intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực trạng việc làm và một số yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên khoa Quốc tế Đại học Thái Nguyên

Chia sẻ: ViNaruto2711 ViNaruto2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

103
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đánh giá thực trạng việc làm và các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Khoa Quốc tế chúng tôi đã thực hiện nghiên cứu với 27 biến quan sát cho 5 nhóm nhân tố đó là “Tinh thần khởi nghiệp”, “kiến thức về khởi nghiệp”, “Kỹ năng”, “Điều kiện kinh tế xã hội” và “hỗ trợ tài chính” trên 152 sinh viên thuộc khối ngành Quản trị kinh doanh, Kinh doanh quốc tế, Kế toán Tài chính và Quản lý Tài nguyên môi trường Khoa Quốc tế - Đại học Thái Nguyên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực trạng việc làm và một số yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên khoa Quốc tế Đại học Thái Nguyên

Dư Thị Hà và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 188(12/3): 159 - 164<br /> <br /> THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH<br /> KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN KHOA QUỐC TẾ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN<br /> Dư Thị Hà*, Nguyễn Ngọc Hà, Mai Anh Khoa, Hà Trọng Quỳnh<br /> Khoa Quốc tế - ĐH Thái Nguyên<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Để đánh giá thực trạng việc làm và các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên<br /> Khoa Quốc tế chúng tôi đã thực hiện nghiên cứu với 27 biến quan sát cho 5 nhóm nhân tố đó là<br /> “Tinh thần khởi nghiệp”, “kiến thức về khởi nghiệp”, “Kỹ năng”, “Điều kiện kinh tế xã hội” và<br /> “hỗ trợ tài chính” trên 152 sinh viên thuộc khối ngành Quản trị kinh doanh, Kinh doanh quốc tế,<br /> Kế toán Tài chính và Quản lý Tài nguyên môi trường Khoa Quốc tế - Đại học Thái Nguyên; Các<br /> phương pháp kiểm định Cronbach’s Alpha, phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) và<br /> hồi quy tuyến tính đa biến được sử dụng trong nghiên cứu này. Kết quả cho thấy, có 88,2% sinh<br /> viên ra trường có việc làm, trong đó số sinh viên làm việc trong khu vực nhà nước là 13,34%; khu<br /> vực tư nhân là 53,33%; khu vực liên doanh với nước ngoài là 33,33%. Kết quả nghiên cứu về ý<br /> định khởi nghiệp cho thấy ý định khởi nghiệp của sinh viên chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố (theo<br /> thứ tự tác động từ lớn đến nhỏ) là “Kiến thức”, “Kỹ năng”, “Tài chính” và cuối cùng là nhân tố<br /> “xã hội”. Do vậy, để nâng cao ý định khởi nghiệp của sinh viên, trong chương trình đào tạo của<br /> mình, Khoa Quốc tế cần trang bị các kiến thức cũng như kỹ năng giúp cho sinh viên tự tin để khởi<br /> nghiệp sau khi được đào tạo.<br /> Từ khóa: Việc làm, Ý định Khởi nghiệp, Tinh thần, Kiến thức, Kỹ năng<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ*<br /> Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), tiêu<br /> chí về tỷ lệ sinh viên có việc làm được xem là<br /> một đòi hỏi quan trọng quyết định chất lượng<br /> giáo dục cũng như thương hiệu của các<br /> trường. Thời gian tới, khi Luật sửa đổi bổ<br /> sung một số điều của Luật Giáo dục đại học<br /> được Quốc hội thông qua, Bộ GD&ĐT sẽ<br /> điều chỉnh các văn bản quy phạm pháp luật<br /> liên quan quy định chỉ tiêu tuyển sinh phải<br /> dựa trên tiêu chí sinh viên có việc làm. Theo<br /> đó, khởi nghiệp kinh doanh được xem là một<br /> trong những định hướng này nhằm tạo ra<br /> nhiều cơ hội và sự đa dạng nguồn nhân lực<br /> tăng cả về chất lượng, số lượng và cuối cùng<br /> là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Để hoạt động<br /> này được triển khai rộng khắp trong các cơ sở<br /> giáo dục đại học, Bộ GD&ĐT đã ban hành<br /> Quyết định số 1230/QĐ-BGDĐT ngày 30<br /> tháng 3 năm 2018 về việc ban hành kế hoạch<br /> triển khai đề án “Hỗ trợ học sinh sinh viên khởi<br /> nghiệp đến năm 2025” của ngành giáo dục. Do<br /> đó, trong bối cảnh việc làm là khan hiếm so với<br /> với số lượng sinh viên tốt nghiệp thì giải pháp<br /> cấp thiết hiện nay để giảm lượng sinh viên tốt<br /> nghiệp thất nghiệp, đó là khơi dậy tinh thần<br /> doanh nhân và khởi nghiệp kinh doanh.<br /> *<br /> <br /> Tel: 0977 880138, Email: hadt@tnu.edu.vn<br /> <br /> Khoa Quốc tế (International School) được<br /> thành lập theo Quyết định số 487/QĐ-ĐHTN<br /> ngày 16 tháng 6 năm 2011 của Giám đốc Đại<br /> học Thái Nguyên, là đơn vị đào tạo trực thuộc<br /> Đại học Thái Nguyên có chức năng đào tạo<br /> Đại học, sau Đại học thuộc các lĩnh vực khoa<br /> học kinh tế, quản lý, khoa học xã hội, sự sống<br /> và quản lý tài nguyên – môi trường. Với sứ<br /> mệnh cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng<br /> cao, đạt chuẩn khu vực và quốc tế. Triển khai<br /> hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao<br /> công nghệ và tư vấn quốc tế phục vụ phát<br /> triển kinh tế – xã hội vùng núi phía Bắc và cả<br /> nước. Trong những năm qua, với vai trò, sứ<br /> mệnh của mình, Khoa đã đào tạo và đóng góp<br /> một nguồn lực chất lượng cao tham gia vào<br /> hoạt động phát triển kinh tế xã hội cho tỉnh<br /> Thái Nguyên nói riêng và cho khu vực nói<br /> chung. Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục<br /> và đào tạo của Khoa, để có những điều chỉnh<br /> kịp thời trong xây dựng chương trình đào tạo,<br /> Khoa cần có những cơ sở lý luận và thực tiễn<br /> cụ thể. Chính vì vậy, chúng tôi đặt ra vấn đề<br /> nghiên cứu về thực trạng việc làm cũng như<br /> các nhân tố ảnh hưởng đến tinh thần khởi<br /> nghiệp của sinh viên Khoa Quốc tế.<br /> TỔNG QUAN TÀI LIỆU<br /> Thúc đẩy tinh thần doanh nhân và ý định khởi<br /> nghiệp là việc làm cấp bách hiện nay nhằm<br /> 159<br /> <br /> Dư Thị Hà và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> giảm áp lực việc làm cho xã hội (Phan Anh<br /> Tú và Giang Thị Cẩm Tiên, 2015) [3]. Nghiên<br /> cứu về khởi nghiệp đã nhận được nhiều sự<br /> quan tâm không chỉ các nhà hoạch định chính<br /> sách vĩ mô mà kể cả những nhà nghiên cứu<br /> hàn lâm trên thế giới (Ibrahimvà cs., 2012)<br /> [2]. Chẳng hạn, Lüthje và Franke (2003) [1]<br /> đã tìm thấy bằng chứng cho thấy có mối<br /> tương quan giữa ý định khởi nghiệp của sinh<br /> viên trường MIT và đặc điểm cá nhân, những<br /> rào cản cùng các yếu tố hỗ trợ. Ibrahim và cs.<br /> (2012) [2] còn cung cấp thêm bằng chứng cho<br /> thấy đặc điểm cá nhân gồm các yếu tố niềm<br /> đam mê, tính mạo hiểm, đầu óc tổ chức và<br /> quản lý, tính quyết đoán, bên cạnh yếu tố kinh<br /> nghiệm làm việc và cảm nhận tính khả thi có<br /> tác động đến ý định khởi nghiệp. Ngoài ra,<br /> các yếu tố thuộc về tâm lý con người như thái<br /> độ, nhận thức điều khiển hành vi, quy chuẩn<br /> chủ quan cũng được tìm thấy là có ảnh hưởng<br /> <br /> 188(12/3): 159 - 164<br /> <br /> tích cực đến ý định sinh viên khởi nghiệp<br /> (Zhang et al., 2014) [5]. Mặc dù kết quả từ<br /> các nghiên cứu thực chứng ở trên có khả năng<br /> giải thích được từ 30% đến 50% sự khác biệt<br /> trong ý định khởi nghiệp, thế nhưng 50% sự<br /> khác biệt còn lại vẫn chưa được luận giải đầy<br /> đủ. Nguyên nhân có thể là do mối quan hệ<br /> giữa các nhân tố ảnh hưởng về mặt nhận thức<br /> và ý định biến đổi khác nhau tùy theo đặc<br /> điểm cá nhân, đặc điểm gia đình, yếu tố ngữ<br /> cảnh, cũng như địa bàn nghiên cứu<br /> (Rodrigues và cs., 2012) [4].<br /> PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> Đánh giá thực trạng việc làm của sinh viên<br /> Khoa Quốc tế được thực hiện thông qua điều<br /> tra phỏng vấn các sinh viên đã tốt nghiệp<br /> Khóa 1 Khoa Quốc tế.<br /> Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định<br /> khởi nghiệp được thực hiện theo mô hình sau:<br /> <br /> Tinh thần khởi nghiệp<br /> Kiến thức khởi nghiệp<br /> Kỹ năng khởi nghiệp<br /> <br /> Ý định khởi<br /> nghiệp của sinh<br /> viên khoa Quốc<br /> tế<br /> <br /> Điều kiện kinh tế xã hội<br /> Hỗ trợ tài chính<br /> <br /> Nghiên cứu này bao gồm 27 biến quan sát cho 5 nhóm nhân tố đố là “Tinh thần khởi nghiệp”,<br /> “kiến thức về khởi nghiệp”, “Kỹ năng”, “Điều kiện kinh tế xã hội” và “hỗ trợ tài chính”.<br /> Mẫu được chọn theo phương pháp phi xác suất thuận tiện. nguồn số liệu sơ cấp được thu thập<br /> thông qua bảng câu hỏi phỏng vấn với 152 sinh viên thuộc khối ngành Quản trị kinh doanh, Kinh<br /> doanh quốc tế và Kinh tế.<br /> * Số liệu: Số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS. Các phương pháp cơ bản như thống<br /> kê mô tả, phương pháp so sánh được sử dụng trong nghiên cứu. Các yếu tố thu thập sử dụng<br /> thang đo Likert với 5 mức độ từ không cần thiết đến rất cần thiết. Các nhân tố ảnh hưởng đến ý<br /> định khởi nghiệp của sinh viên được đo bằng mức độ đánh giá của sinh viên đối với các nhân tố<br /> đó từ không cần thiết đến rất cần thiết. Ngoài các phương pháp thống kê truyền thống, phương<br /> pháp phân tích nhân tố khám phá với kiểm định KMO (Kaiser – Meyer – Olkin) và hệ số<br /> Cronbach’s Alpha được sử dụng để đánh giá dữ liệu và xác định nhân tố ảnh hưởng. Mô hình hồi<br /> quy tuyến tính cũng được sử dụng nhằm đánh giá tác động của các nhân tố theo nhóm đến ý định<br /> khởi nghiệp của sinh viên Khoa Quốc tế.<br /> Mô hình được sử dụng như sau:<br /> Y = B0 + B1F1 + B2F2 + B3F3 + B4F4 + B5F5 + ViUi<br /> 160<br /> <br /> Dư Thị Hà và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 188(12/3): 159 - 164<br /> <br /> Bảng 1. Thực trạng việc làm của sinh viên khoa Quốc tế sau khi tốt nghiệp<br /> Stt<br /> <br /> Ngành học<br /> <br /> 1<br /> 2<br /> 3<br /> 4<br /> <br /> Quản trị kinh doanh<br /> Kinh doanh quốc tế<br /> Kế toán Tài chính<br /> Quản lý Tài nguyên<br /> môi trường<br /> Tính chung<br /> <br /> 6<br /> 4<br /> 3<br /> 2<br /> <br /> Đi<br /> học<br /> nâng<br /> cao<br /> 1<br /> 1<br /> <br /> 15<br /> <br /> 2<br /> <br /> Có<br /> việc<br /> làm<br /> <br /> Khu vực nhà<br /> nước<br /> Số sv Tỷ lệ<br /> <br /> Trong đó:<br /> Y là ý định khởi nghiệp của sinh viên Khoa<br /> Quốc tế<br /> F1, F2, F3, F4, F5 là nhóm các nhân tố (được xác<br /> định từ các nhân tố i, có 16 nhân tố.);<br /> B1, B2, .. B5 là hệ số hồi qui đã được chuẩn<br /> hóa của các nhân tố;<br /> Vi là hệ số hồi qui chuẩn hóa của yếu tố đặc<br /> trưng I đối với từng nhân tố;<br /> Ui là nhân tố đặc trưng của biến i.<br /> KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br /> Thực trạng việc làm của sinh viên Khoa<br /> Quốc tế sau khi tốt nghiệp<br /> Thực trạng việc làm của sinh viên được đánh<br /> giá trên cơ sở phân chia thành 3 khu vực<br /> chính: Khu vực nhà nước, khu vực tư nhân và<br /> khu vực liên doanh với nước ngoài và 100%<br /> đầu tư nước ngoài. Trong số 152 sinh viên được<br /> phỏng vấn thì chỉ có 17 sinh viên đã tốt nghiệp,<br /> trong đó có 15 sinh viên đã đi làm và 2 sinh<br /> viên tiếp tục theo học nâng cao. Chi tiết kết quả<br /> đánh giá được trình bày qua Bảng 1.<br /> Qua kết quả ở Bảng 1 cho thấy, trong số 17<br /> sinh viên đã tốt nghiệp ra trường thì có 15 em<br /> đã tìm được việc làm, chiếm 88,2%; có 02 em<br /> tiếp tục đăng ký theo học nâng cao trình độ ở<br /> cấp cao hơn. Trong số 15 sinh viên có việc<br /> làm thì có 2 sinh viên làm việc trong các cơ<br /> quan nhà nước (chiếm 13,34%); 8 sinh viên<br /> làm việc tại các công ty hoặc doanh nghiệp tư<br /> nhân (chiếm 53,33%) và có 5 sinh viên làm<br /> việc tại các công ty liên doanh với nước ngoài<br /> hoặc có 100% vốn nước ngoài. Tuy số liệu<br /> khảo sát còn thấp, do Khoa Quốc tế mới tổ chức<br /> đào tạo được hơn 5 năm, nên số sinh viên ra<br /> trường còn thấp dẫn đến số liệu điều tra mới chỉ<br /> mang tính chất tạm thời, tuy nhiên, có thể thấy<br /> sinh viên được đào tạo tại Khoa Quốc tế có cơ<br /> hội việc làm tương đối cao.<br /> <br /> 1<br /> <br /> 1<br /> 2<br /> <br /> Khu vực tư<br /> nhân<br /> Số sv Tỷ lệ<br /> <br /> 6,67<br /> 6,67<br /> <br /> 3<br /> 2<br /> 3<br /> -<br /> <br /> 20,0<br /> 13,33<br /> 20,0<br /> <br /> 13,34<br /> <br /> 8<br /> <br /> 53,33<br /> <br /> Khu vực liên doanh<br /> với nước ngoài<br /> Số sv<br /> Tỷ lệ<br /> 2<br /> 1<br /> 2<br /> <br /> 13,33<br /> 6,67<br /> <br /> 5<br /> <br /> 33,33<br /> <br /> 13,33<br /> <br /> Các nhân tố tác động đến ý định khởi<br /> nghiệp của sinh viên Khoa Quốc tế<br /> Trong nghiên cứu này chúng tôi khảo sát 5<br /> nhóm nhân tố chính bao gồm Tinh thần khởi<br /> nghiệp (7 nhân tố), Kiến thức để khởi nghiệp<br /> (8 nhân tố), Kỹ năng (7 nhân tố), Điều kiện xã<br /> hội (4 nhân tố) và Yếu tố về tài chính (5 nhân<br /> tố). Các nhân tố này đều được xác định trên<br /> thang đo Likert từ 1 đến 5 (trong đó 1 là không<br /> cần thiết và 5 là rất cần thiết). Thống kê chi tiết<br /> các nhân tố được trình bày tại Bảng 2.<br /> Để đánh giá chất lượng và xếp hạng dữ liệu,<br /> kiểm định KMO được sử dụng, nếu kết quả<br /> kiểm định từ 0,9 trở lên (KMO ≥ 0,9), dữ liệu<br /> sẽ được xếp hạng rất tốt; Nếu KMO ≥ 0,8<br /> được xếp là tốt; KMO ≥ 0,7 là được; KMO ≥<br /> 0,6 là tạm được; KMO ≥ 0,5 là xấu; KMO <<br /> 0,5 trường hợp này bị xếp vào mức không thể<br /> chấp nhận được. Dựa trên các mức này, kết<br /> quả kiểm định dữ liệu của nghiên cứu này cho<br /> thấy giá trị chỉ số KMO ở mức 0,915 và có<br /> mức độ ý nghĩa thống kê p
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2