Đánh giá rối loạn nuốt và hiệu quả phục hồi chức năng nuốt sớm ở bệnh nhân đột quỵ não cấp tại Bệnh viện Thống Nhất thành phố Hồ Chí Minh
lượt xem 5
download
Bài viết trình bày đánh giá hiệu quả của quy trình tầm soát rối loạn nuốt tại giường kết hợp đánh giá chuyên sâu bởi bác sĩ chuyên khoa thần kinh được tập huấn âm ngữ trị liệu và các can thiệp PHCN nuốt sớm tại đơn vị Đột quỵ bệnh viện Thống Nhất.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đánh giá rối loạn nuốt và hiệu quả phục hồi chức năng nuốt sớm ở bệnh nhân đột quỵ não cấp tại Bệnh viện Thống Nhất thành phố Hồ Chí Minh
- Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 64, Special Issue 8 (2023) 372-378 INSTITUTE OF COMMUNITY HEALTH ASSESSMENT OF SWALLOWING DISORDERS AND EFFECTIVENESS OF EARLY DYSPHASIA REHABILITATION IN ACUTE STROKE PATIENTS AT THONG NHAT HOSPITAL Nguyen Thi Phuong Nga*, Dinh Thi Van, Pham Thi Luyen, Tran Thi Thai, Doan Thi Hoa Thuy, Nguyen Thi Nga, Duong Thi Thu, Le Thi Thanh Yen Thong Nhat Hopital - No. 1 Ly Thuong Kiet, Ward 7, Tan Binh District, Ho Chi Minh City, Vietnam Received 10/07/2023 Revised 28/08/2023; Accepted 22/09/2023 ABSTRACT Objective: Dysphagia after stroke is common and increases risk of aspiration pneumonia. Early detection and treatment interventions are essential. We determine the effectiveness of our early swallowing rehabilitation protocol in acute stroke patients with dysphagia. Methods: We prospectively collected data of 220 acute stroke patients who admitted in the Department of Neurology at Thong Nhat Hospital from March 2021 to December 2021. They were participating a protocol consisted of bedside swallowing disorder screening combined with in-depth assessment by a neurologist and early treatment interventions. Nasogastric tube removal were used to determine an effectiveness of the swallowing therapy. Results: The mean age of the patient was 66,4 ± 14,2 years, 128 men and 92 female. Among 68 patients with dysphagia (30.9%), 66 patients (98.5%) received early swallowing therapy interventions. 78.8% patients with tube dependent change to total oral intake. The number of therapy was 6.4 ± 2.7 sessions. Conclusion: The combination of compensatory techniques, swallowing rehabilitation interventions and neuromuscular electrical stimulation is an effective treatment in acute stroke with dysphagia. Keywords: Dysphagia; acute stroke patients. *Corressponding author Email address: phuongnga2910@yahoo.com Phone number: (+84) 908 190 633 https://doi.org/10.52163/yhc.v64i8 372
- N.T.P. Nga et al. / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 64, Special Issue 8 (2023) 372-378 ĐÁNH GIÁ RỐI LOẠN NUỐT VÀ HIỆU QUẢ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG NUỐT SỚM Ở BỆNH NHÂN ĐỘT QUỴ NÃO CẤP TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Phương Nga*, Đinh Thị Vân, Phạm Thị Luyến, Trần Thị Thái, Đoàn Thị Hoa Thủy, Nguyễn Thị Nga, Dương Thị Thu, Lê Thị Thanh Yến Bệnh viện Thống Nhất - Số 1 Lý Thường Kiệt, phường 7, quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam Ngày nhận bài: 10 tháng 07 năm 2023 Chỉnh sửa ngày: 28 tháng 08 năm 2023; Ngày duyệt đăng: 22 tháng 09 năm 2023 TÓM TẮT Mục tiêu: Rối loạn nuốt thường gặp và làm tăng nguy cơ hít sặc, viêm phổi hít sau đột quỵ cấp. Việc phát hiện rối loạn nuốt và can thiệp phục hồi chức năng (PHCN) sớm là rất cần thiết. Chúng tôi đánh giá hiệu quả của quy trình tầm soát rối loạn nuốt tại giường kết hợp đánh giá chuyên sâu bởi bác sĩ chuyên khoa thần kinh được tập huấn âm ngữ trị liệu và các can thiệp PHCN nuốt sớm tại đơn vị Đột quỵ bệnh viện Thống Nhất. Phương pháp: Nghiên cứu tiền cứu trên 220 bệnh nhân đột quỵ não cấp được điều trị nội trú tại khoa Nội thần kinh bệnh viện Thống Nhất trong khoảng thời gian từ 03/2021 đến tháng 12/2021. Kết quả: Rối loạn nuốt gặp ở 68 bệnh nhân (30,9%) và có liên quan có ý nghĩa thống kê với tuổi tác (p < 0,001), đột quỵ xuất huyết não (p = 0,292) và tổn thương não 2 bên (p = 0,012). 66 bệnh nhân (98,5%) được can thiệp PHCN sớm. 52 bệnh nhân rút được ống thông dạ dày chiếm tỷ lệ 78,8% với số ngày can thiệp trung bình 6,4 ± 2,7. Kết luận: Kết hợp các kỹ thuật bù trừ, tập nuốt và kích thích điện thần kinh-cơ sớm sau đột quỵ làm tăng khả năng PHCN rối loạn nuốt sau đột quỵ. Từ khóa: Rối loạn nuốt; Bệnh nhân đột quỵ não cấp. *Tác giả liên hệ Email: phuongnga2910@yahoo.com Điện thoại: (+84) 908 190 633 https://doi.org/10.52163/yhc.v64i8 373
- N.T.P. Nga et al. / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 64, Special Issue 8 (2023) 372-378 1. ĐẶT VẤN ĐỀ • Nhập viện trong thời gian nghiên cứu, được lựa chọn liên tiếp. Rối loạn nuốt gặp ở 42% - 67% bệnh nhân trong 3 ngày - Tiêu chuẩn loại ra: đầu của đột quị (ĐQ) não, làm tăng nguy cơ hít sặc và viêm phổi, suy dinh dưỡng, mất nước, kéo dài thời gian • Bệnh nhân rối loạn nuốt do các nguyên nhân khác. nằm viện và tiên lượng xa xấu. Nghiên cứu của Nguyễn • Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu. Thị Phương Nga và cộng sự cũng tại khoa Nội Thần 2.3. Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu liên tiếp. kinh bệnh viện Thống Nhất cho thấy tỷ lệ rối loạn nuốt ở bệnh nhân đột quỵ não cấp là 60,7%. Tỷ lệ viêm phổi 2.4. Các biến số trong nghiên cứu ở nhóm bệnh nhân có và không có rối loạn nuốt lần lượt 2.4.1. Một số biến số về dân số học: là 27,8% và 0% (p < 0,001). Do đó việc phát hiện rối loạn nuốt và can thiệp phục hồi chức năng (PHCN) sớm - Tuổi. là rất cần thiết nhằm tránh các biến chứng trên. Các - Giới. phương pháp chẩn đoán rối loạn nuốt tiêu chuẩn vàng 2.4.2. Các biến số: gồm chiếu điện quang quay video (Videofluoroscopy), nội soi ống mềm (Fibra Endoscopic Evaluation of - Đột quỵ não là một hội chứng lâm sàng đặc trưng bởi Swallowing) đòi hỏi kỹ thuật và chuyên khoa sâu, sự khởi phát đột ngột của các triệu chứng biểu hiện tổn khó áp dụng trong giai đoạn đột quị cấp và không sẵn thương khu trú của não phù hợp với vùng não do động có. Đơn vị đột quỵ bệnh viện Thống Nhất áp dụng mạch bị tổn thương phân bố, tồn tại trên 24 giờ hoặc tử test tầm soát tại giường theo khuyến cáo của Hội đột vong trước 24 giờ, loại trừ nguyên nhân chấn thương quỵ TP.HCM kết hợp đánh giá chuyên sâu bởi bác sĩ (Tổ chức y tế thế giới). chuyên khoa thần kinh được tập huấn âm ngữ trị liệu để - Thể Đột quỵ: Được chẩn đoán dựa vào CT và/hoặc xác định các bệnh nhân rối loạn nuốt và đưa ra can thiệp MRI. sớm và thích hợp nhằm PHCN nuốt và phòng ngừa hít - Bán cầu tổn thương: phải, trái, 2 bên. sặc. Do đó chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm các mục tiêu sau: - Vị trí tổn thương: Trên hay dưới lều tiểu não hay cả hai. 1. Tỷ lệ rối loạn nuốt ở bệnh nhân đột quị não cấp. - Số lần đột quỵ. 2. Các yếu tố có liên quan rối loạn nuốt. - Rối loạn nuốt: Đánh giá nuốt theo test nuốt với (phụ 3. Kết quả can thiệp PHCN nuốt sớm. lục 1). Rối loạn nuốt khi bệnh nhân không thực hiện được test nuốt. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Can thiệp PHCN nuốt của chúng tôi: - Nếu bệnh nhân thực hiện thành công test nuốt: cho ăn 2.1. Thiết kế nghiên cứu đường miệng lần đầu. Nếu thành công thì tiếp tục cho Nghiên cứu tiền cứu ăn đường miệng. 2.2. Đối tượng nghiên cứu - Nếu bệnh nhân không thực hiện thành công test nuốt Các bệnh nhân ĐQ não cấp được điều trị nội trú tại hoặc bữa ăn đầu tiên thất bại: được đánh giá bởi bác sĩ khoa Nội Thần kinh bệnh viện Thống Nhất từ tháng thần kinh để xác định các pha và mức độ rối loạn nuốt 03/2021 đến tháng 12/2021 thỏa mãn các tiêu chuẩn và đưa ra các can thiệp. chọn bệnh và không phạm các tiêu chuẩn loại trừ sẽ - Lựa chọn can thiệp tùy theo đánh giá giai đoạn nuốt được đưa vào nghiên cứu. và mức độ rối loạn: - Tiêu chuẩn chọn vào: (1) Tập nuốt không máy: • Các bệnh nhân ĐQ cấp được chẩn đoán xác định theo • Kỹ thuật bù trừ gồm: Để bệnh nhân ở tư thế ngồi tiêu chuẩn của tổ chức y tế thế giới (lâm sàng và hình ≥ 60o, nuốt gập cằm và nghiêng đầu về bên liệt, thay ảnh học). đổi chế độ ăn (nhão, mềm, mềm lẫn rắn), giảm thể tích 374
- N.T.P. Nga et al. / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 64, Special Issue 8 (2023) 372-378 ngụm thức ăn, làm đặc đồ uống (ThickenUp® Clear), Electrical Stimulation) mỗi ngày một lần. kỹ thuật nín thở (nuốt trên thanh môn và nuốt siêu trên - Kết quả tập nuốt: Cải thiện khi bệnh nhân có thể rút thanh môn). ống thông dạ dày và ăn đường miệng với chế độ ăn bình • Tập nuốt: Tập lưỡi với kháng lực, tập cơ môi, hàm, thường hoặc có điều chỉnh kèm với các kỹ thuật bù trừ. bài tập Masako, tập súc miệng, tập nuốt gắng sức, bài Bệnh nhân được rút ống thông dạ dày khi có thể ăn ổn tập Mendelsohn, tập nhóm cơ hổ trợ nuốt. 1 bữa ăn đường miệng. - Tập nuốt có máy: Tập nuốt không máy kết hợp với - Test nuốt bằng nước: thích thích điện cơ vùng hầu họng (Neuromuscular 2.6. Phương pháp thu thập dữ liệu Với các biến số định tính: Dùng phép kiểm χ2 hoặc Chúng tôi tiến hành thu thập các biến số nghiên cứu: phép kiểm chính xác Fisher (khi tần số trong bất kỳ một tuổi, giới, rối loạn nuốt, thể đột quỵ, bán cầu tổn thương, ô nào < 5). Với các biến số định lượng: dùng phép kiểm số lần đột quỵ não, kết quả tập nuốt dựa vào bảng thu t (có so sánh phương sai) hoặc phép kiểm phi tham số thập dữ liệu, hồ sơ bệnh án hiện tại. Mann – Whitney (khi các biến số định lượng không có phân phối chuẩn). 2.7. Xử lý và phân tích dữ liệu Mức p có ý nghĩa cho mọi trường hợp là < 0,05. Khoảng Số liệu được xử lý và phân tích bằng phần mềm tin cậy 95% được xem là có ý nghĩa thống kê khi không SPSS 11.5. chứa 1. 375
- N.T.P. Nga et al. / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 64, Special Issue 8 (2023) 372-378 2.8. Vấn đề y đức rối loạn nuốt ở bệnh nhân đột quỵ là 30% - 67%. Các Đây là một nghiên cứu tiền cứu được tiến hành với sự thang điểm tầm soát rối loạn nuốt tại giường đều có đồng ý của bệnh nhân. Các nghiệm pháp, thăm khám độ nhạy cao và độ đặc hiệu không cao và cần phải được thực hiện là bắt buộc trong quá trình chẩn đoán, được đánh giá lại bởi chuyên viên âm ngữ có thể kết theo dõi và điều trị của bệnh nhân. Ngoài ra, không có hợp các kỹ thuật nội soi ống mềm hoặc chiếu điện một can thiệp nào làm ảnh hưởng đến tình trạng sức quang quay video. Thang điểm GUSS có độ nhạy khỏe và tâm lý điều trị của bệnh nhân. Do đó, không có 96,5 – 100% nhưng độ đặc hiệu 50 – 69%. Các test sự vi phạm về y đức trong nghiên cứu này. nuốt sử dụng nước có độ nhạy 44 – 100% và độ đặc hiệu 42 – 97%[7]. Chúng tôi đánh giá test nuốt tại giường, các bệnh nhân không hoàn thành được test 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN nuốt sẽ được đánh giá lại bởi bác sĩ chuyên khoa để chẩn đoán xác định rối loạn nuốt và nguy cơ hít sặc, Nghiên cứu được tiến hành tại khoa Nội Thần kinh và một số bệnh nhân vẫn được cho ăn đường miệng Bệnh viện Thống Nhất từ tháng 03/2021 đến tháng với chế độ ăn gần bình thường một cách thận trọng 12/2021. Mẫu nghiên cứu gồm 220 bệnh nhân đột quị và được đánh giá lại sau đó. Do đó tỷ lệ rối loạn nuốt não cấp nhập viện trong khoảng thời gian từ 03/2021 có nguy cơ hít sặc của chúng tôi thấp hơn so với chỉ đến tháng 12/2021. đánh giá bằng các thang tầm soát. 3.1. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu 3.3. Các yếu tố liên quan rối loạn nuốt Tuổi trung bình của bệnh nhân nghiên cứu là 66,4 ± Rối loạn nuốt có liên quan có ý nghĩa thống kê với tuổi 14,2 (năm), nhỏ nhất là 26 tuổi và cao nhất là 100 tuổi. tác, đột quỵ xuất huyết não, tổn thương não cả 2 bên Tuổi trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi tương nhưng không có liên quan với giới và đột quỵ tái phát. đương với tuổi trung bình trong nghiên cứu của Phan Phân tích post-hoc cho thấy tỷ lệ rối loạn ở nhóm tổn Nhựt Trí (66,8%), Nguyễn Thị Phương Nga (65,2%), thương 2 bên cao hơn nhóm tổn thương 1 bên phải và nghiên cứu PASS (67,8%)2,,. trái có ý nghĩa thống kê (p = 0,004 và p = 0,005). Nam: 128 bệnh nhân, chiếm tỉ lệ 58,2%. Nữ: 92 bệnh Tuổi trung bình trong nhóm có rối loạn nuốt và không nhân, chiếm tỉ lệ 41,8%. Tỉ lệ nam / nữ = 1,39. Tỷ lệ có rối loạn nuốt lần lượt là 71,4 và 64,1 và sự khác biệt nam trong nghiên cứu của chúng tôi tương đương tỷ này có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Tuổi là một yếu tố lệ nam trong nghiên cứu của Mã Lệ Quân (55,08%)6, tiên đoán rối loạn nuốt trong một nghiên cứu ở Brasil Phan Nhựt Trí (61%)7. (RR = 1,03, 95%CI 1,01 – 1,05). Các bệnh nhân lớn Trong 220 bệnh nhân đột quỵ não, nhồi máu não tuổi hơn thường có sự giảm phản xạ ho và giảm sự phối chiếm 81,4%, xuất huyết não hay xuất huyết dưới nhện hợp giữa hoạt động nuốt và hô hấp nên dễ có nguy cơ 18,6%. Phân bố này tương tự tác giả Zhou Z và cộng rối loạn nuốt hơn. sự (88,8%)5. Xuất huyết trong sọ thường gây rối loạn ý thức ảnh Tổn thương não bên phải gặp ở 94 bệnh nhân (42,7%), hưởng đến khả năng nuốt của bệnh nhân. N.T.P. Nga bên trái gặp ở 106 bệnh nhân (48,2%), hai bên gặp ở 20 (2014) cũng nhận thấy tỷ lệ rối loạn nuốt ở nhóm đột bệnh nhân (9,1%). quỵ xuất huyết não cao hơn có ý nghĩa thống kê so với ở nhóm đột quỵ nhồi máu não[2]. Tỉ lệ ĐQ não tái phát (ĐQ > 1 lần) là 11,8% (26 bệnh nhân). Tỷ lệ này tương đương với nghiên cứu của Chúng tôi nhận thấy rối loạn nuốt không liên quan bên Martino R. và cộng sự là 19,9%6. tổn thương phải hay trái nhưng có liên quan với tổn thương cả 2 bên. Điều này có thể do sự tích lũy các 3.2. Tỷ lệ rối loạn nuốt ở bệnh nhân đột quỵ não cấp khiếm khuyết vận động hầu họng cả 2 bên làm tằng Rối loạn nuốt gặp ở 68 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 30,9%. nguy cơ rối loạn nuốt. Tuy nhiên, chúng tôi không cho Tỷ lệ này thấp hơn tỷ lệ rối loạn nuốt trong nghiên thấy tương quan giữa rối loạn nuốt với đột quỵ tái phát. cứu của N.T.P.Nga (60,7%) đánh giá bằng thang Điều này có thể do số lượng bệnh nhân đột quỵ tái phát điểm GUSS[2]. Các nghiên cứu của các tác giả khác của chúng tôi chưa đủ lớn để thấy được sự liên quan với với các phương pháp đánh giá khác nhau cho tỷ lệ rối loạn nuốt. 376
- N.T.P. Nga et al. / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 64, Special Issue 8 (2023) 372-378 Bảng 3.1 Các yếu tố liên quan rối loạn nuốt Bệnh nhân (n = 220) Không rối loạn nuốt (n = 152) Có rối loạn nuốt (n = 68) P Tuổi 64,1 (13,4) 71,4 (14,8) < 0,001º Giới - Nam 92 (71,9) 36 (28,1) 0,292 - Nữ 60 (65,2) 32 (34,8) Thể đột quỵ - Nhồi máu não 130 (72,6) 49 (27,4) 0,018 - Xuất huyết trong sọ 22 (53,7) 19 (46,3) Bệnh tổn thương - Phải 68 (72,3) 26 (27,7) - Trái 76 (71,7) 30 (28,3) 0,012* - 2 bên 08 (40,0) 12 (60,0) Đột quỵ tái phát - Không 137 (70,6) 57 (29,4) 0,18 - Có 15 (57,7) 11 (42,3) Phép kiểm χ2; º t – test, *one-way ANOVA 4. KẾT LUẬN 3.4. Kết quả can thiệp PHCN nuốt sớm Đánh giá kết quả can thiệp PHCN rối loạn nuốt ở 220 Trong 68 bệnh nhân có rối loạn nuốt thì 66 bệnh nhân bệnh nhân đột quị não cấp điều trị nội trú tại khoa Nội được can thiệp PHCN sớm (có máy và không máy), Thần kinh Bệnh viện Thống Nhất trong khoảng thời chiếm tỷ lệ 98,5%. Số ngày can thiệp trung bình 6,4 ± gian từ 03/2021 đến tháng 12/2021 chúng tôi rút ra một 2,7, thấp nhất là 1 và cao nhất là 12 ngày. 52 bệnh nhân số kết luận sau: cải thiện chức năng nuốt (rút được ống thông dạ dày), chiếm tỷ lệ 78,8%. 1. Rối loạn nuốt gặp ở 68 bệnh nhân, chiếm tỷ lệ 30,9%. Các can thiệp bù trừ và tập nuốt có những tác động khác 2. Rối loạn nuốt có liên quan có ý nghĩa thống kê với nhau lên các giai đoạn nuốt và khi kết hợp với nhau sẽ tuổi tác (p < 0,001), đột quỵ xuất huyết não (p = 0,292), giúp cải thiện có ý nghĩa chức năng nuốt. Các kỹ thuật tổn thương 2 bên (p = 0,004 và p = 0,005). kích thích điện thần kinh-cơ (NMES) được dùng để cải 3. 98,5% bệnh nhân được can thiệp PHCN sớm. Kết thiện sức cơ hầu họng, cải thiện chức năng nuốt, và thúc quả 52 bệnh nhân (78,8%) cải thiện chức năng nuốt (rút đẩy tái tổ chức vỏ não vận động thông qua tính mềm được ống thông dạ dày). Số ngày can thiệp trung bình dẻo thần kinh[3]. Một nghiên cứu can thiệp PHCN nuốt 6,4 ± 2,7. tiêu chuẩn gồm các kỹ thuật bù trừ và tập nuốt không máy (không kèm kích điện điện thần kinh-cơ) tại Thái 4. Kết hợp các kỹ thuật bù trừ, tập nuốt và kích thích Lan trên 57 bệnh nhân đột quỵ cấp có rối loạn nuốt điện thần kinh-cơ sớm sau đột quỵ làm tăng khả năng ban đầu đều được nuôi ăn qua ống thông dạ dày cho PHCN rối loạn nuốt sau đột quỵ. kết quả 42% bệnh nhân rút được ống thông dạ dày sau can thiệp. Các điểm chức năng nuốt FOIS (functional TÀI LIỆU THAM KHẢO oral intake scale) và SFSS (swallow function scoring system) cải thiện có ý nghĩa thống kê so với trước khi [1] Edmiaston J, Connor LT et al., Validation of can thiệp. Một phân tích gộp 11 thử nghiệm lâm sàng a Dysphagia Screening Tool in Acute Stroke trên 784 bệnh nhân rối loạn nuốt sau đột quỵ cho thấy Patients. Am J Crit Care 2010;19:357-364 kích thích điện thần kinh-cơ kết hợp với các trị liệu nuốt cơ bản có thể là giải phát tối ưu để cải thiện chức năng [2] Nguyễn Thị Phương Nga và cộng sự, Đánh giá nuốt sau đột quỵ10. rối loạn nuốt ở bệnh nhân đột quỵ não cấp bằng 377
- N.T.P. Nga et al. / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 64, Special Issue 8 (2023) 372-378 thang điểm GUSS; Tạp chí Y học TP.HCM, Phụ 2009;40:555-561 bản tập 19 số 5*, năm 2015. [7] Edmiaston J, Connor LT, Loehr L et al., [3] Iruthayarajah J et al., Chapter 15: Dysphagia Validation of a dysphagia screening tool in rehabilitation. Evidence-based reviews of stroke acute stroke patients. Am J Crit Care; 2010 rehabilitation. 19th edition of the EBRSR (2018). Jul;19(4):357-64. The Canadian Partnership for Stroke Recovery. [8] Remesso GC, Fukujima MM et al., Swallowing [4] Phan Nhựt Trí, Nguyễn Thị Thu Hương, Nghiên disorders after ischemic stroke. Arq cứu rối loạn nuốt theo GUSS ở bệnh nhân đột quỵ Neuropsiquiatr 2011; 69(5):785-789. não cấp tại bệnh viện Cà Mau năm 2010-2011, Y [9] Jongprasitkul H, Kitisomprayoonku W, học Thực hành; 811+812:189-195, 2011. Effectiveness of Conventional Swallowing [5] Zhou Z, Salle JI et al., Combined approach in Therapy in Acute Stroke Patients with Dysphagia. bedside assessment of aspiration risk post stroke: Hindawi Rehabilitation Research and Practice PASS. Eur J Phys Rahabil Med 2011;47: 441-6, Volume 2020, Article ID 2907293, 5 pages. 2011. [10] Alame A et al., Effectiveness of Neuromuscular [6] Martino R, Silver F et al., The Toronto Bedside Electrical Stimulation on Post-Stroke Dysphagia: Swallowing Screening Test (TOR-BSST): A Systematic Review of Randomized Controlled Development and Validation of a Dysphagia Trials. Clinical Interventions in Aging 2020:15 Screening Tool for Patients with Stroke. Stroke. 1521–1531 378
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nghiên cứu rối loạn nuốt ở bệnh nhân nhồi máu não bằng thang điểm của Mann và đánh giá các yếu tố liên quan
6 p | 113 | 13
-
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và đánh giá hiệu quả của các bài tập nuốt trên bệnh nhân có rối loạn dinh dưỡng sau đột quỵ
5 p | 132 | 7
-
Kết quả phục hồi chức năng sớm rối loạn nuốt ở bệnh nhân đột quỵ não
7 p | 20 | 5
-
Đánh giá tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân đột quỵ não cấp có rối loạn nuốt tại Khoa Đột quỵ não - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
7 p | 16 | 4
-
Đánh giá vai trò của phục hồi chức năng nuốt cho bệnh nhân sau phẫu thuật cắt ung thư lưỡi, ung thư sàn miệng, ung thư lưỡi – sàn miệng
9 p | 15 | 4
-
Kỹ thuật nội soi đánh giá nuốt trên bệnh nhân sau cắt thanh quản bảo tồn
4 p | 20 | 3
-
Kết quả phục hồi chức năng sớm với rối loạn nuốt ở người bệnh nhồi máu não cấp điều trị tại khoa Thần kinh Bệnh viện Bạch Mai
4 p | 26 | 2
-
Tình trạng suy dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân ung thư đầu cổ tại Bệnh viện Ung bướu TP. Cần Thơ năm 2022-2023
6 p | 8 | 2
-
Nghiên cứu mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh đột quỵ não cấp có rối loạn nuốt
6 p | 7 | 2
-
Đánh giá nguy cơ viêm phổi ở bệnh nhân đột quỵ não có rối loạn nuốt
6 p | 6 | 2
-
Nghiên cứu rối loạn nuốt theo GUSS ở bệnh nhân đột quỵ não cấp tại Bệnh viện Cà Mau năm 2010-2011
6 p | 30 | 2
-
Đánh giá trào ngược họng thanh quản và rối loạn nuốt bằng thang điểm RSI, RFS và bảng câu hỏi EAT – 10 ở bệnh nhân khàn tiếng
7 p | 20 | 1
-
Đánh giá kết quả điều trị rối loạn nuốt ở bệnh nhân tổn thương não tại Bệnh viện Điều dưỡng Phục hồi chức năng Trung ương
5 p | 4 | 1
-
Hiệu quả giáo dục sức khỏe cho người chăm sóc về phòng ngừa hít sặc khi hỗ trợ người bệnh ăn qua đường miệng
5 p | 4 | 0
-
Đánh giá hiệu quả điều trị rối loạn nuốt ở bệnh nhân nhồi máu não bằng phương pháp phục hồi chức năng kết hợp liệu pháp Biofeedback
4 p | 1 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn