intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Danh nhân lịch sử: Nguyễn Bình

Chia sẻ: Abcdef_38 Abcdef_38 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

113
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nguyễn Bình (1908-1951) Nguyễn Bình tên khai sinh là Nguyễn Phương Thảo, quê làng An Phú, xã Giai Phạm, huyện Yên Mỹ nhưng sống ở thành phố Hải Phòng. Ông sinh năm 1908 trong một gia đình trung lưu có 5 người con, ông là thứ 4, vóc dáng khỏe mạnh, khuôn mặt cương nghị, tính tình phóng túng. Từ ông toát ra một sự tự tin, một sức mạnh nội tâm được kiềm chế gây ấn tượng mạnh mẽ cho người đối thoại. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Danh nhân lịch sử: Nguyễn Bình

  1. Nguyễn Bình (1908-1951) Nguyễn Bình (1908-1951) Nguyễn Bình tên khai sinh là Nguy ễn Phương Thảo, quê làng An Phú, xã Giai Phạm, huyện Yên Mỹ nhưng sống ở thành phố Hải Phòng. Ông sinh năm 1908 trong m ột gia đình trung lưu có 5 người con, ông là thứ 4, vóc dáng khỏe mạnh, khuôn mặt c ương nghị, tính tình phóng túng. T ừ ông toát ra một sự tự tin, một sức mạnh nội tâm đ ược kiềm chế gây ấn t ượng mạnh mẽ cho người đối thoại. Năm 17 tuổi đang học năm thứ 2 tr ường Trung học Hải Phòng, ông trốn gia đình vào Nam gia o du với nhà văn giang hồ Vương Sơn. Sau ông kết thân với nhà văn, nhà báo Trần Huy Liệu bấy giờ l à Đảng viên Việt Nam Quốc dân Đảng và trở thành Đảng viên tích c ực của Đảng này, giữ chức Trưởng ban tổ chức. Năm 1928 Xứ bộ Việt Nam Quốc dân Đảng Nam Kỳ được thành lập, hoạt động với tôn chỉ: “Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc”. Ông được bầu vào Ban chấp hành Xứ bộ, Trần Huy Liệu giữ chức Bí thư. Năm 1929 ông và Trần Huy Liệu bị bắt, bị kết án 5 năm tù và đày Côn Đảo. Khi ở tù, được tiếp xúc với những đảng viên cộng sản, ông có thiện cảm với Đảng cộng sản. Chính vì vậy mà ông bị bọn cầm đầu Quốc dân Đảng thanh
  2. trừng, bị khoét mất mắt trái. Cũng từ đó ông nhận ra rằng khẩu hiệu của chủ nghĩa Tam dân thực chất chỉ là khẩu hiệu suông, c òn bọn cầm đầu thì theo mục đích: “Vinh thân thì gia” và không ngần ngại thủ tiêu những đồng đảng khác chính kiến. Năm 1935 mãn hạn tù, ông trở về quê nhà. Tuy bị quản thúc nhưng ông vẫn nuôi ý chí cách mạng, bí mật xây dựng Đông Triều làm căn cứ chống Pháp. Khoảng năm 1941-1942, ông được tổ chức Đảng và Việt Minh giao cho nhiệm vụ mua vũ khí chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa. Ông đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đồng thời còn vận động binh lính các đồn Thủy Nguyên, Cửa Ông, thị xã Kiến An cung cấp vũ khí. Nhờ súng đạn nhiều mà Đông Triều trở thành chiến khu vững vàng và chùa Bắc Mã là tổng hành dinh của quân giải phóng chiến khu Đông Triều. Đêm 12/3/1945 ông tham gia đánh trận đồn Bần Yên Nhân, thu được nhiều thắng lợi. Trận đánh đồn Bần đ ược coi là trận đánh kiểu mẫu ở đồng bằng. Tháng 4/1945 Hội nghị quân sự Bắc kỳ quyết định cả n ước chia làm 7 quân khu, Bắc Bộ có 4, ông giữ chức T ư lệnh Đệ tứ quân khu (tức chiến khu Đông Triều gồm các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Hòn Gai, Móng Cái và L ạng Sơn).
  3. Trong tháng 6, tháng 7 năm 1945 ông chỉ huy nhiều trận đánh lớn, thu đ ược nhiều lương thực và vũ khí, như trận phục kích trên sông Kinh Thầy, trận tấn công đồng loạt 5 đồn Thanh Hà, Kinh Môn, Thuỷ Nguyên, Uông Bí, và Bí Chợ, đặc biệt là trận Quảng Yên. Trong các trận này thu 600 súng trường, 400 trung liên. Thừa thắng ông mang quân đi yểm trợ cuộc khởi nghĩa ở Hải Phòng, sau đó giải phóng Tiên Yên, Ba Chẽ, Hòn Gai, Cẩm Phả, Cát Bà. Do có biệt tài về quân sự, tháng 9/1945 ông được Hồ Chủ tịch cử vào miền Nam lo việc thống nhất các lực l ượng vũ trang tại chiến tr ường Nam Bộ, được giao giữ chức ủy viên quân sự Nam bộ kiêm khu trưởng khu VII, rồi T ư lệnh mặt trận Nam Bộ với toàn quyền quyết định các việc thuộc lĩnh vực quân sự tại Nam Bộ. Trong những ngày đầu kháng chiến, tình hình Nam Bộ hết sức rối ren, phức tạp, có thể ví như thời kỳ “Thập nhị sứ quân” - gồm nhiều Đảng phái, anh h ùng hảo hán và phải đối diện với một đội quân viễn chinh hùng hậu. Nguyễn Bình đã tìm mọi cách tập hợp các lực l ượng kháng chiến dưới sự chỉ huy chung và nhanh chóng tổ chức một cuộc kháng chiến toàn lực, toàn diện. Đây là một công việc cực kỳ phức tạp, khó khăn, nh ưng biết dựa vào quần chúng, lấy chính nghĩa thu phục lòng người, ông đã thành công trong sứ mệnh lịch sử này,
  4. góp phần thay đổi cục diện chiến tr ường có lợi cho ta, kìm hãm, đẩy lùi bước chân xâm lược của kẻ thù. Những chiến công buổi đầu của quân dân Nam Bộ đ ược gắn liền với tên tuổi Nguyễn Bình, khiến các giới chính trị, qu ân sự Pháp cũng phải kính nể. Năm 1947, ông được kết nạp vào Đảng cộng sản Việt Nam. Ngày 25/1/1948 Hồ Chủ tịch ký sắc lệnh phong cho ông hàm Trung tướng. Đây là trung tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam. Tháng 9/1951, theo yêu cầu của Trung ương, ông lên đường ra Bắc nhận nhiệm vụ mới. Trên đường đi ông bị giặc phục kích, hy sinh tại biên giới Việt - Miên. Trung tướng Nguyễn Bình là người chỉ huy m ưu lược, quyết đoán và dũng cảm, giữ kỷ luật nghiêm minh, lập nhiều chiến công xuất sắc ở những nơi nguy hiểm vào những thời điểm khó khăn nhất. Ông có công trong việc thống nhất lực lượng kháng chiến ở Nam Bộ và xây dựng Ban công tác thành (biệt động) Sài Gòn. Tháng 2 năm 1952 Hồ Chủ tịch ký sắc lệnh 84/SL truy tặng ông Huân chương Quân công hạng nhất. Ông cũng là người đầu tiên trong quân đội được nhận Huân chương cao quý này.
  5. Sau khi ông qua đời, nhiều sách báo đã viết về ông như một hiện tượng đặc biệt về tài năng quân sự những ngày đầu kháng chiến chống thực dân Pháp. Năm 2000, Bộ Tư lệnh quân khu VII đã di chuyển hài cốt ông về an táng tại nghĩa trang thành phố Hồ Chí Minh. Ông được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2