Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nữ vận động viên ném tạ xích lứa tuổi 15-16, Trung tâm huấn luyện đào tạo vận động viên Đà Nẵng
lượt xem 6
download
Bằng các phương pháp nghiên cứu khoa học thường qui đề tài tiến hành đánh giá thực trạng sử dụng bài tập huấn luyện sức mạnh tốc độ (SMTĐ) cho các nữ VĐV ném tạ xích. Trên cơ sở lý thuyết và thực trạng lựa chọn được 23 bài tập nhằm phát triển SMTĐ cho nữ VĐV ném tạ xích lứa tuổi 15- 16 Trung tâm huấn luyện đào tạo vận động viên Đà Nẵng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nữ vận động viên ném tạ xích lứa tuổi 15-16, Trung tâm huấn luyện đào tạo vận động viên Đà Nẵng
- NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH TỐC ĐỘ CHO NỮ VẬN ĐỘNG VIÊN NÉM TẠ XÍCH LỨA TUỔI 15- 16, TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN ĐÀO TẠO VẬN ĐỘNG VIÊN ĐÀ NẴNG ThS. Nguyễn Thị Ngọc Ly Khoa HLTT TÓM TẮT Bằng các phương pháp nghiên cứu khoa học thường qui đề tài tiến hành đánh giá thực trạng sử dụng bài tập huấn luyện sức mạnh tốc độ (SMTĐ) cho các nữ VĐV ném tạ xích. Trên cơ sở lý thuyết và thực trạng lựa chọn được 23 bài tập nhằm phát triển SMTĐ cho nữ VĐV ném tạ xích lứa tuổi 15- 16 Trung tâm huấn luyện đào tạo vận động viên Đà Nẵng. Từ khóa: Nghiên cứu, lựa chọn, bài tập phát triển sức mạnh tốc độ, ném tạ xích nữ, lứa tuổi 15- 16, trung tâm huấn luyện và đào tạo VĐV Đà Nẵng… ABSTRACT By using the regular science methods, the thesis have implemented to assess the current situation to use the training exercises of the strength and speed for the female hammer athletes. On the basis of theory and reality to select the suitable 23 exercises to develop the strength and speed for the female athletes at the age of 15-16 at the Danang Center of Training and Educating Athletes. Keywords: Study, select, the exercises of developing the speed and strength, female athletes, at the ages of 15-16, Danang Center of Training and Educating Athletes. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Ném tạ xích là một nội dung thi đấu trong môn ném đẩy, kỹ thuật ném tạ xích rất phức tạp, đòi hỏi VĐV phải hoàn thiện các tố chất thể lực và kỹ thuật mới có thể thực hiện được. Để đạt được thành tích cao trong môn này đòi hỏi VĐV phải trải qua quá trình tập luyện với hệ thống bài tập được chọn lọc có khoa học, nhưng tính đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu nào giải quyết được việc phân phối chương trình tập luyện và khối lượng tập luyện. Đặc biệt là lựa chọn bài tập huấn luyện SMTĐ cho nữ VĐV ném tạ xích, hầu hết các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ đều áp dụng theo chương trình huấn luyện của các môn ném đẩy nói chung mà không có chương trình tập luyện phát triển SMTĐ dành riêng cho nội dung này. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong quá trình nghiên cứu, đề tài sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp tham khảo tài liệu; Phương pháp phỏng vấn; Phương pháp kiểm tra sư phạm; Phương pháp thực nghiệm sư phạm; Phương pháp toán học thống kê. 195
- 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Thực trạng sức mạnh tốc độ cho nữ VĐV ném tạ xích lứa tuổi 15- 16 trung tâm HLĐTVĐV Đà Nẵng Để đánh giá thực trạng sử dụng bài tập huấn luyện SMTĐ của các nữ VĐV ném tạ xích lứa tuổi 15- 16 trung tâm HLĐTVĐV Đà Nẵng, đề tài đã tiến hành phỏng vấn 20 HLV, chuyên gia trực tiếp huấn luyện các nữ VĐV ném tạ xích ở địa phương và các tỉnh, thành, ngành trên cả nước. Qua kết quả phỏng vấn cho thấy, bài tập được sử dụng cho các VĐV nữ ném tạ xích lứa tuổi 15- 16 trung tâm HLĐTVĐV Đà Nẵng nói riêng và ở các tỉnh, thành, ngành nói chung hiện nay là rất ít, các loại hình bài tập chưa có phù hợp với các nữ VĐV ném tạ xích, mà các bài tập đang sử dụng được các HLV cho là hầu hết được áp dụng phương pháp huấn luyện ném đẩy nói chung và các bài tập dựa theo kinh nghiệm cá nhân để huấn luyện.Với kết quả phỏng vấn về thực trạng ít bài tập được lựa chọn chiếm 75%, bài tập chưa phù hợp chiếm 70%. Tiếp theo đề tài tiến hành đánh giá thực trạng sử dụng bài tập huấn luyện sức mạnh tốc độ cho nữ VĐV ném tạ xích lứa tuổi 15- 16 trung tâm HLĐTVĐV Đà Nẵng. Bằng phương pháp quan sát sư phạm và tìm hiểu kế hoạch huấn luyện của tổ ném đẩy Bộ môn Điền kinh Trung tâm HLĐTVĐV Đà Nẵng, đề tài đã tiến hành quan sát sư phạm 20 buổi tập của các nữ VĐV ném tạ xích và thu được ở bảng 1 Bảng 1: Kết quả quan sát các bài tập huấn luyện sức mạnh tốc độ cho nữ VĐV ném tạ xích lứa tuổi 15- 16 trung tâm HLĐTVĐV Đà Nẵng Lượng vận động TT TÊN BÀI TẬP Khối lượng Quãng nghỉ YÊU CẦU (số lần) (phút) 1 Bật xa tại chỗ 3- 5 100% sức Luân phiên 2 Bật 5- 7 bước 3- 5 100% sức 3 Chạy 30m 3- 5 3- 4 95-100% sức 4 Đạp sau 5x 30m 4- 6 95-100% sức 5 Cử đẩy liên tục 5x 5 tổ 5 95-100% sức 6 Gánh tạ ngồi xổm ½ 5x 5 tổ 5 95-100% sức 7 Cử giật 5x 5 tổ 5 95-100% sức 8 Cò liên tục đổi chân 5x 5 tổ 4- 5 95-100% sức 9 Đứng ngồi tạ bình vôi 15kg 5x 5 tổ 4- 5 95-100% sức 10 Cơ lưng- bụng 5x 5 tổ 3- 4 95-100% sức Qua kết quả ở bảng 1 cho thấy các bài tập được sử dụng để phát triển sức mạnh tốc độ trong ném tạ xích phù hợp với trình độ và lứa tuổi các VĐV, nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại sau: Các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ còn ít so với điều kiện sân bãi, hình thức các bài tập còn đơn giản làm cho việc chuyển các kỹ năng kỹ xảo còn hạn chế ảnh hưởng đến tính chính xác của chi tiết động tác và tính liên tục trong quá trình thực hiện kỹ thuật của VĐV. 196
- Các bài tập áp dụng chỉ khắc phục trọng lượng cơ thể mà chưa sử dụng các bài tập với trọng lượng phụ. Khối lượng các bài tập được sử dụng để phát triển sức mạnh tốc độ trong buổi tập còn ít. Các bài tập này được sử dụng trong nhiều năm huấn luyện mà vẫn chưa có sự thay đổi nào, mặt khác các bài tập được sử dụng dựa theo kinh nghiệm cá nhân chứ chưa được nghiên cứu kiểm chứng khoa học, nên tính hiệu quả của các bài tập chưa thể dự báo được. Và việc huấn luyện sức mạnh tốc độ cho nữ VĐV ném tạ xích lứa tuổi 15- 16 chưa có sự thống nhất, mỗi HLV tự đưa ra những bài tập khác nhau để huấn luyện cho VĐV của mình. Sau đó, đề tài tiến hành phỏng vấn lựa chọn 4 test đánh giá SMTĐ của các VĐV nữ lứa tuổi 15- 16 trung tâm HLĐTVĐV Đà Nẵng, gồm các test: Chạy 30m XPC; Bật xa tại chổ(m); Bật xa 3 bước (m); Tung tạ 3kg trước mặt (m). Qua kết quả kiểm tra, xây dựng bảng điểm và phân loại cho thấy SMTĐ của các VĐV đạt loại trung bình là 8 VĐV chiếm 80%, 2 VĐV đạt loại trung bình khá chiếm 20%. 3.2 Lựa chọn bài tập phát triển SMTĐ cho nữ VĐV ném tạ xích lứa tuổi 15- 16 trung tâm HLĐTVĐV Đà Nẵng Để lựa chọn các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ của nữ VĐV ném tạ xích lứa tuổi 15- 16 trung tâm HLĐTVĐV Đà Nẵng, trước hết chúng tôi tiến hành tổng hợp, phân tích các tài liệu có liên quan đến huấn luyện sức mạnh tốc độ cho các vận động viên ném đẩy và quan sát các buổi tập tại trung tâm huấn luyện, các băng hình kỹ thuật, bài tập bổ trợ của các vận động viên ném đẩy trong nước và trên thế giới, qua đó thống kê các bài tập được sử dụng trong thực tiễn huấn luyện sức mạnh tốc độ cho nữ VĐV lứa tuổi 15- 16. Đồng thời đề tài tiến hành phỏng vấn trực tiếp 20 HLV, chuyên gia và cán bộ quản lý đang trực tiếp giảng dạy và huấn luyện ném tạ xích và qua đó lựa chọn được 23/ 40 bài tập nhằm phát triển SMTĐ cho nữ VĐV ném tạ xích lứa tuổi 15- 16 trung tâm HLĐTVĐV Đà Nẵng. Bảng 2: Kết quả phỏng vấn để lựa chọn các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ (n = 20) Không TT TÊN BÀI TẬP Lựa chọn Tỷ lệ % lựa Tỷ lệ % chọn 1 TĐC 30m (s) V= 90% Vmax 19 95 1 5 2 XPC 30m (s) V= 90% Vmax 18 90 2 10 3 XPC 60m (s) V=93- 95% Vmax 5 25 15 75 4 Đạp sau nhanh 20m (s) 19 95 1 5 5 Bật cóc 15m (s) 7 35 13 65 6 Hít đất 10 lần -> chạy tốc độ 15m 12 60 8 40 7 Bật nhảy trên hố cát 3 15 17 85 8 Tập cơ lưng- cơ bụng- cơ lườn 18 90 2 10 9 Chạy biến tốc 50x 50 4 20 16 80 10 Bật cao gối 15 75 5 25 11 Nâng cao đùi tại chổ 8 40 12 60 12 Bật bục đổi chân 10 50 10 50 13 Bật xa 16 80 4 20 197
- Không TT TÊN BÀI TẬP Lựa chọn Tỷ lệ % lựa Tỷ lệ % chọn 14 Bật xa 3 bước 16 80 4 20 15 Bật xa 10 bước 9 45 11 55 16 Nằm sấp chống đẩy (lần) 18 90 2 10 17 Chạy đạp sau 30m 4 20 16 80 18 Chạy lên khán đài 10 50 10 50 19 Cò 3 bước đổi chân 16 80 4 20 20 Chạy nâng cao đùi 30s 7 35 13 65 21 Tung tạ 3kg trước mặt (m) 18 90 2 10 22 Tung tạ 3 kg sau đầu (m) 19 95 1 5 23 Đứng ngồi tạ bình vôi 15kg (lần) 17 85 3 15 24 Gánh tạ nặng ngồi 1/2 - 1/3 (kg/ lần) 19 95 1 5 25 Cử đẩy nhanh tạ đòn (kg/ lần) 19 95 1 5 26 Cử giật tạ đòn (kg/ lần) 18 90 2 10 27 Chạy 30- 50m có lực kéo (s) 12 60 8 40 Quay vòng tạ xích không ném từ 5kg- 28 3kg 19 95 1 5 29 Vặn lườn với bánh tạ mô phỏng động 16 80 4 20 tác ra tay (kg/ lần) 30 Gánh tạ nhảy bật cổ chân (kg/ lần) 18 90 2 10 31 Co tay xà đơn (lần) 2 10 18 90 32 Bật cao gối qua rào (lần) 16 80 4 20 Gập cơ lưng- bụng- lườn với bánh tạ 33 (lần) 11 55 9 45 34 Co gập cổ tay với đòn tạ 2 10 18 90 35 Động tác chèo thuyền với đòn tạ 17 85 3 15 36 Nằm đẩy đòn tạ 17 85 3 15 37 Quay 1 vòng ném bóng đặc (lần) 15 75 5 25 38 Tung bắt tạ bình vôi (5 kg) 2 10 18 90 39 Tung tạ qua 2 bên lườn 3kg 14 70 6 30 40 Kéo dây cao su 2 10 18 90 3.3 Tổ chức thực nghiệm Đối tượng thực nghiệm: Là 10 nữ VĐV ném tạ xích lứa tuổi 15- 16 trung tâm HLĐTVĐV Đà Nẵng, được chia làm 2 nhóm ngẫu nhiên gồm nhóm 05 VĐV thực nghiệm (TN) và nhóm 05 VĐV đối chứng (ĐC). Thời gian thực nghiệm được tiến hành trong 5 tháng với 2 lần kiểm tra. 3.4 Đánh giá hiệu quả ứng dụng bài tập Để có cơ sở đánh giá hiệu quả các bài tập phát triển SMTĐ trong quá trình thực nghiệm, đề tài đã tiến hành so sánh kết quả kiểm tra giữa 2 nhóm TN và ĐC về năng lực sức mạnh tốc độ trong giai đoạn trước và sau thực nghiệm. 198
- Bảng 3: So sánh kết quả kiểm tra SMTĐ giữa 2 nhóm trước thực nghiệm: ( n A = nB = 5) Nhóm Thực Nhóm Đối nghiệm chứng t (t bảng = TT Test p 2,306) x x 1 Chạy 30m XPC (s) 4.28 0.13 4.32 0.09 1.179 >0,05 2 Bật xa tại chỗ (m) 2.32 0.03 2.32 0.06 0.576 >0,05 3 Bật xa 3 bước (m) 6.95 0.10 6.95 0.15 0.049 >0,05 4 Tung tạ 3kg trước mặt (m) 9.12 0.24 9.14 0.28 0.242 >0,05 Qua bảng 2 ta thấy: kết quả so sánh giá trị trung bình của thành tích nhóm TN và nhóm ĐC có sự khác nhau không nhiều. Hệ số t tính từ 0.049 đến 1.179, chứng tỏ sự khác biệt giữa 2 nhóm TN và ĐC là không có ý nghĩa. (P > 0,05) So sánh giá trị trung bình của 4 Test kiểm tra đánh giá tố chất SMTĐ ta nhận thấy tất cả 4 giá trị đều có ttính < tbảng = 2.306. Như vậy điều đó chứng tỏ rằng trình độ giữa hai nhóm TN và ĐC là tương đối đồng đều trước thực nghiệm. Sau khi phân nhóm đề tài tiến hành thực nghiệm cả 2 nhóm ĐC và TN đều tập cùng với số giờ, số buổi theo đúng chương trình huấn luyện của bộ môn. Nhóm thực nghiệm sử dụng các bài tập phát triển SMTĐ đề tài đã lựa chọn. Mỗi giáo án được sử dụng từ 3 - 4 bài tập phát triển sức mạnh tốc độ. Nhóm đối chứng sử dụng các bài tập thông thường trước đây. Bảng 4: So sánh kết quả kiểm tra sức mạnh tốc độ giữa 2 nhóm sau thực nghiệm ( n A = nB = 5) Nhóm Thực Nhóm Đối nghiệm chứng t (t bảng = TT Test p x x 2,306) 1 Chạy 30m XPC (s) 4.19 0.11 4.28 0.09 2.822
- Thực nghiệm Đối chứng 16.00 13.50 14.00 12.00 10.00 8.00 6.00 3.71 4.00 2.08 2.00 1.47 1.23 0.65 0.75 0.30 0.00 Chạy 30m XPC (s) Bật xa tại chỗ (m) Bật xa 3 bước (m) Tung tạ 3kg trước mặt (m) Biểu đồ 3.1: Nhịp độ tăng trưởng sau 5 tháng thực nghiệm của 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng (%) Độ tăng trưởng của thành tích cả hai nhóm đều đạt tốt ở tất cả các chỉ tiêu. Độ chênh lệch thành tích d từ 0.16 đến 1.79. Nhịp độ tăng trưởng từ 0.3 đến 13.50. Tốc độ tăng trung bình của nhóm TN tốt hơn nhóm ĐC ở tất cả các chỉ tiêu. Nhóm TN có W từ 0.75 đến 13.50 trong khi nhóm ĐC có W từ 0.30 đến 2.08. 4. KẾT LUẬN Bằng phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu đề tài đã tìm hiểu được đặc điểm của môn ném tạ xích, đặc điểm tâm - sinh lý nữ lứa tuổi 15- 16 và thông qua phương pháp phỏng vấn đề tài đã lựa chọn được 23 bài tập phát triển SMTĐ cho nữ VĐV ném tạ xích lứa tuổi 15- 16 trung tâm HLĐTVĐV Đà Nẵng bao gồm: 1. TĐC 30m (s) V= 90% Vmax 2. XPC 30m (s) V= 90% Vmax 3. Đạp sau nhanh 30m (s) 4. Tập cơ lưng- cơ bụng- cơ lườn 5. Bật cao gối 6. Bật xa 7. Bật xa 3 bước 8. Nằm sấp chống đẩy (lần) 9. Quay 1 vòng ném bóng đặc (lần) 10. Cò 3 bước đổi chân 11. Tung tạ 3kg trước mặt (m) 12. Tung tạ 3 kg sau đầu (m) 200
- 13. Đứng ngồi tạ bình vôi 15kg (lần) 14. Gánh tạ nặng ngồi 1/2 - 1/3 (kg/ lần) 15. Cử đẩy nhanh tạ đòn (kg/ lần) 16. Cử giật tạ đòn (kg/ lần) 17. Quay vòng tạ xích không ném từ 5kg- 3kg 18. Vặn lườn với bánh tạ mô phỏng động tác ra tay (kg/ lần) 19. Gánh tạ nhảy bật cổ chân (kg/ lần) 20. Bật cao gối qua rào (lần) 21. Động tác chèo thuyền với đòn tạ 22. Nằm đẩy đòn tạ 23. Tung tạ qua 2 bên lườn 3kg Qua quá trình thực nghiệm sư phạm với thời gian là 5 tháng, đề tài đã xác định hiệu quả rõ rệt của bài tập đã lựa chọn trong việc phát triển sức mạnh tốc độ cho nữ VĐV ném tạ xích lứa tuổi 15- 16 trung tâm HLĐTVĐV Đà Nẵng và có độ tin cậy cao với ttính > tbảng ở ngưỡng xác suất P < 0,05 và đạt hệ số tương quan (r) từ 0.8 đến 0.99. Độ chênh lệch thành tích d từ 0.40 đến 1.79. Nhịp độ tăng trưởng từ 0.75 đến 13.50. Dựa vào tiêu chuẩn đánh giá, bảng điểm đánh giá và đánh giá phân loại đã xây dựng đề tài tiến hành đánh giá tổng hợp sức mạnh tốc độ của nữ VĐV ném tạ xích lứa tuổi 15- 16 trung tâm HLĐTVĐV Đà Nẵng dựa vào kết quả kiểm tra của 4 test cho thấy hiệu quả huấn luyện sức mạnh tốc độ cho nhóm TN đạt cao. Sự tiến bộ của VĐV ở hai nhóm mang tính đồng đều. Thành tích của nhóm TN tốt hơn thành tích nhóm ĐC. Nhóm TN có 2 VĐV xếp loại TB, 2 VĐV xếp loại TB khá và 1 VĐV xếp loại Tốt. Nhóm ĐC có sự tiến bộ ít hơn, có 4 VĐV xếp loại TB và 1 VĐV xếp loại TB khá. Điều này chứng tỏ hiệu quả của việc ứng dụng các bài tập trong quá trình nâng cao tố chất SMTĐ cho đối tượng nghiên cứu. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Aulic. I.V (1982), Đánh giá trình độ tập luyện thể thao, Nxb TDTT, Hà Nội. 2. PGS. TS Lê Bửu, Dương Nghiệp Chí, Nguyễn Hiệp (1983), Lý luận và phương pháp huấn luyện thể thao, Nxb TP. Hồ Chí Minh. 3. PGS. TS Lê Bửu, Nguyễn Thế Truyền (1991), Lý luận và phương pháp thể thao trẻ, Nxb TDTT Hà Nội. 4. PGS. Dương Nghiệp Chí (2004), Đo lường thể thao, Nxb TDTT, Hà Nội. 5. PGS. TS Dương Nghiệp Chí, PGS. TS Nguyễn Kim Minh (2000), Sách giáo khoa Điền kinh, Nxb TDTT, Hà Nội. 6. Dietrich Harre (1996), Học thuyết huấn luyện, dịch Trương Anh Tuấn, Bùi Thế Hiển, Nxb TDTT, Hà Nội 7. Ts Bùi Quang Hải (2014), Tuyển chọn vận động viên thể thao, Nxb TDTT, Hà Nội. 201
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam sinh viên đội tuyển bóng chuyền Học viện Công nghệ Bưu chính - Viễn thông
4 p | 14 | 5
-
Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển khả năng ném rổ cho nam sinh viên đội tuyển bóng rổ trường Đại học Thể dục Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh
7 p | 11 | 3
-
Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển thể lực chung cho nữ học viên môn Bơi vũ trang thuộc Học viện An ninh Nhân dân
3 p | 10 | 3
-
Nghiên cứu lựa chọn bài tập nâng cao sức bền cho nam sinh viên học môn Giáo dục Thể chất 2 Chạy cự ly Trung bình 800m Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh
3 p | 7 | 3
-
Nghiên cứu lựa chọn và ứng dụng các bài tập nâng cao kỹ thuật líp bóng thuận tay cho nữ sinh viên học môn Giáo dục Thể chất 3 tại Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh
3 p | 9 | 3
-
Lựa chọn bài tập thể dục Aerobic nhằm nâng cao thể lực chung cho nam học sinh khối 11 trường Trung học phổ thông Lê Quý Đôn - Hà Đông - Hà Nội
4 p | 9 | 3
-
Nghiên cứu lựa chọn bài tập nâng cao trình độ khai cuộc cờ vua cho sinh viên chuyên ngành giáo dục thể chất trình độ cao đẳng trường đại học Tiền Giang
8 p | 57 | 3
-
Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển thể lực chung cho nam sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Đại học Đà Nẵng
5 p | 38 | 2
-
Lựa chọn bài tập phát triển sức bền cho nam học sinh Đội tuyển Bóng rổ Trường Trung học phổ thông Phan Huy Chú, Quận Đống Đa, Hà Nội
4 p | 13 | 2
-
Nghiên cứu lựa chọn bài tập nâng cao thể lực chuyên môn cho nữ sinh viên đội tuyển Aerobic trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội
4 p | 21 | 2
-
Lựa chọn bài tập phát triển thể lực của nam sinh viên chuyên ngành Taekwondo học kỳ 1 năm thứ 2 Ngành Giáo dục thể chất, Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh
5 p | 37 | 2
-
Lựa chọn bài tập phát triển thể lực cho nam sinh viên học tự chọn môn Bóng chuyền Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh
3 p | 15 | 2
-
Lựa chọn bài tập bổ trợ chuyên môn ứng dụng trong huấn luyện các kỹ thuật đòn chân cho nữ vận động viên Taekwondo lứa tuổi 14-16 tại trung tâm huấn luyện và thi đấu TDTT Hà Nội
8 p | 46 | 2
-
Nghiên cứu lựa chọn và ứng dụng các bài tập phát triển thể lực cho nhóm nữ sinh viên học Giáo dục Thể chất 3 môn Bóng chuyền Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh
3 p | 6 | 2
-
Lựa chọn bài tập phát triển thể lực chung cho nữ sinh viên năm thứ nhất trường Cao đẳng Thương mại Đà Nẵng
5 p | 33 | 2
-
Nghiên cứu lựa chọn các bài tập phát triển sức bền cho học viên học môn Võ thuật công an nhân dân tại Trường Cao đẳng Cảnh sát Nhân dân I
3 p | 14 | 2
-
Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho nữ vận động viên cầu lông lứa tuổi 14 -15, trường TDTT Quảng Ninh
5 p | 40 | 2
-
Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển thể lực cho đội tuyển bóng đá nam Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế
3 p | 7 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn