Phạm Thị Ngọc Anh và đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
81(05): 141 - 146<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DUNG NẠP GLUCOSE MÁU<br />
Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP NGUYÊN PHÁT<br />
Phạm Thị Ngọc Anh, Nguyễn Kim Lương*<br />
Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 286 bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát điều trị ngoại<br />
trú tại bệnh viện Đa khoa trung ươngThái Nguyên.<br />
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tình trạng dung nạp glucose máu ở bệnh nhân tăng huyết áp<br />
nguyên phát và nhận xét một số yếu tố nguy cơ với tình trạng dung nạp glucose máu ở bệnh nhân<br />
tăng huyết áp nguyên phát .<br />
Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ đái tháo đường chiếm 9,79%, rối loạn dung nạp glucose chiếm 22,73%,<br />
suy giảm dung nạp glucose là 8,39% và tỷ lệ rối loạn glucose máu là 40,01%. Yếu tố béo phì, tăng<br />
chỉ số vòng bụng/vòng hông là những yếu tố nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.<br />
Kết luận: Đánh giá tình trạng dung nạp glucose ở bệnh nhân tăng huyết áp là việc làm cần thiết<br />
nhằm phát hiện sớm bệnh đái tháo đường.<br />
Từ khoá: Dung nạp glucose, suy giảm dung nạp glucose, tăng huyết áp nguyên phát, yếu tố nguy<br />
cơ, béo phì, chỉ số vòng bụng/vòng hông<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ*<br />
Đái tháo đường týp 2 là bệnh nội tiết thường<br />
gặp do sự kháng insulin, giảm tiết insulin,<br />
hoặc kết hợp cả hai làm tăng glucose máu lâu<br />
ngày, rối loạn chuyển hóa các chất<br />
carbohydrat, protid, lipid, gây nhiều biến<br />
chứng cấp và mạn tính ảnh hưởng đến chất<br />
lượng cuộc sống, đe dọa tính mạng người<br />
bệnh. Tỷ lệ mắc đái tháo đường ngày càng trẻ<br />
hóa và gia tăng. Ước tính năm 2025 thế giới<br />
sẽ có khoảng 380 triệu người bị đái tháo<br />
đường[48] và tỷ lệ toàn cầu khoảng 5,4% dân<br />
số. Ở Việt Nam theo điều tra năm 2003 tỷ lệ<br />
mắc đái tháo đường từ 2,7 - 3% dân số.<br />
Đái tháo đường tiến triển thầm lặng nhiều<br />
năm, khi được chẩn đoán 80% đã có kháng<br />
insulin và 50% đã có biến chứng. Vì vậy việc<br />
phát hiện sớm, điều trị sớm để hạn chế biến<br />
chứng là hết sức cấp thiết.<br />
Tăng huyết áp nguyên phát là bệnh thường<br />
gặp hiện nay. Theo thống kê trên thế giới năm<br />
2000 tỷ lệ tăng huyết áp là 26,4% và sẽ tăng<br />
đến 29,2% vào năm 2025, phần lớn là tăng<br />
huyết áp nguyên phát. Theo nghiên cứu ở một<br />
số nước Châu Âu, tăng huyết áp nguyên phát<br />
có tỷ rối loạn dung nạp glucose và đái tháo<br />
*<br />
<br />
Tel: 0982852165<br />
<br />
đường có đến 33,31% thậm trí 51,6%. Bệnh<br />
viện Đa khoa trung ương Thái Nguyên là nơi<br />
điều trị ngoại trú hàng nghìn bệnh nhân tăng<br />
huyết áp nguyên phát thuộc các tỉnh miền núi<br />
phía Bắc, vì vậy tôi tiến hành nghiên cứu đề<br />
tài này nhằm mục tiêu: Xác định tình trạng<br />
dung nạp glucose máu ở bệnh nhân tăng<br />
huyết áp nguyên phát và nhận xét một số<br />
yếu tố nguy cơ với tình trạng dung nạp<br />
glucose máu ở bệnh nhân tăng huyết áp<br />
nguyên phát.<br />
ĐỐI TƯỢNG<br />
NGHIÊN CỨU<br />
<br />
VÀ<br />
<br />
PHƯƠNG<br />
<br />
PHÁP<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Bệnh nhân được chẩn đoán là tăng huyết áp<br />
nguyên phát theo tiêu chuẩn của JNC VI –<br />
1997, đang được điều trị ngoại trú tại Bệnh<br />
viện Đa khoa trung ương Thái Nguyên.<br />
* Tiêu chuẩn loại trừ: Đối tượng không nhịn<br />
ăn từ 9 giờ tối hôm trước, đang dùng thuốc lợi<br />
tiểu Thiazid, thuốc hạ huyết áp nhóm chẹn β,<br />
corticoid, có bệnh nội tiết, suy gan, suy thận,<br />
hẹp động mạch thận.<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
a) Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu cắt ngang<br />
mô tả, tiến cứu.<br />
141<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Phạm Thị Ngọc Anh và đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
b)Phương pháp chọn mẫu<br />
* Cỡ mẫu:<br />
Cỡ mẫu được tính theo công thức:<br />
P (1 − p )<br />
n = Z 2 α <br />
d2<br />
1− 2 <br />
<br />
<br />
Trong đó:<br />
- p là tỷ lệ giảm dung nạp glucose ước đoán là<br />
23% = 0,23.<br />
- d: Khoảng sai lệch cho phép giữa tỷ lệ thu<br />
được từ mẫu và tỷ lệ quần thể là 0,05 nghĩa là<br />
độ chính xác tuyệt đối lấy bằng 0,05.<br />
Với α = 0,05 ứng với độ tin cậy là 95% →<br />
Z α = 1,96.<br />
(1− )<br />
2 mẫu cần nghiên cứu là 272<br />
=> Cỡ<br />
* Chọn mẫu<br />
Mỗi ngày chọn lấy 13 bệnh nhân đã được lập<br />
sổ tăng huyết áp đến khám, tham gia vào<br />
nghiên cứu, lấy theo số thứ tự 1,3,5,7,9....của<br />
số thứ tự bệnh nhân đến khám tại phòng khám<br />
tăng huyết áp. Tiến hành lấy mẫu hàng ngày<br />
đủ trong 1 tháng liên tục.<br />
Các chỉ tiêu nghiên cứu<br />
- Hành chính<br />
- Cân, đo chiều cao, vòng bụng bệnh nhân,<br />
tính BMI.<br />
- Định luợng glucose (G) huyết tương lúc đói<br />
(Go).<br />
- Định lượng glucose mao mạch sau 2 giờ làm<br />
nghiệm pháp tăng đường huyết (G2).<br />
Kỹ thuật thu thập số liệu<br />
- Phỏng vấn bệnh nhân đến khám.<br />
- Đo chỉ số nhân trắc<br />
Tính tỷ lệ vòng bụng/vòng hông (B/H) tăng:<br />
> 0,9 (với nam), > 0,85 (với nữ), chỉ số vòng<br />
<br />
81(05): 141 - 146<br />
<br />
bụng cho người châu Á tăng vòng bụng khi<br />
vòng bụng > 90 (với nam), vòng bụng > 80<br />
(với nữ).<br />
Tính chỉ số BMI (Body mass index)<br />
Phân loại thể trạng tính theo chỉ số BMI<br />
(WHO – 2000):<br />
Thể trạng<br />
Thể trạng gầy<br />
Thể trạng bình thường<br />
Quá cân<br />
Béo độ I<br />
Béo độ II<br />
<br />
BMI (Kg/m2)<br />
18,5<br />
18,5 – 22,9<br />
23 – 24,9<br />
25 – 29,9<br />
≥ 30<br />
<br />
Tiêu chuẩn chẩn đoán các rối loạn gluccose<br />
máu (WHO 2007):<br />
Chẩn đoán<br />
<br />
Glucose máu (mmol/l)<br />
<br />
Đái tháo đường<br />
(ĐTĐ)<br />
Rối loạn dung nạp<br />
glucose<br />
(RLDNG)<br />
Rối loạn glucose<br />
máu lúc đói<br />
(RLGMLĐ)<br />
<br />
Go ≥ 7,0 hoặc G2 ≥ 11,1<br />
Go < 7,0 và G2 ≥ 7,8<br />
6,1 ≤ Go < 7,0 và G2 < 7,8<br />
<br />
- Tình trạng dung nạp glucose máu: Bao gồm<br />
cả người có rối loạn dung nạp glucose bình<br />
thường với người có ĐTĐ, RLDNG và<br />
GDNGLĐ.<br />
- Gọi là các rối loạn dung nạp bao gồm số<br />
ĐTĐ, số RLDNG và số GDNGLĐ.<br />
Xử lý số liệu<br />
Sử dụng phần mềm EPI – INFO, STATA để<br />
xử lý số liệu.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
<br />
Bảng 1. Phân bố độ tuổi, giới của đối tượng nghiên cứu<br />
Nam<br />
<br />
Giới<br />
Độ tuổi<br />
< 30<br />
40 - 49<br />
50 - 59<br />
60 - 69<br />
≥ 70<br />
Tổng<br />
p<br />
<br />
n<br />
2<br />
13<br />
22<br />
31<br />
33<br />
101<br />
<br />
Nữ<br />
%<br />
0,7<br />
4,55<br />
7,69<br />
10,84<br />
11,54<br />
35,32<br />
<br />
n<br />
2<br />
19<br />
63<br />
73<br />
28<br />
185<br />
p < 0,05<br />
<br />
%<br />
0,7<br />
6,64<br />
22,03<br />
25,52<br />
9,79<br />
64,68<br />
<br />
Tổng %<br />
0,70<br />
11,19<br />
29,72<br />
36,36<br />
21,33<br />
100<br />
<br />
Nhận xét: Tăng huyết áp ở người trưởng thành gặp ở mọi độ tuổi, gặp nhiều nhất ở độ tuổi 60 69 chiếm 36,36%. Tỷ lệ nữ/nam là 1,8/1, tỷ lệ nữ cao hơn nam, sự khác biệt này có ý nghĩa thông<br />
kế với p < 0,05.<br />
142<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Phạm Thị Ngọc Anh và đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
81(05): 141 - 146<br />
<br />
Bảng 2. Tỷ lệ các rối loạn dung nạp glucose máu theo tuổi của đối tượng nghiên cứu<br />
<br />
Độ tuổi<br />
<br />
BT<br />
n<br />
2<br />
20<br />
52<br />
58<br />
37<br />
169<br />
<br />
< 40<br />
40- 49<br />
50- 59<br />
60- 69<br />
≥ 70<br />
Tổng<br />
P<br />
<br />
%<br />
50<br />
62,5<br />
61,18<br />
55,77<br />
60,66<br />
59,09<br />
<br />
Dung nạp glucose<br />
GDNGLĐ<br />
RLDNG<br />
n<br />
%<br />
n<br />
%<br />
1<br />
25<br />
0<br />
0<br />
4<br />
12,50<br />
6<br />
18,75<br />
5<br />
5,88<br />
20<br />
23,53<br />
6<br />
5,77<br />
28<br />
26,92<br />
8<br />
13,11<br />
11<br />
18,03<br />
24<br />
8,39<br />
65<br />
22,73<br />
p > 0,05<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
ĐTĐ<br />
n<br />
1<br />
2<br />
8<br />
12<br />
5<br />
28<br />
<br />
%<br />
25<br />
6,25<br />
9,41<br />
11,54<br />
8,20<br />
9,79<br />
<br />
n<br />
4<br />
26<br />
82<br />
102<br />
72<br />
286<br />
<br />
Nhận xét: Tăng huyết áp ở độ tuổi < 40 rất ít gặp (1,4%). RLDNG tăng rõ rệt từ độ tuổi 50<br />
(23,53% ở độ tuổi 50 - 59 , 26,92% độ tuổi 60 - 69). Tỷ lệ ĐTĐ tăng dần từ độ tuổi dưới 40 đến<br />
69, tuy nhiên sự khác biệt này chưa có ý nghĩa thống kê, p > 0,05.<br />
Bảng 3. Tỷ lệ các rối loạn dung nạp glucose máu theo giới của đối tượng nghiên cứu<br />
<br />
Giới<br />
<br />
Dung nạp Glucose<br />
GDNGLĐ<br />
RLDNG<br />
n<br />
%<br />
n<br />
%<br />
11<br />
10,89<br />
24<br />
23,76<br />
13<br />
7,03<br />
41<br />
22,16<br />
24<br />
8,39<br />
65<br />
22,73<br />
> 0,05<br />
<br />
BT<br />
n<br />
55<br />
114<br />
169<br />
<br />
Nam<br />
Nữ<br />
Tổng<br />
p<br />
<br />
%<br />
54,46<br />
61,62<br />
59,09<br />
<br />
ĐTĐ<br />
n<br />
11<br />
17<br />
28<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
%<br />
10,89<br />
9,19<br />
9,79<br />
<br />
n<br />
101<br />
185<br />
286<br />
<br />
%<br />
100<br />
100<br />
100<br />
<br />
Nhận xét: Ở nam giới tỷ lệ GDNGLĐ gặp 10,89%, RLDNG là 23,765, ĐTĐ là 10,89%. Nữ giới<br />
GDNGLĐ là 7,03%, RLDNG là 22,16%, ĐTĐ là 9,19%, Tỷ lệ các RLDNG không có sự khác<br />
biệt về giới (p > 0,05).<br />
Bảng 4. Tỷ lệ rối loạn glucose máu theo BMI của đối tượng nghiên cứu<br />
Dung nạp Glucose<br />
BMI<br />
Gầy<br />
Bình thường<br />
Quá cân<br />
Béo I<br />
Tổng<br />
P<br />
<br />
BT(1)<br />
n<br />
3<br />
90<br />
45<br />
31<br />
169<br />
<br />
%<br />
50,00<br />
66,18<br />
54,88<br />
50,00<br />
59,09<br />
<br />
GDNGLĐ(2)<br />
n<br />
1<br />
13<br />
6<br />
4<br />
24<br />
<br />
RLDNG(3)<br />
<br />
%<br />
n<br />
16,67<br />
2<br />
9,55<br />
28<br />
7,32<br />
24<br />
6,45<br />
11<br />
8,39<br />
65<br />
p1-2 > 0,05; p1-3 > 0,05;<br />
<br />
ĐTĐ(4)<br />
<br />
%<br />
n<br />
33,33<br />
0<br />
20,59<br />
5<br />
29,27<br />
7<br />
17,74<br />
16<br />
22,73<br />
28<br />
p1-4 < 0,05<br />
<br />
%<br />
00<br />
3,68<br />
8,53<br />
25,81<br />
9,79<br />
<br />
Tổng<br />
n<br />
6<br />
136<br />
82<br />
61<br />
286<br />
<br />
Nhận xét: Đối tượng nghiên cứu có BMI ở mức gầy: GDNGLĐ 16,67%, RLDNG 33,33%, ĐTĐ<br />
0%. Đối tượng nghiên cứu quá cân: GDNGLĐ 7,32%, RLDNG 29,27%, ĐTĐ 8,53%. Đối tượng<br />
nghiên cứu béo độ I: GDNGLĐ 6,45%, RLDNG 17,74%, ĐTĐ 25,81%. Tỷ lệ ĐTĐ tăng lên ở<br />
người quá cân, đặc biệt cao nhất ở nhóm người béo độ I (25,81%). Sự khác biệt này có ý nghĩa<br />
thống kê (p < 0,05).<br />
143<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Phạm Thị Ngọc Anh và đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
81(05): 141 - 146<br />
<br />
Bảng 5. Tỷ lệ rối loạn glucose máu ở đối tượng nghiên cứu theo tỷ lệ vòng bụng/vòng hông<br />
B/H<br />
Có tăng<br />
Bình thường<br />
Tổng<br />
P<br />
<br />
BT(1)<br />
n<br />
%<br />
18<br />
17,48<br />
151<br />
82,51<br />
169<br />
59,09<br />
<br />
Dung nạp Glucose<br />
GDNGLĐ(2)<br />
RLDNG(3)<br />
ĐTĐ(4)<br />
n<br />
%<br />
n<br />
%<br />
n<br />
%<br />
25<br />
24,27<br />
48<br />
46,60<br />
12<br />
11,65<br />
3<br />
1,64<br />
17<br />
9,29<br />
12<br />
6,56<br />
28<br />
9,79<br />
65<br />
22,73<br />
24<br />
8,39<br />
p1-2 < 0,01, p1-3 < 0,01, p1-4 < 0,01<br />
<br />
Tổng<br />
n<br />
103<br />
183<br />
286<br />
<br />
Nhận xét: Đối tượng nghiên cứu có tăng tỷ lệ vòng bụng/vòng hông, GDNGLĐ là 11,65%,<br />
RLDNG chiếm 46,60%, ĐTĐ chiếm 24,27% cao hơn so với người có tỷ lệ vòng bụng/vòng hông<br />
bình thường (GDNGLĐ là 6,56%, RLDNG là 9,29%, ĐTĐ chiếm 1,64%). Sự khác biệt này có ý<br />
nghĩa thống kê p < 0,01.<br />
Bảng 6. Liên quan giữa các rối loạn dung nạp glucose máu với chỉ số BMI<br />
Dung nạp glucose<br />
BMI<br />
BMI ≥ 23<br />
BMI < 23<br />
P<br />
X2<br />
OR<br />
<br />
Dung nạp glucose bình<br />
thường (n)<br />
76<br />
93<br />
<br />
Rối loạn dung nạp glucose<br />
(n)<br />
68<br />
49<br />
< 0,05<br />
4,78<br />
1,70<br />
<br />
Nhận xét: Đối tượng nghiên cứu có BMI ≥ 23: Dung nạp glucose bình thường (52,78%), các<br />
RLDNG (47,22%). Đối tượng nghiên cứu có BMI < 23: Dung nạp glucose bình thường<br />
(65,49%), các RLDNG (34,51%). Đối tượng nghiên cứu có BMI ≥ 23 có nguy cơ các rối loạn<br />
dung nạp glucose máu cao gấp 1.7 lần người BMI < 23. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với<br />
p < 0.05.<br />
Bảng 7. Liên quan giữa các rối loạn dung nạp glucose máu<br />
với chỉ số vòng bụng/vòng hông ở đối tượng nghiên cứu<br />
<br />
Chỉ số vòng bụng/vòng hông<br />
Tăng<br />
Bình thường<br />
P<br />
X2<br />
OR<br />
<br />
Dung nạp glucose Dung nạp glucose bình<br />
Rối loạn dung nạp<br />
thường (n)<br />
glucose (n)<br />
18<br />
85<br />
151<br />
32<br />
< 0,05<br />
5,50<br />
1,83<br />
<br />
Nhận xét: Bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát tăng chỉ số vòng bụng/vòng hông, tăng nguy cơ<br />
các rối loạn dung nạp glucose máu gấp 1.83 lần so với người tăng huyết áp nguyên phát có chỉ số<br />
vòng bụng/vòng hông bình thường với p < 0.05.<br />
Quách Hữu Trung và Cs (41,22%), Trần Hữu<br />
BÀN LUẬN<br />
Dàng (31,5%), Huỳnh Văn Minh (24,07%).<br />
Tình trạng dung nạp glucose máu ở bệnh<br />
Nghiên cứu một số tác giả nước ngoài cho<br />
nhân tăng huyết áp nguyên phát<br />
thấy tỷ lệ này dao động từ 30% - 50%. Nhưng<br />
Trong 286 bệnh nhân tăng huyết áp điều trị<br />
tỷ lệ ĐTĐ trong nghiên cứu của chúng tôi là<br />
nội trú tại bệnh viện ĐKTƯTN. Sau nghiệm<br />
8,39%<br />
thấp hơn một số nghiên cứu khác như:<br />
pháp dung nạp glucose chúng tôi phát hiện<br />
Trần<br />
Hữu<br />
Dàng là 31,5%, hay một số tác giả<br />
được 28/286 trường hợp ĐTĐ, 65 trường hợp<br />
Châu Âu tỷ lệ này dao động trong khoảng<br />
RLDNG, 24 trường hợp RLGMLĐ, tất cả<br />
16,67% - 25%, có lẽ do đối tượng trong<br />
bệnh nhân có rối loạn dung nạp glucose<br />
chiếm tỷ lệ cao 40,01%. Một số tác giả:<br />
nghiên cứu của chúng tôi là bệnh nhân tăng<br />
144<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Phạm Thị Ngọc Anh và đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
huyết áp điều trị ngoại trú thường xuyên được<br />
sàng lọc ĐTĐ bằng xét nghiệm glucose máu<br />
lúc đói nên tỷ lệ ĐTĐ thấp hơn trong các<br />
nghiên cứu ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên<br />
phát chưa được sàng lọc ĐTĐ. Tỷ lệ<br />
RLGMLĐ chiếm 8,39% và RLDNG phát<br />
hiện sau nghiệm pháp dung nạp thường gặp,<br />
chiếm 22,73%%. Như vậy nếu chỉ quan tâm<br />
điều trị sàng lọc ĐTĐ cho bệnh nhân tăng<br />
huyết áp bằng glucose máu lúc đói mà không<br />
làm nghiệm pháp dung nạp glucose thì tỷ lệ<br />
lớn bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát có<br />
ĐTĐ, RLDNG hay RLGMLĐ không được<br />
điều trị từ giai đoạn sớm. Các nghiên cứu gần<br />
đây cho thấy có một tỷ khá lớn các trường<br />
hợp tăng huyết áp và rối loạn glucose máu<br />
nhất là ĐTĐ týp 2 có cùng một nguyên nhân<br />
đó là kháng insulin độc lập với béo phì trong<br />
bối cảnh hội chứng chuyển hoá.<br />
* Theo BMI<br />
Ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát:<br />
Người có BMI bình thường thì tình trạng<br />
dung nạp glucose bình thường chiếm tỷ lệ<br />
66,18% cao hơn so với bệnh nhân tăng huyết<br />
áp có BMI ≥ 23 (52,78%). Nếu tính chung tỷ<br />
lệ giảm dung nạp glucose ở bệnh nhân tăng<br />
huyết áp có chỉ số BMI bình thường chỉ<br />
chiếm 33,82%, trong khi đó nhóm có béo thì<br />
tỷ lệ này là 47,22%, sự khác biệt này có ý<br />
nghĩa thống kê. Kết quả trên đây cho thấy nếu<br />
bệnh nhận tăng huyết áp có béo thì nguy cơ<br />
giảm dung nạp glucose cao. Béo đã trở thành<br />
nguy cơ gây ĐTĐ và tăng huyết áp.<br />
Người gầy chưa có trường hợp nào bị ĐTĐ<br />
tại thời điểm nghiên cứu. Tỷ lệ RLDNG ở các<br />
nhóm BMI thường gặp, trong nhóm người<br />
quá cân RLDNG (29,27%) cao hơn có ý<br />
nghĩa với các nhóm có tăng chỉ số khối cơ thể<br />
khác. ĐTĐ ở người có BMI bình thường rất ít<br />
gặp 3,68%. Tỷ lệ ĐTĐ tăng lên ở người quá<br />
cân (8,53%), đặc biệt cao nhất ở nhóm người<br />
béo độ I (25,81%). Như vậy tỷ lệ ĐTĐ tăng<br />
lên theo chỉ số khối cơ thể. Sự khác biệt này<br />
có ý nghĩa thống kê p < 0,05. Bệnh nhân thừa<br />
cân và béo phì (BMI ≥ 23) ở bệnh nhân tăng<br />
huyết áp nguyên phát có nguy cơ rối loạn dung<br />
<br />
81(05): 141 - 146<br />
<br />
nạp glucose máu cao gấp 1.7 lần bệnh nhân<br />
THANP không tăng chỉ số khối cơ thể (BMI<br />
< 23), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê<br />
với p < 0.05.<br />
Nhiều tác giả Tạ Văn Bình, Huỳnh Văn Minh,<br />
Trần Hữu Dàng cũng thấy tăng chỉ số BMI có<br />
mối liên quan chặt chẽ với ĐTĐ. Điều này<br />
được giải thích bởi hiện tượng thừa cân, tăng<br />
khối lượng tế bào mỡ, tăng acid béo tự do dẫn<br />
đến đề kháng insulin là nguyên nhân của rối<br />
loạn chuyển hoá glucose và ĐTĐ.<br />
* Theo B/M<br />
Dung nạp glucose bình thường ở bệnh nhân<br />
tăng huyết áp nguyên phát, không tăng tỷ lệ<br />
vòng bụng/vòng hông chiếm tỷ lệ rất cao<br />
82,51%. Ở người có tăng tỷ lệ vòng<br />
bụng/vòng hông, tỷ lệ ĐTĐ thường gặp<br />
chiếm 24,27%, RLDNG chiếm tỷ lệ cao<br />
46,60%, RLGMLĐ là 11, 65% cao hơn có ý<br />
nghĩa với người không tăng tỷ lệ vòng<br />
bụng/vòng hông (ĐTĐ rất ít gặp, chiếm<br />
1,64%%, RLDNG là 9,29%, RLGMLĐ là<br />
6,56%), P < 0,05. Giá trị trung bình của vòng<br />
bụng/vòng hông ở người tăng huyết áp có<br />
ĐTĐ là 0,92 ± 0,04 cao hơn người dung nạp<br />
glucose bình thường là 0,90 ± 0,06, sự khác<br />
biệt này có ý nghĩa thống kê, p < 0,05. Bệnh<br />
nhân tăng huyết áp nguyên phát tăng chỉ số<br />
vòng bụng/vòng hông, tăng nguy cơ rối loạn<br />
glucose máu gấp 1.83 lần so với người tăng<br />
huyết áp nguyên phát có chỉ số vòng<br />
bụng/vòng hông bình thường với p < 0.05.<br />
Như vậy nghiên cứu của chúng tôi tương tự<br />
như nghiên cứu của nhiều tác giả Tạ Văn<br />
Bình, Lê Trung Đức Sơn, tăng chỉ số vòng<br />
bụng/vòng hông có liên quan đến ĐTĐ.<br />
Dư thừa lượng mỡ ở bụng đặc biệt là ứ đọng<br />
mỡ bao quanh vùng bụng và mỡ bao quanh<br />
cơ quan trong ổ bụng là những yếu tố nguy cơ<br />
của bệnh ĐTĐ, độc lập với mức độ béo phì.<br />
Trước đây mô mỡ chỉ được xem là nơi dự trữ<br />
mỡ cho cơ thể, gần đây hơn, người ta thấy tế<br />
bào mỡ là một tổ chức trong cơ thể giữ vai trò<br />
quan trọng trong điều hoà chuyển hoá năng<br />
lượng và liên quan đến tình trạng đề kháng<br />
insulin một trong những nguyên nhân đưa đến<br />
ĐTĐ. Điều này giải thích cho kết quả người bị<br />
ĐTĐ có tỷ lệ mỡ trong cơ thể cũng như tỷ số<br />
vòng bụng/vòng hông cao hơn bình thường.<br />
145<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />