Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ TIÊN LƯỢNG ĐỘT QUỴ THIẾU MÁU NÃO CẤP<br />
CÓ TĂNG ĐƯỜNG HUYẾT<br />
Cao Phi Phong*, Vũ Dương Bích Phượng**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Xác định mối tương quan giữa các yếu tố nguy cơ mạch máu, lâm sàng, cận lâm sàng và mức<br />
đường huyết nhập viện với kết cục chức năng sau ba tháng của bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não cấp.<br />
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả, tiến cứu.<br />
Kết quả: Từ tháng 08/2010 đến tháng 06/2011 chúng tôi có 131 bệnh nhân nhập viện điều trị tại khoa Nội<br />
Thần kinh Bệnh viện Chợ Rẫy được chẩn đoán đột quỵ thiếu máu não cục bộ cấp đưa vào nghiên cứu. Tuổi trung<br />
bình là 60 tuổi, trong đó nhỏ nhất là 19 tuổi và lớn nhất là 90 tuổi. tỷ lệ nam chiếm 58,8%, nữ chiếm 41,2%.<br />
Trong 131 ca nghiên cứu có 43 ca có tăng đường huyết nhập viện (tỉ lệ 32,8%). Đường huyết trung bình trong<br />
mẫu NC chung là 147,2 mg%, ở nhóm tăng đường huyết là 228 mg% và nhóm không tăng đường huyết là 107,8<br />
mg%. Ở nhóm tăng đường huyết, tỉ lệ hồi phục chức năng không tốt (mRS >2) là 74,4% cao hơn tỉ lệ hồi phục tốt<br />
(mRS ≤ 2) là 25,6%. Các yếu tố tuổi, tiền căn đái tháo đường, điểm Glasgow nhập viện có liên quan với kết cục<br />
chức năng nhưng chỉ ở mức tương quan đơn biến. Các yếu tố có giá trị dự báo kết cục chức năng trong phân tích<br />
đa biến là phân loại Bamford, điểm NIHSS và đường huyết nhập viện. Có sự liên quan tuyến tính thuận giữa<br />
đường huyết nhập viện và kết cục chức năng xấu sau ba tháng. Khi đường huyết nhập viện tăng thì khả năng hồi<br />
phục chức năng xấu cũng tăng tỉ lệ thuận với độ tương quan khá chắc chắn (r = 0,987) với sự khác biệt có ý nghĩa<br />
thống kê (OR =1,013;p = 0,000).<br />
Kết luận: Tăng đường huyết nhập viện ở bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não cục bộ cấp làm tăng tỉ lệ hồi<br />
phục chức năng xấu sau ba tháng (OR =1,013;p = 0,000).<br />
Từ khóa: Tăng đường huyết, đột quỵ thiếu máu não cục bộ cấp<br />
<br />
ABSTRACT<br />
PROGNOSIS OF ACUTE ISCHEMIC STROKE WITH HYPERGLYCEMIA<br />
Cao Phi Phong, Vu Duong Bich Phuong<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 97 - 101<br />
Objectives: To determine the relationship of the vascular risk factors, clinical and laboratory characteristics<br />
and admission hyperglycemia with the functional outcome of the patients 3 months after acute ischemic stroke.<br />
Methods: Prospective demonstrative study.<br />
Results: From August 2010 to June 2011 there were 131 patients with acute ischemic stroke admitted to<br />
Neurology Department of Cho Ray Hospital were studied. The mean age was 60 years (range, 19 to 90 years). The<br />
sex ratio was 58.8% male and 41.2% female. In 131 patients, hyperglycemia was found in 43 (32.8%). Mean<br />
blood glucose concentration was 147 mg% in total study sample, 228 mg% in hyperglycemic group and 107.8<br />
mg% in normoglycemic group. In hyperglycemic group, poor outcome (modified Rankin Scales >2) was higher<br />
than good outcome (modified Rankin Scales ≤ 2) (74.4% versus 25.6%). Age, history of diabetes, admission<br />
Glasgow Scales were related to the functional outcome in univariate analysis. Bamford classification, National<br />
<br />
* Bộ môn Thần Kinh, ĐHYD Tp. HCM<br />
** BV Chợ Rẫy<br />
Tác giả liên lạc: BS. Vũ Dương Bích Phượng<br />
ĐT: 0909271589<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa II<br />
<br />
Email: bphuonggiao@yahoo.com.vn<br />
<br />
97<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
Institutes of Health Stroke Scale (NIHSS) score, admission blood glucose were significantly associated with the<br />
functional outcome in multivariate logistic regression analysis. There was a correlation between admission blood<br />
glucose and poor functional outcome, when admission blood glucose raised the poor functional outcome also raised<br />
with relative coefficient r = 0.987 and p value < 0.05<br />
Conclusions: Admission hyperglycemia in acute ischemic stroke raises the poor functional outcome after 3<br />
months (p = 0,000; OR = 0,013).<br />
Keywords: Hyperglycemia, Acute Ischemic Stroke.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
<br />
tháng 06/2011.<br />
<br />
Tai biến mạch máu não là một vấn đề mang<br />
tính thời sự của y học thế giới cũng như ở Việt<br />
Nam do tỉ lệ mắc bệnh và tử vong cao, di chứng<br />
nặng nề cho bệnh nhân, gia đình và xã hội(10).<br />
<br />
Cỡ mẫu và kỷ thuật chọn mẫu<br />
<br />
Dự hậu đột quỵ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu<br />
tố trong đó đường huyết là một yếu tố quan<br />
trọng mà các nhà lâm sàng và nghiên cứu chú ý<br />
đến. Tăng đường huyết chiếm 40% các trường<br />
hợp đột quỵ thiếu máu não cấp bất kể bệnh nhân<br />
có hoặc không có tiền căn đái tháo đường(11). Do<br />
đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm<br />
đánh giá tiên lượng dự hậu chức năng ở bệnh<br />
nhân đột quỵ thiếu máu não cấp có tăng đường<br />
huyết sau ba tháng.<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
- Xác định mối tương quan giữa các yếu tố<br />
nguy cơ mạch máu, lâm sàng và cận lâm sàng<br />
với kết cục sau đột quỵ thiếu máu não cấp ba<br />
tháng.<br />
- Đánh giá mối tương quan giữa tăng đường<br />
huyết nhập viện với kết cục sau đột quỵ thiếu<br />
máu não cấp ba tháng.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Nghiên cứu mô tả, tiến cứu.<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Dân số mục tiêu<br />
Bệnh nhân đột quỵ cấp nhập khoa Nội Thần<br />
kinh bệnh viện Chợ Rẫy.<br />
Dân số nghiên cứu<br />
Bệnh nhân đột quỵ cấp nhập khoa Nội Thần<br />
kinh bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 08/2010 đến<br />
<br />
98<br />
<br />
Cỡ mẫu<br />
Công thức n = 10 x v/r, cỡ mẫu tối thiểu tính<br />
được là 130.<br />
Kỹ thuật chọn mẫu<br />
Chọn mẫu liên tục, không xác suất.<br />
<br />
Tiêu chuẩn chọn bệnh và loại trừ<br />
Tiêu chuẩn chọn bệnh<br />
- Tất cả bệnh nhân được chẩn đoán xác định<br />
đột quỵ thiếu máu não cấp bằng tiêu chuẩn lâm<br />
sàng của Tổ chức Y tế thế giới và hình ảnh học<br />
(CT scan hoặc MRI sọ não).<br />
- Nhập viện trong vòng 72 giờ từ lúc khởi<br />
phát đột quỵ.<br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
- Cơn thóang thiếu máu não.<br />
- Xuất huyết não, xuất huyết màng não,<br />
huyết khối tĩnh mạch nội sọ.<br />
- Bệnh nhân có khiếm khuyết chức năng<br />
trước đột quỵ.<br />
- Có bệnh khác đi kèm: suy tim, nhồi máu cơ<br />
tim, suy gan, suy thận, nhiễm trùng nặng, bệnh<br />
ác tính.<br />
- Hôn mê nặng lúc nhập viện Glasgow Coma<br />
Scale < 10 điểm.<br />
<br />
Phương pháp thu thập số liệu<br />
Mỗi bệnh nhân đã chọn được ghi nhận với<br />
từng bệnh án riêng biệt. các biến số về đặc điểm<br />
dân số học, lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả lúc<br />
xuất viện và kết cục chức năng sau ba tháng được<br />
ghi nhận. Kết cục sau ba tháng của bệnh nhân<br />
được đánh giá dựa trên thang điểm Modified<br />
Rankin Scale (mRS) (đánh giá qua điện thoại).<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa II<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
Thang điểm mRS với điểm cắt > 2 được chọn để<br />
phân biệt kết cục xấu và tốt của bệnh nhân.<br />
<br />
Xử lý và phân tích số liệu<br />
Dữ liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS<br />
11.5.<br />
Bước 1: mô tả đặc điểm các biến, biến định<br />
lượng được mô tả bằng giá trị trung bình, biến<br />
định tính được mô tả bằng tần số và tỉ lệ phần<br />
trăm.<br />
Bước 2: phân tích đơn biến để tìm mối tương<br />
quan giữa các biến với kết cục hồi phục chức<br />
năng.<br />
Bước 3: phân tích đa biến nhằm tìm ra các<br />
biến thực sự có ý nghĩa với kết cục và xác định<br />
vai trò của tăng đường huyết nhập viện với kết<br />
cục chức năng sau ba tháng.<br />
Mức p có ý nghĩa trong mọi trường hợp là <<br />
0,05.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Đặc điểm dân số học<br />
Tuổi<br />
Bảng 1: Đặc điểm tuổi trong mẫu nghiên cứu<br />
Tuổi trung bình<br />
Tuổi nhỏ nhất<br />
Tuổi lớn nhất<br />
Độ lệch chuẩn<br />
<br />
60,19<br />
19<br />
90<br />
14,20<br />
<br />
Tuổi trung bình trong mẫu nghiên cứu là<br />
60,19. Trường hợp nhỏ nhất là 19 tuổi và lớn<br />
nhất là 90 tuổi với độ lệch chuẩn 14,20.<br />
<br />
Giới<br />
Tỉ lệ nam trong mẫu nghiên cứu là 58,8%, tỉ<br />
lệ nữ là 41,2%<br />
Đặc điểm tăng đường huyết trong mẫu nghiên<br />
cứu<br />
Tỉ lệ tăng đường huyết trong mẫu nghiên<br />
cứu là 32,8%, nhóm không tăng đường huyết<br />
chiếm tỉ lệ 67,2%.<br />
Bảng 2: Đường huyết trung bình trong mẫu nghiên<br />
cứu<br />
Tỉ lệ chung<br />
Tăng ĐH Có<br />
<br />
ĐH trung bình (mg%) ĐL chuẩn P<br />
147,2<br />
70,4<br />
228,0<br />
66,4<br />
0,000<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa II<br />
<br />
Không<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
ĐH trung bình (mg%) ĐL chuẩn<br />
107,8<br />
21,9<br />
<br />
P<br />
<br />
Đường huyết trung bình trung mẫu nghiên<br />
cứu chung là 147,2 mg%, ở nhóm tăng đường<br />
huyết là 228 mg% và nhóm không tăng đường<br />
huyết là 107,8 mg%.<br />
Bảng 3: Đặc điểm modified Rankin Scales (mRS) sau<br />
ba tháng trong mẫu nghiên cứu<br />
<br />
Số ca<br />
(%)<br />
Tăng<br />
ĐH<br />
<br />
Có<br />
<br />
mRS ba<br />
Tổng số<br />
P<br />
tháng<br />
Tốt (mRS ≤ Xấu (mRS<br />
2)<br />
> 2)<br />
74 (56,5% 57 (43,5%)<br />
131<br />
(100%)<br />
11 (25,6%) 32 (74,4%) 43 (100%) 0,000<br />
<br />
Không 63 (71,6%) 25 (28,4%) 88 (100%)<br />
<br />
Tỉ lệ hồi phục chức năng tốt sau ba tháng<br />
trong nhóm tăng đường huyết (25,6%) thấp<br />
hơn tỉ lệ hồi phục xấu (74,4%), trái ngược với<br />
nhóm không tăng đường huyết có tỉ lệ hồi<br />
phục chức năng tốt (71,6%) cao hơn tỉ lệ hồi<br />
phục xấu (28,4%), sự khác biệt có ý nghĩa<br />
thống kê với p < 0,05.<br />
Bảng 4: Các yếu tố liên quan với kết cục chức năng<br />
sau ba tháng trong phân tích đơn biến<br />
Tuổi<br />
TC ĐTĐ<br />
Điểm<br />
Glasgow<br />
Điểm<br />
NIHSS<br />
Phân loại<br />
Bamford<br />
<br />
Tăng ĐH<br />
nhập viện<br />
<br />
mRS ≤ 2<br />
53 (64,6%)<br />
21 (42,9%)<br />
8 (27,6%)<br />
14 - 15<br />
64 (68,8%)<br />
10 - 13<br />
10 (26,3%)<br />
< 16<br />
67 (69,8%)<br />
16 - 20<br />
7 (20%)<br />
Toàn bộ TH 1 (8,3%)<br />
trước<br />
1 phần TH 44 (57,1%)<br />
trước<br />
NM lỗ<br />
13 (61,9%)<br />
khuyết<br />
NM TH sau 16 (76,2%)<br />
Có<br />
11 (25,6%)<br />
Không<br />
63 (71,6%)<br />
< 65<br />
≥ 65<br />
<br />
mRS > 2<br />
29 (35,4%)<br />
28 (57,1%)<br />
21 (72,4%)<br />
29 (31,2%)<br />
28 (73,7%)<br />
29 (30,2%)<br />
28 (80%)<br />
11 (91,7%)<br />
<br />
P<br />
0,015<br />
0,000<br />
0,000<br />
0,000<br />
<br />
0,002<br />
33 (42,9%)<br />
8 (38,1%)<br />
5 (23,8%)<br />
32 (74,4%)<br />
25 (28,4%)<br />
<br />
0,000<br />
<br />
Qua phân tích đơn biến, chúng tôi nhận thấy<br />
các yếu tố tuổi, tiền căn đái tháo đường, điểm<br />
Glasgow, điểm NIHSS, phân loại Bamford và<br />
mức đường huyết nhập viện liên quan có ý<br />
nghĩa thống kê với kết cục hồi phục chức năng<br />
<br />
99<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
của bệnh nhân sau ba tháng (p< 0,05).<br />
Bảng 5: Các yếu tố liên quan với kết cục chức năng<br />
sau ba tháng trong phân tích đa biến<br />
Phân loại<br />
Bamford<br />
Điểm NIHSS<br />
ĐH nhập viện<br />
<br />
Hệ số B<br />
-0,785<br />
<br />
OR<br />
0,456<br />
<br />
KTC 95%<br />
P<br />
0,239 – 0,869 0,017<br />
<br />
2,236<br />
0,16<br />
<br />
9,360<br />
1,016<br />
<br />
2,160 – 40,562 0,003<br />
1,006 – 1,026 0,002<br />
<br />
Qua phân tích đa biến, sau khi hiệu chỉnh các<br />
yếu tố khác, chúng tôi nhận thấy chỉ còn phân<br />
loại Bamford, điểm NIHSS và mức đường huyết<br />
<br />
Bảng 6: Kết quả phân tích hồi quy Logistic về liên<br />
quan giữa ĐH nhập viện và kết cục hồi phục chức<br />
năng sau ba tháng<br />
Hệ số B Độ tự do df OR<br />
KTC 95%<br />
P<br />
ĐH nhập 0,012<br />
1<br />
1,013 1,006 – 1,019 0,000<br />
viện<br />
Hằng số -2,081<br />
1<br />
0,125<br />
0,000<br />
<br />
Khi ĐH nhập viện tăng thì kết cục hồi phục<br />
chức năng xấu sẽ tăng lên 1,013 lần (OR = 1,013)<br />
hay nói khác đi khả năng hồi phục chức năng<br />
xấu sẽ tăng thêm 1,3% khi đường huyết tăng.<br />
<br />
nhập viện liên quan có ý nghĩa thống kê với kết<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
<br />
cục hồi phục chức năng của bệnh nhân sau ba<br />
<br />
Trong nghiên cứu chúng tôi, nhóm tăng<br />
ĐH có tỉ lệ hồi phục không tốt (74,4%) cao hơn<br />
tỉ lệ hồi phục tốt (25,6%) trái ngược với nhóm<br />
không tăng ĐH có tỉ lệ hồi phục không tốt<br />
(28,4%) thấp hơn tỉ lệ hồi phục tốt (71,6%). Kết<br />
quả này gần giống kết quả của tác giả<br />
Alexandre ghi nhận tỉ lệ hồi phục không tốt<br />
(72,3%) cao hơn tỉ lệ hồi phục tốt (27,7%) ở<br />
nhóm tăng ĐH và ngược lại ở nhóm ĐH bình<br />
thường (60% không tốt và 40 % tốt).<br />
<br />
tháng (p< 0,05).<br />
1.0<br />
<br />
.8<br />
<br />
Predicted probability<br />
<br />
.6<br />
<br />
.4<br />
<br />
.2<br />
0<br />
<br />
100<br />
<br />
200<br />
<br />
300<br />
<br />
400<br />
<br />
500<br />
<br />
DHNHAPVI<br />
<br />
Hình 1: Đồ thị tương quan tuyến tính giữa nồng độ<br />
ĐH nhập viện và xác suất kết cục hồi phục chức năng<br />
xấu sau ba tháng<br />
Bảng 6: Tương quan tuyến tính tính giữa nồng độ<br />
ĐH nhập viện và xác suất kết cục hồi phục chức năng<br />
xấu sau ba tháng<br />
Hệ số tương<br />
quan pearson<br />
ĐH nhập<br />
0,987<br />
viện<br />
Hằng số<br />
<br />
Sai số<br />
chuẩn<br />
0,000<br />
<br />
Beta<br />
<br />
t<br />
<br />
P<br />
<br />
0,987 69,879 0,000<br />
<br />
0,006<br />
<br />
9,128 0,000<br />
<br />
Từ hình 3 và kết quả ở bảng 6, ta thấy có<br />
sự liên hệ tuyến tính thuận giữa ĐH nhập viện<br />
và xác suất kết cục hồi phục chức năng xấu.<br />
Khi ĐH nhập viện càng tăng thì xác suất kết<br />
cục hồi phục chức năng xấu cũng tăng tỉ lệ<br />
thuận với đường huyết. Sự tương quan rất<br />
chặt chẽ với hệ số tương quan = 0,987 và mức<br />
ý nghĩa tin cậy p= 0,000.<br />
<br />
100<br />
<br />
Trong phân tích đơn biến, các yếu tố có ý<br />
nghĩa dự báo kết cục chức năng gồm tuổi, tiền<br />
căn đái tháo đường, điểm Glasgow nhập viện.<br />
Kết quả này gần giống nghiên cứu của tác giả<br />
Bùi Thị Vân Hương(3) nhận thấy tuổi có liên quan<br />
dự hậu kết cục trong phân tích đơn biến. Tác giả<br />
Abruno và cộng sự(2) trong một nghiên cứu đa<br />
trung tâm trên 1259 bệnh nhân ghi nhận tiền căn<br />
đái tháo đường chỉ liên quan đến dự hậu chức<br />
năng trong phân tích đơn biến. Tương tự tác giả<br />
Nguyễn Bá Thắng(8) khi nghiên cứu các yếu tố<br />
tiên lượng sớm trong nhồi máu não tuần hoàn<br />
trước tác giả cũng nhận thấy điểm Glasgow<br />
nhập viện có liên quan dự hậu chức năng trong<br />
phân tích đơn biến.<br />
Khi đưa vào phân tích hồi quy đa biến chúng<br />
tôi nhận thấy chỉ còn ba yếu tố là phân loại<br />
Bamford, điểm NIHSS và đường huyết nhập<br />
viện còn lại trong mô hình cuối cùng có giá trị<br />
dự hậu chức năng với p< 0,05. Tăng đường<br />
huyết nhập viện làm tăng nguy cơ chức năng<br />
xấu lên 1,013 lần. Kết quả của chúng tôi cũng<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa II<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
phù hợp kết quả một số tác giả trong và ngoài<br />
nước khác. Theo Keith W.Muir(7) tỉ lệ kết cục tốt<br />
ở nhóm tăng đường huyết giảm 13% so với<br />
nhóm đường huyết bình thường. Tác giả Bùi Thị<br />
Vân Hương ghi nhận bệnh nhân có tăng đường<br />
huyết nhập viện sẽ có khả năng phục hồi vận<br />
động thấp hơn bệnh nhân có đường huyết bình<br />
thường là 37% (RR = 0,63), sự khác biệt có ý<br />
nghĩa thống kê với p < 0,05, tác giả cũng nhận<br />
thấy khi đường huyết tăng 1mg% thì khả năng<br />
phục hồi vận động sau ba tháng sẽ giảm 1%.<br />
Từ đồ thị ở hình 3, chúng tôi nhận thấy<br />
đường huyết nhập viện và kết cục chức năng<br />
xấu có sự liên hệ tuyến tính thuận với hệ số<br />
tương quan rất chặt chẽ pearson= 0,987 và mức ý<br />
nghĩa p< 0,05.<br />
Đái tháo đường làm tăng tần suất và độ nặng<br />
đột quỵ thiếu máu não cấp, đồng thời làm tăng tỉ<br />
lệ kết cục xấu sau đột quỵ(1). Tăng đường huyết<br />
gây độc trực tiếp lên mô não do sự tích tụ Acid<br />
lactic, toan hóa nội bào, sản sinh nhiều gốc tự do,<br />
tích tụ canxi nội bào, chức năng ty thể bị suy<br />
yếu(4). Tăng đường huyết làm phá vỡ hang rào<br />
máu não, thúc đẩy tình trạng chuyển dạng xuất<br />
huyết trong ổ nhồi máu, gia tăng phù não và<br />
tăng kích thước ổ nhồi máu qua trung gian một<br />
số chất hóa học(6), đồng thời gây thâm nhập<br />
neutrophil, gia tăng tình trạng viêm dẫn đến tổn<br />
thương tế bào(5).<br />
Như vậy trong nghiên cứu của chúng tôi<br />
cũng như nhiều nghiên cứu khác tăng đường<br />
huyết có liên quan mạnh với dự hậu kết cục<br />
chức năng sau đột quỵ thiếu máu não cấp trong<br />
phân tích đơn biến lẫn đa biến. Hay nói khác đi<br />
đường huyết nhập viện là yếu tố nguy cơ độc<br />
lập với dự hậu kết cục chức năng sau ba tháng.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Qua nghiên cứu 131 trường hợp đột quỵ<br />
thiếu máu não cấp tại khoa Nội thần kinh – BV<br />
Chợ Rẫy từ tháng 08/2010 đến tháng 06/2011<br />
chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:<br />
- Đặc điểm dân số mẫu nghiên cứu: tuổi<br />
trung bình 60,19 tuổi, nhỏ nhất là 19 tuổi và lớn<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa II<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
nhất là 90 tuổi. Tỉ lệ nam 58,8% cao hơn nữ<br />
41,2%. Tỉ lệ tăng đường huyết trong mẫu nghiên<br />
cứu là 32,8%.<br />
- Các yếu tố tuổi, tiền căn đái tháo đường,<br />
điểm Glasgow có liên quan với kết cục chức<br />
năng nhưng chỉ dừng ở mức tương quan đơn<br />
biến.<br />
- Các yếu tố có giá trị dự báo kết cục chức<br />
năng trong phân tích đa biến là phân loại<br />
Bamford, điểm NIHSS và tăng đường huyết<br />
nhập viện.<br />
- Khi đường huyết nhập viện tăng sẽ làm<br />
tăng khả năng hồi phục chức năng xấu thêm<br />
1,3%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê<br />
(OR=1,013, p < 0,05).<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
<br />
8.<br />
<br />
9.<br />
<br />
10.<br />
<br />
11.<br />
<br />
Baird TA, Parsons MW, Barber PA, et al (2002). “The influence<br />
of diabetes mellitus and hyperglycaemia on stroke incidence<br />
and outcome”. J Clin Neurosciences 2002 Nov; 9(6):618 – 626.<br />
Bruno A, Biller J, Adams HP, Jr, et al (1999). “Acute blood<br />
glucose level and outcome from ischemic stroke”. Neurology<br />
1999; 52: 280.<br />
Bùi Thị Vân Hương (2007). Đánh giá khả năng phục hồi của bệnh<br />
nhân tăng đường huyết sau đột quỵ não cấp. Luận án chuyên<br />
khoa II. Bộ môn Nội Thần kinh- Đại học Y Dược TP Hồ Chí<br />
Minh.<br />
Levetan CS (2004). “Effect of hyperglycemia on stroke<br />
outcomes”. Endocr Pract.2004; 10 Suppl 2: 34 –39.<br />
Martin A, Rojas S, Chamorro A, et al (2006). “Why does acute<br />
hyperglycemia worsen the outcome of transient focal cerebral<br />
ischemia? Role of Corticosteroids, Inflammation, and Protein<br />
O-Glycosylation”. Stroke 2006:37; pp1288 – 1295.<br />
Mazighi M, Amarenco P (2001). “Hyperglycemia: a predictor<br />
of poor prognosis in acute stroke”. Diabetes Metab. 2001;27(6):<br />
718 – 720.<br />
Muir KW, McCormick M, et al. “Prevalence, Predictors and<br />
Prognosis of Post – Stroke Hyperglycaemia in Acute Stroke<br />
Trials: Individual Patient Data Pooled Analysis from the<br />
Virtual International Stroke Trials Archiva (VISTA)”.<br />
Cerebrovasc Dis Extra 2011;1:17–27.<br />
Nguyễn Bá Thắng (2006). Nghiên cứu các yếu tố tiên lượng sớm<br />
trong nhồi máu não tuần hoàn trước. Luận văn Thạc sĩ. Bộ môn<br />
Thần kinh trường Đại Học Y dược TP Hồ Chí Minh.<br />
Poppe AY, et al. “ Admission Hyperglycemia Predicts a<br />
Worse Outcome in Stroke Patients treated with Intravenous<br />
Thrombolysis”. Diabetes Care 2009;32: pp.617 – 622.<br />
Vũ Anh Nhị (2005). “Đột quỵ và bệnh lý mạch máu não”.<br />
Trong: Sổ tay lâm sàng thần kinh sau Đại học. Bộ môn Thần kinh<br />
trường Đại Học Y dược TP Hồ Chí Minh. Tr 99 - 130.<br />
Williams LS, Rotich J, Qi R, et al (2002). “Effects of admission<br />
hyperglycemia on mortality and costs in acute ischemic<br />
stroke”. Neurology 2002; 59: 67 – 71.<br />
<br />
101<br />
<br />