DANH HOẠ TRẦN VĂN CẨN
lượt xem 10
download
Hoạ sĩ Trần Văn Cẩn sinh ngày 13 tháng 8 năm 1910 tại Kiến An, nay là quận Kiến An thuộc thành phố Hải Phòng trong một gia đình trí thức nghèo, bố làm nghề bưu điện, mẹ làm nghề thủ công nặn con giống bằng bột dẻo và làm đèn giấy bằng nan tre... Năm 1924 vào tuổi 14, sau khi học hết tiểu học ở Kiến An, ông lên Hà Nội ở với bà nội. Qua hai năm trung học, năm 1925, theo ý kiến của bố, ông thi vào Trường Kỹ nghệ thực hành (école de l’...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: DANH HOẠ TRẦN VĂN CẨN
- DANH HOẠ TRẦN VĂN CẨN Hoạ sĩ Trần Văn Cẩn sinh ngày 13 tháng 8 năm 1910 tại Kiến An, nay là quận Kiến An thuộc thành phố Hải Phòng trong một gia đình trí thức nghèo, bố làm nghề bưu điện, mẹ làm nghề thủ công nặn con giống bằng bột dẻo và làm đèn giấy bằng nan tre... Năm 1924 vào tuổi 14, sau khi học hết tiểu học ở Kiến An, ông lên Hà Nội ở với bà nội. Qua hai năm trung học, năm 1925, theo ý kiến của bố, ông thi vào Trường Kỹ nghệ thực hành (école de l’ TRẦN VĂN CẨN-Em Thuý-sơn art appliqué) Hà Nội, học vẽ dầu mẫu đăng ten và thiết kế đồ gỗ. Năm 1930, ông tốt nghiệp và được điều về làm việc ở Viện Hải Dương học Nha Trang (nay là Viện Nghiên Cứu Hải Dương Học Nha Trang), làm công việc vẽ, chép lại những con cá lạ đánh bắt được từ biển về để lưu trữ vào hồ sơ gốc. Tại đây, anh được làm quen với màu vẽ của những hoạ sĩ phương Tây từ
- một hoạ sĩ Pháp đến giúp Sở xây dựng mô hình để tham dự hội chợ triển lãm ở Paris. Sự kiện này đã dẫn ông tới bỏ công việc ở Sở cá, quay về Hà Nội với hoài bão trở thành hoạ sĩ tạo hình. Năm 1931, sau 3 tháng học dự bị do hoạ sĩ Nam Sơn hướng dẫn, Trần Văn Cẩn thi đỗ vào khoá VI (1931-1936) Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương cùng với Nguyễn Gia Trí, Lưu Văn Sìn, Nguyễn Văn Tại, Nguyễn Thuỵ Nhân, Vũ Đức Nhuận... Năm 1933 ông cùng các hoạ sĩ thể nghiệm thành công tranh sơn mài với sơn son, vỏ trứng. Vừa học tập, vừa sáng tác: năm 1934 tác phẩm đầu tay mang tên Mẹ Tôi đã được tham dự phòng triển lãm ở Paris. Cùng với Lê Phổ, Phạm Hậu, Nguyễn Khang, Trần Quang Trân, Trần Văn Cẩn là một trong những sinh viên đầu tiên nghiên cứu sơn ta, ông đã cùng bác Phó Thành tìm cách pha chế để có thể vẽ được nhiều lớp sơn chồng lên nhau và mài. Năm 1935, tại triển lãm lần thứ nhất Hội Khuyến Khích Kỹ thuật và công nghệ ( viết tắt là SADEAL) Trần Văn Cẩn đã có bốn tác phẩm Em gái tôi - sơn dầu, Cha con- lụa, Đi làm đồng và Cảnh bờ sông - khắc gỗ màu, trong đó hai bức Cha con và Đi làm đồng được sáng tác trên cơ sở ký hoạ ở Yên Viên, phía Bắc Hà Nội. Tại cuộc triển lãm này ông được tặng giải ngoại hạng và được cử vào Ban giám khảo. Năm 1936, ông lại gửi tới triển lãm SADEAL lần hai với ba bức tranh lụa: Cô đơn, Chân dung cô gái nhỏ và Chăn ngựa. Năm 1937 ông dự hội chợ triển lãm quốc tế Paris với bốn tác phẩm lụa: Chân dung cô gái trên nền hoa đào, Chợ hoa, Thê và Mang cỏ cho ngựa ăn. Có thể thấy suốt giai đoạn học, Trần Văn Cẩn đi khá sâu vào chất liệu lụa vậy mà bài thi
- tốt nghiệp của ông lại là bức bình phong trang trí khổ 180 x 60 cm ghép từ 6 tấm vóc với đề tài sinh hoạt của giới trí thức xưa có tên Lều chõng. Bài tốt nghiệp này của ông được đánh giá cao. Khi ra trường, hoạ sĩ Trần Văn Cẩn từ chối sự bổ nhiệm của chính quyền thuộc địa. Hè năm đó ông đi xe đạp vào Huế cùng hai bạn học để vẽ phong cảnh, nhưng bị chính quyền nghi ngờ và gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng ông quyết tâm tập trung vào chuyên môn, liên tục sáng tác nhiều tác phẩm bằng các chất liệu sơn mài, lụa, sơn dầu, khắc gỗ. Có thể coi thời kỳ này là thời kỳ hoạ sĩ Trần Văn Cẩn thử sức mình trên nhiều chất liệu khác nhau và ở chất liệu nào ông cũng đạt được thành công. Đó là các tác phẩm: Đi lễ chùa - lụa; Trong vườn - năm 1938, sơn mài (120 x 80 cm) khi dự triển lãm SADEAL lần thứ III tại Hải Phòng, ông nhận được Giải Ngoại Hạng, tác phẩm này gửi đi dự triển lãm ở Batavia. Tác phẩm Bên sông Hồng - lụa, Phong cảnh Huế - sơn dầu năm 1939 dự triển lãm SADEAL lần thứ IV. Tác phẩm Gánh lúa - Lụa, Ngư dân - sơn dầu gửi sang Tokyo năm 1940. Năm 1943 ông gia nhập nhóm “Trung tâm nghệ thuật Việt Nam” gọi tắt là FARTA, đồng thời gửi hai tác phẩm: Em Thuý - sơn dầu và Gội đầu - khắc gỗ. Mà sau đó ông được tặng giải nhất. Năm sau, ở triển lãm FARTA lần 2, ông gửi hai tác phẩm: Bên ao sen - sơn dầu, Hai thiếu nữ trước bình phong - lụa, 1944. Cũng năm này, tác phẩm Nắng trong vườn - sơn dầu của Trần Văn Cẩn gửi tham dự triển lãm "Duy nhất". Tác phẩm sơn dầu Em Thuý và tác phẩm Gội đầu tranh khắc gỗ của hoạ sĩ Trần Văn Cẩn hiện được lưu giữ tại Bảo tàng mỹ thuật Việt Nam
- Thời tiền khởi nghĩa, cảm tình với các bạn ở Văn hoá cứu quốc, ông vẽ tranh cổ động Cứu nông dân, Trừ giặc đói, Phá xiềng, Bản đồ Việt Nam không thể chia cắt. Các tác phẩm của hoạ sĩ Trần Văn Cẩn sáng tác đã tham dự nhiều triển lãm trong nước và quốc tế. Điều này, thể hiện sức sáng tạo của ông hết sức dồi dào. Chính ông cùng các hoạ sĩ tốt nghiệp trường cao đẳng Mỹ Thuật Đông Dương thời đó như Tô Ngọc Vân, Nguyễn Phan Chánh, Nguyễn Đỗ Cung, Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Tường Lân, Lê Văn Đệ, Lương Xuân Nhị... đã tạo nên những tác phẩm hội hoạ hiện đại giai đoạn đầu ở Việt nam. Năm 1945 Cách mạng Tháng Tám thành công. Trong những ngày sôi sục khí thế cách mạng và chống lại âm mưu xâm lược của giặc Pháp, hoạ sĩ Trần Văn Cẩn cùng với nhiều danh hoạ khác đã hăng hái vẽ tranh cổ động cỡ lớn trưng bầy ở vườn hoa Chí Linh, Bờ Hồ, ngã tư Tràng Tiền, trước cửa Nhà Hát Lớn. Hoạ sĩ Trần Văn Cẩn đã vẽ áp phích Nước Việt Nam của Người Việt Nam (4x6m), trong tranh ba nhân vật thanh niên nam, nữ, thiếu niên với vũ khí trong tay sẵn sàng bảo vệ tổ quốc. áp phích trên được dựng ở nhà Địa ốc Ngân Hàng. Thời gian này, hoạ sĩ Trần Văn Cẩn cùng anh em trong Hội Văn Hoá Cứu Quốc đã tổ chức triển lãm văn hoá tại Nhà Khai Trí Tiến Đức, phố Hàng Trống, Hà Nội. ở đây, hoạ sĩ Trần Văn Cẩn đã vẽ mẫu cửa - một mẫu cửa khá độc đáo và chỉ đạo trưng bày triển lãm Văn hoá. Lần ấy, anh em nghệ sĩ đã vinh dự được Bác Hồ đã đến thăm và nói chuyện. Tại triển lãm này, Trần Văn Cẩn đã tham dự bức tranh lụa Cấy lúa (Xuống đồng) được sáng tác sau mấy tháng sống giữa khung cảnh đồng
- ruộng ở một tỉnh trung du; tác phẩm này được tặng giải thưởng Chính Phủ (trị giá hồi đó là1000đ). Cuối năm 1946, Trường Mỹ Thuật Việt Nam được thành lập, thay thế trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương tại phố Lò Đúc, Hà Nội do hoạ sĩ Tô Ngọc Vân phụ trách. Hoạ sĩ Trần văn Cẩn đã được ông Vân mời tổ chức trường và tham gia giảng dạy. Đây là sự kiện quan trọng để Trần Văn Cẩn bước vào sự nghiệp đào tạo của mình. Trường Mỹ thuật mở chưa được bao lâu thì kháng chiến toàn quốc bùng nổ, ông cùng nhiều văn nghệ sĩ Thủ Đô vào vùng kháng chiến. Hoạ sĩ Trần Văn Cẩn đi Bắc Ninh làm việc cho Phòng Thông Tin tuyên truyền huyện Từ Sơn, tiếp đó phụ trách hoá trang và dựng sân khấu trong Đoàn kịch thiếu nhi lưu động Diên Hồng. Thời gian này Trần Văn Cẩn vẽ nhiều áp phích Đoàn kết; Kháng chiến, hướng dẫn phóng tranh vẽ lên tường để động viên nhân dân tham gia kháng chiến. Năm 1948 ông được mời lên làm việc ở Sở Thông Tin tuyên truyền khu 12 ở gần Nhã Nam - Bắc Giang. Trần Văn Cẩn làm công tác tuyên truyền khu - tham gia chiến dịch Trung Du, hướng dẫn chiến sĩ vẽ dựa trên cơ sở nghệ thuật tranh tết dân gian Đông Hồ, làm tranh khắc gỗ in giấy điệp cổ động cho chiến đấu, sản xuất - học bình dân vv... Đại hội Văn nghệ Toàn quốc 1948 tại Việt Bắc, hoạ sĩ Trần Văn Cẩn là một trong 11 đại biểu mỹ thuật tham dự Đại hội. Tại đại hội này ông đã được bầu vào Ban thường vụ Hội Văn Nghệ Việt Nam cùng với các hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung, Huỳnh Văn Gấm đại diện cho giới mỹ thuật. Để chào mừng đại hội này, Phòng triển lãm hội họa kháng chiến 1948
- đã được tổ chức bầy 53 tác phẩm, Trần Văn Cẩn đã gửi tới triển lãm nhiều trực hoạ và tranh khắc gỗ in điệp. Năm 1949 ông làm trang trí trọng khu giao tế (Bộ tổng tư lệnh), vẽ tranh hoành tráng Dân quân (kiểu tranh tường). Năm 1950 Trường Mỹ Thuật Kháng Chiến được thành lập do hoạ sĩ Tô Ngọc Vân làm hiệu trưởng, Trần Văn Cẩn được mời cùng giảng dạy với các hoạ sĩ Nguyễn Khang, Nguyễn Tư Nghiêm... Cuối năm 1951, ông được mời về Chiêm Hoá làm trưởng ban tổ chức và tham gia Hội đồng nghệ thuật của Triển lãm hội hoạ 1951 tại Chiêm Hoá (Tuyên Quang). Trong cuộc triển lãm này ông bày các tác phẩm ở Hang- lụa, Gánh thóc thuế và Nhớ ơn người chiến sĩ vô danh - tranh cổ động và đã được giải thưởng. Năm 1953, hoạ sĩ Trần Văn Cẩn cùng một số văn nghệ sĩ khác tham gia vận động sản xuất, công tác giảm tô và cải cách ruộng đất. Thời gian này ông có nhiều ký hoạ về nông dân và nông thôn, bức tranh tranh lụa Nông dân vạch tội ác địa chủ được ông sáng tác vào thời gian này. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ 1954, Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, ông cùng đoàn quân chiến thắng trở về tiếp quản Thủ đô. Hai tháng sau một triển lãm Mỹ thuật lớn chào mừng giải phóng Thủ đô đã được tổ chức tại Nhà Hát lớn và Nhà thông tin Tràng Tiền Hà Nội. Ban tổ chức gồm Trần Văn Cẩn, Nguyễn Đỗ Cung, Huỳnh Văn Gấm, Mai Văn Hiến, Nguyễn Sĩ Ngọc, Lương Xuân Nhị, Huỳnh Văn Thuận,
- Nguyễn Văn Tỵ. Triển lãm khai mạc ngày 14/11/1954 với 496 tác phẩm của 152 hoạ sĩ gửi đến dự triển lãm. Hoạ sĩ Trần Văn Cẩn dự triển lãm với tác phẩm tranh lụa Con đọc bầm nghe và 06 ký hoạ Làm cầu; Phố Bắc Giang; Bến Sông Thương; Bộ đội trong động Tam Thanh; Động Bình Gia. Năm 1955 ông tiếp quản trụ sở trường Mỹ thuật ở 42 Yết Kiêu Hà Nội hoạ sĩ Trần Văn Cẩn được giao làm Hiệu trưởng. Cùng thời gian này ông làm Trưởng ban tổ chức triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 1955. Tại triển lãm này ông gửi hai tác phẩm: Lò đúc lưỡi cầy trong kháng chiến- lụa và Công nhân hầm lò- sơn dầu. Sau gần hai năm chuẩn bị - Đại hội thành lập Hội đã được tổ chức trọng thể tại Câu lạc bộ Hội Liên hiệp Văn nghệ Việt Nam số nhà 1 phố Bà Triệu, Hà Nội. Đại hội đã bầu Ban chấp hành gồm 21 người trong đó có hoạ sĩ Trần Văn Cẩn. Năm 1958 hoạ sĩ Trần Văn Cẩn được Ban chấp hành bầu là Tổng thư ký thay hoạ sĩ Nguyễn Văn Tỵ. Sau Đại hội của Hội, triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 1958 được tổ chức tại 42 Yết Kiêu Hà Nội. Hoạ sĩ Trần Văn Cẩn tham dự với tác phẩm: Nối lại dây gầu- sơn dầu; Tát nước đồng chiêm - sơn mài; tác phẩm được vẽ sau khi đi thâm nhập thực tế ở vùng Xuân Thượng, Nam Định. Tác phẩm Tát nước đồng chiêm của ông đã được tặng giải Nhất. Tại triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 1960 tại 42 Yết Kiêu, hoạ sĩ Trần Văn Cẩn đã tham dự tác phẩm sơn dầu Nữ dân quân miền biển, tác phẩm này đã giành được giải Nhất. Hai năm sau, năm 1962, hoạ sĩ
- Trần Văn Cẩn đã gửi tới triển lãm mỹ thuật toàn quốc năm 1962 ba tác phẩm: Mùa đông sắp đến- sơn mài; Chân dung bác thợ lò- sơn dầu và Thiếu nữ áo trắng- sơn dầu. Năm 1964 đế quốc Mỹ đưa chiến tranh phá hoại ra Miền Bắc, cả nước bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Năm 1964, hoạ sĩ Trần Văn Cẩn đó đã chuyển công tác về Hội Mỹ thuật Việt Nam Trong thời gian công tác ở Hội bên cạnh công việc lãnh đạo, ông cố gắng sắp xếp để có nhiều thời gian đi vẽ thực tế đến các Sở công nông nghiệp và tuyến lửa, đi vẽ về vùng mỏ Quảng Ninh, vào khu IV (Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hoá) năm 1964; Quảng Bình, Vĩnh Linh năm 1969, 1970. Đi Trường Sơn vào Tây Nguyên năm 1975 và vào Buôn mê thuột ngay sau ngày giải phóng. Những chuyến đi này đã giúp ông gắn bó với thực tế sản xuất và chiến đấu trong những năm tháng chiến tranh giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước bằng những tác phẩm: Gác đêm, Thuyền hải thôn, Đèo Nai, Sinh hoạt đội ngư thuỷ, Căn phòng dưới hầm Di Loan, Lão dân quân, Cửa vào địa đạo, Nuôi trẻ trong lòng đất, Nghe đài, Cảnh giới, Kéo lưới..., những cảm xúc và ghi chép thực tế đã giúp ông sáng tác nhiều tác phẩm có giá trị như Thằng cu đất Mỏ- sơn mài (1968; Mưa mai trên sông Kiến- sơn mài (1972). Sau ngày giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước, hoạ sĩ Trần Văn Cẩn trong cương vị Tổng thư ký Hội Mỹ thuật Việt Nam đã cùng với Ban thường vụ Hội xây dựng Hội lớn mạnh trong cả nước. Hai triển lãm mỹ thuật toàn quốc lớn năm 1976 và năm 1980 được tổ chức tại Hà
- Nội. Hoạ sĩ Trần Văn Cẩn vẫn tiếp tục sáng tác và có những tác phẩm tham dự: Hồ Chủ Tịch trên lễ đài mừng chiến thắng (1975); Tiến sâu vào lòng đất và Trong lòng đất- sơn mài (1976); Làm thuỷ lợi, Một trận đánh Mỹ, nguỵ ở Cheo Reo (1979); Đưa nước lên Cao nguyên và Chân dung Bé Nga- sơn dầu (1980). Triển lãm mỹ thuật toàn quốc năm 1990 với tác phẩm: Người Hà Nội - sơn dầu (53 x 70) Ngoài sáng tác hội hoạ ông còn làm minh hoạ, trình bày sách, sáng tác mẫu mỹ nghệ... Khó có thể kể hết được những thành tựu sáng tạo của ông, vậy mà đến tuổi 70, vào ngày sinh nhật 13 tháng 8 năm 1980, ông mới tổ chức khai mạc triển lãm cá nhân đầu tiên tại Viện Bảo Tàng Mỹ Thuật Việt Nam với 138 tác phẩm chọn lọc từ nhiều thể loại: hội hoạ, đồ hoạ, minh hoạ sách báo, phác thảo bố cục, thể nghiệm trang trí gốm... và những lời giới thiệu trang trọng: “để báo cáo với công chúng về đặc điểm và thành tựu sáng tạo của hoạ sĩ gần nửa thế kỷ trong đó có 35 năm dưới ánh sáng cách mạng... Với năng lực sáng tạo khá dồi dào về các thể loại và chất liệu kỹ thuật: sơn mài, sơn dầu, khắc gỗ, lụa... và sở trường sử dụng chất liệu sơn mài dân tộc, hoạ sĩ đã tạo một định hình cho bút pháp và phong cách sáng tạo riêng của mình, mà ai cũng có thể dễ dàng cảm nhận được. Đó là sắc thái chân thực, hồn nhiên tươi mát, và giàu chất trữ tình như tâm hồn lạc quan, yêu đời, phong độ tao nhã và thị cảm trong sáng của hoạ sĩ... Hoạ sĩ cũng đã dung hợp nhuần nhuyễn yếu tố tạo hình của truyền thống nghệ thuật dân tộc, nhất là tính chất truyền cảm ở nghệ thuật dân gian của ông cha ta, và hấp thụ có hiệu
- quả tinh hoa nghệ thuật tạo hình hiện đại của nhân loại mà không rơi vào tình trạng lai căng hoặc phục cổ...”. Danh hoạ Trần Văn Cẩn qua đời ngày 31 tháng 7 năm 1994 tại Hà Nội ở tuổi 84. Ông thực sự xứng đáng với những danh hiệu và phần thưởng cao quý: Nhà Giáo Nhân Dân, Viện Sĩ Viện Hàn Lâm Mỹ Thuật Cộng Hoà dân Chủ Đức, Giải Thưởng Hồ Chí Minh đợt I. Nhiều tác phẩm của ông đã nhận được các giải thưởng: Giải Nhất các triển lãm mỹ thuật toàn quốc năm 1960, 1976, 1980 Danh hoạ Trần Văn Cẩn được Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương độc lập hạng Nhất, Huân chương kháng chiến hạng Hai, Huân chương lao động hạng Ba, Huy chương Vì sự nghiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam, Vì sự nghiệp Mỹ thuật Việt Nam, Vì thế hệ trẻ... Huy chương kỷ niệm Lê nin, Hoạ sĩ Trần Văn Cẩn là tấm gương sáng về lao động sáng tạo nghệ thuật và trách nhiệm trong công tác. Tên tuổi và tác phẩm của ông sống mãi với nhân dân, với đất nước, và trong mỗi chúng ta. TRẦN KHÁNH CHƯƠNG
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Vẽ mỹ thuật 3,4: Vẽ màu - Trần Văn Tâm
40 p | 689 | 341
-
Rượu cần - một nét văn hóa Tây Nguyên
4 p | 192 | 47
-
5 mẹo để có những bức ảnh lễ tết đẹp nhất
5 p | 172 | 42
-
Những tác phẩm vô giá của mỹ thuật Việt Nam hiện đạI
6 p | 158 | 26
-
Bức tranh Em Thúy – Trần Văn Cẩn
4 p | 724 | 20
-
TRANH CỔ ĐỘNG VIỆT NAM ĐANG Ở ĐÂU?
5 p | 201 | 18
-
Nguyễn Gia Trí
8 p | 152 | 8
-
10 đồ uống ấm cúng cho mùa đông
8 p | 98 | 8
-
Bài giảng Mỹ thuật - Bài 14: Thường thức mĩ thuật - Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của mĩ thuật Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975
17 p | 138 | 7
-
Màu Sắc Dân Tộc Qua Hội Họa Bé Ký
6 p | 78 | 7
-
Danh họa Việt Nam Nguyễn Gia Trí
17 p | 113 | 7
-
Miết mải một cõi đi về…..
9 p | 68 | 6
-
CHÂN DUNG DANH HỌA TRẦN VĂN CẨN
4 p | 122 | 5
-
Tiếp xúc với tác phẩm
10 p | 59 | 5
-
Để nét xuân sắc tươi mãi cùng thời gian
14 p | 63 | 3
-
Tự nhuộm tóc
2 p | 69 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn