intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá tính an toàn tháo băng ép động mạch đùi sau 3 giờ trên người bệnh chụp động mạch não số hóa xóa nền

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Đánh giá tính an toàn tháo băng ép động mạch đùi sau 3 giờ trên người bệnh chụp động mạch não số hóa xóa nền trình bày việc xác định xem việc giảm thời gian nằm nghỉ sau thủ thuật từ 6 giờ xuống 3 giờ sau chụp mạch não có an toàn và khả thi hay không.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá tính an toàn tháo băng ép động mạch đùi sau 3 giờ trên người bệnh chụp động mạch não số hóa xóa nền

  1. HỘI NGHỊ KHOA HỌC THƯỜNG NIÊN HỘI PHẪU THUẬT THẦN KINH VIỆT NAM – LẦN THỨ XXII ĐÁNH GIÁ TÍNH AN TOÀN THÁO BĂNG ÉP ĐỘNG MẠCH ĐÙI SAU 3 GIỜ TRÊN NGƯỜI BỆNH CHỤP ĐỘNG MẠCH NÃO SỐ HÓA XÓA NỀN Trần Đăng Khôi1, Phạm Hồng Khuyên1, Trịnh Thị Mộng Vân1, Nguyễn Thu Hằng1, Nguyễn Thị Hà1, Lê Thị Anh Hoa2 TÓM TẮT 73 kể biến chứng mạch máu. Ngoài ra, nó có thể cải Mục đích: Xác định xem việc giảm thời gian thiện sự thoải mái và hài lòng của bệnh nhân, nằm nghỉ sau thủ thuật từ 6 giờ xuống 3 giờ sau giảm chi phí chăm sóc sức khỏe và tăng hiệu quả chụp mạch não có an toàn và khả thi hay không. của phòng can thiệp. Phương pháp: Một nghiên cứu mô tả hàng Từ khóa: chụp động mạch não số hóa xóa loạt ca đã được thực hiện với 106 người tham gia nền, tháo băng ép trải qua chụp mạch não. Nhóm can thiệp được Viết tắt: CMMNSHXN: chụp mạch máu não nghỉ ngơi tại giường trong 3 giờ sau khi rút số hóa xóa nền, THA: tăng huyết áp, ĐTĐ: đái sheath, trong khi nhóm đối chứng tuân theo quy tháo đường, NCT: nhóm can thiệp, NĐC: nhóm trình nghỉ ngơi trên giường 6 giờ tiêu chuẩn. Các đối chứng biến chứng mạch máu được đánh giá trong thời gian lưu trú tại khoa Ngoại Thần Kinh, 24 giờ và SUMMARY 2 tuần sau xuất viện. EVALUATION OF THE SAFETY OF Kết quả: Tỷ lệ biến chứng tương tự ở cả hai REMOVAL OF FEMORAL SHEATH nhóm, không có sự khác biệt đáng kể về bầm AFTER 3 HOURS IN PATIENTS tím, chảy máu hoặc phản ứng phế vị. Bầm tím là UNDERGOING CEREBRAL DIGITAL biến chứng phổ biến nhất ở cả hai nhóm, không SUBTRACTION ANGIOGRAPHY có sự khác biệt đáng kể giữa nhóm can thiêp và Objective: To determine whether reducing nhóm đối chứng sau 24 giờ và 2 tuần xuất viện. post-procedural bed rest from 6 hours to 3 hours Kết luận: Giảm thời gian nằm nghỉ sau thủ after cerebral angiography is safe and feasible. thuật từ 6 giờ xuống 3 giờ sau chụp mạch não là Methods: A case series study was conducted một phương pháp an toàn và khả thi. Thời gian with 106 participants undergoing cerebral nằm nghỉ ngắn hơn này không dẫn đến tăng đáng angiography. The intervention group (IG) received 3 hours of bed rest after sheath removal, while the control group (CG) adhered to the 1 Khoa Ngoại Thần Kinh, Bệnh viện Đại Học Y standard 6-hour bed rest protocol. Vascular Dược TP.HCM complications were evaluated during the 2 Khoa Khám bệnh, bệnh viện Đại Học Y Dược Neurosurgery Department stay and at 24 hours TP.HCM and 2 weeks after discharge. Chịu trách nhiệm chính: Trần Đăng Khôi Results: The incidence of vascular ĐT: 0966865824 complications was similar in both groups, with Email: khoi.td@umc.edu.vn no significant differences in hematoma, bleeding, Ngày nhận bài: 15/8/2023 or vasovagal reactions. Bruising was the most Ngày phản biện khoa học: 15/9/2023 common complication in both groups, with no Ngày duyệt bài: 22/9/2023 528
  2. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 532 - THÁNG 11 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2023 significant difference between the IG and CG at Tiêu chuẩn chọn bệnh: Các đối tượng 24 hours and 2 weeks after discharge. nghiên cứu bao gồm bệnh nhân nội trú đã Conclusion: Reducing post-procedural bed CMMNSHXN bằng sheath động mạch đùi rest from 6 hours to 3 hours after cerebral 5F. angiography is a safe and feasible approach. This Tiêu chuẩn loại trừ: shorter bed rest duration does not lead to a - Hạn chế vận động do bệnh lý người significant increase in vascular complications. bệnh. Additionally, it may improve patient comfort and - Những bệnh nhân có tụ máu vùng bẹn satisfaction, reduce healthcare costs, and increase hoặc chảy máu nhiều sau khi rút sheath động the efficiency of catheterization laboratories. mạch đùi. - Sử dụng thuốc chống đông và/hoặc I. ĐẶT VẤN ĐỀ thuốc khác kết tập tiểu cầu. Tỷ lệ biến chứng sau khi rút sheath động - Chỉ số khối cơ thể (BMI) > 35kg/m2. mạch đùi để thực hiện chụp mạch máu não - Huyết áp tâm thu (HATTh) > số hóa xóa nền (CMMNSHXN) thường dao 180mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương động từ 1,5% đến 3,7%, với nguy cơ cao (HATTr) > 110mmHg sau khi thực hiện thủ nhất là biến chứng liên quan đến mạch máu. thuật. Đặc biệt, trong khoảng thời gian 6 đến 12 giờ - Có tiền sử chảy máu không kiểm soát. sau khi rút sheath động mạch đùi, vị trí đặt Nhóm can thiệp: Các bệnh nhân được sheath đóng vai trò quan trọng trong việc xác ngẫu nhiên gán vào NCT tiếp tục nằm bất định khả năng xảy ra biến chứng. Mặc dù đã động trong vòng 3 giờ sau khi rút bỏ sheath có những tiến bộ đáng kể trong kỹ thuật chụp động mạch đùi. mạch máu não, chất tương phản và thiết bị, Nhóm đối chứng: Các bệnh nhân trong nhưng quá trình chăm sóc sau khi rút sheath NĐC tiếp tục nằm im trong vòng 6 giờ sau vẫn chưa phát triển tương xứng. Thường, khi rút sheath động mạch đùi. bệnh nhân phải nằm yên trên giường từ 2 đến Cả hai nhóm đều được hướng dẫn chăm 24 giờ. Một nghiên cứu gần đây, dựa trên 28 sóc và theo dõi hàng giờ bởi điều dưỡng. Các nghiên cứu và 9217 bệnh nhân, đã cho thấy bệnh nhân cũng được chỉ dẫn rằng họ sẽ việc bệnh nhân nằm yên trên giường trong 2- được gọi điện thoại theo dõi sau 24 giờ và 2 3 giờ sau khi rút sheath động mạch đùi là an tuần sau khi xuất viện. toàn, không tăng nguy cơ biến chứng về Cách thức tiến hành: thu thập thông tin mạch máu và có thể giảm đau lưng và không dữ liệu người bệnh, đặc điểm lâm sàng ngay tiện lợi [3]. Tuy nhiên, cách áp dụng kết quả sau tháo băng ép, 24 giờ và 2 tuần sau xuất này vẫn cần được xem xét cẩn thận, đặc biệt viện. trong các bệnh viện lớn. Các biến số nghiên cứu: - Đặc điểm mẫu nghiên cứu: tuổi, giới, II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU tăng huyết áp, đái tháo đường, BMI. Đối tượng nghiên cứu: Các ca được - Biến chứng: tụ máu, bầm tím, giả CMMNSHXN tại khoa Ngoại Thần Kinh phình, phản ứng thần kinh phế vị. bệnh viện Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí - Than phiền của người bệnh: đau lưng, Minh, từ 5/2023-8/2023. tiểu khó. 529
  3. HỘI NGHỊ KHOA HỌC THƯỜNG NIÊN HỘI PHẪU THUẬT THẦN KINH VIỆT NAM – LẦN THỨ XXII Phương pháp thống kê: các dữ liệu Thần Kinh bệnh viện Đại Học Y Dược TP. được xử lý bằng phần mềm STATA 14. Các Hồ Chí Minh thỏa những tiêu chuẩn nghiên biến được kiểm định bằng phép kiểm Chi- cứu. Các BN đã được ngẫu nhiên phân vào square, Fisher và Fisher exact test với giá trị hai nhóm: 45 BN vào NCT và 61 BN vào p < 0.05 có ý nghĩa thống kê. NĐC. Cả hai nhóm đều giống nhau về các đặc điểm cơ bản, và đa số đều là phụ nữ với III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU các bệnh lý chính như đái tháo đường (ĐTĐ) 3.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu và tăng huyết áp (THA). Chỉ số khối cơ thể Từ 5/2023 đến 8/2023, tổng cộng có 106 NCT là 23.1 ± 3.2và NĐC là 22.7 ± 3.1 BN thực hiện CMMNSHXN tại khoa Ngoại (Bảng 1). Bảng 1: Đặc điểm lâm sàng người bệnh được CĐMSHXN bằng sheath động mạch đùi 5F Đặc điểm Tổng NCT NĐC Tuổi (năm) 51.7 ± 16.0 53.8 ± 13.5 50.1 ± 17.5 Nữ, n (%) 79 (74.5) 32 (71.1) 47 (77.0) BMI, M 23.1 ± 3.1 23.1 ± 3.2 22.7 ± 3.1 ĐTĐ, n (%) 7 (6.6) 3 (6.7) 4 (6.6) THA, n (%) 26 (24.5) 14 (31.1) 12 (19.7) 3.2. Biến chứng sau khi tháo băng ép nhóm NĐC. Số lượng bầm tím tăng lên đáng tại khoa Ngoại Thần Kinh, sau 24h và sau kể, có 3 ca ở mỗi nhóm. Ngoài ra biến chứng 2 tuần xuất viện đau lưng và tiểu khó chiếm tỉ lệ ít. Tất cả các Tụ máu là biến chứng phổ biến nhất ở cả biến chứng trên không có sự khác biệt có ý hai nhóm, không có sự khác biệt có ý nghĩa nghĩa thống kê giữa hai nhóm nghiên cứu thống kê. Không có người tham gia nghiên (Bảng 3). cứu nào có chảy máu, phản ứng phế vị và giả Sau 2 tuần, biến chứng tụ máu, chảy phình sau khi tháo băng ép. Số lượng người máu, giả phình và đau lưng không xuất hiện. bị bầm tím, đau lưng và tiểu khó ít hơn Bầm t vẫn còn tồn tại 2 ca (4.4%) ở NCT và không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê 1 ca (1.6%) ở NĐC. Một trường hợp tiểu khó giữa 2 nhóm (Bảng 2). vẫn còn tồn tại ở NĐC (Bảng 4). Sau 24 tiếng, biến chứng tụ máu giảm còn 2 ca (4.4%) ở NCT và 1 ca (1.6%) ở Bảng 2: Biến chứng sau khi tháo băng ép tại khoa Ngoại Thần Kinh Biến chứng Tổng, n (%) NCT, n (%) NĐC, n (%) P value Tụ máu 5 (4,7) 2 (4.4) 3 (4.9) 0.64 Chảy máu 0 (0) 0 (0) 0 (0) - Phản ứng phế vị 0 0 0 - Giả phình 0 0 0 - Bầm tím 2 (1.9) 1 (2.2) 1 (1.6) 0.67 Đau lưng 2 (1.9) 1 (2.2) 1 (1.6) 0.67 Tiểu khó 1 (0.9) 0 1 (1.6) 0.57 530
  4. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 532 - THÁNG 11 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2023 Bảng 3: Biến chứng sau khi tháo băng ép 24 tiếng Biến chứng Tổng n (%) NCT n (%) NĐC n (%) P value Tụ máu 3 (2.8) 2 (4.4) 1 (1.6) 0.57 Chảy máu 0 0 0 - Giả phình 0 0 0 - Bầm tím 6 (5.7) 3 (6.7) 3 (4.9) 0.68 Đau lưng 1 (0.9) 0 1 (1.6) 0.57 Tiểu khó 1 (0.9) 0 1 (1.6) 0.57 Bảng 4: Biến chứng sau khi tháo băng ép 2 tuần Biến chứng Tổng n (%) NCT n (%) NĐC n (%) P value Tụ máu 0 0 0 - Chảy máu 0 0 0 - Giả phình 0 0 0 - Bầm tím 3 (2.8) 2 (4.4) 1 (1.6) 0.57 Đau lưng 0 0 0 0.57 Tiểu khó 1 (0.9) 0 1 (1.6) 0.57 3.3. Mối tương quan giữa đặc điểm lâm sàng và các biến chứng Bảng 5: Mối tương quan giữa giới tính và bầm tím Thời điểm Nữ n (%) Nam n (%) P value Sau tháo băng ép 2 (2.5) 0 0.55 Sau 24 tiếng 5 (6.3) 1 (1.3) 0.52 Sau 2 tuần 2 (2.5) 1 (1.3) 0.59 Không có mối tương quan nào giữa đặc bầm tím, giả phình động mạch, phản ứng phế điểm lâm sàng và biến chứng sau khi tháo vị hoặc các biến chứng khác trong thời gian băng ép tại các thời điểm khác nhau. lưu trú tại khoa Ngoại Thần Kinh. Thậm chí, sau 24 giờ và 2 tuần theo dõi qua điện thoại, IV. BÀN LUẬN phần lớn người tham gia không ghi nhận bất Nghiên cứu này là nghiên cứu đầu tiên tại kỳ biến chứng nào. Các bệnh đi kèm cũng một bệnh viện công ở Việt Nam để kiểm tra không liên quan đến tăng nguy cơ biến giả thuyết rằng việc giảm thời gian nằm nghỉ chứng. sau CMMNSHXN xuống 3 giờ bằng sheath Ở cả hai nhóm, biến chứng phổ biến nhất động mạch đùi 5F là an toàn và không làm sau khi rút sheath là tụ máu tại vị trí chọc, tăng tỷ lệ biến chứng liên quan đến chọc tiếp theo là bầm tím, đau lưng và tiểu khó. động mạch đùi. Tuy nhiên, bầm tím là biến chứng được Kết quả cho thấy rằng việc giảm thời nhiều bệnh nhân báo cáo nhất sau 24 giờ và 2 gian nằm nghỉ không gây tăng tỷ lệ tụ máu, tuần theo dõi. Tỷ lệ bầm tím dao động từ 531
  5. HỘI NGHỊ KHOA HỌC THƯỜNG NIÊN HỘI PHẪU THUẬT THẦN KINH VIỆT NAM – LẦN THỨ XXII 0,1% đến 9%, nhưng trong nghiên cứu của bầm tím (ở 10% và 21% bệnh nhân NCT và chúng tôi, không có trường hợp nào vượt quá NĐC tương ứng) và tụ máu (22% và 9% 10cm[1]. bệnh nhân nhóm NCT và NĐC tương ứng) Một tổng hợp của 28 nghiên cứu và sau khi xuất viện. Do đó, các tác giả kết luận 4.019 bệnh nhân đánh giá tác động của thời rằng đi lại sớm là an toàn ở bệnh nhân của gian nằm nghỉ sau can thiệp mạch vành qua họ. động mạch đùi cho thấy tỷ lệ bầm tím là Bệnh nhân sau CMMNSHXN thường bị khoảng 7,6%. [6]. Bệnh nhân nữ có xu hạn chế khả năng vận động do chọc động hướng bị bầm tím nhiều hơn, và các đặc mạch đùi, dẫn đến đau lưng và khó chịu[7]. điểm như chỉ số khối cơ thể, kích thước Chăm sóc điều dưỡng nên tập trung vào mạch máu, và nhạy cảm với thuốc chống những khó khăn của người bệnh và theo dõi đông máu có thể giải thích sự khác biệt này cẩn thận. Các nghiên cứu về bệnh nhân trải [4], [6]. qua các thủ thuật can thiệp nội mạch đã chỉ Tụ máu tại vị trí chọc là biến chứng phổ ra rằng thời gian nằm nghỉ có liên quan đến biến nhất sau khi tháo băng ép, nhưng không sự khó chịu [2], [6]. Thật vậy, sự khó chịu và có trường hợp nào được báo cáo sau 24 giờ mất kiên nhẫn đã được quan sát thấy ở bệnh và 2 tuần theo dõi qua điện thoại. Trong một nhân trong thời gian phục hồi, cả khi ở bệnh nghiên cứu khác, 80 bệnh nhân trải qua can viện và sau khi xuất viện về nhà. Đau và khó thiệp mạch vành chẩn đoán qua động mạch chịu là phàn nàn phổ biến thứ hai tại thời đùi bằng sheath 4F có van cầm máu. Ba bệnh điểm theo dõi qua điện thoại sau 24 giờ, 48 nhân phát triển chảy máu trong nhóm rút giờ và 72 giờ. Việc nghỉ ngơi kéo dài có thể băng sau 4 giờ, trong khi nhóm rút băng sau gây ra yếu cơ và mệt mỏi do áp lực liên tục 2 giờ không ghi nhận trường hợp nào [5]. lên các nhóm cơ cùng một chỗ, và mệt mỏi Với sự phát triển của các thuốc chống đông có thể dẫn đến co thắt cơ và đau lưng. Các và thuốc kháng tiểu cầu, việc đánh giá lại rủi tác giả này cũng báo cáo rằng việc giảm thời ro chảy máu là cần thiết. Phát hiện sớm bầm gian nằm nghỉ có thể giảm đau lưng và khó tím hoặc chảy máu đòi hỏi kiến thức, kỹ chịu mà không làm tăng biến chứng mạch năng và can thiệp kịp thời của đội ngũ điều máu. dưỡng. Giám sát và đào tạo liên tục cho nhân Tóm lại, việc rút ngắn thời gian nằm nghỉ viên điều dưỡng có thể giúp đảm bảo phát sau CMMNSHXN chẩn đoán xuống 3 giờ là hiện và điều trị nhanh chóng biến chứng này. khả thi và an toàn. Giảm thời gian lưu trú tại Ở cả hai nhóm, bầm tím tại vị trí chọc là phòng can thiệp có thể tối ưu hóa tài nguyên biến chứng được báo cáo thường xuyên nhất và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của các trong theo dõi qua điện thoại, tiếp theo là đau thủ thuật. Các cơ sở y tế cần xem xét thực lưng và tiểu khó. Trong một nghiên cứu [2] hành của họ dựa trên kết quả nhất quán từ trên 1.446 bệnh nhân trải qua can thiệp mạch các nghiên cứu quy mô lớn như tài liệu tham vành chẩn đoán qua động mạch đùi bằng khảo. sheath đưa sheath 6F có van cầm máu, chỉ có 532
  6. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 532 - THÁNG 11 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2023 V. KẾT LUẬN 3. "Corrigendum to: Neglected tropical Căn cứ vào kết quả của nghiên cứu này, diseases and vitamin B12: a review of the chúng tôi kết luận rằng việc giảm thời gian current evidence", (2019), Trans R Soc nằm nghỉ từ 6 xuống 3 giờ ở những bệnh Trop Med Hyg. 113 (5), pp. 292. nhân trải qua CMMNSHXN qua động mạch 4. Höglund J. et al. (2011), "The effect of early đùi bằng sheath 5F không làm tăng tỷ lệ biến mobilisation for patient undergoing coronary chứng liên quan đến chọc động mạch đùi angiography; a pilot study with focus on trong thời gian lưu trú tại khoa Ngoại Thần vascular complications and back pain", Eur J Kinh hoặc tại thời điểm theo dõi qua điện Cardiovasc Nurs. 10 (2), pp. 130-136. thoại sau 24 giờ và 2 tuần. Sự hiện diện của 5. Kato F. et al. (2009), "Reduction of bed rest các bệnh đi kèm (ĐTĐ, THA, thừa cân) time after transfemoral noncardiac không liên quan đáng kể đến việc xảy ra các angiography from 4 hours to 2 hours: a kết cục lâm sàng được quan tâm tại bất kỳ randomized trial and a one-arm study", J thời điểm nào trong thời gian nghiên cứu. Vasc Interv Radiol. 20 (5), pp. 587-592. 6. Mohammady M. et al. (2014), "Early TÀI LIỆU THAM KHẢO ambulation after diagnostic transfemoral 1. Lorga Filho A. M. et al. (2013), "[Brazilian catheterisation: a systematic review and guidelines on platelet antiaggregants and meta-analysis", Int J Nurs Stud. 51 (1), pp. anticoagulants in cardiology]", Arq Bras 39-50. Cardiol. 101 (3 Suppl 3), pp. 1-95. 7. Pornratanarangsi S. et al. (2010), "The 2. Boztosun B. et al. (2007), "Early ambulation effectiveness of "Siriraj Leg Lock" brace on after diagnostic heart catheterization", back pain after percutaneous coronary Angiology. 58 (6), pp. 743-746. intervention: PCI", J Med Assoc Thai. 93 Suppl 1, pp. S35-42. 533
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2