TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 24, 2004<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ SỰ BIẾN ĐỔI CHỨC NĂNG CÔ ĐẶC CỦA THẬN <br />
NGƯỜI CAO TUỔI TẠI HUẾ BẰNG NGHIỆM PHÁP VOLHARD CÔ ĐẶC<br />
<br />
Hoàng Văn Ngoạn<br />
Trường Đại học Y khoa, Đại học Huế<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Trong quá trình lão hóa, hoạt động của thận có sự giảm sút đáng kể về khối <br />
lượng, lưu lượng máu qua thận, độ thanh lọc cầu thận và chức năng ống thận, nhưng <br />
thận vẫn đảm bảo được trong giới hạn hẹp. Thận hóa già tương tự như khả năng <br />
thích nghi một cách kỳ diệu trong suy thận tuần tiến mà dấu hiệu biến đổi đầu tiên là <br />
chức năng cô đặc của ống thận. Để góp phần phòng lão hóa sớm cho thận người già, <br />
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm hai mục đích:<br />
1. Khảo sát thời gian cô đặc tối đa của thận ở những người cao tuổi so với <br />
những người ở độ tuổi thanh niên và trung niên bằng nghiệm pháp cô đặc Volhard.<br />
2. Đánh giá những biến đổi chức năng cô đặc của thận ở những người cao tuổi <br />
so với những người ở độ tuổi thanh niên và trung niên bằng nghiệm pháp Volhard.<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tượng nghiên cứu:<br />
1.1. Tiêu chuẩn<br />
Tình trạng sức khỏe bình thường, không biểu hiện bệnh lý về thận và các bệnh <br />
liên quan đến thận cụ thể là: <br />
Tiền sử, bệnh sử và khám nội khoa về thận bình thường, loại trừ các bệnh <br />
mạn tính có ảnh hưởng đến chức năng thận, huyết áp bình thường được phân loại <br />
theo JNVVI. <br />
Xét nghiệm 10 thông số nước tiểu bình thường bằng giấy thử nước tiểu <br />
Multistix.10SG. <br />
Siêu âm tổng quát hai thận đều bình thường.<br />
1.2. Số lượng<br />
Đối tượng nghiên cứu gồm 360 người được chia thành 2 nhóm:<br />
Nhóm 1 gồm những người cao tuổi được chia thành 2 độ tuổi<br />
+ Người nhiều tuổi từ 60 74 tuổi gồm 90 người (45 nam, 45 nữ).<br />
+ Người già từ 75 90 tuổi gồm 90 người (45 nam, 45 nữ).<br />
<br />
<br />
17<br />
Nhóm 2 gồm những người tuổi thanh niên và trung niên để so sánh với người <br />
cao tuổi được chia thành 2 độ tuổi.<br />
+ Thanh niên từ 18 44 tuổi gồm 90 người (45 nam, 45 nữ).<br />
+ Trung niên từ 45 59 tuổi gồm 90 người (45 nam, 45 nữ).<br />
2. Phương pháp nghiên cứu: <br />
Loại nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang, mô tả và phân tích... <br />
Kỹ thuật thực hiện nghiên cứu: Thực hiện nghiệm pháp Volhard thăm dò <br />
chức năng cô đặc của thận.<br />
Xử lý và phân tích số liệu: Trên máy vi tính với phần mềm EpiInfo.6 của Tổ <br />
chức Y tế Thế giới.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
1. Thời gian cô đặc tối đa của thận theo độ tuổi bằng nghiệm pháp <br />
Volhard:<br />
Bảng 1: Tỷ trọng cô đặc nước tiểu trung bình 8 pha trong 24 giờ của nam (n = 180).<br />
<br />
Tỷ trọng cô đặc nước tiểu của 8 pha trong 24 giờ<br />
Độ tuổi<br />
3 giờ 6 giờ 9 giờ 12 giờ 15 giờ 18 giờ 21 giờ 24 giờ<br />
1844 1,0281 1,0293 1,0300 1,0310 1,0320 1,0330 1,0341 1,0352<br />
(n = 45) 0,0030 0,0022 0,0024 0,0022 0,0024 0,0028 0,0026 0,0029<br />
4559 1,0280 1,0285 1,0287 1,0296 1,0305 1,0317 1,0328 1,0335<br />
(n = 45) 0,0029 0,0028 0,0031 0,0027 0,0026 0,0029 0,0032 0,0022<br />
6074 1,0258 1,0275 1,0280 1,0285 1,0295 1,0304 1,0317 1,0325<br />
(n = 45) 0,0022 0,0028 0,0031 0,0024 0,0026 0,0029 0,0027 0,0032<br />
7590 1,0250 1,0255 1,0260 1,0265 1,0270 1,0275 1,0280 1,0285<br />
(n = 45) 0,0023 0,0031 0,0024 0,0024 0,0028 0,0026 0,0030 0,0027<br />
<br />
Từ bảng 1 cho thấy tỷ trọng cô đặc nước tiểu của nam giữa 8 pha sau khi thực <br />
hiện nghiệm pháp cô đặc biến đổi có ý nghĩa thống kê (P