intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kinh nghiệm ở một số nước và định hướng đào tạo liên thông ở Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

6
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Kinh nghiệm ở một số nước và định hướng đào tạo liên thông ở Việt Nam trình bày việc đào tạo liên thông: Vai trò của nó trong sự phát triển của giáo dục Việt Nam và một số thực trạng; Kinh nghiệm đào tạo liên thông ở một số nước trên thế giới; Những định hướng về đào tạo liên thông có thể vận dụng cho Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kinh nghiệm ở một số nước và định hướng đào tạo liên thông ở Việt Nam

  1. BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM KINH NGHIỆM Ở MỘT SỐ NƯỚC VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG Ở VIỆT NAM Phạm Thị Minh Hạnh1 Trường Cao đẳng Cộng đồng Bình Thuận Để phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống giáo dục Việt Nam trong thời kỳ hội nhập, khẳng định sự lớn mạnh của cả hệ thống so với hệ thống giáo dục của các nước trong khu vực và trên thế giới, các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực trong nước cần có sự phối hợp chặt chẽ về mọi mặt nhằm đào tạo được đội ngũ nhân lực trình độ cao hiệu quả và chất lượng, có thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động trong và ngoài nước. Một trong những vấn đề cần sự phối hợp giữa các cơ sở giáo dục nhằm nâng cao trình độ của nguồn nhân lực Việt Nam đó là đào tạo liên thông, đặc biệt là trong giai đoạn đào tạo nhân lực đang chuyển dần sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ, đào tạo liên thông vẫn còn gặp nhiều thực trạng nan giải và rất cần sự thống nhất chung trên toàn lãnh thổ cho các cơ sở đào tạo nhân lực. 1. Đào tạo liên thông: vai trò của nó trong sự phát triển của giáo dục Việt Nam và một số thực trạng. Trong bài “Giới thiệu phương thức đào tạo liên thông ở một số nước và những vận dụng ở Việt Nam” trình bày tại hội thảo “Đào tạo liên thông trong các trường Trung cấp chuyên nghiệp, Cao đẳng, Đại học Việt Nam: Thực trạng và bài học kinh nghiệm” của Viện Nghiên cứu Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm TPHCM tổ chức vào tháng 12/2008, chúng tôi đã đề cập đến khái niệm, vai trò và một số thực trạng của hoạt động đào tạo liên thông dưới góc độ so sánh tổng quát với hệ thống giáo dục ở một số nước [1]. Ngoài những vấn đề đã nêu, với định hướng chung về học chế tín chỉ cho các cơ sở giáo dục đại học (ĐH) Việt Nam trong tương lai, hoạt động đào tạo liên thông còn những vấn đề rất đáng quan tâm, nhất là đối với các cơ sở đào tạo thuộc khối giáo dục chuyên nghiệp: tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ hiện 1 TS, Trưởng phòng NCKH&HTQT 22
  2. HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ nay chỉ bắt buộc đối với các cơ sở giáo dục ĐH, các trường trung cấp chuyên nghiệp (TCCN), dạy nghề (DN) muốn thực hiện liên thông lên cao đẳng (CĐ), ĐH vẫn bị xem là phương thức đào tạo lạc hậu, đào tạo theo học phần - là phương thức đào tạo đã tồn tại trong suốt lịch sử giáo dục ĐH Việt Nam. Chính vì điều này là rào cản càng khiến cho qui mô đào tạo liên thông chỉ phát triển theo hướng tăng qui mô trong phạm vi từng trường: các trường ĐH mở thêm hệ CĐ, các trường CĐ mở thêm hệ TCCN để liên thông cho bậc CĐ, ĐH của trường mình. Hiện nay, ở bậc đào tạo cao học, hoạt động này diễn ra khá thuận lợi vì rất nhiều trường dư chỉ tiêu tuyển sinh, nên đối với các ngành học gần với ngành tuyển sinh (thậm chí có những ngành thuộc hai lĩnh vực hoàn toàn khác xa nhau như Kỹ thuật và Quản trị kinh doanh) đều được thiết kế cho các học viên muốn dự thi theo học một chương trình chuyển đổi tương thích trước khi thi và do đó họ vẫn có nhiều cơ hội có thể học nâng cao trình độ. Vì sao liên thông ngang và liên thông dọc lên CĐ, ĐH trong hệ thống giáo dục Việt Nam lại không thực hiện dễ dàng như con đường này? 2. Kinh nghiệm đào tạo liên thông ở một số nước trên thế giới Đối với các quốc gia có hệ thống giáo dục lâu đời, việc chuyển đổi sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ nhằm mục đích thu hút sinh viên trên toàn thế giới đến đất nước của họ, điều này mang lại nhiều lợi ích cho quốc gia bởi việc truyền bá ngôn ngữ chính thống, trao đổi văn hóa và những lợi ích kinh tế kèm theo. Chính vì thế, khi thiết kế nội dung chương trình theo hệ thống tín chỉ, các cơ sở giáo dục ĐH này luôn chú trọng đến sự tương thích với các hệ thống giáo dục của nhiều nước, đặc biệt là những nước kém phát triển hơn bởi đó là nguồn tuyển sinh lâu dài, chắc chắn và ít cạnh tranh. Do đó, ngay cả một số nước có hệ thống giáo dục nổi tiếng phức tạp, lâu đời và hết sức hiệu quả vẫn chuyển sang học chế tín chỉ và hệ thống giáo dục mới, đơn giản hơn được thiết lập phù hợp với phương thức đào tạo này. Để đảm bảo hoạt động liên thông giữa các quốc gia dễ dàng thực hiện, nội dung chương trình thiết kế theo học chế này hết sức linh hoạt được áp dụng cho bất cứ sinh viên tốt nghiệp ở bất kỳ ngành nghề nào, cơ sở đào tạo nào, kể cả 23
  3. BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM trong và ngoài nước đều có cơ hội để tiếp tục học nâng cao trình độ, nhất là đối với các cơ sở giáo dục ngoài công lập. Với chủ trương chung đó, đơn vị quản lý nhà nước về giáo dục cấp quốc gia có thể can thiệp vào các hoạt động cơ bản nhất của các cơ sở giáo dục ĐH nhằm đảm bảo sự thống nhất chung trên toàn lãnh thổ về đào tạo liên thông giữa các cơ sở giáo dục trong nước và giữa các quốc gia, vì thế, những sáng kiến cho sự phát triển các định hướng đó được ưu tiên lựa chọn. Để hoạt động liên thông ngang diễn ra thuận lợi trong trường cũng như ngoài trường, các cơ sở giáo dục dù ngang cấp hay không vẫn luôn tôn trọng quá trình đào tạo của nhau, do đó những tín chỉ nào sinh viên đã học qua ở một cơ sở giáo dục khác có bậc đào tạo thấp hơn trong nước cũng như ngoài nước đều được công nhận. Nội dung chương trình đào tạo hình thành thương hiệu của mỗi cơ sở giáo dục có tham gia vào quá trình đào tạo nhân lực vốn vẫn là vấn đề then chốt trong đào tạo liên thông. Do đó hoạt động này được diễn ra thuận lợi ở nhiều nước là nhờ giải quyết tốt vấn đề này. Ngoài ra, ở các nước tổ chức thành công hoạt động đào tạo liên thông là những nước hết sức quan tâm đến hoạt động của sinh viên sau khi tốt nghiệp, do đó, khi bắt đầu dự tính tuyển sinh một ngành học bất kỳ, họ luôn dự báo một cách tương đối thông tin về mong muốn của sinh viên sau khi ra trường, và vì thế, hoạt động đào tạo liên thông đã được thiết lập ngay khi tuyển sinh cho bất cứ một ngành học nào. 3. Những định hướng về đào tạo liên thông có thể vận dụng cho Việt Nam Đào tạo liên thông là một hoạt động đã thực sự tồn tại trong hệ thống giáo dục Việt Nam từ lâu dưới nhiều hình thức: tại chức, chuyên tu, vừa học vừa làm… và mang lại hiệu quả cao trong việc nâng cao trình độ cho đội ngũ nhân lực, nhưng hoạt động này chỉ mới được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tiêu chuẩn hóa với qui mô cả nước trong đầu thế kỷ 21 cùng với định hướng chuyển đổi sang học chế tín chỉ của các cơ sở giáo dục ĐH trong tương lai gần. Điều này đòi hỏi hệ thống giáo dục Việt Nam cần có định hướng chung cho hoạt động 24
  4. HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ này trên toàn lãnh thổ, khi đó hệ thống giáo dục Việt Nam mới có thể thực sự đào tạo nhân lực đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội Việt Nam và các nước trên thế giới. Để thực hiện được điều này, Việt Nam cần lưu ý những vấn đề sau: - Các cơ sở giáo dục ĐH cần nhận thức rõ việc mở rộng qui mô đào tạo với nguồn tuyển sinh ổn định, lâu dài với nhiều đối tượng vẫn là hoạt động cơ bản, vì thế, việc thiết kế nội dung chương trình cần linh hoạt cho từng đối tượng tham gia dự thi: học sinh trung học phổ thông, TCCN, CĐ… khác chuyên ngành, cùng chuyên ngành, và gần chuyên ngành… Khi đào tạo theo học chế tín chỉ, các sinh viên tham gia học tập sẽ có số lượng tín chỉ tích lũy khác nhau tuỳ theo đối tượng dự thi. - Để có sự thống nhất chung trong cả nước và nhằm thu hút học sinh ở các nước trong khu vực, Bộ GD&ĐT cần yêu cầu các sơ sở giáo dục ĐH khi chuyển sang tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ cần thiết kế chương trình học theo modun tín chỉ thực sự. Bởi vì mặc dù hiện nay ở Việt Nam đã có nhiều cơ sở giáo dục ĐH chuyển sang tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ, nhưng trên thực tế đó chỉ là hình thức tổ chức đào tạo theo học chế này chứ không phải thiết kế nội dung theo học chế này. Do đó, việc tương thích chương trình khi thực hiện đào tạo liên thông với qui mô rộng, yếu tố này vốn vẫn là lí do cơ bản nhất. - Khi Việt Nam chưa tổ chức phối hợp đồng bộ hoạt động đào tạo liên thông giữa các cơ sở giáo dục với qui mô cả nước, để dần dần thực hiện được yêu cầu này, quản lý đào tạo liên thông cần được quán triệt từ gốc: ngay khi đăng ký mở mã ngành, Bộ GD&ĐT cần yêu cầu các cơ sở giáo dục có tham gia đào tạo nêu rõ lộ trình liên thông cả khi dự tuyển và sau khi tốt nghiệp cho ngành học đang mở này. - Cần có sự phối hợp giữa trung ương và địa phương, giữa các bộ ngành trong việc xây dựng nội dung, chương trình đào tạo, đảm bảo tất cả các trường cùng ngành, gần ngành nghề đào tạo đều có thể liên thông vì lợi ích chung cho người học và cho sự phát triển trong tương lai của đất nước. ===== 25
  5. BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM [1] Khái niệm: Đào tạo liên thông (ĐTLT) là một trong những phương thức giúp cho người học có cơ hội thực hiện việc học tập liên tục, học tập suốt đời cho nhiều đối tượng, tầng lớp trong xã hội, nhất là những học viên gặp nhiều trở ngại trên con đường học vấn. Đối với các quốc gia có quan tâm đến nguồn nhân lực có chất lượng nhằm phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước, lộ trình ĐTLT được thể hiện đầy đủ trong hệ thống giáo dục quốc dân và có sự thống nhất về mọi mặt cho hoạt động này trên toàn lãnh thổ. Ở Việt Nam, từ năm 2002 ĐTLT bắt đầu thực hiện thí điểm, ngày càng phát triển và là phương thức đào tạo rất được quan tâm ở các cơ sở giáo dục đại học và nghề nghiệp trong giai đoạn hiện nay. Vai trò của đào tạo liên thông trong sự phát triển của giáo dục Việt Nam So với các nước trong khu vực và trên thế giới, Việt Nam có một nền giáo dục khá non trẻ, suốt một thời gian dài chủ yếu là xây dựng nền tảng cho ngành giáo dục nước nhà, chỉ mới ổn định và phát triển cho đến nay khoảng gần hai thập kỷ. Tuy vậy, giáo dục Việt Nam cũng thể hiện được vai trò của mình trong việc thực hiện các chức năng giáo dục trên toàn lãnh thổ Việt Nam: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài và giáo dục tư tưởng chính trị. Để giáo dục Việt Nam có thể đáp ứng với sự phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế của nước nhà, đồng thời khẳng định được sự lớn mạnh về mọi mặt của ngành giáo dục, nhất là nguồn nhân lực ở Việt Nam đã được đào tạo trong một hệ thống giáo dục ngày càng phát triển: về mạng lưới trường lớp, các loại hình, phương thức đào tạo… một trong những phương thức quan trọng cần thiết đó là ĐTLT. Trong giai đoạn cần có đội ngũ nhân lực đảm bảo chất lượng và số lượng cho toàn xã hội, ĐTLT thể hiện rõ nhất các vai trò sau: - Tạo điều kiện cho mọi người trong xã hội có cơ hội học tập suốt đời; học tập liên tục nhằm nâng cao trình độ phục vụ tốt nhất cho hoạt động của mỗi cá nhân ở từng vị trí của mình trong các lĩnh vực, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. 26
  6. HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ - Khai thác được tri thức của đội ngũ nhân lực trình độ cao tham gia vào đào tạo nhân lực để bổ sung nhân lực có chất lượng phục vụ phát triển kinh tế xã hội hiệu quả cho từng vùng và cả nước. - Mở rộng các lộ trình đào tạo cho hệ thống giáo dục Việt Nam, đặc biệt là mối liên hệ, hợp tác và sự thống nhất giữa ngành giáo dục và các ngành nghề khác trong đào tạo nhân lực cho nước nhà. - Hoàn thiện chương trình khung thống nhất trên toàn lãnh thổ, tạo niềm tin tuyệt đối cho mọi công dân trong xã hội có ước mơ học tập cho dù gặp phải bất cứ trở ngại nào trên con đường học vấn. - Khẳng định được sự lớn mạnh và hiệu quả của Hệ thống giáo dục Việt Nam trong đào tạo nhân lực phục vụ cho đất nước trong thời kỳ hội nhập. Với các vai trò đó, ĐTLT cần được sự quan tâm đúng mức của nhiều thành phần trong xã hội: Các nhà hoạch định chính sách, nhà lãnh đạo, nhà nghiên cứu, các cơ sở giáo dục có liên quan đến hoạt động này. Đào tạo liên thông ở Việt Nam hiện nay: Bộ GD&ĐT đã có Quyết định số 49/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 05 tháng 12 năm 2002 và Quyết định số 06 /2008/QĐ-BGDĐT ngày 13 tháng 02 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT thay thế Quyết định 49 về ĐTLT, đồng thời đã cho phép hơn sáu mươi trường CĐ, ĐH được thực hiện hoạt động này trên tổng số các cơ sở giáo dục ĐH toàn quốc, kể cả liên thông ngang giữa các ngành và liên thông dọc từ hệ TCCN lên hệ CĐ, từ hệ CĐ lên hệ ĐH và từ hệ TCCN lên hệ ĐH. Đây là những cơ hội cho các học sinh, sinh viên muốn học lên các hệ tiếp theo và cũng là nhu cầu rất lớn của toàn xã hội cho nhiều người lao động muốn học tập nâng cao trình độ. Tuy đã có hơn 6 năm hoạt động, ĐTLT vẫn còn thể hiện bất cập về nhiều mặt, rõ nét nhất là: - Quy mô của hoạt động ĐTLT: Các hoạt động ĐTLT chủ yếu chỉ diễn ra bên trong từng cơ sở giáo dục, chưa có quy mô trên toàn lãnh thổ: các trường ĐH tuyển sinh thêm hệ CĐ, TCCN để có thể tổ chức liên thông lên ĐH của trường mình, các trường CĐ mở thêm hệ TC để liên thông lên bậc CĐ của trường mình, liên thông ngang giữa ngành này và ngành khác cũng chỉ diễn ra trong nội bộ của từng cơ sở giáo 27
  7. BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM dục… Liên thông giữa các trường thực hiện được là nhờ các mối quan hệ riêng tư, “xin cho” giữa hai trường có ngành nghề tương thích nhưng cũng chỉ thực hiện dễ dàng đối với liên thông từ hệ TCCN lên CĐ, liên thông từ TCCN và CĐ lên ĐH giữa hai trường là hoạt động diễn ra hết sức khó khăn và là nỗi thất vọng của nhiều cán bộ lãnh đạo, quản lý và học sinh sinh viên của các trường TCCN và CĐ. - Về nội dung, chương trình ĐTLT: Theo Luật Giáo dục, chương trình khung của bậc học TCCN, CĐ do Bộ GD&ĐT ban hành, trên cơ sở đó, hiệu trưởng các trường thiết kế chương trình chi tiết cho trường mình. Khi thực hiện ĐTLT giữa các cơ sở đào tạo, chương trình không tương thích là một trong những lý do từ chối dễ dàng các đối tượng tuyển sinh của các trường khác có cùng ngành nghề đào tạo muốn thực hiện liên thông, đặc biệt là liên thông lên ĐH. - Quan hệ phối hợp giữa các bộ ngành: Chương trình khung là điều kiện tối thiểu đảm bảo sự thống nhất cấp quốc gia cho các hoạt động đào tạo nhân lực nhưng cho đến nay các bộ ngành khác ngoài Bộ GD&ĐT vẫn chưa có chương trình khung thống nhất cho các ngành: cơ khí, điện, tin học ứng dụng… do đó khó có thể thực hiện ĐTLT cho các trường có đào tạo những ngành này… Ngoài những vấn đề cơ bản đã được nêu ra, ĐTLT vẫn còn rất nhiều vấn đề cần phải tranh luận, vẫn rất cần có những cơ chế, chính sách hợp lý mới có thể giúp cho hoạt động này mang lại hiệu quả. 28
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2