Đánh giá sự phát triển kỹ thuật cơ bản của nam vận động viên đội tuyển cầu lông trường Đại học Phạm Văn Đồng
lượt xem 4
download
Thông qua sử dụng các phương pháp: Phương pháp tham khảo tài liệu, phương pháp phỏng vấn, phương pháp kiểm tra sư phạm, phương pháp thực nghiệm sư phạm, phương pháp toán thống kê. Đề tài đã xác định được 06 test đánh giá kỹ thuật cơ bản cho đội tuyển cầu lông nam trường Đại học Phạm Văn Đồng. Trên cơ sở đó nhằm đánh giá thực trạng, sự phát triển kỹ thuật cơ bản của nam VĐV cầu lông trường Đại học Phạm Văn Đồng sau một năm tập luyện. Từ đó có định hướng, điều chỉnh quá trình huấn luyện phù hợp cho đội tuyển.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đánh giá sự phát triển kỹ thuật cơ bản của nam vận động viên đội tuyển cầu lông trường Đại học Phạm Văn Đồng
- ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN KỸ THUẬT CƠ BẢN CỦA NAM VẬN ĐỘNG VIÊN ĐỘI TUYỂN CẦU LÔNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG ThS. Nguyễn Văn Hiển Trường Đại học Phạm Văn Đồng TÓM TẮT Thông qua sử dụng các phương pháp: Phương pháp tham khảo tài liệu, phương pháp phỏng vấn, phương pháp kiểm tra sư phạm, phương pháp thực nghiệm sư phạm, phương pháp toán thống kê. Đề tài đã xác định được 06 test đánh giá kỹ thuật cơ bản cho đội tuyển cầu lông nam trường Đại học Phạm Văn Đồng. Trên cơ sở đó nhằm đánh giá thực trạng, sự phát triển kỹ thuật cơ bản của nam VĐV cầu lông trường Đại học Phạm Văn Đồng sau một năm tập luyện. Từ đó có định hướng, điều chỉnh quá trình huấn luyện phù hợp cho đội tuyển. Từ khóa: Thực trạng, kỹ thuật, vận động viên, cầu lông, trường Đại học Phạm Văn Đồng. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Cầu lông là môn học giáo dục thể chất bắt buộc của trường Đại học Phạm Văn Đồng. Vì vậy thời gian gần đây nhà trường đã quan tâm đầu tư phát triển cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, điều kiện tập luyện, huấn luyện viên, chế độ tập luyện và thi đấu…Trong đó có việc tham gia rất nhiều giải đấu sinh viên, trong tỉnh, cụm, khu vực miền trung, giúp phát triển phong trào TDTT của nhà trường. Trong quá trình giảng dạy, quan sát các buổi tập, huấn luyện và thi đấu, chúng tôi nhận thấy các nam vận động viên cầu lông của nhà trường bộc lộ nhiều điểm yếu về tâm lý, thể lực, chiến thuật và đặc biệt là kỹ thuật cơ bản chưa đáp ứng được các trận đấu căng thẳng có thời gian kéo dài. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, với mục đích phát triển kỹ thuật cơ bản của nam VĐV đội tuyển cầu lông của nhà trường, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Đánh đánh sự phát triển kỹ thuật cơ bản của nam vận động viên đội tuyển cầu lông trường Đại học Phạm Văn Đồng”. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Qua quá trình nghiên cứu chúng tôi sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp tham khảo tài liệu, phương pháp phỏng vấn, phương pháp kiểm tra sư phạm, phương pháp thực nghiệm sư phạm, phương pháp toán thống kê. Đối tượng nghiên cứu: Sự phát triển kỹ thuật cơ bản của nam vận động viên đội tuyển cầu lông trường Đại học Phạm Văn Đồng. Khách thể nghiên cứu: 15 nam vận động viên đội tuyển cầu lông trường Đại học Phạm Văn Đồng. 30 người là các nhà chuyên môn, quản lý chuyên ngành, huấn luyện viên, giảng viên giảng dạy môn cầu lông có nhiều kinh nghiệm trong công tác. Tiến độ nghiên cứu: Từ tháng 11/2019 đến tháng 11/2020. 485
- 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2.1 Xác định các test đánh giá kỹ thuật cơ bản môn cầu lông cho đội tuyển cầu lông nam trường Đại học Phạm Văn Đồng `Chúng tôi tiến hành theo 3 bước sau: - Bước 1: Tổng hợp các test đánh giá kỹ thuật cơ bản môn cầu lông từ các nguồn tài liệu, công trình nghiên cứu của các tác giả như: Lê Hồng Sơn (1998), Nguyễn Thành Luân (2013), Trần Đăng Khôi (2016), Phạm Quang Bảo (2008), Phạm Thị Minh Châu (2006), Bộ môn cầu lông Ủy Ban TDTT (2002), Đào Chí Thanh (2007)… - Bước 2: Chúng tôi tiến hành phỏng vấn hai lần với 30 người gồm: Các huấn luyện viên, trọng tài, cán bộ quản lý và các nhà chuyên môn huấn luyện môn cầu lông ở các trung tâm huấn luyện, các trường, khoa giáo dục thể chất, trong đó có trên một nữa HLV có thâm niên công tác giảng dạy và làm công tác huấn luyện trên 10 năm. Để kiểm định sự trùng hợp kết quả hai lần phỏng vấn, tiến hành so sánh chúng qua chỉ số X2 (khi bình phương). Bảng 1 Bảng 1: Kết quả phỏng vấn các test được lựa chọn đánh giá kỹ thuật cơ bản của nam VĐV đội tuyển cầu lông Kết quả phỏng vấn So sánh Lần 1(n=28) Lần 2(n=27) T TEST Không Không T Đồng ý Đồng ý X2 P đồng ý đồng ý n = 28 % n = 28 % n = 27 % n = 27 % Giao cầu thấp gần 10 1 lần vào ô 22 78.57 6 21.43 21 77.78 6 22.22 0.01 >0.05 quy định (quả) Giao cầu dài 2 10 quả vào ô 25 89.29 3 10.71 25 92.59 2 7.41 0.18 >0.05 (quả) Lốp cầu cao sâu thẳng sân 3 27 96.43 1 3.57 26 96.30 1 3.70 0.00 >0.05 10 quả vào ô (quả) Đập cầu 4 thẳng 10 quả 24 85.71 4 14.29 23 85.19 4 14.81 0.01 >0.05 vào ô (quả) Đập cầu 5 chéo 10 quả 22 78.57 6 21.43 21 77.78 6 22.22 0.01 >0.05 vào ô (quả) Bỏ nhỏ hai góc lưới 10 6 25 89.29 3 10.71 24 88.9 3 11.11 0.00 >0.05 quả vào ô (quả) 486
- Nhận xét: Từ kết quả so sánh tỉ lệ phần trăm (X2) của 2 lần phỏng vấn của các nhà chuyên môn, HLV về sự ảnh hưởng các test có giá trị từ 0.00 đến 0.18 nhỏ hơn 3,84 (X2=0.00 – 0.18 0.05). Do vậy kết quả của 2 phỏng vấn không có sự khác biệt. Như vậy, qua phỏng vấn theo nguyên tắc đề ra đề tài đã chọn được 06 test kỹ thuật cơ bản có phiếu đồng thuận cao (> 75%) ở 2 lần phỏng vấn như bảng 1. - Bước 3: Kiểm nghiệm độ tin cậy của test Để kiểm nghiệm định độ tin cậy của các test đánh giá kỹ thuật cơ bản môn cầu lông. Chúng tôi tiến hành kiểm tra khách thể nghiên cứu, kiểm tra 2 đợt, thời gian giữa 2 đợt cách nhau 5 ngày, các điều kiện kiểm tra giữa 2 lần là như nhau. Sau đó tiến hành tính hệ số tin cậy (r) của các nội dung của hai lần kiểm tra và thu được ở bảng 2. Nếu hệ số tương quan r ≥ 0.8, P < 0.05 thì test có độ tin cậy. Nếu hệ số tương quan r < 0.8, P > 0.05 thì test không có độ tin cậy. Bảng 2: Kết quả kiểm tra độ tin cậy các test đã chọn Lần 1 Lần 2 TT Test r P X ±S X ±S Giao cầu thấp gần 10 lần 1 7.26 ± 0.61 7.29 ± 0.64 0.91 < 0.05 vào ô quy định (quả) Giao cầu dài 10 quả vào 2 6.43 ± 0.39 6.65 ± 0.43 0.87 < 0.05 ô (quả) Lốp cầu cao sâu thẳng 3 7.36 ± 0.44 7.63 ± 0.58 0.90 < 0.05 sân 10 quả vào ô (quả) Đập cầu thẳng 10 quả 4 7.92 ± 0.55 7.88 ± 0.32 0.82 < 0.05 vào ô (quả) Đập cầu chéo 10 quả vào 5 8.01 ± 0.34 7.84 ± 0.31 0.94 < 0.05 ô (quả) Bỏ nhỏ hai góc lưới 10 6 6.22 ± 0.48 6.78 ± 0.46 0.96 < 0.05 quả vào ô (quả) Qua bảng 2 cho ta thấy rằng các chỉ tiêu đánh giá được chọn đều có đủ độ tin cậy khá cao (ngưỡng p
- 2.2 Đánh giá sự phát triển kỹ thuật cơ bản của nam VĐV đội tuyển cầu lông trường Đại học Phạm Văn Đồng 2.2.1 Đánh giá thực trạng kỹ thuật cơ bản của nam VĐV đội tuyển cầu lông trường Đại học Phạm Văn Đồng Để đánh giá thực trạng kỹ thuật cơ bản của nam VĐV đội tuyển cầu lông trường Đại học Phạm Văn Đồng, chúng tôi tiến hành kiểm tra khách thể nghiên cứu, kiểm tra 2 đợt, thời gian giữa 2 đợt cách nhau 5 ngày, các điều kiện kiểm tra giữa 2 lần là như nhau sau đó chúng tôi kiểm tra và tính toán giá trị các tham số. Kết quả thể hiện ở bảng 3. Bảng 3: Thực trạng kỹ thuật cơ bản của nam VĐV đội tuyển cầu lông trường Đại học Phạm Văn Đồng Tham số TT Test X S CV% ε 1 Giao cầu thấp gần 10 lần vào ô quy định (quả) 7.26 0.61 8.40 0.05 2 Giao cầu dài 10 quả vào ô (quả) 6.43 0.39 6.07 0.03 3 Lốp cầu cao sâu thẳng sân 10 quả vào ô (quả) 7.36 0.44 5.98 0.03 4 Đập cầu thẳng 10 quả vào ô (quả) 7.92 0.55 6.94 0.04 5 Đập cầu chéo 10 quả vào ô (quả) 8.01 0.34 4.24 0.02 6 Bỏ nhỏ hai góc lưới 10 quả vào ô 6.22 0.48 7.72 0.04 Số liệu tại bảng 3 cho thấy: Hệ số biến thiên Cv, tham số phản ánh độ biến thiên dao động giữa các cá thể trong tập hợp mẫu, có hệ số biến thiên Cv < 10% cho thấy tập hợp mẫu có độ đồng nhất cao, hay trình độ kỹ thuật cơ bản của nam VĐV đồng điều. Bên cạnh đó sai số tương đối trung bình của các test kỹ thuật cơ bản của khách thể nghiên cứu điều có ε ≤ 0.05, nên tất cả các giá trị trung bình mẫu điều đủ tính đại diện. Qua phân tích trên cho thấy, tập hợp mẫu thành tích các test đánh giá kỹ thuật cơ bản của nam VĐV đội tuyển cầu lông có độ đồng nhất cao và có tính đại diện, nên đề tài có thể căn cứ vào đó để thực hiện các phân tích và đánh giá tiếp theo. 2.2.2 Đánh giá sự phát triển kỹ thuật cơ bản của nam vận động viên đội tuyển cầu lông trường Đại học Phạm Văn Đồng Chúng tôi sử dụng nhịp tăng trưởng của các test đánh giá kỹ thuật cơ bản cho nam VĐV đội tuyển cầu lông sau 6 tháng và một năm thực nghiệm. Đánh giá sự phát triển kỹ thuật cơ bản của nam vận động viên đội tuyển cầu lông trường Đại học Phạm văn Đồng sau 6 tháng thực nghiệm Bảng 4: Nhịp tăng trưởng thành tích các test đánh giá kỹ thuật cơ bản của nam VĐV đội tuyển cầu lông trường Đại học Phạm Văn Đồng sau 6 tháng thực nghiệm Trước thực Sau 6 tháng thực nghiệm TT Test nghiệm X 1 S1 X 2 S2 W% T P 1 Giao cầu thấp gần 10 lần vào ô quy định (quả) 7.26 0.61 7.69 0.61 5.75 2.73 < 0.05 2 Giao cầu dài 10 quả vào ô (quả) 6.43 0.39 6.73 0.44 4.56 2.64 < 0.05 3 Lốp cầu cao sâu thẳng sân 10 quả vào ô (quả) 7.36 0.44 7.87 0.46 6.70 4.29 < 0.05 488
- 4 Đập cầu thẳng 10 quả vào ô (quả) 7.92 0.55 8.24 0.52 3.96 2.38 < 0.05 5 Đập cầu chéo 10 quả vào ô (quả) 8.01 0.34 8.22 0.30 2.59 2.71 < 0.05 6 Bỏ nhỏ hai góc lưới 10 quả vào ô (quả) 6.22 0.48 6.59 0.57 5.78 2.51 < 0.05 W % 4.98 Df= 14, t05= 2.145 Kết quả bảng 4 cho thấy, sau thực nghiệm 6 tháng thành tích các test đánh giá kỹ thuật cơ bản cho nam VĐV đội tuyển cầu lông trường Đại học Phạm Văn Đồng đều tăng trưởng có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất p t05 =2.145. Nhịp tăng trưởng trung bình W %=4.98%, trong đó test lốp cầu cao sâu thẳng sân 10 quả vào ô (quả) có nhịp tăng trưởng cao nhất W %=6.70%, test đập cầu chéo 10 quả vào ô (quả) có nhịp tăng trưởng thấp nhất W %=2.59%. Sự tăng trưởng các test đánh giá kỹ thuật cơ bản của khách thể nghiên cứu sau 6 tháng thực nghiệm được thể hiện ở biểu đồ 1. Biểu đồ 1: Nhịp tăng trưởng các test đánh giá kỹ thuật cơ bản của nam VĐV đội tuyển cầu lông sau 6 tháng thực nghiệm 2.2.3 Đánh giá sự phát triển kỹ thuật cơ bản của nam vận động viên đội tuyển cầu lông trường Đại học Phạm văn Đồng sau một năm thực nghiệm 489
- Bảng 5: Nhịp tăng trưởng thành tích các test đánh giá kỹ thuật cơ bản của nam VĐV đội tuyển cầu lông trường Đại học Phạm Văn Đồng sau một năm thực nghiệm Trước thực Sau một năm thực nghiệm nghiệm TT Test X 1 S1 X 3 S3 W % t P Giao cầu thấp gần 10 lần vào ô quy 1 7.26 0.61 8.45 0.72 15.15 6.40 < 0.05 định (quả) 2 Giao cầu dài 10 quả vào ô (quả) 6.43 0.39 7.56 0.55 16.15 7.96 < 0.05 Lốp cầu cao sâu thẳng sân 10 quả 3 7.36 0.44 8.39 0.56 13.08 7.12 < 0.05 vào ô (quả) 4 Đập cầu thẳng 10 quả vào ô (quả) 7.92 0.55 8.26 0.41 4.20 3.21 < 0.05 5 Đập cầu chéo 10 quả vào ô (quả) 8.01 0.34 8.31 0.39 3.68 2.98 < 0.05 6 Bỏ nhỏ hai góc lưới 10 quả vào ô 6.22 0.48 7.12 0.64 13.49 5.45 < 0.05 W % 10.96 Df= 14, t05= 2.145 Kết quả bảng 5 cho thấy, sau một năm thực nghiệm thành tích các test đánh giá kỹ thuật cơ bản cho nam VĐV đội tuyển cầu lông trường Đại học Phạm Văn Đồng đều tăng trưởng có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất p t05 =2.145. Nhịp tăng trưởng trung bình W %=10.96%, trong đó test giao cầu dài 10 quả vào ô (quả) có nhịp tăng trưởng cao nhất W %=16.15%, test Đập cầu chéo 10 quả vào ô (quả) có nhịp tăng trưởng thấp nhất W %=3.68%. Sự tăng trưởng các test đánh giá kỹ thuật cơ bản của khách thể nghiên cứu sau một năm thực nghiệm được thể hiện ở biểu đồ 2. Biểu đồ 2: Nhịp tăng trưởng các test kỹ thuật cơ bản của nam VĐV đội tuyển cầu lông sau sáu tháng thực nghiệm 490
- * Tóm lại: Qua phân tích sự phát triển kỹ thuật cơ bản của nam vận động viên đội tuyển cầu lông trường Đại học Phạm Văn Đồng sau sáu tháng và một năm thực nghiệm tại bảng 4, bảng 5 và biểu đồ 1, biểu đồ 2 cho thấy hiệu quả trong tập luyện và thi đấu đã có tác động tốt đến thành tích các test đánh giá kỹ thuật cơ bản cho nam VĐV đội tuyển cầu lông trường Đại học Phạm Văn Đồng. 3. KẾT LUẬN Từ kết quả nghiên cứu chúng tôi rút ra những kết luận sau: 1. Đã xác định được 06 test đánh giá kỹ thuật cơ bản cho nam vận động viên đội tuyển cầu lông trường Đại học Phạm Văn Đồng đảm bảo độ tin cậy gồm: Giao cầu thấp gần 10 lần vào ô quy định (quả) Giao cầu dài 10 quả vào ô (quả) Lốp cầu cao sâu thẳng sân 10 quả vào ô (quả) Đập cầu thẳng 10 quả vào ô (quả) Đập cầu chéo 10 quả vào ô (quả) Bỏ nhỏ hai góc lưới 10 quả vào ô (quả) 2. Sau một năm tập luyện giá trị trung bình thành tích các test đánh giá kỹ thuật cơ bản của nam vận động viên đội tuyển cầu lông trường Đại học Phạm Văn Đồng đều tăng trưởng có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất p t05 =2.145. Về kỹ thuật cơ bản nhịp tăng trưởng trung bình là 10.96%, trong đó test giao cầu dài 10 quả vào ô có nhịp tăng trưởng cao nhất là 16.15%, test đập cầu chéo 10 quả vào ô có nhịp tăng trưởng thấp nhất là 3.68%. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phạm Quang Bản (2008), “Nghiên cứu tiêu chuẩn tuyển chọn vận động viên cầu lông các tuyến tại Thành phố Hồ Chí Minh”, Báo cáo nghiệm thu. 2. Bộ môn cầu lông Ủy Ban TDTT (2002), “Báo cáo đánh giá chương trình quốc gia bộ môn cầu lông”, Hà Nội. 3. Phạm Thị Minh Châu (2006), “Bước đầu nghiên cứu lựa chọn hệ thống test tuyển chọn nam VĐV năng khiếu cầu lông lứa tuổi 12 – 13 của quận Tân Bình – Thành Phố Hồ Chí Minh”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học TDTT Thành phố Hồ Chí Minh. 4. Trịnh Trung Hiếu, Nguyễn Sỹ Hà (1994), Huấn luyện thể thao, Nxb TDTT Hà Nội. 5. Trần Đăng Khôi (2016), “Nghiên cứu ứng dụng một số bài tập nhằm nâng cao thể lực chuyên môn và kỹ thuật cơ bản của nam VĐV đội tuyển cầu lông trường THCS An Hòa 1, Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ”, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, Trường Đại học Sư phạm TDTT Thành phố Hồ Chí Minh. 6. Lê Nguyệt Nga, Nguyễn Quang Vinh, Nguyễn Thanh Đề, “Giáo trình khoa học tuyển chọn tài năng thể thao”, dùng trong đào tạo sau đại học chuyên ngành giáo dục thể chất, Nxb Đại học Quốc gia TP. HCM. 7. Lê Hồng Sơn (1998), “Nghiên cứu ứng dụng một số test trong tuyển chọn VĐV nam cầu lông lứa tuổi 12 – 13”, Luận văn cao học TDTT, Trường Đại học TDTT Từ Sơn Bắc Ninh. 8. Thông tin về trường Đại học Phạm Văn Đồng và khoa GDTC và QPAN: http://pdu.edu.vn/ 9. Đỗ Vĩnh, Trịnh Hữu Lộc (2010), “Giáo trình đo lường thể thao”, Nxb TDTT. 10. Đỗ Vĩnh - Huỳnh Trọng Khải (2010), “Giáo trình thống kê”, Nxb TDTT. 491
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nghiên cứu ứng dụng công nghệ số, khai thác giá trị di sản, phục vụ phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam - Hội thảo du lịch Quốc gia
742 p | 17 | 9
-
Đánh giá sự phát triển kỹ thuật của đội tuyển nữ Cầu mây Đồng Nai sau một năm tập luyện
5 p | 26 | 5
-
Sự phát triển sức mạnh tốc độ của nam vận động viên Đội tuyển trẻ Boxing lứa tuổi 13-16 thành phố Hồ Chí Minh sau 1 chu kỳ huấn luyện
7 p | 11 | 4
-
Đánh giá trình độ thể lực chung của nam sinh viên khóa 43 khối ngành sư phạm và khối ngành kỹ thuật sau một kỳ học tại trường Đại học Quy Nhơn
7 p | 24 | 4
-
Đánh giá sự phát triển kỹ thuật cơ bản cho nữ vận động viên đội tuyển cầu lông trường trung học cơ sở An Hòa 1 thành phố Cần Thơ
5 p | 23 | 4
-
Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá tiềm năng phát triển du lịch nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa
8 p | 8 | 3
-
Định hướng phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh
5 p | 7 | 3
-
Đánh giá sự phát triển thể lực chung và kỹ thuật cơ bản cho vận động viên nam lứa tuổi 10 – 11 đội quần vợt trẻ thành phố Hồ Chí Minh sau 1 năm tập luyện
6 p | 6 | 3
-
Đánh giá hiệu quả của các bài tập tích hợp phát triển kỹ năng thực hành xã hội cho học sinh thông qua tiết học thể dục tại một số trường trung học phổ thông ở Tp.HCM
10 p | 7 | 3
-
Ứng dụng một số bài tập phát triển hiệu quả kỹ thuật đập bóng cho sinh viên chuyên sâu bóng chuyền khóa Đại học 13 Trường Đại học Sư phạm TDTT Thành phố Hồ Chí Minh
5 p | 9 | 3
-
Đánh giá sự phát triển thể lực và kỹ thuật của VĐV nam Câu lạc bộ Futsal Kardiachain Dài Gòn FC sau một năm tập luyện
5 p | 6 | 3
-
Đánh giá sự phát triển thể lực của sinh viên sau khi ứng dụng hệ thống các bài tập tại Trường Đại học Quy Nhơn
8 p | 46 | 2
-
Đánh giá sự phát triển thể lực chuyên môn và kỹ thuật cơ bản trong môn cầu lông cho đội tuyển nam trường Trung học phổ thông chuyên Lê Hồng Phong, TP.HCM sau 1 năm tập luyện
4 p | 20 | 2
-
Đánh giá hiện trạng cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch các tỉnh Tây Bắc
12 p | 10 | 2
-
Đánh giá sự phát triển thể lực chuyên môn và kỹ thuật cơ bản của đội Futsal nam U10, nhà thiếu nhi quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh sau 6 tháng tập luyện
5 p | 33 | 2
-
Lựa chọn và đánh giá hiệu quả một số bài tập nhằm phát triển kỹ thuật đòn chân cho nam võ sinh CLB Taekwondo trường THCS Hưng Phú, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ
7 p | 25 | 1
-
Nâng cao sự hài lòng của du khách thông qua phát triển kỹ năng số cho hướng dẫn viên du lịch
6 p | 6 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn