intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đào tạo nâng cao chất lượng nhân lực du lịch tỉnh Hòa Bình

Chia sẻ: Tô Nhiễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Đào tạo nâng cao chất lượng nhân lực du lịch tỉnh Hòa Bình" đã khái quát những vấn đề lý thuyết chung về chất lượng nhân lực du lịch và vấn đề đào tạo nâng cao chất lượng nhân lực du lịch; Phân tích, chỉ rõ một số thực trạng trong công tác đào tạo nhân lực du lịch tại tỉnh Hòa Bình trong thời gian vừa qua; Đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nhân lực du lịch tỉnh Hòa Bình trong thời gian tới. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đào tạo nâng cao chất lượng nhân lực du lịch tỉnh Hòa Bình

  1. ĐÀO TẠO NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG NHÂN LỰC DU LỊCH TỈNH HÒA BÌNH ThS. Vũ Lan Hương Trường Đại học Thương mại TÓM TẮT Thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, trong thời gian qua, ngành du lịch cả nước nói chung và du lịch tỉnh Hòa Bình nói riêng đã có nhiều chuyển biến tích cực. Một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch, đặc biệt là trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 bùng nổ, đòi hỏi nhân lực du lịch phải đáp ứng những yêu cầu mới. Bài viết đã khái quát những vấn đề lý thuyết chung về chất lượng nhân lực du lịch và vấn đề đào tạo nâng cao chất lượng nhân lực du lịch; Phân tích, chỉ rõ một số thực trạng trong công tác đào tạo nhân lực du lịch tại tỉnh Hòa Bình trong thời gian vừa qua; Đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nhân lực du lịch tỉnh Hòa Bình trong thời gian tới. Từ khóa: Chất lƣợng nhân lực du lịch, du lịch Hòa Bình, đào tạo nhân lực ĐẶT VẤN ĐỀ Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0) dựa trên phát minh của nhiều ngành công nghệ cao (nhƣ internet vạn vật, trí tuệ nhân tạo, in 3D, thực tế ảo, công nghệ tế bào,...) nhằm 254
  2. làm cho các quá trình sản xuất và dịch vụ thông minh hơn, hiệu quả hơn, tiến đến tự động hóa hoàn toàn mà không cần có sự tham gia của con ngƣời. Cuộc cách mạnh này tuy mới bắt đầu (từ đầu thế kỉ XXI) nhƣng đã và đang làm thay đổi sâu sắc và toàn diện đối với mọi mặt của đời sống xã hội. Bên cạnh đó, du lịch có vị trí ngày càng quan trọng đối với kinh tế thế giới. Nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam, đặt mục tiêu đƣa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nƣớc mình. Dƣới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 nhiều lĩnh vực du lịch mới ra đời (nhƣ du lịch trực tuyến, du lịch thông minh, du lịch 4.0) đem lại hiệu quả vƣợt trội so với trƣớc đây. Điều này cũng đòi hỏi cần phải có những thay đổi căn bản và nâng cao chất lƣợng đối với đội ngũ lao động trực tiếp và gián tiếp tham gia vào hoạt động cung ứng du lịch ở Việt Nam nói chung và ở tỉnh Hòa Bình nói riêng. 1. TỔNG QUAN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU BÀI VIẾT Bàn về đào tạo nhân lực nói chung, đã có rất nhiều tác giả tiến hành nghiên cứu, chẳng hạn nhƣ ―Quản trị nguồn nhân lực‖ của tác giả PGS.TS. Trần Thị Kim Dung (Nxb Tài chính - 2018), Giáo trình ―Quản trị nhân lực căn bản‖ của tác giả Mai Thanh Lan, Nguyễn Thị Thanh Nhàn (Nxb Thống kê - 2016), ―Quản trị nguồn nhân lực - tập 2‖ (sách dịch) do Hƣơng Huy biên dịch (Nxb Giao thông Vận tải - 2008). Những cuốn sách và giáo trình này làm rõ vai trò, ý nghĩa của công tác đào tạo nhân lực cũng nhƣ cung cấp cơ sở lý luận về công tác đào tạo nhân lực nói chung. Bàn về đào tạo nhân lực du lịch có những công trình nghiên cứu nhƣ các bài viết trong Kỷ yếu Hội thảo quốc gia lần thứ 2 ―Đào tạo nhân lực du lịch theo nhu cầu xã hội‖ của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2010), các bài viết trong Hội thảo khoa học toàn quốc ―Đào tạo du lịch theo định hƣớng nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị‖ của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2017), Sách ―Quản trị nguồn nhân lực ngành khách sạn‖ của tác giả Lƣu Trọng Tuấn (chủ biên, Nxb Lao động Xã hội - 2014), bài viết ―Liên kết phát triển nguồn nhân lực du lịch Tây Bắc‖ của PGS.TS. Lê Anh Tuấn đăng trên Tạp chí Du lịch (2016),… Các công trình nghiên cứu này đem lại những cách tiếp cận khác nhau về vấn đề đào tạo nhân lực trong lĩnh vực du lịch theo quan điểm của từng tác giả. Liên quan đến hoạt động đào tạo nhân lực tại tỉnh Hòa Bình, hiện mới chỉ có những bài viết mang tính thông tin, thông báo về các hoạt động đào tạo du lịch tại địa phƣơng, chƣa có công trình nào nghiên cứu tổng quát hoạt động đào tạo nhân lực du lịch của tỉnh. Chính vì vậy, tác giả đã lựa chọn chủ đề này cho bài viết với mục đích tìm hiểu để đƣa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng công tác đào tạo nhân lực du lịch tại tỉnh Hòa Bình, góp phần thúc đẩy phát triển hoạt động kinh doanh du lịch tại địa phƣơng, đƣa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Trong bài viết này, tác giả chủ yếu sử dụng phƣơng pháp thống kê, tổng hợp, phân tích các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến công tác đào tạo nhân lực của ngành du lịch nói chung và của tỉnh Hòa Bình nói riêng. Bài viết sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp thu thập từ các nguồn nhƣ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình, Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình,… 2. LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƢỢNG NHÂN LỰC DU LỊCH VÀ ĐÀO TẠO NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG DU LỊCH ĐỊA PHƢƠNG 2.1. Nhân lực du lịch Theo Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO): ―Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những ngƣời du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thƣ giãn; cũng nhƣ mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhƣng không quá một năm, ở bên ngoài môi trƣờng sống định cƣ; nhƣng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền. Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trƣờng sống khác hẳn nơi định cƣ‖. Tại Việt Nam, du lịch đƣợc định nghĩa là ―các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con ngƣời ngoài nơi cƣ trú thƣờng xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dƣỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác‖ (Luật Du lịch 2017). Nhân lực ngành du lịch là một bộ phận của nhân lực nói chung. Nhân lực du lịch bao gồm toàn bộ các nhân lực trực tiếp và gián tiếp tham gia vào quá trình phục vụ khách du lịch. Trong đó nhân lực trực tiếp là những ngƣời trực tiếp phục vụ khách du lịch tại khách sạn, nhà hàng, công ty 255
  3. lữ hành, cửa hàng phục vụ khách du lịch, cơ quan quản lý du lịch,… Lao động gián tiếp là những lao động không trực tiếp phục vụ khách du lịch nhƣng thực hiện các công việc mang tính quản lý, hỗ trợ cho các lao động trực tiếp. Chẳng hạn nhƣ các cán bộ quản lý về du lịch tại các cơ quan của Chính phủ hoặc cán bộ quản lý, nhân viên hành chính tại công ty lữ hành, khách sạn,… Nhân lực tại các cơ quan quản lý nhà nƣớc về du lịch: Là các lao động trí óc, đòi hỏi có kiến thức tổng hợp về du lịch; có khả năng xây dựng các quy hoạch phát triển du lịch, định hƣớng phát triển du lịch quốc gia, địa phƣơng; có kỹ năng xây dựng và điều phối các chƣơng trình, sự kiện về du lịch ở quy mô quốc gia, tỉnh, thành phố. Nhóm nhân lực này chiếm số lƣợng nhỏ nhƣng lại có vai trò quan trọng trong việc phát triển hoạt động du lịch của quốc gia và địa phƣơng. Bao gồm các vị trí việc làm thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng Cục Du lịch, Sở Du lịch/Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp tỉnh, Lãnh đạo UBND tỉnh đƣợc phân công phụ trách mảng du lịch, Ban quản lý khu du lịch thuộc tỉnh. Nhân lực trực tiếp cung ứng và kinh doanh dịch vụ tại các đơn vị kinh doanh du lịch: bao gồm các chức danh nghề theo 6 nghiệp vụ du lịch đã đƣợc ASEAN công nhận theo MRA-TP nhƣ lễ tân, buồng, bếp, dịch vụ ăn uống, đại lý du lịch và điều hành tour (không bao gồm chức danh quản lý khách sạn, Giám đốc khách sạn). Nhân lực quản lý tại các đơn vị kinh doanh du lịch: Các vị trí việc làm thuộc ban giám đốc khách sạn; đơn vị kinh doanh về du lịch lữ hành; trƣởng các bộ phận, phòng ban; tổ trƣởng, trƣởng nhóm trong các đơn vị kinh doanh du lịch. Chất lƣợng dịch vụ du lịch đƣợc cung cấp cho khách hàng phụ thuộc nhiều vào quan điểm, tƣ duy và phƣơng pháp quản lý của nhóm nhân lực này. Nhân lực hỗ trợ trong các đơn vị kinh doanh du lịch: Nhóm này bao gồm nhân lực thuộc các phòng nhƣ phòng kế hoạch đầu tƣ; phòng tài chính - kế toán; phòng vật tƣ thiết bị, phòng tổng hợp; phòng quản lý nhân sự cho đến các nhân viên; nhân viên làm vệ sinh môi trƣờng; nhân viên phụ trách công nghệ thông tin và công tác sửa chữa điện nƣớc; nhân viên cung ứng hàng hoá; nhân viên tạp vụ,... trong các công ty, khách sạn hoặc các đơn vị kinh doanh về du lịch kinh doanh du lịch. Nhân lực ngành du lịch có một số đặc điểm chung nhƣ sau: Thứ nhất, nhân lực ngành du lịch có tính chuyên môn hoá cao. Các vị trí việc làm tƣơng ứng với việc thực hiện những nhiệm vụ khác nhau và đặc trƣng riêng trong ngành du lịch, khó thay thế đƣợc cho nhau khi cần. Lý do dẫn đến sự xuất hiện đặc điểm này là sự đa dạng trong cấu thành của dịch vụ du lịch, bao gồm các dịch vụ ăn uống, dịch vụ lƣu trú, các dịch vụ bổ sung,… Trong từng nhóm này, các dịch vụ cụ thể lại vô cùng đa dạng, dẫn đến yêu cầu chuyên môn hóa đặc trƣng cho từng lao động thực hiện ứng với từng loại dịch vụ. Thứ hai, nhân lực ngành du lịch có đặc điểm là tỷ lệ lao động trẻ, lao động nữ, lao động thời vụ trong ngành du lịch cao hơn các ngành khác. Do nhu cầu của khách du lịch là phải đƣợc phục vụ một cách nhanh chóng, kịp thời mọi lúc mọi nơi, đƣợc quan tâm đến cả những vấn đề nhỏ nhặt nhất,… Vì vậy, đối tƣợng lao động trẻ và lao động nữ có vẻ nhƣ thích hợp hơn so với nhóm còn lại. Ngoài ra, do đặc thù về tính thời vụ trong kinh doanh nên việc sử dụng lao động thời vụ cũng là một đặc điểm dễ thấy. Thứ ba, thời gian làm việc của nhân lực ngành du lịch phụ thuộc vào đặc điểm tiêu dùng. Cụ thể, thời gian làm việc chủ yếu của nhân lực ngành du lịch, đặc biệt là lao động trực tiếp, thƣờng vào những kỳ nghỉ, dịp nghỉ lễ dài ngày khi mà lao động thuộc các nhóm ngành khác không phải làm việc và ngƣợc lại. 2.2. Chất lƣợng nhân lực du lịch Chất lƣợng nguồn nhân lực là yếu tố quyết định nâng cao năng lực cạnh tranh và sự thành công của mỗi quốc gia. Chất lƣợng nhân lực là sự tổng hợp của nhiều yếu tố bộ phận nhƣ trí tuệ, trình độ, sự hiểu biết, đạo đức, kỹ năng, sức khoẻ, thẩm mỹ.v.v... của ngƣời lao động. Trong các yếu tố trên thì trí lực và thể lực là hai yếu tố quan trọng trong việc xem xét đánh giá chất lƣợng nguồn nhân lực. Tuy vậy, trong hoạt động kinh doanh du lịch, yếu tố ý thức thái độ cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng để đánh giá chất lƣợng lao động. Tùy từng nội dung công việc cụ thể mà mức độ quan trọng của các yếu tố trên cũng có thể khác nhau. 256
  4. Thực tế cho thấy, nhân lực du lịch đa phần đòi hỏi phải có kỹ năng, chất lƣợng nhân lực du lịch thể hiện ở khả năng đáp ứng yêu cầu công việc ở các cấp độ khác nhau, tùy thuộc vị trí công việc mà họ đảm nhận. Chất lƣợng nhân lực du lịch có thể đƣợc thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau, bao gồm: các loại bằng cấp, chứng chỉ phù hợp lĩnh vực chuyên môn mà nhân sự đang đảm trách, kỹ năng giao tiếp và phục vụ khách, kỹ năng làm việc chuyên môn, kỹ năng giao tiếp, ứng xử, khả năng xử lý các tình huống trong công việc, khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm,... Chất lƣợng nhân lực du lịch chịu tác động ảnh hƣởng của cả các nhân tố khách quan và chủ quan. Các nhân tố khách quan ảnh hƣởng đến chất lƣợng nhân lực du lịch bao gồm: chiến lƣợc, các chính sách, chƣơng trình về du lịch quốc gia, vùng và địa phƣơng nói chung và về phát triển nhân lực ngành du lịch; Chất lƣợng ngành giáo dục và đào tạo các cấp; Những yếu tố về quan niệm, giá trị, niềm tin của xã hội và sự biến đổi trong xã hội, sự phát triển mạnh mẽ của đời sống văn hóa xã hội; Nhu cầu du khách và xu hƣớng phát triển ngành du lịch; Nhu cầu khách hàng; Sự phát triển của thị trƣờng lao động. Các nhân tố chủ quan ảnh hƣởng đến chất lƣợng nhân lực du lịch nhƣ: Các nhân tố thuộc về đội ngũ nhân lực ngành du lịch (bao gồm nhận thức, năng lực thực tại, nhu cầu và khát vọng của chính nhân lực du lịch); Các nhân tố thuộc về đơn vị kinh doanh/đơn vị kinh doanh về du lịch về du lịch (bao gồm chiến lƣợc kinh doanh và chiến lƣợc nguồn nhân lực của đơn vị kinh doanh về du lịch du lịch; Thực trạng các hoạt động quản trị nhân lực của đơn vị kinh doanh về du lịch du lịch; Yêu cầu của công việc và vị trí công tác). Ngoài ra, chất lƣợng nhân lực du lịch còn chịu ảnh hƣởng của các nhân tố đặc thù của địa phƣơng nhƣ vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, các giá trị lịch sử, nền văn hóa, ngôn ngữ, con ngƣời,... Đây là những nhân tố tạo ra sự khác biệt về sản phẩm, dịch vụ du lịch, qua đó tạo ra lợi thế cạnh tranh cho địa phƣơng. 2.3. Đào tạo nhân lực du lịch Đào tạo nhân lực là quá trình cung cấp cho ngƣời lao động các kiến thức, kỹ năng, thái độ cần thiết nhằm thực hiện tốt công việc, đảm bảo mục tiêu của tổ chức. Hay đào tạo còn đƣợc hiểu là quá trình tác động làm cho ngƣời lao động có thể thực hiện đƣợc chức năng, nhiệm vụ có hiệu quả hơn trong công tác của họ. Mục đích của công tác đào tạo là giúp cho ngƣời lao động làm việc theo đúng tiêu chuẩn nghiệp vụ ứng với từng công việc cụ thể, nhờ đó mà tối đa hóa hiệu quả công việc của ngƣời lao động, giảm bớt tai nạn lao động, giảm thiểu công tác kiểm tra, nâng cao tính ổn định và năng động của tổ chức. Hoạt động đào tạo bao gồm 3 nội dung lớn là đào tạo kiến thức, đào tạo kỹ năng và đào tạo thái độ cho ngƣời lao động trong công việc. Đào tạo kiến thức giúp cho ngƣời lao động có đƣợc sự hiểu biết nền tảng về công việc mà họ đƣợc phân công đảm nhiệm. Trong khi đó, đào tạo kỹ năng giúp cho ngƣời lao động biết đƣợc cách thức thực hiện cụ thể cho từng phần công việc và làm chủ đƣợc công việc của mình. Đào tạo thái độ trong công việc giúp ngƣời lao động hiểu đƣợc vai trò, vị trí của mình, để từ đó có cách giao tiếp, ứng xử và thực hiện các công việc đƣợc phân giao với chất lƣợng tốt nhất. Hoạt động đào tạo có thể đƣợc tiến hành với nhiều dạng thức khác nhau, bao gồm đào tạo nhân lực nguồn và đào tạo lao động đƣơng nhiệm. Đào tạo lao động nguồn hay chính là hoạt động đào tạo chính quy tại các trƣờng đại học, cao đẳng, trung cấp, dạy nghề. Với hình thức này, học viên phải tuân thủ chƣơng trình đào tạo đã đƣợc quy định sẵn, việc học tập mang tính chất bài bản, chuyên nghiệp, thời gian học tập cũng đƣợc quy định cụ thể ứng với từng chƣơng trình đào tạo. Kết thúc khóa học, ngƣời học sẽ đƣợc cấp các loại văn bằng, chứng chỉ tƣơng ứng với chƣơng trình đã học. Đào tạo cho lao động đƣơng nhiệm đƣợc phân chia thành đào tạo tại các doanh nghiệp và đào tạo ngoài doanh nghiệp. Đào tạo cho lao động đƣơng nhiệm đƣợc thực hiện với mục đích bổ sung, củng cố kiến thức cho ngƣời lao động đang làm việc. Đối tƣợng đào tạo có thể là ngƣời đã đƣợc đào tạo hoặc chƣa từng đƣợc đào tạo về lĩnh vực công việc đảm nhận. Việc đào tạo này giúp cho ngƣời lao động có đầy đủ kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện công việc của mình đƣợc tốt hơn, để phát triển sự nghiệp hay đơn giản là để đủ điều kiện làm việc ở vị trí công việc đó. Ngƣời thực hiện đào tạo có thể là các cán bộ, ngƣời lao động lành nghề tại doanh nghiệp hoặc các chuyên 257
  5. gia trong cùng lĩnh vực. Đào tạo ngoài doanh nghiệp là doanh nghiệp cử ngƣời lao động đi đào tạo ở các trung tâm đào tạo, các doanh nghiệp khác, các trƣờng đại học, cao đẳng, trung cấp hoặc ở nƣớc ngoài.Tuỳ đối tƣợng mà doanh nghiệp xác định phƣơng thức đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho phù hợp. Ngoài ra, nói đến đào tạo nhân lực du lịch không thể không nói đến hoạt động đào tạo cho một nhóm nhân lực du lịch có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển du lịch, đó chính là cộng đồng cƣ dân tại điểm đến du lịch. Họ là đối tƣợng vừa hƣởng lợi và vừa phải chịu đựng những sức ép, sức ảnh hƣởng từ việc phát triển du lịch tại địa phƣơng nơi họ sinh sống. Việc mở các lớp đào tạo cho ngƣời dân, giúp họ hiểu đƣợc vai trò, vị trí của họ, giúp họ biết cách làm kinh tế đồng thời làm sao để giữ gìn bản sắc văn hóa, các yếu tố đặc trƣng của bản địa, làm sao để ―hòa nhập nhƣng không hòa tan‖ là một điều vô cùng quan trọng. Vì vậy, ngoài việc quan tâm đến đào tạo nhân lực trong các doanh nghiệp, trong các cơ quan, ban, ngành hoạt động trong lĩnh vực du lịch, cần phải rất quan tâm đến vấn đề đào tạo đối với cộng đồng cƣ dân địa phƣơng. 2.4. Những vấn đề đặt ra cho đào tạo nhân lực du lịch trong bối cảnh CMCN 4.0 Cách mạng Công nghiệp 4.0 tận dụng sức mạnh lan tỏa của số hóa và công nghệ thông tin với sự đột phá của trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật và dữ liệu lớn, đang tạo ra sự thay đổi to lớn trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Đối với du lịch, công nghệ hiện đại giúp cho phƣơng thức xúc tiến quảng bá trở nên đa dạng hơn và làm thay đổi phƣơng thức đi du lịch, trải nghiệm của du khách. Du khách có thể dễ dàng tìm hiểu, so sánh, lựa chọn những điểm đến và dịch vụ phù hợp nhất, đặc biệt là có thể khám phá điểm đến bằng công nghệ thực tế ảo mà không nhất thiết phải trực tiếp đến với điểm đến du lịch. Trong bối cảnh đó, những vấn đề đặt ra rất cấp thiết đối với nhân lực du lịch nhƣ: Vấn đề về kiến thức, kỹ năng chuyên môn và thái độ của đội ngũ nhân lực du lịch: Đây là vấn đề quan trọng, quyết định phần lớn chất lƣợng cung cấp dịch vụ du lịch. Lao động du lịch phải đƣợc đào tạo bài bản về các vấn đề liên quan đến lĩnh vực chuyên môn của họ. Công tác đào tạo phải đảm bảo gắn kết chặt chẽ với thực tiễn công việc, chú trọng đào tạo về thái độ của ngƣời lao động trong công việc. Kết quả đào tạo phải đảm bảo cho ngƣời học có đầy đủ năng lực thực hiện công việc mà ít cần phải đào tạo lại. Vấn đề về khả năng sử dụng và vận dụng công nghệ trong công việc: Không chỉ là kiến thức, kỹ năng chuyên môn, lao động du lịch đang đứng trƣớc yêu cầu về khả năng sử dụng thành thạo công nghệ trong hoạt động ngành nghề của mình. Đảm bảo yêu cầu này sẽ giúp ngƣời lao động kế thừa, phát huy, tận dụng đƣợc những thành tựu của khoa học vào trong công việc của mình, giúp tiếp cận dễ dàng hơn với khách hàng cũng nhƣ giúp nâng cao hiệu quả trong công việc. Ngoài ra, việc am hiểu và vận dụng thành thạo công nghệ cao trong công việc còn giúp nhân lực du lịch tạo ra đƣợc những dịch vụ mới, mang tính sáng tạo, giúp đổi mới sản phẩm dịch vụ, tạo ra ƣu thế cạnh tranh và thu hút đƣợc khách hàng. Vấn đề bị thay thế bởi công nghệ, máy móc: Do sự phát triển của thành tựu khoa học công nghệ, máy móc dần có thể thay thế cho sức lao động của con ngƣời và làm cho mọi việc dƣờng nhƣ trở nên đơn giản hơn. Nếu nhƣ đội ngũ nhân lực du lịch không thể hiện đƣợc vai trò khác biệt của bản thân thì đến một lúc nào đó có thể bị máy móc đánh gục. Chẳng hạn nhƣ khi đi du lịch, thay vì thuê một hƣớng dẫn viên, khách hàng có thể sử dụng các ứng dụng công nghệ để biết thông tin về điểm đến. Trong bối cảnh đó, để tạo nên sự khác biệt, ngƣời hƣớng dẫn viên phải là ngƣời thực sự am hiểu và tƣờng tận về điểm đến để cung cấp thông tin cho khách hàng, đồng thời phải thể hiện đƣợc sự quan tâm, hiếu khách mà cung cấp cho họ những trải nghiệm mà ứng dụng công nghệ kia không thể cho họ. Vấn đề về nhận thức và định kiến xã hội: Trƣớc đây, ngƣời ta thƣờng rất xem thƣờng ngƣời làm nghề dịch vụ, cho rằng ai đó không thể làm đƣợc nghề gì khác thì làm phục vụ. Rõ ràng, đây là một quan điểm rất sai lầm, nghề làm dịch vụ không hề đơn giản nhƣ chúng ta lầ m tƣởng, nó đòi hỏi ngƣời làm nghề không những phải có kiến thức, kỹ năng chuyên môn cần thiết mà còn cần có tinh thần, thái độ, thiên hƣớng dịch vụ mà đôi khi không phải cứ đào tạo qua loa là có thể có đƣợc. 258
  6. 3. THỰC TIỄN ĐÀO TẠO NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG NHÂN LỰC DU LỊCH TỈNH HÒA BÌNH 3.1. Khái quát du lịch Hòa Bình Tỉnh Hòa Bình có 6 dân tộc anh em cùng chung sống bao gồm các dân tộc nhƣ Mƣờng, Kinh, Thái, Tày, Dao, Mông, mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa đặc trƣng trong phong tục, tập quán, kiến trúc nhà ở, lễ hội. Trên địa bàn tỉnh có nhiều di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh đƣợc quản lý, bảo vệ, tài nguyên du lịch phong phú, Hòa Bình có điều kiện phát triển nhiều loại hình du lịch đặc trƣng nhƣ: Du lịch văn hóa, du lịch sinh thái nghỉ dƣỡng, du lịch tâm linh, du lịch thể thao giải trí,… thu hút ngày càng đông đảo khách du lịch trong nƣớc và quốc tế. Toàn tỉnh Hòa Bình có trên 20 khu, điểm du lịch văn hóa gắn với sinh thái; 9 điểm du lịch địa phƣơng đã đƣợc UBND tỉnh có quyết định công nhận điểm du lịch cấp tỉnh; 7 công ty lữ hành nội địa, chi nhánh văn phòng đại diện hoạt động trên địa bàn tỉnh; 412 cơ sở lƣu trú đã đƣợc thẩm định, trong đó có 6 khách sạn 3 sao, 23 khách sạn 2 sao, 8 khách sạn 1 sao, 233 nhà nghỉ, 142 nhà sàn du lịch cộng đồng. Hoạt động kinh doanh vận tải du lịch hiện có 6 hãng xe tắc xi với hàng trăm đầu xe và hơn 100 phƣơng tiện tàu, thuyền chở khách du lịch tập trung trên khu vực Hồ Hòa Bình. Với những tài nguyên du lịch thiên nhiên và nhân văn rất có giá trị, du lịch Hòa Bình đang trên đà phát triển trong những năm gần đây. Các loại hình du lịch gắn với các tuyến điểm du lịch tại Hòa Bình có thể kể đến nhƣ sau: Du lịch văn hóa cộng đồng: ngƣời dân tộc Thái Bản Lác, Poong Cọm, Bản Văn... huyện Mai Châu; ngƣời dân tộc Mƣờng xóm Mỗ, huyện Cao Phong, xóm Ải, huyện Tân Lạc...; ngƣời dân tộc Mông các xã Hàng Kia, Pà Cò huyện Mai Châu... Du lịch sinh thái: Tại các điểm du lịch Đảo Dừa, Đảo Xanh, Cối xay gió... trên khu Hồ Hòa Bình; các khu rừng đặc dụng Ngọc Sơn - Ngổ luông, huyện Lạc Sơn - Tân Lạc; Pu Canh, huyện Đà Bắc, Thƣợng Tiến Kim Bôi... Du lịch tâm linh: Tại các Lễ hội Chùa Tiên, huyện Lạc Thủy; lễ hội Đền Bờ huyện Cao Phong - Tân Lạc; lễ hội Khai hạ Mƣờng Bi, huyện Tân Lạc; lễ hội Xên Mƣờng, huyện Mai Châu; và các lễ hội dân gian tại các điểm di tích lịch sử, đền, chùa trên địa bàn tỉnh... Du lịch nghỉ dưỡng: Tại các Khu du lịch suối khoáng, huyện Kim Bôi; mỏ nƣớc nóng huyện Lạc Sơn... Du lịch thể thao giải trí: Tại Sân gôn Phƣợng Hoàng, huyện Lƣơng Sơn; môn thể thao dù lƣợn tại xã Ngọc Sơn, huyện Lạc Sơn; các môn leo núi, bơi thuyền Hồ Hòa Bình; đi bộ, xe đạp tại thành phố Hòa Bình,… Bên cạnh hình thức du lịch thông thƣờng, du lịch phƣợt cũng rất phát triển tại Hòa Bình trong thời gian qua. Cảnh sắc thiên nhiên phong phú, phong tục tập quán cƣ dân đa dạng đã cuốn hút một lƣợng không nhỏ những đoàn khách du lịch phƣợt đến với miền đất này. Một số cung đƣờng phƣợt tại Hòa Bình đƣợc đƣợc giới trẻ ƣa thích có thể kể đến bao gồm: Tuyến 1: Hà Nội - Hòa Bình - Mai Châu - Cao Phong - Kim Bôi - Bãi Chạo - Hà Nội Tuyến 2: Hà Nội - Bãi Chạo - Cửu thác Tú Sơn ( Lƣơng Sơn) - Kim Bôi - Hòa Bình - Thác Thăng Thiên - Kỳ Sơn - Hà Nội Tuyến 3: Hà Nội - Thác Thăng Thiên (Kỳ Sơn) - Hòa Bình - Thung Nai - Du lịch lòng hồ - Hà Nội Tuyến 4: Hà Nội - Hòa Bình - Mai Châu - Hà Nội. Trong những năm gần đây, Hòa Bình luôn là điểm đến hấp dẫn của khách du lịch trong nƣớc và quốc tế. Sự hấp dẫn của du lịch Hòa Bình cũng nhƣ sự tăng trƣởng vƣợt trội của du lịch Hòa Bình trong những năm vừa qua có thể đƣợc thấy rõ qua bảng 1: Bảng 1: Lƣợng khách và tổng thu từ khách du lịch của tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016 - 2018 STT Chỉ tiêu ĐVT 2016 2017 2018 1 Tổng lƣợt khách Nghìn lƣợt 2.270 2.461 2.700 Tốc độ tăng trƣởng tổng lƣợt khách % - 8,41 9,71 - Khách quốc tế Nghìn lƣợt 222 261 320 Tỷ trọng % 9,78 10,61 11,85 - Khách nội địa Nghìn lƣợt 2.048 2.200 2.380 259
  7. Tỷ trọng % 90,22 89,39 88,15 2 Tổng thu từ khách du lịch Tỷ đồng 1.038 1.216 1.500 Tốc độ tăng trƣởng tổng thu từ khách du % - 17,15 23,36 lịch Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hòa Bình Qua bảng 1, ta thấy đƣợc tổng lƣợt khách đến du lịch Hòa Bình trong những năm qua có sự tăng trƣởng tƣơng đối đều, tốc độ tăng trƣởng hàng năm tăng 9 - 10%/năm. Tuy nhiên, trong đó ta có thể dễ dàng thấy đƣợc lƣợng khách chủ yếu vẫn là khách nội địa (chiếm khoảng 90% tổng lƣợng khách). Lƣợng khách quốc tế chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ khoảng 10%, tuy vậy, tỷ trọng khách quốc tế đã có sự cải thiện đáng kể trong thời gian gần đây. Sự gia tăng về tổng lƣợng khách đã kéo theo sự gia tăng về tổng doanh thu từ khách du lịch. Trong khi tốc độ tăng trƣởng lƣợng khách trung bình đạt 9-10% thì tốc độ tăng trƣởng tổng thu từ khách có sự gia tăng trội hơn trong những năm gần đây (năm 2017 là 17,15%, năm 2018 là 23,36%). Điều này cho thấy khách du lịch đã chi tiêu nhiều hơn, phản ánh phần nào sự phát triển của các dịch vụ tại điểm đến. Thời gian tới, để đạt đƣợc mục tiêu về tổng lƣợng khách, tổng thu từ khách, đặc biệt là khách quốc tế, du lịch Hòa Bình cần có sự đầu tƣ hơn nữa để có thể cung cấp dịch vụ với chất lƣợng tốt nhất, bao gồm cả hoạt động đào tạo nâng cao chất lƣợng nhân lực du lịch. Hiện nay, UBND tỉnh chỉ đạo Sở Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ động phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan xây dựng đề án cơ cấu lại ngành du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn và đề án phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh đến năm 2020. Theo đề án phát triển du lịch tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, mục tiêu đến năm 2020, du lịch tỉnh đón 3,2 triệu lƣợt khách, tạo việc làm cho 14.000 lao động, trong đó có 4.888 lao động trực tiếp có chuyên môn nghiệp vụ về du lịch. Do đó, việc đào tạo, nâng cao nguồn nhân lực du lịch là một trong những nhiệm vụ quan trọng, góp phần nâng cao chất lƣợng hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh. 3.2. Thực trạng đào tạo và chất lƣợng nhân lực du lịch tỉnh Hòa Bình Hàng năm, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hòa Bình phối hợp với các trƣờng chuyên nghiệp tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ về du lịch, kỹ năng kinh doanh lƣu trú tại nhà dân; nghiệp vụ thuyết minh viên du lịch; nghiệp vụ lễ tân, buồng, bàn, bar, quản lý cơ sở lƣu trú; nghiệp vụ du lịch cho lái xe ô tô, lái tàu, thuyền, nhân viên trên phƣơng tiện ô tô, tàu thuyền phục vụ khách du lịch… Trong giai đoạn 2007 - 2017, Sở đã mở đƣợc 28 lớp tập huấn bồi dƣỡng nghiệp vụ du lịch cho 1.790 lƣợt học viên là cán bộ quản lý Nhà nƣớc từ tỉnh đến cơ sở; ngƣời quản lý, nhân viên phục vụ tại các cơ sở khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng; thuyết minh viên, nhân viên phục vụ và điều khiển phƣơng tiện vận chuyển khách du lịch trên địa bàn tỉnh. Riêng trong năm 2017 đã mở 9 lớp bồi dƣỡng nghiệp vụ du lịch cho 742 học viên. Trong đó có 3 lớp cho ngƣời điều khiển phƣơng tiện và nhân viên phục vụ trên tàu, thuyền vận chuyển khách du lịch với 290 học viên; 3 lớp cho 300 học viên là cán bộ, chuyên viên phụ trách công tác du lịch Phòng Văn hóa - Thể thao các huyện, thành phố, cán bộ văn hóa xã, chủ các đơn vị và hộ kinh doanh hoạt động du lịch; 2 lớp bồi dƣỡng kỹ năng nghề du lịch homestay cho các hộ kinh doanh lƣu trú du lịch tại nhà dân; 1 lớp cho lái xe ô tô và nhân viên phục vụ trên xe ô tô vận chuyển khách du lịch. Năm 2018, Sở đã phối hợp mở 7 lớp bồi dƣỡng, tập huấn nghiệp vụ cho gần 500 lƣợt ngƣời là cán bộ quản lý và ngƣời hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh. Trong 6 tháng đầu năm 2019, Sở phối hợp mở 6 lớp tập huấn và bồi dƣỡng nguồn nhân lực cho gần 200 ngƣời, trong đó tập trung vào các lĩnh vực đào tạo kỹ năng nghề cho mô hình du lịch cộng đồng; kỹ năng quảng bá thƣơng hiệu và xây dựng văn hóa trong hoạt động kinh doanh du lịch. Về công tác đào tạo dài hạn, hiện ở Hòa Bình có một số trƣờng đại học, cao đẳng có đào tạo về du lịch nhƣ Đại học Hòa Bình, Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Hòa Bình, Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hòa Bình, Cao đẳng Sƣ phạm Hòa Bình,… Với những số liệu kể trên, có thể thấy rằng trong thời gian qua, công tác đào tạo, bồi dƣỡng nhân lực du lịch cũng đã đƣợc quan tâm nhằm dần từng bƣớc đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch. Tuy nhiên, các hoạt động đào tạo ngắn hạn tại địa phƣơng còn thiếu độ bài bản, chủ yếu mang tính 260
  8. chất thông tin, cung cấp kiến thức cơ bản cho hoạt động phục vụ thƣờng ngày của nhân lực du lịch. Học viên đa phần là những lao động phổ thông, nhu cầu học tập nâng cao trình độ bản thân không nhiều, đa phần tham gia học tập theo yêu cầu và đôi khi là học để đƣợc cấp chứng chỉ, để đáp ứng điều kiện tối thiểu của công việc chứ không phải để nâng cao chất lƣợng. Đối với hoạt động đào tạo tại các cơ sở đào tạo du lịch, chƣơng trình và chất lƣợng đào tạo không đồng đều, đôi khi còn thiếu sự linh hoạt và gắn kết với thực tế. Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hòa Bình, tính đến đầu năm 2019, toàn tỉnh có hơn 3.100 lao động đang hoạt động trong lĩnh vực du lịch; trong đó gần 300 ngƣời có trình độ đại học, trên đại học; trên 400 ngƣời có trình độ trung cấp, cao đẳng; hơn 1.000 ngƣời có trình độ sơ cấp và gần 1.500 lao động phổ thông. Nhƣ vậy có thể thấy rằng, đại đa số nhân lực du lịch của Hòa Bình là những ngƣời chƣa từng đƣợc đào tạo chuyên môn. Điều này rõ ràng có ảnh hƣởng không nhỏ tới chất lƣợng du lịch của tỉnh nhà. Mặc dù thời gian qua, tỉnh đã có chủ trƣơng tận dụng triệt để nguồn nhân lực du lịch đƣợc đào tạo từ những cơ sở đào tạo có uy tín, tại các thành phố lớn nhƣ Hà Nội nhƣng vẫn tồn tại một thực tế là nhân lực du lịch đƣợc đào tạo bài bản sau khi học xong thƣờng ở lại các thành phố lớn, nơi có cơ hội việc làm, mức thu nhập và các điều kiện sống tốt hơn. Đối với lao động du lịch của tỉnh có thể nói về số lƣợng không thiếu nhƣng thiếu lao động chất lƣợng cao. Số lao động có trình độ cao không nhiều. Tại các doanh nghiệp, khách sạn, resort chỉ có một số vị trí quản lý là lao động có trình độ cao, còn lại đa số lao động qua đào tạo cấp chứng chỉ đủ để đảm bảo điều kiện hoạt động. Đặc biệt, trong bối cảnh CMCN 4.0 đang bùng nổ nhƣ hiện nay thì yêu cầu đặt ra đối với việc phát triển nhân lực cho du lịch Hòa Bình không chỉ là đào tạo nhân lực đảm bảo có kiến thức, kỹ năng chuyên môn mà còn là nhân lực am hiểu về công nghệ thông tin để ứng dụng công nghệ cao vào kinh doanh du lịch, phát triển du lịch thông minh đáp ứng nhu cầu du khách trong thời đại mới. 4. GIẢI PHÁP ĐÀO TẠO NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG NHÂN LỰC DU LỊCH TỈNH HÒA BÌNH 4.1. Quan điểm - Cán bộ quản lý nhà nƣớc về du lịch của tỉnh có trách nhiệm định hƣớng nghề nghiệp, dự báo nhu cầu, khuyến khích và thúc đẩy quá trình xã hội hóa đào tạo, phát triển nhân lực ngành du lịch. Cán bộ tại các cơ sở đào tạo, dạy nghề du lịch có trách nhiệm thiết kế, cung cấp các sản phẩm đào tạo gắn với nhu cầu và đặc thù của Hòa Bình. Các đơn vị kinh doanh về du lịch tích cực tham gia vào mạng lƣới liên kết tạo nguồn, đào tạo và đào tạo lại nhân lực ngành du lịch. - Đổi mới hoạt động đào tạo, bồi dƣỡng trong cả khu vực công và tƣ để trang bị các năng lực mới theo yêu cầu của thị trƣờng, xu thế phát triển của ngành và đặc biệt là yêu cầu phát triển các sản phẩm thế mạnh đặc thù của Hòa Bình. - Gia tăng thu hút nguồn nhân lực chất lƣợng cao từ trong và ngoài tỉnh để giải quyết nhu cầu trƣớc mắt. Trong giai đoạn tới, để nâng cao chất lƣợng nhân lực ngành du lịch, các nhiệm vụ trọng tâm là chuẩn hóa và phát triển, do đó tỉnh rất cần nhân lực có năng lực tƣ vấn, thiết kế, đào tạo và chuyển giao công nghệ đào tạo. 4.2. Giải pháp Nâng cao năng lực cho đội ngũ nhân lực quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh Nâng cao năng lực cho đội ngũ nhân lực quản lý nhà nƣớc về du lịch cần theo hƣớng chú trọng vào đào tạo đạt chuẩn năng lực theo chức danh thay vì bằng cấp. Để đào tạo đạt chuẩn năng lực theo chức danh, cần phải nghiên cứu để xây dựng mô hình khung năng lực cho từng chức danh công việc. Tiếp đó, cần có kế hoạch rà soát và đào tạo cho đội ngũ nhân lực quản lý nhà nƣớc về du lịch của tỉnh để đạt đƣợc những năng lực cần thiết, đáp ứng yêu cầu công việc. Vấn đề này cần phải có những nghiên cứu sâu hơn, cũng nhƣ phải học hỏi việc ứng dụng của các tỉnh, thành phố khác để đạt đƣợc hiệu quả mong muốn. Nâng cao chất lượng nhân lực cho các đơn vị kinh doanh về du lịch trên địa bàn tỉnh Để nâng cao chất lƣợng nhân lực cho các đơn vị kinh doanh về du lịch trên địa bàn tỉnh, cần thực hiện các giải pháp sau: - Tăng cƣờng năng lực cho các cơ sở đào tạo nhân lực du lịch tại địa phƣơng: Phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên và đào tạo viên du lịch đủ về số lƣợng, hợp lý về cơ cấu, chuẩn về chất 261
  9. lƣợng để đáp ứng nhu cầu đào tạo, tăng quy mô đào tạo, hiệu quả đào tạo, bồi dƣỡng nhân lực ngành du lịch; Nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ và phƣơng pháp giảng dạy để giáo viên, giảng viên và đào tạo viên du lịch đủ khả năng giảng dạy, tự nghiên cứu, trao đổi chuyên môn, cập nhật kiến thức mới, tham gia hội nghị, hội thảo trong và ngoài nƣớc; Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học - công nghệ, phƣơng pháp mới trong đào tạo du lịch; Khuyến khích các cơ sở đào tạo du lịch lập cơ sở dịch vụ phù hợp với lĩnh vực đào tạo để ngƣời học có điều kiện thực hành đồng thời tạo thêm kinh phí đào tạo, nghiên cứu (chẳng hạn nhƣ mô hình khách sạn - trƣờng học); Khuyến khích các cơ sở đào tạo du lịch tại địa phƣơng hoàn thiện chƣơng trình đào tạo, đào tạo gắn kết với thực tiễn thông qua việc kết nối với các doanh nghiệp du lịch, tạo môi trƣờng thực tập, kiến tập thực tế cho sinh viên từ ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trƣờng. - Tăng cƣờng hợp tác giữa các cơ sở đào tạo du lịch, cơ sở kinh doanh du lịch với các cơ quan quản lý cấp địa phƣơng trong việc xác định nhu cầu nhân lực du lịch, xây dựng và triển khai chƣơng trình đào tạo đảm bảo chất lƣợng, đáp ứng nhu cầu xã hội. - Triển khai chƣơng trình hỗ trợ cho các đơn vị kinh doanh về du lịch: Tỉnh đóng vai trò chuyển giao chƣơng trình đào tạo và hỗ trợ một phần kinh phí cho ngƣời học, các đơn vị kinh doanh về du lịch đóng vai trò tổ chức triển khai và tiếp nhận ngƣời học vào thực tập. - Tiếp tục triển khai các hoạt động đào tạo ngắn hạn cho nhân lực du lịch tại địa phƣơng, yêu cầu các cơ sở kinh doanh du lịch tại địa phƣơng cử ngƣời tham gia học tập. Mặc dù hiệu quả từ những hoạt động đào tạo này không lớn nhƣng phần nào sẽ tác động đến nhận thức của ngƣời lao động, tác động theo kiểu ―mƣa dầm thấm lâu‖, dần dần tạo ra sự thay đổi trong ý thức và nhận thức của nhân lực du lịch. Tăng cường công tác bồi dưỡng kiến thức về du lịch cho các hộ dân cư Trong mọi vấn đề, dân luôn là ―gốc‖, việc khai thác du lịch cũng chính là sử dụng các điều kiện sinh sống của ngƣời dân để kinh doanh, vì vậy mà cần phải có hành động nâng cao nhận thức của cƣ dân, cho họ thấy đƣợc cái ―lợi ích‖ mà họ có thể nhận đƣợc thì mới tạo đƣợc lòng tin, sự ủng hộ từ họ. Do vậy, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh cần phối hợp với Ủy ban nhân dân các cấp để tổ chức nhiều hơn các lớp học bồi dƣỡng kiến thức làm du lịch cho ngƣời dân. Nội dung của các lớp học là để giúp ngƣời dân hiểu rõ lợi ích mà du lịch đem lại, có cách làm du lịch khoa học, hợp lý và lâu dài hơn, tránh hiện tƣợng chộp giật, ―chặt chém‖ du khách. Trên thực tế đã có rất nhiều địa phƣơng áp dụng biện pháp này và đã thu đƣợc những hiệu quả nhất định. Công tác bồi dƣỡng, tập huấn du lịch cho cƣ dân địa phƣơng cần đƣợc thực hiện một cách nghiêm túc, lâu dài và thƣờng xuyên để những quan điểm, cách thức làm du lịch đúng đắn đƣợc ngấm sâu vào trong nhận thức của họ. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2017), Kỷ yếu Hội thảo khoa học toàn quốc “Đào tạo du lịch theo định hướng nghị quyết số 08-NQ/TW. 2. Mai Thanh Lan, Nguyễn Thị Thanh Nhàn (2016), Quản trị nhân lực căn bản, Nxb Thống kê. 3. Ủy ban Nhân dân tỉnh Hòa Bình (2014), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2014-2020, tầm nhìn đến 2030. 4. Viện Nghiên cứu và Phát triển Ngành nghề nông thôn Việt Nam (2012), Tài liệu Phát triển du lịch cộng đồng. 5. Website: http://www.baohoabinh.com.vn/ http://ipa.hoabinh.gov.vn/ http://sovanhoa.hoabinh.gov.vn/ http://www.vtr.org.vn/ http://vietnamtourism.gov.vn/ 262
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2