Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ RỐI LOẠN NUỐT Ở BỆNH NHÂN ĐỘT QUỊ NÃO CẤP<br />
BẰNG THANG ĐIỂM GUSS<br />
Nguyễn Thị Phương Nga* , Phan Xuân Nam*, Trần Kim Phượng*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Rối loạn nuốt thường gặp và làm tăng nguy cơ viêm phổi hít sau đột quỵ cấp. Chúng tôi dùng<br />
phương pháp đánh giá rối loạn nuốt đơn giản từng bước tại giường “The Gugging Swallowing Screen (GUSS)<br />
cho các bệnh nhân đột quỵ cấp nhằm đánh giá nguy cơ phổi hít và khuyến cáo chế độ nuôi dưỡng thích hợp.<br />
Phương pháp: Nghiên cứu tiền cứu trên 89 bệnh nhân đột quỵ cấp được nhập viện vào khoa Nội thần kinh<br />
từ tháng 3/2013 đến tháng 9/2013.<br />
Kết quả: Tuổi trung bình là 66,8 (SD = ± 14,5). Nam chiếm tỷ lệ 65,2% và nữ 34,8%. Tỷ lệ rối loạn nuốt là<br />
60,7%. Tỷ lệ viêm phổi ở nhóm bệnh nhân có và không có rối loạn nuốt lần lượt là 27,8% và 0% (p < 0,001). Tuổi<br />
lớn hơn, giới nữ và thể đột quỵ xuất huyết trong sọ có liên quan có ý nghĩa thống kê với rối loạn nuốt sau đột quỵ.<br />
Kết luận: Tỷ lệ rối loạn sau đột quỵ là 60,7%. Tuổi lớn hơn, giới nữ, thể đột quỵ xuất huyết trong sọ có thể<br />
là các yếu tố nguy cơ của rối loạn nuốt. Thang điểm sàng lọc rối loạn nuốt GUSS có độ nhạy cao và tương đối dễ<br />
thực hiện, thích hợp đối với yêu cầu đánh giá nhanh chóng bệnh nhân đột quỵ não cấp tại giường.<br />
Từ khóa: đột quỵ não, rối loạn nuốt, guss<br />
<br />
ABSTRACT<br />
DYSPHAGIA BEDSIDE SCREENING FOR ACUTE STROKE PATIENTS<br />
USING THE GUGGING SWALLOWING SCREEN<br />
Nguyen Thi Phuong Nga, Phan Xuan Nam, Tran Kim Phuong<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - No 3- 2014: 47-52<br />
Objective: Acute-onset dysphagia after stroke is frequently associated with an increased risk of aspiration<br />
pneumonia. We used the simple, stepwise bedside screen (The Gugging Swallowing Screen) for acute-stroke<br />
inpatients to assess the severity of aspiration risk and recommend a special diet accordingly.<br />
Methods: 89 acute-stroke inpatients were assessed prospectively. These patients were hospitalized in<br />
Department of Neurology, Thong Nhat hospital from March 2013 September 2013.<br />
Results: 65.2% were men and 34.8% women; mean age 66.8 years (SD = ± 14.5). Swallowing disorders<br />
occurred in 60.7%. The rate of pneumonia among patients with and without dysphagia are 27.8% and 0%<br />
respectively (p 1 lần) là 27,0%.<br />
Tỷ lệ này trong nghiên cứu của Martino R. và<br />
cộng sự là 19,9%(5).<br />
21 bệnh nhân có ran phổi (23,6%) và 15 bệnh<br />
nhân viêm phổi (16,9%).<br />
<br />
Đánh giá rối loạn nuốt bằng thang điểm guss<br />
Theo thang điểm GUSS, rối loạn nuốt nhẹ<br />
tức là bệnh nhân nuốt được thức ăn lỏng và đặc,<br />
không nuốt được thức ăn cứng ; rối loạn nuốt<br />
trung bình tức là bệnh nhân chỉ nuốt được thức<br />
ăn đặc ; rối loạn nuốt nặng tức là bệnh nhân<br />
không nuốt được cả 3 loại thức ăn.<br />
Tỷ lệ rối loạn nuốt là 60,7% (54 bệnh<br />
nhân). Trong đó, rối loạn nuốt nhẹ 15,7%,<br />
trung bình 7,9%, nặng 37,1%. Tỷ lệ này tương<br />
đương với tỷ lệ rối loạn nuốt của tác giả Mã Lệ<br />
Quân (57,63%) với cùng phương pháp đánh<br />
giá bằng thang điểm GUSS. Các nghiên cứu<br />
của các tác giả khác với các phương pháp<br />
đánh giá khác nhau cho tỷ lệ rối loạn nuốt ở<br />
bệnh nhân đột quỵ là 30% - 67%(02).<br />
Các triệu chứng cơ năng theo thứ tự thường<br />
gặp là nuốt chậm 56 bệnh nhân (62,9%), thay đổi<br />
giọng sau khi nuốt 44 bệnh nhân (49,4%), chảy<br />
nước dãi 39 bệnh nhân (43,8%), ho sặc sau khi<br />
nuốt 38 bệnh nhân (42,7%) và không nuốt được<br />
31 bệnh nhân (34,8%).<br />
Trong nhóm bệnh nhân có rối loạn nuốt (54<br />
bệnh nhân), triệu chứng chiếm tỷ lệ cao nhất là<br />
nuốt chậm (85,2%), kế đến là thay đổi giọng sau<br />
khi nuốt (77,8%), chảy nước dãi (66,7%), ho sặc<br />
sau khi nuốt (66,7%) và không nuốt được<br />
(57,4%). Như vậy triệu chứng nuốt chậm và thay<br />
đổi giọng sau khi nuốt có độ nhạy cao nhất gợi ý<br />
tình trạng rối loạn nuốt.Theo tác giả Mã Lệ<br />
Quân, triệu chứng chiếm tỷ lệ cao nhất đối với<br />
thức ăn cứng và sệt là nuốt chậm, đối với thức ăn<br />
lỏng là ho(5).<br />
<br />
50<br />
<br />
Liên quan giữa rối loạn nuốt và viêm phổi<br />
sau đột quỵ não<br />
Tỷ lệ có ran phổi trong nhóm có rối loạn<br />
nuốt là 37,0% và trong nhóm không có rối loạn<br />
nuốt là 2,9% và sự khác biệt này có ý nghĩa<br />
thống kê (p < 0,001) (bảng 1).<br />
So sánh hai nhóm bệnh nhân có và không có<br />
rối loạn nuốt, chúng tôi nhận thấy có sự khác<br />
biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ viêm phổi trong<br />
nhóm có (27,8%) và không có rối loạn nuốt (0%)<br />
với p < 0,001 (bảng 2).<br />
Bảng 1: Liên quan giữa rối loạn nuốt và ran phổi<br />
Đặc điểm<br />
Không rối<br />
loạn nuốt<br />
Có rối loạn<br />
nuốt<br />
Tổng<br />
<br />
Không ran<br />
phổi-n (%)<br />
34 (97,1%)<br />
<br />
Có ran phổi-n Tổng<br />
P<br />
(%)<br />
01(2,9%)<br />
35 < 0,001<br />
<br />
34(63%)<br />
<br />
20(37%)<br />
<br />
54<br />
<br />
68<br />
<br />
21<br />
<br />
89<br />
<br />
Bảng 2: Liên quan giữa rối loạn nuốt và viêm phổi<br />
Không viêm Có viêm<br />
Tổng P<br />
phổi n(%) phổi n(%)<br />
Không rối loạn nuốt<br />
35 (100)<br />
0 (0)<br />
35<br />
Có rối loạn nuốt<br />
39 (72,2)<br />
15 (27,8) 54 0,001<br />
Tổng<br />
74<br />
15<br />
89<br />
Đặc điểm<br />
<br />
Các nghiên cứu của các tác giả trong và<br />
ngoài nước cho tới nay đều nhận thấy rối loạn<br />
nuốt có thể gây phổi hít (aspiration) với tỷ lệ 20%<br />
- 25% các bệnh nhân đột quỵ(6,11,4) Viêm phổi tăng<br />
gấp 7 lần ở bệnh nhân có phổi hít so với ở bệnh<br />
nhân không có phổi hít(9). Điều này giải thích cho<br />
bằng chứng được ghi nhận qua các nghiên cứu<br />
rằng rối loạn nuốt có liên quan mạnh với viêm<br />
phổi và làm tăng tỷ lệ tử vong sau đột quỵ(6,13).<br />
Nghiên cứu trong nước của Nguyễn Nhựt Trí<br />
cũng nhận thấy rối loạn nuốt có liên quan với<br />
viêm phổi sau đột quỵ với tỷ lệ viêm phổi ở<br />
nhóm bệnh nhân có rối loạn nuốt là 19,1% so với<br />
0% ở nhóm không có rối loạn nuốt (p < 0,05).<br />
Như vậy việc sàng lọc đánh giá rối loạn nuốt<br />
ở bệnh nhân đột quỵ não cấp có ý nghĩa quan<br />
trọng nhằm dự đoán nguy cơ hít sặc, từ đó có<br />
chế độ nuôi dưỡng và loại thức ăn thích hợp với<br />
từng mức độ rối loạn nuốt nhằm phòng ngừa<br />
phổi hít và biến chứng viêm phổi sau đột quỵ.<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014<br />
Theo Edmiaston J. và cộng sự, thang điểm tầm<br />
soát rối loạn loạn nuốt GUSS có độ nhạy cao dự<br />
đoán phổi hít (100%), độ đặc hiệu tương đương<br />
các test tầm soát tại giường khác như Timed test<br />
(52%), 3-oz water swallow test (59%), độ tin cậy<br />
giữa những người đánh giá (rater reliability) khá<br />
cao 83% và tương đối dễ thực hiện nên thích hợp<br />
đối với yêu cầu đánh giá nhanh chóng rối loạn<br />
nuốt ở bệnh nhân đột quỵ não cấp(2).<br />
<br />
Các yếu tố liên quan rối loạn nuốt<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tuổi, giới<br />
nữ, thể đột quỵ xuất huyết trong sọ có liên quan<br />
với rối loạn nuốt, trong khi vị trí tổn thương phải<br />
hay trái và số lần đột quỵ não không có liên<br />
quan với rối loạn nuốt (bảng 3).<br />
Tuổi trung bình trong nhóm có rối loạn nuốt<br />
và không có rối loạn nuốt lần lượt là 70,7 và 60,8<br />
và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Một<br />
nghiên cứu hồi cứu trên 596 bệnh nhân ở Brasil<br />
nhận thấy tuổi là một yếu tố tiên đoán rối loạn<br />
nuốt với nguy cơ tương đối (RR) = 1,03 (95%CI<br />
1,01 – 1,05)(13). Các bệnh nhân lớn tuổi hơn<br />
thường có sự giảm phản xạ ho và giảm sự phối<br />
hợp giữa hoạt động nuốt và hô hấp nên dễ có<br />
nguy cơ rối loạn nuốt hơn bệnh nhân ít tuổi hơn.<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
Tuy nhiên một số tác giả khác không có cùng<br />
nhận định này(5,13). Do đó cần thêm các nghiên<br />
cứu nữa để có thể kết luận về tương quan này.<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ rối<br />
loạn nuốt ở nữ là 77,4% và nam là 51,7% (p =<br />
0,018). Điều này gợi ý rằng nữ có nguy cơ bị rối<br />
loạn nuốt cao hơn nam. Tuy nhiên phần lớn các<br />
nghiên cứu cho đến nay không cho thấy có sự<br />
liên quan giữa giới tính và rối loạn nuốt(1,10). Điều<br />
này có thể do cỡ mẫu của chúng tôi chưa đủ lớn.<br />
Tỷ lệ rối loạn nuốt trong nhóm bệnh nhân<br />
xuất huyết trong sọ (79,2%) cao hơn tỷ lệ rối loạn<br />
nuốt trong nhóm bệnh nhân nhồi máu não<br />
(53,8%) có ý nghĩa thống kê (p = 0,03). Điều này<br />
có thể do xuất huyết trong sọ thường có biểu<br />
hiện rối loạn ý thức ảnh hưởng đến khả năng<br />
nuốt của bệnh nhân. Baroni A.F.F.B và cộng sự<br />
nhận thấy tỷ lệ xuất huyết não trong nhóm có rối<br />
loạn nuốt cao hơn trong nhóm không có rối loạn<br />
nuốt (19,4% so với 11,5%) tuy nhiên sự khác biệt<br />
này không có ý nghĩa thống kê (OR = 1,85, CI<br />
95% 0.82 4.17); nhưng rối loạn nuốt có liên quan<br />
rõ ràng với tình trạng suy giảm ý thức của bệnh<br />
nhân (OR = 24.2, CI 95% 3.23 - 180.7)(1).<br />
<br />
Bảng 3: Các yếu tố liên quan rối loạn nuốt<br />
Yếu tố liên quan<br />
Tuổi<br />
Nam<br />
Giới<br />
Nữ<br />
Nhồi máu não<br />
Thể đột quỵ<br />
Xuất huyết trong sọ<br />
Phải<br />
Tổn thương<br />
Trái<br />
2 bên<br />
1 lần<br />
Số lần đột quỵ<br />
≥ 2 lần<br />
<br />
Không rối loạn nuốt<br />
60,8 (14,1)<br />
28 (48,3)<br />
07 (22,6)<br />
30 (46,2)<br />
05 (20,8)<br />
20 (44,8)<br />
10 (28,6)<br />
05 (38,5)<br />
26 (40,0)<br />
09 (37,5)<br />
<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi, rối loạn<br />
nuốt không có liên quan có ý nghĩa thống kê với<br />
bên tổn thương đột quỵ. Mã Lệ Quân (2009),<br />
Remesso G. C và cộng sự (2011) nhận thấy bên<br />
tổn thương không có liên quan với rối loạn<br />
nuốt(5,10). Mã Lệ Quân (2009), Baroni A.F.F.B và<br />
cộng sự (2012) nhận thấy bệnh nhân có tiên sử<br />
đột quỵ não có nguy cơ rối loạn nuốt cao hơn<br />
<br />
Có rối loạn nuốt<br />
70,7 (13,5)<br />
30 (51,7)<br />
24 (77,4)<br />
35 (53,8)<br />
19 (79,2)<br />
21 (51,2)<br />
25 (71,4)<br />
08 (61,5)<br />
39 (60,0)<br />
15 (62,5)<br />
<br />
Tổng<br />
89<br />
58<br />
31<br />
65<br />
24<br />
41<br />
35<br />
13<br />
65<br />
24<br />
<br />
P<br />
0,001º<br />
0,018<br />
0,030<br />
<br />
0,198<br />
<br />
0,830<br />
<br />
bệnh nhân đột quỵ não lần đầu. Sự tích luỹ các<br />
tổn thương não do đột quỵ tái phát làm tăng<br />
nguy cơ hiện diện các dấu hiệu thần kinh biểu<br />
hiện ở hầu họng như nói đớ, nói khó hoặc rối<br />
loạn vận ngôn góp phần gây rối loạn nuốt. Kết<br />
quả của chúng tôi không cho thấy tương quan<br />
giữa rối loạn nuốt với đột quỵ tái phát. Điều này<br />
có thể do cỡ mẫu của chúng tôi chưa đủ lớn.<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014<br />
<br />
51<br />
<br />