Phan Thị Huệ<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
186(10): 171 - 176<br />
<br />
XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN HỌC LIỆU PHỤC VỤ ĐÀO TẠO<br />
THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẠ LONG<br />
Phan Thị Huệ*<br />
Trường Đại học Hạ Long<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Việc triển khai mô hình đào tạo theo học chế tín chỉ phải gắn liền với nhiều yếu tố, trong đó có<br />
một yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của mô hình đào tạo này đó chính là học liệu. Bài<br />
viết đã có những đánh giá về vai trò của học liệu trong đào tạo theo học chế tín chỉ, thực trạng về<br />
nguồn tài liệu phục vụ dạy và học của nhà trường lưu trữ tại Trung tâm Thông tin - Thư viện, từ đó<br />
đề xuất những giải pháp xây dựng và phát triển học liệu nhằm phục vụ hiệu quả việc dạy và học tại<br />
trường Đại học Hạ Long.<br />
Từ khóa: chương trình đào tạo, học chế tín chỉ, học liệu, thư viện, trường Đại học Hạ Long<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ *<br />
Học chế tín chỉ (HCTC) được hiểu là chương<br />
trình đào tạo trong đó sử dụng tín chỉ làm đơn<br />
vị đo kiến thức, đồng thời là đơn vị để đánh giá<br />
kết quả học tập của sinh viên. Sau khi tích luỹ<br />
được một số lượng tín chỉ tối thiểu là sinh viên<br />
đã hoàn thành chương trình đào tạo. Tín chỉ<br />
(Credit) là đơn vị đo lượng kiến thức sinh viên<br />
tích luỹ được qua quá trình nghe giảng lý<br />
thuyết, làm bài tập, tự nghiên cứu và tham gia<br />
các hoạt động thảo luận, thuyết trình, viết tiểu<br />
luận… theo yêu cầu và hướng dẫn của giảng<br />
viên [1]. Một tín chỉ được tính bằng khối lượng<br />
làm việc của sinh viên, bao gồm giờ học trên<br />
lớp và giờ tự học của sinh viên (Student’s<br />
workload = Contact hours + Self-studyhours).<br />
Đặc điểm quan trọng của HCTC là lấy người<br />
học làm trung tâm, giảng viên đóng vai trò là<br />
người hướng dẫn. Vì vậy, muốn có giờ giảng<br />
đạt hiệu quả, giảng viên phải đầu tư thời gian<br />
nghiên cứu, viết giáo trình, soạn tài liệu tham<br />
khảo, hướng dẫn, chấm bài, sửa bài cho sinh<br />
viên nhiều hơn. Sinh viên phải chủ động tự<br />
học, tương ứng với một giờ học trên lớp phải<br />
dành từ 2 đến 3 giờ tự học, chuẩn bị bài, làm<br />
bài tập, nghiên cứu tài liệu... Điều này, bắt<br />
buộc sinh viên phải có kỹ năng làm việc độc<br />
lập, biết sắp xếp kế hoạch cho riêng mình. [5]<br />
Để hỗ trợ hoạt động nghiên cứu cho giảng<br />
viên và khả năng tự học của sinh viên, thư<br />
viện (TV) nhà trường phải có hệ thống giáo<br />
trình, tài liệu tham khảo phong phú đó chính<br />
là học liệu. Học liệu là những vật thể được sử<br />
*<br />
<br />
Tel: 0986 132 478; Email: phanhue72@gmail.com<br />
<br />
dụng để giúp việc truyền thụ kiến thức gồm:<br />
đề cương bài giảng, giáo trình, tài liệu<br />
hướng dẫn, bài tập, bài thi, bài thí nghiệm,<br />
chuyên khảo, bài báo khoa học, luận án…<br />
có nội dung liên quan trực tiếp đến nội dung<br />
dạy - học thuộc các ngành đào tạo để giảng<br />
viên và sinh viên có thể tham khảo phục vụ<br />
giảng dạy, học tập và nghiên cứu.<br />
Với khái niệm trên, có thể khẳng định học<br />
liệu là một trong những yếu tố quyết định đến<br />
sự thành bại của mô hình đào tạo theo HCTC.<br />
Bởi khi bắt đầu giảng dạy một môn học theo<br />
HCTC, giảng viên luôn chú trọng cung cấp<br />
danh mục tài liệu bắt buộc và đọc thêm để<br />
sinh viên tham khảo. Giảng viên muốn giảng<br />
dạy và định hướng tốt, sinh viên muốn học<br />
tập tốt phải đều cần có nguồn học liệu đầy đủ<br />
chất lượng. TV là đơn vị cung cấp nguồn học<br />
liệu, dịch vụ thông tin dưới nhiều hình thức,<br />
mức độ khác nhau, tạo các điều kiện để duy<br />
trì sự tương tác diễn ra giữa các cặp “người<br />
dạy - người học”, “người dạy - người dạy”,<br />
“người học - người học”, “người dạy, người<br />
học với môi trường học”. Sự tương tác này sẽ<br />
mạnh nếu có học liệu đầy đủ, theo sát chương<br />
trình đào tạo, được xử lý, sắp xếp, lưu trữ, tổ<br />
chức, quản lý và khai thác hiệu quả đáp ứng<br />
nhu cầu người dùng tin, khi đó TV đóng vai<br />
trò là “giảng đường thứ hai”, “người thầy thứ<br />
hai” của giảng viên và sinh viên.<br />
THỰC TRẠNG HỌC LIỆU TẠI TRUNG<br />
TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN TRƯỜNG<br />
ĐẠI HỌC HẠ LONG<br />
TV là yếu tố không thể thiếu trong quá trình<br />
đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo, nên<br />
171<br />
<br />
Phan Thị Huệ<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
ngay sau lễ công bố thành lập trường (ngày<br />
20/12/2014), Trường Đại học Hạ Long (trên<br />
cơ sở nền tảng hai trường: Cao đẳng Văn hóa,<br />
Nghệ thuật và Du lịch Hạ Long và Cao đẳng<br />
Sư phạm Quảng Ninh) đã dành nguồn kinh<br />
phí không nhỏ triển khai ứng dụng công nghệ<br />
thông tin, ứng dụng phần mềm phục vụ công<br />
tác quản trị thư viện, lắp đặt hệ thống máy vi<br />
tính, wifi miễn phí, bổ sung tài liệu, số hóa tài<br />
liệu, chú trọng phát triển nguồn học liệu bao<br />
gồm tài liệu truyền thống và tài liệu số cho<br />
thư viện:<br />
Với tài liệu truyền thống: việc bổ sung được<br />
thực hiện từ hai nguồn chính: (1) Mua tài liệu<br />
từ cơ quan phát hành, nhà xuất bản, bưu điện;<br />
(2) Thu nhận tài liệu nội bộ do nhà trường xuất<br />
bản: công trình khoa học, kỉ yếu hội thảo, giáo<br />
trình, tài liệu giảng dạy. Ngoài ra, thư viện còn<br />
nhận tài liệu qua hình thức tặng biếu nhưng số<br />
lượng không đáng kể.<br />
Với tài liệu số: đã và đang triển khai số hóa tài<br />
liệu, liên kết chia sẻ tài nguyên số với một số<br />
thư viện thuộc Hội liên hiệp thư viện các<br />
trường đại học phía Bắc; mua 02 CSDL<br />
online theo hình thức đăng ký và trả phí hàng<br />
năm để được quyền sử dụng khai thác là:<br />
ProQuest, EBSCO.<br />
Tính đến tháng 05/2018, học liệu của TV nhà<br />
trường tại hai cơ sở có hơn 15.000 tên tài liệu<br />
với gần 90.000 bản, 01 cơ sở dữ liệu thư mục<br />
tra cứu, 01 cơ sở dữ liệu trực tuyến với gần<br />
1.400.000 tài liệu số được chia sẻ từ nguồn tài<br />
nguyên thuộc Hội liên hiệp thư viện các<br />
trường đại học, qua đó từng bước đảm bảo<br />
cho giảng viên và sinh viên tìm đọc và tra cứu<br />
tài liệu. Năm học 2017-2018 TV đã phục vụ<br />
22.000 lượt đọc/mượn tài liệu truyền thống,<br />
12.050 lượt truy cập vào kho tài nguyên số.<br />
Với con số như trên, nếu dùng phép tính lấy<br />
tổng số lượt tài liệu, lượt truy cập chia cho<br />
với số lượng hơn 280 giảng viên, gần 5000<br />
học sinh, sinh viên của Trường, có thể thấy<br />
bạn đọc/người dùng tin sử dụng sản phẩm và<br />
dịch vụ TV để tìm thông tin phục vụ giảng<br />
dạy, học tập và nghiên cứu chưa nhiều, lượt<br />
tài liệu luân chuyển còn thấp, kho học liệu<br />
phục vụ bạn đọc đạt hiệu quả chưa cao,<br />
nguyên nhân có nhiều, song tựu chung lại, có<br />
một số nguyên nhân chính sau:<br />
172<br />
<br />
186(10): 171 - 176<br />
<br />
- Trường Đại học Hạ Long mới thành lập nên<br />
có nhiều việc cần giải quyết như: ổn định tổ<br />
chức, bổ sung cơ sở vật chất, mở rộng quy mô<br />
đào tạo, phát triển đội ngũ giảng viên… Nhà<br />
trường chưa xây dựng chính sách, kế hoạch<br />
phát triển học liệu. Mặt khác, nguồn thu của<br />
nhà trường chưa nhiều, kinh phí sử dụng cho<br />
bổ sung tài liệu còn hạn chế (khoảng từ 100 –<br />
300 triệu đồng/năm học).<br />
- Tài liệu hiện có của TV chủ yếu là tài liệu về<br />
lĩnh vực giáo dục, tài liệu phục vụ các ngành<br />
đào tạo thuộc hệ cao đẳng hoặc là tài liệu tham<br />
khảo, trong khi nhà trường đang tập trung đào<br />
tạo hệ đại học, song lượng tài liệu dành cho<br />
các ngành thuộc hệ đại học chưa nhiều, chiếm<br />
khoảng 20%.<br />
- Giáo trình gắn kết với môn học/học phần<br />
chiếm khoảng 50% (chưa kể đến một số giáo<br />
trình đang sở hữu đã lạc hậu về nội<br />
dung/không phù hợp với yêu cầu đào tạo theo<br />
học chế tín chỉ). Một số học phần chưa có<br />
giáo trình mà phụ thuộc vào tập bài giảng của<br />
giảng viên, một số tập bài giảng chưa được<br />
lưu giữ tại thư viện; cùng với đó nhà trường<br />
chưa có nhiều tạp chí chuyên ngành gắn với<br />
ngành đào tạo đại học của trường.<br />
- Cách tổ chức quản lý kho tài liệu: TV đang sử<br />
dụng phương pháp quản lý kho tài liệu theo<br />
môn loại của Bảng phân loại thư viện - thư mục,<br />
tức là quản lý tài liệu theo nội dung. Điều này<br />
đúng với nghiệp vụ thư viện, nhưng chưa sát<br />
và phù hợp hợp yêu cầu quản lý tài liệu theo<br />
ngành đào tạo, theo môn học trong nhà trường.<br />
Cùng với đó, TV chưa triển khai xây dựng<br />
CSDL bài trích báo – tạp chí; CSDL toàn văn<br />
về các lĩnh vực khoa học phù hợp với từng<br />
ngành đào tạo của Trường.<br />
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỌC<br />
LIỆU TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẠ LONG<br />
Để có nguồn học liệu đáp ứng nhu cầu đào<br />
tạo theo học chế tín chỉ, TV cần phải thực<br />
hiện một số giải pháp sau:<br />
Định hướng phát triển học liệu<br />
Trường Đại học Hạ Long cần đầu tư đúng mức<br />
về tài chính, công nghệ, nhân lực để xây dựng<br />
phát triển, học liệu. Có chính sách ưu tiên bổ<br />
sung tài liệu dành cho các ngành đào tạo hệ đại<br />
<br />
Phan Thị Huệ<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
học, đặc biệt chú trọng ngành đào tạo trọng<br />
tâm của nhà trường: du lịch, ngoại ngữ, môi<br />
trường, công nghệ thông tin; tăng kinh phí bổ<br />
sung tài liệu phù hợp với nhu cầu từng năm,<br />
đảm bảo 100% các học phần đều có giáo trình,<br />
có sự cân đối giữa các loại tài liệu như: giáo<br />
trình, tài liệu tham khảo, sách chuyên khảo, ấn<br />
phẩm định kỳ, tạp chí chuyên ngành, CSDL<br />
online; đa dạng hóa nguồn lực thông tin trên<br />
cơ sở số hóa tài liệu, tăng cường việc liên kết<br />
chia sẻ nguồn lực thông tin/tài liệu với thư viện<br />
các trường đại học có cùng ngành đào tạo trên<br />
cơ sở các bên cùng có lợi góp phần làm giàu<br />
kho tài nguyên chung.<br />
Tài liệu được thể hiện dưới nhiều dạng khác<br />
nhau: kho học liệu phải bao gồm cả tài liệu<br />
truyền thống (tài liệu giấy) và tài liệu hiện đại<br />
(tài liệu số). Đối với tài liệu truyền thống, bổ<br />
sung đủ đầu giáo trình, tài liệu tham khảo<br />
phục vụ sinh viên theo các kỳ học tín chỉ. Đối<br />
với tài liệu số, triển khai việc số hóa các tài<br />
liệu truyền thống hiện có trong TV, đồng thời<br />
mua quyền sở hữu, quyền truy cập các CSDL<br />
chuyên ngành có uy tín, liên kết chia sẻ dữ<br />
liệu với các cơ sở đào tạo có cùng ngành đào<br />
tạo trong và ngoài nước, cung cấp cho sinh<br />
viên nhiều dịch vụ hơn trong việc truy cập và<br />
khai thác, phát huy vai trò của học liệu trong<br />
hoạt động dạy và học.<br />
Bổ sung tài liệu đảm bảo về chất lượng gắn<br />
kết với học phần/ chương trình đào tạo<br />
Để việc bổ sung tài liệu bám sát các học phần,<br />
các khoa/trưởng bộ môn lên danh mục giáo<br />
trình (học liệu chính), tài liệu tham khảo, sách<br />
công cụ (từ điển, công cụ tra cứu), tài liệu liên<br />
quan khác đề xuất TV bổ sung. Với những tài<br />
liệu TV không thể tìm mua được trên thị<br />
trường trong nước, hoặc những học phần cần<br />
có những kiến thức học thuật mới, đạt chuẩn<br />
mực thế giới, TV lập danh sách, trình Ban<br />
Giám hiệu nhà trường cho phép mua theo<br />
đường nhập khẩu hoặc mua bản quyền dịch<br />
thuật của các tác giả, các cơ sở đào tạo có uy<br />
tín trên thế giới.<br />
Với những học phần chưa có giáo trình,<br />
những học phần mang kiến thức đặc thù của<br />
địa phương, nhà trường hỗ trợ kinh phí và<br />
tính định mức giờ nghiên cứu khoa học cho<br />
giảng viên biên soạn giáo trình theo quy đinh<br />
<br />
186(10): 171 - 176<br />
<br />
hiện hành; với các học phần thực hành<br />
khuyến khích biên soạn giáo trình điện tử.<br />
Sau khi hoàn tất việc biên soạn, nhà trường in<br />
ấn, phát hành và lưu tại TV.<br />
Với cuộc cách mạng 4.0, để đáp ứng được<br />
nhu cầu người học, nhà trường nên cung cấp<br />
các khoá học E-learning. Để phục vụ khóa<br />
học, nhà trường không chỉ đầu tư hạ tầng<br />
công nghệ, kỹ thuật mà còn chú trọng xây<br />
dựng học liệu điện tử dưới nhiều dạng<br />
(richmedia, Mp3, text), khuyến khích giảng<br />
viên soạn bài giảng đa phương tiện, giáo trình<br />
điện tử, bài giảng phiên bản audio, ngân hàng<br />
câu hỏi trắc nghiệm trực tuyến, bài tập tình<br />
huống, chủ đề thảo luận...<br />
Thu nhận tài liệu nội bộ do nhà trường, các<br />
đơn vị thuộc trường phát hành (kỉ yếu hội<br />
nghị, hội thảo các cấp); bài viết nghiên cứu<br />
đăng trong các tạp chí chuyên ngành trong<br />
nước và quốc tế của các cán bộ, giảng viên;<br />
luận văn, luận án của cán bộ, giảng viên theo<br />
học chương trình cao học, nghiên cứu sinh xử<br />
lí lưu trữ và xây dựng thành CSDL toàn văn.<br />
Hàng năm, vào dịp nghỉ hè các khoa/trưởng bộ<br />
môn phối hợp với TV kiểm kê đầu sách và số<br />
bản/đầu sách đã đủ đáp ứng nhu cầu cho cả<br />
khóa học? Đề xuất bổ sung kịp thời, đồng<br />
thời thanh lọc những giáo trình, tài liệu lạc<br />
hậu về nội dung ra khỏi kho tài liệu truyền<br />
thống và kho tài liệu số.<br />
Tiếp tục tăng cường liên kết, hợp tác chia sẻ<br />
học liệu với thư viện tỉnh Quảng Ninh, thư<br />
viện các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước<br />
thông qua nhiều cách khác nhau như: thiết lập<br />
hệ thống mục lục liên hợp trực tuyến, thực<br />
hiện việc cho mượn liên thư viện, trao đổi<br />
thông tin, chia sẻ các cơ sở dữ liệu toàn văn,<br />
trao đổi nguồn học liệu, tài nguyên mạng …<br />
giúp nguồn học liệu phục vụ đào tạo tín chỉ<br />
trở nên đầy đủ và hoạt động hiệu quả, tạo cơ<br />
hội cập nhật kiến thức mới cho giảng viên và<br />
sinh viên nhanh nhất.<br />
Cải tiến cách tổ chức, quản lý và sắp xếp<br />
học liệu khoa học, hợp lý<br />
Xây dựng và hoàn thiện CSDL phục vụ đào<br />
tạo tín chỉ<br />
Tập trung xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ<br />
sở dữ liệu toàn văn phục vụ hoạt động đào tạo<br />
173<br />
<br />
Phan Thị Huệ<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
tín chỉ. Nội dung các CSDL này là chương<br />
trình môn học, giáo trình, bài giảng, bài tập,<br />
tài liệu tham khảo... với chủ đề phân chia theo<br />
môn học chung cho các ngành đào tạo và các<br />
môn học theo chuyên ngành đào tạo hiện có<br />
của trường Đại học Hạ Long. Trong mỗi môn<br />
học lại phân thành giáo trình chính và tài liệu<br />
tham khảo, tiếng Việt và tiếng nước ngoài.<br />
CSDL tạo nhiều điểm truy cập giúp người<br />
dùng tin dễ dàng tìm kiếm tài liệu.<br />
Quản lý học liệu theo môn học và công nghệ<br />
quản lý học liệu<br />
Để quản lý nguồn học liệu phục vụ đào tạo<br />
theo tín chỉ bên cạnh kí hiệu phân loại theo kỹ<br />
thuật thư viện, TV nghiên cứu xây dựng bảng<br />
kí hiệu thể hiện từng ngành/ từng môn học<br />
trong trường Đại học Hạ Long để khi biên<br />
mục sẽ “phân loại” tài liệu theo “kí hiệu môn<br />
học”. Việc này sẽ rất có ích cho công tác quản<br />
lý và phục vụ học liệu cho đào tạo theo tín<br />
chỉ, đặc biệt phù hợp với mô hình xây dựng<br />
CSDL [2].<br />
Ngoài việc áp dụng công nghệ thông tin vào<br />
quản trị thư viện theo phần mềm hiện có, TV<br />
cần tăng cường công nghệ quản lý nguồn học<br />
liệu số hóa, thực sự là trung tâm tích hợp<br />
nguồn học liệu dạng số của nhà trường. Trong<br />
đào tạo theo tín chỉ, sinh viên sẽ được sử<br />
<br />
186(10): 171 - 176<br />
<br />
dụng nhiều dạng bài giảng điện tử do giáo<br />
viên biên soạn, không đơn thuần chỉ có dạng<br />
dữ liệu toàn văn (fulltext) mà cả dạng dữ liệu<br />
là âm thanh và hình ảnh. Do vậy, thư viện<br />
phải có phần mềm quản trị tích hợp, có chuẩn<br />
về nghiệp vụ TT-TV, về CNTT phù hợp tiêu<br />
chuẩn quốc tế. Đồng thời phải đầu tư hạ tầng<br />
CNTT đủ mạnh đảm bảo cho giảng viên và<br />
sinh viên truy nhập và sử dụng CSDL học<br />
liệu mọi lúc và mọi nơi.<br />
Sắp xếp kho học liệu hợp lý<br />
Đối với kho tài liệu truyền thống, ngoài việc<br />
đảm bảo tổ chức kho đúng nghiệp vụ, nên chú<br />
ý những tài liệu nào thường xuyên khai thác<br />
bố trí ở vị trí thuận lợi, đặt tên cho các giá<br />
đựng tài liệu… bố trí không gian bàn ghế và<br />
ánh sáng phòng đọc, mượn khoa học, đảm<br />
bảo việc tìm kiếm và sử dụng tài liệu thuận<br />
lợi nhất.<br />
Đối với kho tài nguyên số: sắp xếp theo ngành<br />
học, cung cấp công cụ tra cứu và khai thác tài<br />
liệu thân thiện, hiệu quả trong môi trường<br />
mạng. Đối với các cơ sở dữ liệu cần phải có<br />
những hướng dẫn cụ thể và tỉ mỉ về cách thức<br />
tìm kiếm, khai thác để sinh viên có thể sử dụng<br />
các tài nguyên số một cách hữu dụng.<br />
<br />
Hình 1. Mô hình CSDL tài liệu phục vụ đào tạo tín chỉ tại Trường Đại học Hạ Long<br />
<br />
174<br />
<br />
Phan Thị Huệ<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
186(10): 171 - 176<br />
<br />
Bảng 1. Sơ đồ hóa yêu cầu nhiệm vụ trong mối quan hệ tương tác<br />
Tương tác<br />
Người dạy người học<br />
<br />
Nhiệm vụ của TV<br />
Bao quát đầy đủ các nguồn tin theo yêu cầu<br />
của người dạy, trên cơ sở đó, thực hiện việc<br />
kiểm soát và khả năng truy cập hợp pháp<br />
đến nguồn tin.<br />
<br />
Người học người học<br />
<br />
Kiểm soát và khai thác các nguồn thông tin<br />
hiện có làm nguyên liệu cho hoạt động giảng<br />
dạy, khả năng này được thực hiện trên cơ sở<br />
nguồn thông tin đầy đủ, có tính hệ thống và<br />
có độ cập nhật cao.<br />
Giúp người học thuận lợi trong quá trình<br />
làm việc và học tập theo nhóm ...<br />
<br />
Người dạy người học với<br />
môi trường<br />
học<br />
<br />
Cung cấp các tài liệu cần thiết, máy tính nối<br />
mạng để truy cập tìm tài liệu khi cần thiết,<br />
hỗ trợ sinh viên định hình và tham gia các<br />
hoạt động nghiên cứu, học tập.<br />
<br />
Người dạy người dạy<br />
<br />
Tạo điều kiện cho người dùng tin khai thác<br />
nguồn học liệu có hiệu quả<br />
* TV phải nắm vững kế hoạch đào tạo của các<br />
khoa, thậm chí cả lịch học của từng môn học<br />
để có kế hoạch đáp ứng học liệu kịp thời, xây<br />
dựng thư mục giới thiệu tài liệu gắn với từng<br />
ngành, từng hệ đào tạo, hướng dẫn người<br />
dùng tin cách tra tìm, chỉ dẫn quyền và mức<br />
được phép khai thác các tài liệu, các nguồn<br />
tin, bộ sưu tập, cung cấp điều kiện thuận lợi<br />
đảm bảo sự tương tác giữa người dạy - người<br />
dạy, người dạy - người học, người học người học, người dạy - người học với môi<br />
trường học thông qua các dịch vụ thông tin và<br />
tổ chức các diễn đàn, hội thảo, phòng thảo<br />
luận nhóm...<br />
* Để kích thích sinh viên tìm kiếm tài liệu,<br />
thông tin của TV ngoài việc tăng cường các<br />
dịch vụ thư viện hiện có: mượn tài liệu về nhà,<br />
đọc tài liệu tại chỗ, tra cứu tài nguyên số tại<br />
thư viện, sao chụp tài liệu, sao lưu sách điện<br />
tử... TV nên mở thêm một số dịch vụ như:<br />
Tổ chức triển lãm giới thiệu tài liệu theo<br />
chuyên đề, theo ngành đào tạo; tổ chức hội<br />
thảo, nói chuyện chuyên đề với sự tham gia<br />
của các chuyên gia, doanh nhân trong và<br />
ngoài trường về các lĩnh vực, ngành nghề đào<br />
tạo hiện có của nhà trường.<br />
Triển khai hình thức đăng kí mượn qua mạng,<br />
mở diễn đàn trao đổi, tư vấn thông tin trên<br />
<br />
Yêu cầu cụ thể<br />
- Cung cấp cho người dùng tin quyền<br />
truy cập và mức độ khai thác nguồn học<br />
liệu của trường.<br />
- Cung cấp dịch vụ trao đổi thông tin giữa<br />
người dạy và người học (giải đáp, hướng<br />
dẫn, kiểm tra...)<br />
Cung cấp dịch vụ phổ biến thông tin<br />
chọn lọc, cung cấp thông tin theo<br />
chuyên đề, tìm tin, phổ biến thông tin<br />
hiện đại; tổ chức diễn đàn, hội thảo dưới<br />
nhiều hình thức khác nhau..<br />
Cung cấp dịch vụ tài liệu gốc, dịch vụ<br />
trao đổi thông tin, tạo lập các diễn đàn,<br />
hội thảo nhóm...<br />
Cung cấp dịch vụ tư vấn thông tin, thiết<br />
bị hỗ trợ, không gian học tập, giúp<br />
người dạy - người học tự học và tự<br />
nghiên cứu.<br />
<br />
website của TV, bạn đọc có thể giao tiếp trực<br />
tuyến, gọi điện trao đổi hay tư vấn thông tin<br />
trực tiếp từ cán bộ thư viện. Dịch vụ này<br />
không chỉ cung cấp thông tin học thuật phục<br />
vụ cho việc dạy và học theo mô hình đào tạo<br />
tín mà còn tư vấn, hỗ trợ sinh viên trong việc<br />
tìm kiếm, khai thác thông tin.<br />
Tổ chức dịch vụ cung cấp thông tin theo<br />
chuyên đề theo nhu cầu bạn đọc; triển khai<br />
dịch vụ mượn liên thư viện.<br />
Đánh giá chất lượng học liệu của TV trong<br />
phục vụ đào tạo<br />
Hàng năm, TV xây dựng kế hoạch đánh giá<br />
chất lượng học liệu dựa vào một số chỉ tiêu cơ<br />
bản: số lượng người dùng tin/bạn đọc thường<br />
xuyên sử dụng sản phẩm và dịch vụ của TV,<br />
số lượt tài liệu đọc, mượn, số lượt truy cập<br />
vào kho tài nguyên số; Đặc biệt chú trọng ba<br />
chỉ số:<br />
* Chỉ số thống kê vòng quay trung bình của<br />
tài liệu, được tính theo công thức:<br />
Vqt = L<br />
Vtl<br />
<br />
Trong đó: Vqt: Vòng quay trung<br />
bình của tài liệu/vốn tài liệu<br />
L: Tổng số lượt mượn, đọc; lượt<br />
truy cập<br />
Vtl: Số tài liệu hiện có của thư viện<br />
<br />
* Chỉ số thống kê đánh giá mức độ đáp ứng<br />
của tài liệu với ngành/ học phần đang đào tạo,<br />
được tính theo công thức:<br />
175<br />
<br />