Đào tạo liên thông trong việc phân luồng học sinh hiện nay
lượt xem 1
download
Bài viết Đào tạo liên thông trong việc phân luồng học sinh hiện nay trình bày một số đặc điểm nổi bật trong việc đào tạo liên thông; Cơ sở khoa học về liên thông Giáo dục phổ thông - Giáo dục chuyên nghiệp; Đào tạo liên thông là một trong những giải pháp góp phần trong việc phân luồng học sinh trong quy mô cơ cấu đào tạo nguồn nhân lực hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đào tạo liên thông trong việc phân luồng học sinh hiện nay
- BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG TRONG VIỆC PHÂN LUỒNG HỌC SINH HIỆN NAY Nguyễn Ngọc Tài1 Trường ĐH Sư phạm Tp.HCM 1. Một số đặc điểm nổi bật trong việc đào tạo liên thông Tp. Hồ Chí Minh đang trong thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH-HĐH). Để thực hiện nhiệm vụ đó vấn đề quan trọng là chú trọng nguồn nhân lực, đó là lực lượng lao động được cung cấp kiến thức và kỹ năng cần thiết tham gia vào lực lượng sản xuất. Nguồn nhân lực đó phải được đào tạo một cách chu đáo. Có được một đội ngũ nhân lực lành nghề và đồng bộ sẽ tạo động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, tạo nên sức hấp dẫn lớn để thu hút đầu tư nước ngoài. Để có được một đội ngũ nhân lực lành nghề và đồng bộ thì vấn đề đặt ra là các trường có đào tạo nghề phải thu hút đội ngũ học sinh (HS) vào học nghề. Thực tế hiện nay rất nhiều HS phổ thông đã chọn nghề để học không phù hợp với bản thân. Điều này chẳng những ảnh hưởng đến tương lai các em mà còn gây hậu quả xấu cho xã hội như sự phân bố không hợp lý nguồn lực cần đào tạo. Một số ngành nghề có quá đông HS đăng ký, một số ngành mà xã hội có nhu cầu nhưng lại ít HS tham gia, HS đăng ký thi vào các trường đại học (ĐH) nhiều mà ít đăng ký vào các trường chuyên nghiệp, dạy nghề. Đây là vấn đề thời sự kéo dài gây nhức nhối cho xã hội hiện nay nói chung và cho thành phố nói riêng. Điều này gây quá tải cho công tác tuyển sinh cao đẳng (CĐ) - ĐH hàng năm, gây lãng phí lớn cho gia đình HS và cho xã hội. Những HS trung học phổ thông (THPT) vì nhiều lý do khách quan, chủ quan có thể không thi đỗ vào một trường CĐ hay ĐH nào đó thì con đường chọn vào các trường trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) là dễ dàng nhất. Tuy nhiên để cho các HS này có thể mạnh dạn chọn lựa việc đi học theo định hướng này cần có một cơ chế tạo điều kiện cho các em có thể có khả năng học tập suốt đời sau khi tốt nghiệp TCCN hay CĐ, đó là vấn 1 ThS, Giám đốc TT Nghiên cứu Giáo dục đại học – Viện Nghiên cứu Giáo dục 86
- HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ đề đào tạo liên thông (ĐTLT) của các trường. Chúng ta cần có những nhận định đúng về công tác ĐTLT ở nước ta hiện nay. ĐTLT là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Liên thông có mục tiêu chính là đào tạo cho đất nước một đội ngũ những người lao động có đủ năng lực, trình độ thỏa mãn với đòi hỏi ngày một tăng của thị trường lao động trong và ngoài nước. ĐTLT là một trong các nhiệm vụ chính trị của các trường, thực hiện chính sách phân luồng HS, phát triển nguồn nhân lực cho đất nước. Nếu nhìn từ góc độ quản lý và người học thì liên thông là một chính sách đưa lại nhiều lợi ích. Tuy nhiên, đối với từng loại trường cụ thể thì chính sách liên thông lại có những tác động khác nhau. Đối với các trường TCCN và CĐ, nhất là các trường ngoài công lập, thì nhu cầu liên thông dường như bức thiết hơn vì họ muốn tạo thêm "đầu ra" cho sinh viên (SV) và tất nhiên điều kiện thu hút "đầu vào" mạnh hơn. Trong khi đó, một số trường ĐH, đặc biệt là những trường ĐH lớn lại không mặn mà lắm. ĐTLT đang đối mặt với hai khó khăn. Khó khăn thứ nhất là vì ngày nay nhu cầu của người học ngày càng lớn nhưng mức độ đáp ứng của hình thức liên thông lại giới hạn. Một số trường ĐH chỉ chấp nhận tuyển HS, SV chính quy của trường. Trong khi theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), đối tượng tuyển sinh chương trình liên thông không hạn chế phải tốt nghiệp đúng trường dự thi liên thông. Giải thích về quy định này, các lãnh đạo ở các trường ĐH trên có giải thích rằng sở dĩ trường họ ưu tiên cho những HS, SV đã tốt nghiệp tại trường là do số lượng tốt nghiệp TCCN, CĐ hằng năm lên tới mấy ngàn, trong khi chỉ tiêu tuyển sinh liên thông thì có giới hạn, nếu mở rộng đối tượng sẽ rất căng thẳng. Do chỉ tiêu ít, việc thi vào hệ liên thông đối với nhiều HS cũng là cả vấn đề. Khó khăn thứ hai là cùng với vấn đề đầu vào hẹp, HS thông cũng như trường ĐTLT còn đối mặt với một việc khác là chương trình đào tạo ở các trường trung cấp rất khác nhau, gây nhiều khó khăn cho trường ĐTLT. Cũng từ khó khăn này, các trường đặt ra một khóa học gọi là để bổ túc, chuẩn hóa kiến thức cho người học. Điều này cũng làm hạn chế ý nghĩa của việc ĐTLT. Rõ ràng khi thực hiện vấn đề ĐTLT, các nhà quản lý giáo dục còn rất nhiều vấn đề cần bàn luận. Nhóm nghiên cứu chúng tôi đã nghiên cứu và xin 87
- BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM đưa ra một số vấn đề cần quan tâm trong công tác liên thông giữa giáo dục phổ thông và giáo dục chuyên nghiệp. 2. Cơ sở khoa học về liên thông Giáo dục phổ thông - Giáo dục chuyên nghiệp 2.1. Cơ sở khoa học của việc liên thông Đây là một trong những vấn đề trọng tâm trong quá trình đổi mới GD-ĐT ở nước ta hiện nay và đồng thời cũng phù hợp với xu thế chung của thế giới. Để từng bước giải quyết vấn đề này, việc nghiên cứu về cơ sở khoa học và giải pháp liên thông nội dung GD-ĐT trong các loại hình trường phổ thông và chuyên nghiệp bậc trung học vừa mang tính cơ bản vừa có tính cấp bách góp phần hình thành và phát triển bậc trung học mới ở nước ta. 2.2. Cơ sở khoa học của liên thông nội dung GD-ĐT các loại hình phổ thông và chuyên nghiệp ở bậc trung học Sự thống nhất mục tiêu đào tạo và sự hình thành nhân cách của các loại hình đào tạo phổ thông và chuyên nghiệp bậc trung học. Tùy theo từng loại hình đào tạo phổ thông và chuyên nghiệp mà chúng ta có những mục tiêu đào tạo cụ thể. Tuy nhiên, sự liên thông đó đều phải hướng vào mục tiêu đào tạo chung được xác định ở Nghị quyết TW 4 (1993) về đổi mới GD-ĐT là: "Đào tạo những người có kiến thức văn hóa, khoa học, có kỹ năng nghề nghiệp, lao động tự chủ sáng tạo và có kỹ thuật, giàu lòng nhân ái, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, sống lành mạnh đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước". Tùy loại hình trường phổ thông và chuyên nghiệp mà nội dung đào tạo có thành phần, cấu trúc và dung lượng kiến thức, kỹ năng các phần học khác nhau, song giữa chúng có mối liên hệ chặt chẽ và phản ảnh những nội dung GD-ĐT về khoa học, công nghệ và nhân văn. Giáo dục khoa học (xã hội, tự nhiên) công nghệ và nhân văn là nội dung giáo dục nền tảng của tất cả các loại hình đào tạo phổ thông và chuyên nghiệp. Từ sự phân tích trên mức độ đồng nhất cho phép chúng ta thiết kế các chương trình chung (có phân hóa về trình độ và dung lượng kiến thức, kỹ năng cho từng loại hình trường) đảm bảo sự liên thông trong bậc trung học. 88
- HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ 2.3. Thiết kế chương trình chung cho các loại hình trường phổ thông trung học và dạy nghề Dựa trên kết quả phân tích mức độ giao thoa mục tiêu và mối liên kết giữa các nội dung GD-ĐT trường THPT và chuyên nghiệp, chúng ta có thể thiết kế một số chương trình dùng chung cho các loại hình trường theo cấu trúc phân đoạn: Giai đoạn 1: Chương trình cơ bản dùng chung cho các loại hình trường phổ thông và chuyên nghiệp. Giai đoạn 2 : Chương trình được nâng cao phân hóa theo hướng phân ban ở THPT và hướng phân ngành, phân nghề ở các trường chuyên nghiệp. Trước mắt, có thể thiết kế chương trình giáo dục xã hội - công dân chung cho các loại hình trường ở bậc trung học và một số chương trình chung có phân đoạn và phân định mục tiêu cho từng loại hình trường phổ thông và chuyên nghiệp. Tuy nhiên, do giới hạn đề tài cho nên vấn đề này cần định ra một mục tiêu khác. 2.4. Giáo dục kỹ thuật công nghệ trong nhà trường phổ thông Một trong những đặc trưng của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trong giai đoạn hiện nay là sự bùng nổ và phát triển mạnh mẽ công tác nghiên cứu cơ bản và ứng dụng triển khai các loại hình công nghệ mới đặc biệt là lĩnh vực điện tử, tin học, vật liệu mới, sinh học, năng lượng ... Thành công của các nước công nghiệp chứng minh hiệu quả to lớn của một chính sách phát triển kỹ thuật công nghệ khôn ngoan bao gồm một mặt tranh thủ các điều kiện thuận lợi trong và ngoài nước để phát triển nâng cao trình độ kỹ thuật công nghệ của các ngành sản xuất trong nước và mặt khác là có chính sách giáo dục kỹ thuật công nghệ thích hợp nhằm đào tạo một đội ngũ lao động kỹ thuật đồng bộ có chất lượng cao, có khả năng tiếp thu và sử dụng có hiệu quả các loại hình kỹ thuật công nghệ được chuyển giao và trên cơ sở đó từng bước nghiên cứu phát triển để chiếm lĩnh những đỉnh cao mới trong lĩnh vực kỹ thuật cao và công nghệ hiện đại. Ở các nước công nghệ phát triển như Mỹ, Nhật, CHLB Đức, Pháp... giáo dục kỹ thuật công nghệ là một bộ phận quan trọng trong nội dung giáo dục phổ 89
- BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM thông và được phân hóa phù hợp với yêu cầu phân ban và phân luồng đào tạo HS trong các trường trung học. Khi nói đến liên thông, người ta thường nghĩ phải có một “tổng công trình sư” gọt giũa các chương trình để khi lắp ghép với nhau chương trình các môn học phải liền mạch, phần thiếu sẽ không quá thiếu, phần trùng lắp không quá nhiều. Ví dụ, trong chương trình đào tạo trung cấp điện, HS phải học vật lý, kỹ thuật điện và những môn học này cũng phải hoàn chỉnh để người học có thể đi làm. Trong chương trình đào tạo bậc ĐH, SV cũng phải học các môn đó nhưng ở mức độ cao hơn. Để có thể liên thông - không phải lặp lại hết những điều đã học ở bậc trung cấp - chương trình các môn học như vậy ở bậc trung cấp phải chấp nhận xây dựng cao hơn chương trình bình thường và phép cộng hai chương trình đó là một chương trình có thể không thật hoàn chỉnh. Khi có hai yếu tố đó mới có thể xây dựng chương trình liên thông. Cái thiếu hiện nay là không có người tổng chỉ huy. Việc liên thông chỉ khả thi nếu xác định đúng ai làm, làm như thế nào và bắt đầu từ đâu. 3. Đào tạo liên thông là một trong những giải pháp góp phần trong việc phân luồng học sinh trong quy mô cơ cấu đào tạo nguồn nhân lực hiện nay Bước sang thế kỷ XXI, Việt Nam là thành viên tổ chức WTO, giáo dục Việt Nam đứng trước những thử thách mới: - Sự thay đổi khoa học kỹ thuật và công nghệ diễn ra nhanh chóng. Những kiến thức và kỹ năng của người lao động được đào tạo trước đó mau chóng lỗi thời do hàm lượng tri thức tăng lên trong nhiều nghề. Giáo dục cần cung cấp cho người học năng lực làm việc và năng lực tiếp cận kiến thức kỹ năng mới khi môi trường làm việc luôn biến đổi. - Như vậy, nâng cao chất lượng, hiệu quả trong đào tạo là một trong những mục tiêu quan trọng của hệ thống giáo dục nói chung và của giáo dục chuyên nghiệp nói riêng. ĐTLT là quá trình đào tạo cho phép công nhận và chuyển đổi kết quả học tập và rèn luyện của người học từ bậc này tới một hoặc một số bậc 90
- HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ học khác trong hệ thống đào tạo có thể xem là một trong các giải pháp quan trọng nhằm giải quyết những vấn đề quan trọng nêu trên. - Để giải quyết được vấn đề phân luồng và đào tạo được những kỹ thuật viên giỏi, phục vụ cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Trước hết chúng ta cần thiết lập cơ chế liên thông giữa các cấp đào tạo khác nhau. Cơ chế này sẽ có tác dụng mạnh mẽ trong ổn định tâm lý HS, nâng cao chất lượng đào tạo, tạo điều kiện cho công dân có thể học tập suốt đời. ĐTLT là xu thế phát triển tất yếu của nền giáo dục, nó giúp chúng ta tránh được lãng phí thời gian và tiền bạc trong đào tạo. Trong bối cảnh hiện nay nó còn là công cụ tích cực giúp chúng ta tránh được sự mất cân đối trong đào tạo nhân lực khoa học công nghệ. Kinh nghiệm ĐTLT ở một số nước cho biết: Hầu hết các nước phát triển trên thế giới đã áp dụng mô hình đào tạo này từ lâu và ngay ở nước ta, dù chưa được áp dụng một cách rộng rãi song mô hình ĐTLT cũng đã được thực hiện ở một số cơ sở. - Ở Nhật Bản: Mô hình ĐTLT được bắt đầu từ sự phân luồng HS từ bậc THCS. Sau khi tốt nghiệp THCS, HS được chọn theo ba hướng đi khác nhau: THPT (3 năm), THCN (3 năm) và CĐCN (5 năm). Sau khi kết thúc 3 năm trung học (phổ thông hay chuyên nghiệp) HS có thể theo học hệ ĐH ngắn hạn (2 năm), ĐH kỹ thuật (4 năm), ĐH tổng hợp (4 năm) hoặc vào năm thứ 4 bậc CĐCN. Sau khi tốt nghiệp bậc CĐCN, SV có thể thi vào năm thứ 3 bậc ĐH (kỹ thuật hay tổng hợp), số còn lại ra làm việc hoặc tiếp tục nâng cao sau ĐH. Chúng ta thấy, dù đi theo đường thẳng kiểu hàn lâm (THCS, THPT, ĐH, sau ĐH) hay đi theo đường đào tạo chuyên nghiệp thời gian kết thúc mỗi bậc đào tạo đều như nhau, những HS tốt nghiệp hệ CĐ có thể chuyển tiếp lên đến bậc ĐH cao nhất trong hệ thống giáo dục mà không bị gián đoạn. - Ở Pháp: Sự liên thông giữa các cấp học cũng diễn ra tương tự. Những SV tốt nghiệp hệ CĐ (2 năm) được chuyển tiếp vào năm thứ 3 bậc ĐH. Việc học chuyển tiếp của SV được hội đồng nhà trường quyết định và đề nghị dựa trên kết quả học tập, qua thực tế chúng ta thấy trung bình có khoảng 50% số lượng SV tốt nghiệp hệ CĐ ở Pháp đi làm ngay và trên 25% được chuyển tiếp vào học năm thứ 3 ĐH. Những SV theo học hệ CĐ có điều kiện học tiếp sẽ tốt nghiệp 91
- BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM ĐH cùng năm với những SV vào ĐH trực tiếp và sau đó dĩ nhiên những SV này có thể học tiếp lên đến bậc ĐH cao nhất. Việc tuyển thẳng những SV vào học những bậc học cao hơn (như ở Pháp) hay thi tuyển SV vào bậc cao hơn (như ở Nhật) được khống chế bởi trình độ SV và kết quả học tập ở những bậc học trước đó. Tỷ lệ học tiếp như vậy rất hạn chế (khoảng 25% ở Pháp hiện nay). Đối với liên thông THCN-CĐ, những HS đủ điều kiện được tuyển thẳng vào học năm thứ nhất bậc CĐ, không qua kỳ thi tuyển. Điều này sẽ giúp chúng ta tuyển được những HS có trình độ thực hành cao vào hệ CĐ. Đối với liên thông từ CĐ-ĐH, những SV đủ điều kiện phải qua kỳ thi tuyển để vào học năm thứ tư bậc ĐH. 4. Kết luận Loại hình ĐTLT là một loại hình đào tạo có nhiều ưu điểm, đó là tạo điều kiện cho người học có điều kiện nâng cao kiến thức, nhất là đối với những người đang công tác để họ có thể vừa học vừa làm, giúp cho họ có cơ hội vươn lên để đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao về chuyên môn, cũng như tay nghề trong nền kinh tế thị trường. Việc tổ chức học liên thông là một mô hình rất hay, tạo điều kiện cho những sinh viên không đủ điều kiện bước trực tiếp vào trường đại học được tiếp tục thực hiện ước mơ của mình bằng quyết tâm và ý chí vươn lên. ĐTLT nếu được tổ chức chặt chẽ từ khâu tuyển đầu vào, quá trình học tập đến tốt nghiệp với những chương trình liên thông hợp lý, thì những SV ra trường sau khi được ĐTLT đều đạt trình độ tốt, là những cử nhân có kiến thức đầy đủ có khả năng đáp ứng thị trường lao động. ĐTLT đã đáp ứng tốt nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội hiện nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1) PGS-TS. Lý Ngọc Sáng, ThS. Nguyễn Ngọc Tài– Chất lượng đào tạo nghề và các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo ở các cơ sở DN trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh. 92
- HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ 2) PGS-TS Lý Ngọc Sáng, ThS Nguyễn Ngọc Tài – Giải pháp khắc phục sự mất cân đối trong cơ cấu đào tạo nguồn nhân lực tại TPHCM. 3) Nguyễn Đình Chính – Đào tạo lao động hành nghề cho CNH-HĐH đất nước – Báo nhân dân ngày 24/11/1997. 4) Đặng Danh Ánh – DN, nổi lo còn đó – Báo nhân dân ngày 15/12/1997. 5) Th.S Hoàng Ngọc Vân, PGS-TS Thái Bá Cần – Mô hình đào tạo nghề và khả năng ứng dụng ở Việt Nam – TP.Hồ Chí Minh 1998. 6) Võ Hồng Quỳnh – DN gắn với TTLĐ – Báo tuổi trẻ ngày 02/4/1998. 7) Dự án phát triển DN TP.Hồ Chí Minh đến năm 2000 và sau đó. 8) H.M.Bissman – Cố vấn DN của ILO – Phương pháp DN theo Module. 9) Sở GD-ĐT – Một số ý kiến phân luồng mở rộng qui mô đào tạo nghề. 10) TS. Lưu Đức Tiến – Phân luồng HS phổ thông vào con đường nghề nghiệp. 11) ThS. Phạm Đức Khiêm – Nghiên cứu về định hướng nghề nghiệp HS THPT nhằm phân luồng HS vào THCN – 8/2005. 12) TS. Nguyễn Trần Nghĩa – Giải pháp nâng cao hiệu quả việc phân luồng HS phổ thông vào hệ thống GD-NN tại TP.Hồ Chí Minh – Kỷ yếu hội thảo khoa học tháng 11/2006. 93
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Python: Ngôn ngữ lập trình nền tảng trong đào tạo hệ thống thông tin quản lý
25 p | 32 | 9
-
Liên thông và nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực tại Việt Nam
6 p | 121 | 7
-
Tính liên thông trong việc xây dựng chương trình đào tạo giáo viên tiểu học và giáo viên mầm non dựa trên đường phát triển năng lực của trẻ em 5-6 tuổi
10 p | 8 | 6
-
Về hệ thống đào tạo kép trong giáo dục nghề nghiệp tại Cộng hòa Liên Bang Đức
8 p | 85 | 5
-
Phương pháp và hình thức liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong quá trình đào tạo – tổng quan sơ lược
8 p | 10 | 4
-
Đề xuất giải pháp cho mô hình đào tạo liên ngành có đào tạo nghề song song
7 p | 11 | 4
-
Từ dạy học tích hợp liên môn đến đào tạo giáo viên dạy học tích hợp liên môn trong các trường sư phạm và một số giải pháp
10 p | 45 | 4
-
Đổi mới trong đào tạo thống kê: Nhìn nhận từ sáng kiến “Q-Step” của Vương quốc Anh
5 p | 68 | 4
-
Thực trạng và giải pháp liên kết đào tạo đại học theo hình thức vừa làm vừa học ở Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị
5 p | 36 | 3
-
Đào tạo theo hệ thống tín chỉ mở ra cơ hội mới cho đào tạo liên thông
4 p | 10 | 2
-
Kiến nghị và đề xuất việc chuyển đổi đào liên thông theo hệ thống tín chỉ ở trường Đại học Hà Tĩnh
5 p | 7 | 2
-
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng đào tạo hệ liên thông, vừa làm vừa học tại trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh
3 p | 9 | 2
-
Đào tạo liên thông từ cao đẳng lên đại học theo hệ thống tín chỉ
8 p | 6 | 2
-
Một số vấn đề trong đào tạo liên thông tại các trường đại học – cao đẳng hiện nay
4 p | 6 | 2
-
Tự chủ - tự chịu trách nhiệm trong việc nâng cao chất lượng đào tạo liên thông tại trường Cao đẳng Xây dựng Nam Định
6 p | 12 | 1
-
Xây dựng và phát triển học liệu phục vụ đào tạo theo học chế tín chỉ tại thư viện trường Đại học Hạ Long
6 p | 66 | 1
-
Kinh nghiệm ở một số nước và định hướng đào tạo liên thông ở Việt Nam
7 p | 6 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn