền lãnh thổ quốc gia là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia; là quyền tối cao, tuyệt đối, hoàn toàn và riêng biệt của quốc gia đối với lãnh thổ trên lãnh thổ của mình. Quyền tối cao của quốc gia đối với lãnh thổ là quyền quyết định mọi vấn đề của quốc gia đối với lãnh thổ, đó là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm. 3.1.1.2. Khái niệm và các vấn đề về biên giới quốc gia Các nước trên thế giới đều xây dựng khái niệm biên giới quốc gia và chính thức ghi nhận trong một đạo luật về biên giới. Các khái niệm tuy khác nhau nhưng nhìn chung đều thể hiện hai dấu hiệu đặc trưng: một là, biên giới quốc gia là giới hạn lãnh thổ của một quốc gia; hai là, biên giới quốc gia xác định chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối của quốc gia đối với lãnh thổ (vùng đất, vùng nước, vùng trời và lòng đất). Như vậy, biên giới quốc gia là hàng rào pháp lý xác định giới hạn vùng đất, vùng 74
  3. NGUYỄN HỒ THANH nước, vùng trời và lòng đất thuộc chủ quyền quốc gia; là nơi phân chia chủ quyền của quốc gia với một quốc gia khác hoặc với các vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia đó. Luật biên giới quốc gia của Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam quy định rất rõ ràng “Biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đường và mặt phẳng thẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền, các đảo, các quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, vùng biển, lòng đất, vùng trời của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” [3, tr. 3]. Tóm lại, biên giới quốc gia của Việt Nam được xác định bằng hệ thống các mốc quốc giới trên thực địa, được đánh dấu bằng các toạ độ trên hải đồ và thể hiện bằng mặt phẳng thẳng đứng theo lãnh thổ Việt Nam. Biên giới quốc gia Việt Nam bao gồm biên giới quốc gia trên đất liền, trên biển, trên không, trong lòng đất. 3.1.2 Khái niệm về mạng xã hội và các kênh thông tin chính thống 3.1.2.1. Khái niệm về mạng xã hội và các loại mạng xã hội phổ biến hiện nay Mạng xã hội từ 10 năm trở lại đây đã trở thành một thuật ngữ quá quen thuộc. Việc sử dụng mạng xã hội cũng trở nên rộng rãi và phổ biến hơn bao giờ hết, mạng xã hội xuất hiện ở mọi lứa tuổi, mọi giai cấp. Mạng xã hội là khái niệm mà rất nhiều nhà nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực đã định nghĩa với nhiều góc nhìn và cách diễn giải khác nhau nhưng chưa có một định nghĩa chung chính thức. Mạng xã hội được quy định tại Khoản 22, Điều 3, Nghị định 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng, theo đó “Mạng xã hội (social network) là hệ thống thông tin cung cấp cho cộng đồng người sử dụng mạng các dịch vụ lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ và trao đổi thông tin với nhau, bao gồm dịch vụ tạo trang thông tin điện tử cá nhân, diễn đàn (forum), trò chuyện (chat) trực tuyến, chia sẻ âm thanh, hình ảnh và các hình thức dịch vụ tương tự khác” [2, tr. 4]. Như vậy, MXH (social network) là một website mở trong đó người dùng có thể tự xây dựng nội dung nhằm kết nối và tương tác với mọi người thông qua các tính năng riêng biệt của MXH. MXH có những tính năng như gọi nghe trực tiếp, gọi qua video, email, phim ảnh, chia sẻ blog và xã luận. MXH ra đời giúp mọi người liên kết với nhau thuận tiện hơn, trở thành một phần tất yếu của mỗi người cho hàng trăm triệu thành viên khắp thế giới. Các dịch vụ này có nhiều cách để tìm kiếm bạn bè, đối tác dựa theo group như tên trường hoặc tên thành phố hoặc dựa trên thông tin cá nhân như (địa chỉ e-mail ) hoặc nick name để tìm kiếm bạn bè. Với thời đại công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, có rất nhiều MXH để sử dụng. Ở Việt Nam hiện nay, một số MXH được sử dụng phổ biến như: Facebook, Zalo, Yutube, Instagram, Zing Me. 3.1.2.2. Khái niệm về thông tin và các kênh thông tin chính thống Thông tin (Information) là khái niệm cơ bản của khoa học cũng là khái niệm trung tâm của xã hội trong thời đại chúng ta. Cùng với sự phát triển của xã hội, khái niệm thông tin cũng phát triển theo. Có bốn yếu tố tác động đến chất lượng thông tin và đem lại giá trị cho nó, đó là: tính chính xác, phạm vi bao quát của nội dung, tính cập nhật và tần số sử dụng. 75
  4. ĐÁNH GIÁ NHẬN THỨC SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG... Trong đó quan trọng nhất là nội dung, tiếp đến là tính chính xác. Ở Việt Nam, tại khoản 1, điều 2 của Luật tiếp cận thông tin năm 2016 giải thích rất rõ về khái niệm thông tin (chính thống) “là tin, dữ liệu được chứa đựng trong văn bản, hồ sơ, tài liệu có sẵn, tồn tại dưới bản viết, bản in, bản điện tử, tranh, ảnh, bản vẽ, băng, đĩa, bản ghi hình, ghi âm hoặc các dạng khác do cơ quan nhà nước tạo ra” [4, tr. 1], và thông tin do cơ quan nhà nước tạo ra “là tin, dữ liệu được tạo ra trong quá trình cơ quan nhà nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật, được người có thẩm quyền của cơ quan nhà nước đó ký, đóng dấu hoặc xác nhận bằng văn bản” [5, tr. 1]. 3.2. Sự quan tâm của sinh viên Trường Đại học An Giang đến chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia Sinh viên Trường ĐHAG hiện nay là những thanh niên trẻ tuổi, sinh ra và lớn lên trong thời kỳ đổi mới đất nước. Nét nổi bật của thế hệ trẻ là ý chí vươn lên, cần cù, sáng tạo. Tất cả các em có trình độ học vấn, trình độ khoa học, công nghệ cao, đời sống vật chất và tinh thần ổn định, có sức khỏe và tình trạng thể chất tiến bộ [2]. Đối với vấn đề CQLT, BGQG, sinh viên Trường ĐHAG đã có sự quan tâm, nhận thức về giá trị của CQLT, BGQG. Kết quả khảo sát ở Hình 3.1 cho thấy, có khoảng 7% tỷ lệ sinh viên có ít và không quan tâm đến vấn đề CQLT, BGQG của Việt Nam. Tuy nhiên, có Hình 3.1 Mức độ quan tâm đến hơn 90% tỷ lệ sinh viên có quan tâm đến quan tâm CQLT, BGQG rất nhiều về vấn đề CQLT, BGQG của Việt Nam hiện nay. Hiện nay có nhiều phương thức để sinh viên tiếp cận nội dung, những vấn đề liên quan đến CQLT, BGQG của Việt Nam, tác giả đã tiến hành khảo sát nội dung trên qua nhiều kênh tiếp cận. Qua khảo sát, sinh viên Trường ĐHAG tiếp cận các thông tin về CQLT, BGQG qua nhiều kênh khác nhau, đặc biệt trên kênh thông tin chính thống và mạng xã hội là 2 kênh có gần 50% tỷ lệ sinh viên tiếp cận để tìm hiểu về chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia. 3.3. Nhận thức của sinh viên Trường Đại học An Giang về các thông tin trên mạng xã hội và kênh chính thống đối với vấn đề chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia 3.3.1. Thông tin trên mạng xã hội về chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia Chúng ta phải thừa nhận rằng những lợi ích mà mạng xã hội đã mang lại sinh viên hiện nay như hỗ trợ cho việc học tập của các em, giúp các em tìm kiếm thông tin, thiết lập các mối quan hệ cá nhân hay giải trí, trong đó có nghiên cứu các vấn đề quan tâm như CQLT, BGQG. Vậy các em thường sử dụng các trang MXH nào để theo dõi vấn đề này, các em có thật sự tin tưởng vào nó hay không, các em có làm theo sự chỉ dẫn của nó hay không. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát về nội dung này như sau: Kết quả khảo sát ở Hình 3.2 cho thấy, có 56% tỷ lệ sinh viên sử dụng mạng Facebook 76
  5. NGUYỄN HỒ THANH để tìm hiểu về chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia; có 39,3% tỷ lệ sử dụng Zalo để truy cập về nội dung chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia; có 29,3% tỷ lệ dùng mạng Youtube để tìm hiểu nội dung trên; có 5% tỷ lệ dùng Instagram; có 1% tỷ lệ dùng Twitter và 19,3% dùng các trang mạng xã hội khác. Để tìm hiểu mức độ tin Hình 3.2 Sinh viên sử dụng MXH tiếp cận tưởng của sinh viên về thông tin trên MXH nội dung CQLT, BGQG có nội dung về CQLT, BGQG, nhóm tác giả đã chia ra 5 mức độ tin tưởng để lấy ý kiến khảo sát từ sinh viên. Kết quả khảo sát, mức độ tin tưởng của sinh viên về thông tin trên MXH có nội dung CQLT, BGQG gia cho thấy, có mức 1 có 11% tỷ lệ sinh viên chọn; mức 2 có 21,6% tỷ lệ chọn; mức 3 có 39% tỷ lệ chọn; mức 4 có 14,6% tỷ lệ chọn; mức 5 có 13,6% tỷ lệ chọn. Nhận định chung rằng mức độ tin tưởng của sinh viên về nội dung chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia trên mạng xã hội là dưới 50%, vì tỷ lệ chọn cao nhất 39% là có thể tin tưởng. Tuy nhiên có hơn 10% cho rằng hoàn toàn tin tưởng. Kết quả khảo sát Hình 3.3 có thể nhận định rằng, về việc tiếp nhận thông tin có nội dung về CQLT, BGQG, các em có thể tin, hoặc tin ở mức khoảng 50% tỷ lệ, ở mức hoàn toàn tin tưởng các em chọn theo tỷ lệ từ cao xuống thấp là các trang chuyên cung cấp về vấn đề này, tiếp đến là những trang có uy tín, và trang những người nổi tiếng, Hình 3.3 Sinh viên tiếp cận thông tin về CQLT, tuy nhiên mức hoàn toàn tin tưởng cao BGQG trên trang MXH nhất chỉ 34%. 3.3.2. Thông tin trên kênh chính thống về chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia Kênh thông tin chính thống (KTTCT) về CQLT, BGQG là nơi phát đi những thông tin đúng đắn, theo đúng quy định của pháp luật, là nền tảng để giáo dục những kiến thức cho sinh viên. Các em thường sử dụng những kênh nào để truy cập về nội dung này. Nhóm tác giả nêu lên một vài kênh, nơi phát thông tin được xem là chính thống để sinh viên chọn. Qua khảo sát ở Hình 3.4 kết quả cho thấy, sinh viên Trường ĐHAG tiếp cận thông tin về chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia trên kênh thông tin chính thống có tỷ lệ cao: đài truyền hình, đài phát thanh, và website của Đảng và Nhà nước. Đối với sách, báo, tập chí chỉ có 10% tỷ lệ sinh viên chọn đây cũng là vấn đề chúng ta cần quan tâm giúp sinh viên tăng sở thích đọc. Sau khi khảo sát về việc ưu tiên, chọn lựa truy cập các thông tin từ KTTCT, nhóm 77
  6. ĐÁNH GIÁ NHẬN THỨC SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG... tác giả đã khảo sát về mức độ tin tưởng của sinh viên đối với nguồn thông tin này, chúng tôi đã chia thành 5 mức độ tin tưởng để lấy ý kiến khảo sát từ sinh viên, mức 1 là không tin tưởng, mức 2 là ít tin tưởng, mức 3 là có thể tin tưởng, mức 4 là tin tưởng, mức 5 là hoàn toàn tin tưởng. Qua khảo sát kết quả cho thấy, sinh viên Trường ĐHAG tiếp cận thông Hình 3.4 Kênh thông tin chính thống sinh viên tin về chủ quyền lãnh thổ và biên giới tiếp cận thông tin về CQLT, BGQG quốc gia trên kênh thông tin chính thống có tỷ lệ cao: đài truyền hình, đài phát thanh, và website của Đảng và Nhà nước. Đối với sách, báo, tạp chí chỉ có 10% tỷ lệ sinh viên chọn đây cũng là vấn đề chúng ta cần quan tâm giúp sinh viên tăng sở thích đọc. Kết quả khảo sát cũng cho chúng ta nhận thấy, các thông tin từ website của Đảng, Nhà nước có tỷ lệ tin tưởng cao nhất, và thấp nhất là các trang mạng mang tính giải trí. Bên cạnh vẫn có tỷ lệ không tin tưởng ở mức khoảng 10%, và thông tin trên trang mạng mang tính giải trí có tỷ lệ không tin trên 20%. 3.4. Tác động của các kênh thông tin đến nhận thức và hành động của sinh viên Trường Đại học An Giang về chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia Để tìm hiểu tác động của MXH và các KTTCT đến nhận thức và hành động của sinh viên Trường ĐHAG về CQLT, BGQG hiện nay, cũng như đánh giá tác động này đến sinh viên như thế nào, nhóm tác giả đưa ra một vài nội dung có liên quan đến CQLT, BGQG của Việt Nam, với mong muốn tìm hiểu mức độ quan tâm của các em ở những nội dung nào. Kết quả khảo sát cho thấy, sinh viên Trường ĐHAG đã có nhận thức sâu sắc về CQLT, BGQG của Việt Nam, các em quan tâm đến tất cả các nội dung của vấn đề này, và sự quan tâm của các em ở là ở mức cao. Sử dụng MXH đã trở thành nhu cầu không thể thiếu đối với sinh viên Trường ĐHAG, các em có nhiều mục đích khác nhau để sử dụng nó. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, tương tác, nếu gặp những thông tin có nội dung về CQLT, BGQG của Việt Nam thì các em sẽ có nhận định, phản ứng cụ thể. Qua khảo sát, chúng ta có thể thấy rằng, gặp phải những thông tin về chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia trên mạng xã hội, phần lớn sinh viên hơn 40% các em sẽ kiểm chứng lại thông tin đó đúng hay sai, và tỷ lệ lớn thứ 2 gần 30% là các em chỉ đọc rồi bỏ qua, có tính chất tham khảo, chưa tin tưởng; và tỷ lệ lớn thứ 3 hơn 20% các em tìm hỏi những người thân để kiểm chứng những thông tin trên. Quá trình tương tác của sinh viên trên các trang mạng xã hội các em sẽ bắt gặp rất nhiều nội dung về chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia của Việt Nam như những vấn đề phát triển kinh tế xã hội của đất nước, những vấn đề củng cố quốc phòng, xây dựng quân đội, bảo vệ biên giới, chính sách, biện pháp đấu tranh bảo vệ của Việt Nam. Chúng tôi 78
  7. NGUYỄN HỒ THANH đã tiến hành khảo sát, nêu lên một vài nội dung hành động mà sinh viên có thể hưởng ứng, hành động sau khi tương tác trên mạng xã hội, hoặc gặp phải những khẩu hiệu, lời kêu gọi trên mạng xã hội. Qua khảo sát ở Hình 3.5, chúng ta có thể nhận thấy Hình 3.5 Sinh viên hưởng ứng những sự kiện, lời kêu gọi sự tác động của MXH đến từ MXH sinh viên là có, nhưng dẫn đến ảnh hưởng, hành động của sinh viên là không cao. Như vậy, MXH mang lại cho sinh viên rất nhiều thông tin, để các em học hỏi kiến thức về CQLT, BGQG, vì nó cập nhật thông tin nhanh và phong phú, lại rất tiện lợi đối với sinh viên các em có thể vừa học vừa chơi, giải trí, học ở mọi không gian, thời gian. Tuy nhiên, MXH cũng tìm ẩn rất nhiều thông tin sai, chưa được kiểm duyệt, qua đó một bộ phận sinh viên nhằm tưởng, đã tin tưởng dẫn đến sai kiến thức về CQLT, BGQG của Việt Nam, có lập trường, tư tưởng chưa đúng đắn, cần được giáo dục, định hướng kịp thời. 4. Kết luận và đề xuất 4.1. Kết luận Trên cơ sở biểu hiện nhận thức, hành động của sinh viên Trường ĐHAG về chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia của Việt Nam trước tác động của các kênh thông tin. Xuất phát từ hoạt động thực tiễn của Trường ĐHAG, chúng tôi rút ra một số đánh giá: Một là, phần lớn sinh viên Trường ĐHAG có nền tảng kiến thức về chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia. Đa số sinh viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, có nhận thức cao để phân biệt được kiến thức đúng hay sai về chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia từ mạng xã hội, có ý thức cao nghiên cứu các thông tin này từ các kênh chính thống. Hai là, sinh viên sử dụng mạng xã hội để truy cập về về chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia là rất lớn, và có một tỷ lệ không nhỏ đã tin tưởng những nội dung phản ánh về chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia trên mạng xã hội và nhận định những thông tin trên là đúng. Ba là, tỷ lệ truy cập những thông tin về chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia từ mạng xã hội và kênh thông tin chính thống có tỷ lệ gần ngang nhau. Khả năng phân biệt thông tin đúng hay sai là chưa cao. Sinh viên chưa thích thú tìm hiểu, cũng như còn thụ động tiếp cận các nguồn tài liệu chính thống về vấn đề ở trên. Bốn là, một bộ phận nhỏ sinh viên đã nhận thức chưa đúng về nội dung chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia của Việt Nam và đã có những biểu hiện thích, chia sẽ, hưởng ứng từ những thông tin chưa chính xác trên mạng xã hội, có thể do chủ quan chưa kiểm chứng với các nguồn thông tin chính thống. 79
  8. ĐÁNH GIÁ NHẬN THỨC SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG... Năm là, có một số lượng nhỏ sinh viên mặc dù có kiến thức về nội dung chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia, song có rất ít hành động, cũng như chưa thể hiện rõ được vai trò của thanh niên trong nhiệm vụ của mình góp phần xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia. Có thể những biểu hiện sự hạn trong nhận thức và hành động của sinh viên Trường ĐHAG là do sự nhận thức còn hạn chế của bản thân một số em, cũng có thể là do thụ động trong việc lĩnh hội kiến thức. Hoặc do sự truyền đạt của đội ngũ giảng viên cho các em chưa đạt yêu cầu đề ra, và rất cần Đảng ủy, BGH nhà trường quan tâm tổ chức, định hướng, có những chương trình hành động, tạo dựng sân chơi nhằm nắm bắt và định hướng tư tưởng giúp các em nắm vững nội dung này. 4.2. Đề xuất Từ kết quả nghiên cứu phân tích đánh giá, để nâng cao nhận thức, hành động của sinh viên về chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia trước tác động của các kênh thông tin, Trường ĐHAG cần thực hiện một số giải pháp sau: Thứ nhất, Đảng ủy, BGH Trường ĐHAG cần chú trọng xây dựng bộ máy chuyên trách thực sự có năng lực, được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ đủ “tầm”, đủ mạnh để quản lý quá trình giáo dục chính trị tư tưởng, định hướng nhận thức và hành động cho sinh viên Trường ĐHAG trước tác động của các kênh thông tin; tạo điều kiện thuận lợi cho các lực lượng tham gia quá trình giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao nhận thức và hành động cho sinh viên hoàn thành tốt nhiệm vụ; Thứ hai, Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên và các đoàn thể khác của Trường ĐHAG nên quan tâm nhiều hơn đến công tác tuyên truyền, đổi mới hình thức, nội dung, phương pháp sao cho các hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng, hướng đến thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia cho sinh viên có giá trị sát thực, phù hợp với nhu cầu của sinh viên, đủ sức để có thể thu hút, lôi kéo được tất cả các đối tượng đến với các hoạt động lành mạnh, bổ ích. Thứ ba, các phòng, khoa, trong đó có đội ngũ giảng viên cần quan tâm hơn nữa công tác giáo dục nâng cao nhận thức và hành động tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia đối với sinh viên trước tác động của mạng xã hội, các kênh thông tin và được cụ thể trong chức năng, nhiệm vụ và quy chế hoạt động của đơn vị. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Quốc phòng (2007), Giáo trình Một số nội dung cơ bản về lãnh thổ, biên giới quốc gia, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội. [2] Chính phủ 2013, Nghị định số 72/2013/NĐ-CP (sau này có ban hành Nghị định số 27/2018/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị 80
  9. NGUYỄN HỒ THANH định số 73/2013/NĐ-CP)  về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng. [3] Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. (2003). Luật Biên giới quốc gia, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. [4] Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2016), Luật Tiếp cận thông tin, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. [5] Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2016), Luật Báo chí, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. [6] Nguyễn Hồ Thanh, Nguyễn Chí Hải (2020), Tác động của mạng xã hội và các kênh thông tin chính thống đến nhận thức và hành động của sinh viên Trường Đại học An Giang về vấn đề chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia hiện nay (Đề tài khoa học cấp Đơn vị). [7] Trường Đại học An Giang (2019), Báo cáo thường niên 2019. Title: EVALUATION OF STUDENTS AWARENESS OF AN GIANG UNIVERSITY ON INFORMATION ON SOCIAL NETWORKS AND GENERAL INFORMATION CHANNEL TO THE PROBLEMS OF TERRITORIAL RIGHTS, NATIONAL BORDERS NGUYEN HO THANH An Giang University, Vietnam National University Ho Chi Minh Abstract: In the framework of the article, the author presents an overview of issues on territorial sovereignty, national borders, social networks, mainstream information channels and impact assessment of social networks and information channels awareness and action of students of An Giang University on national sovereignty and border. On that basis, propose a number of solutions to raise students' awareness and actions on building and protecting national sovereignty and national borders against the impact of information channels. Keywords: Information channel, Territorial sovereignty, National borders, Students, An Giang University. 81
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0