Đáp án đề thi học kỳ II môn Cấu tạo động cơ đốt trong (Đề số 1 - Hệ trung cấp) - ĐH Sư phạm Kỹ thuật
lượt xem 4
download
Đáp án đề thi học kỳ II môn Cấu tạo động cơ đốt trong cung cấp cho người đọc nội dung đề thi và bài giải chi tiết 6 câu hỏi trong đề thi. Đề thi giúp cho các bạn sinh viên nắm bắt được cấu trúc đề thi, dạng đề thi chính để có kế hoạch ôn thi một cách tốt hơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đáp án đề thi học kỳ II môn Cấu tạo động cơ đốt trong (Đề số 1 - Hệ trung cấp) - ĐH Sư phạm Kỹ thuật
- TRƯỜNG CĐKT CAO THẮNG ĐỀ THI HỌC KỲ 2. (LẦN: 1) KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC MÔN THI: CẤU TẠO ĐCĐT. BỘ MÔN Ô TÔ THỜI GIAN: 90 phút HỆ: TC ÔTÔ 13. ĐỀ SỐ:01 (Sinh viên không được phép sử dụng tài liệu) ĐỀ 1 CÂU 1 : (1,5 điểm) Khi thiết kế piston người ta cần bảo đảm các yêu cầu gì? CÂU 2 : (1,5 điểm) Vật liệu chịu mòn dùng để chế tạo bạc lót của ổ trục phải thoả mãn những yêu cầu gì? CÂU 3 : (2 điểm) Nêu các biện pháp công nghệ để nâng cao sức bền trục khuỷu. CÂU 4 : (1,5 điểm) Thế nào là lót xy lanh? Lót xy lanh cần bảo đảm các yêu cầu gì? CÂU 5: (2 điểm) So với hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hoà khí, hệ thống nhiên liệu dùng phun xăng có những ưu, nhược điểm gì? CÂU 6: (1,5 điểm) Trong quá trình làm việc của động cơ, nhiệt độ của dầu bôi trơn tăng lên do các nguyên nhân gì? Ngày 20 Tháng 06 năm 2014 TRƯỞNG BỘ MÔN ÔTÔ GIẢNG VIÊN RA ĐỀ
- Nguyễn Ngọc Thạnh Đinh Nguyên Phúc
- ĐÁP ÁN ĐỀ 1 CÂU 1 : (1,5 điểm) Khi thiết kế piston người ta cần bảo đảm các yêu cầu gì? Khi thiết kế piston cần đảm bảo các yêu cầu sau : Dạng đỉnh piston tạo thành buồng cháy tốt nhất. (0,5 điểm) Tản nhiệt tốt để tránh kích nổ và giảm ứng suất nhiệt . (0,25 điểm) Trọng lượng nhỏ để giảm lực quán tính. (0,25 điểm) Đủ bền và độ cứng vững để tránh biến dạng quá lớn . (0,25 điểm) Bao kín buồng cháy để công suất động cơ không bị giảm, không gây cháy piston ở chỗ lọt khí và ít hao dầu nhờn (0,25 điểm). CÂU 2 : (1,5 điểm) Vật liệu chịu mòn dùng để chế tạo bạc lót của ổ trục phải thoả mãn những yêu cầu gì? vật liệu chịu mòn dùng để chế tạo bạc lót của ổ trục phải thỏa mãn những yêu cầu sau đây: + Có tính chống lại sự mài mòn tốt. (0,25 điểm) + Có độ cứng thích đáng và độ dẻo cần thiết. (0,25 điểm) + Mau rà khít với bề mặt trục. (0,25 điểm) + Ơ nhiệt độ cao sức bền ít giảm sút. (0,25 điểm) + Truyền dẫn nhiệt tốt, ít giãn nở. (0,25 điểm) + Giữ được dầu bôi trơn. Dễ đúc và dễ bám vào vỏ thép. (0,25 điểm) CÂU 3 : (2 điểm) Nêu các biện pháp công nghệ để để nâng cao sức bền trục khuỷu. a) Dùng phương pháp rèn khuôn hoặc đúc để chế tạo trục khuỷu. Như vậy thớ kim loại của phôi sẽ liên tục, không bị cắt đứt khi gia công cắt gọt do đó tăng được độ bền của trục khuỷu. (0,5 điểm) b) Làm chai bề mặt trục khuỷu bằng cách phun bi thép, phun các thạch anh hoặc lăn cán bề mặt làm việc của trục khuỷu để tạo cho lớp kim loại trên bề mặt có ứng suất nén dư để tăng sức bền mỏi. Lăn cán bề mặt còn có tác dụng khử các vết nức tế vi trên bề mặt tức là khử được các điểm tập trung ứng suất. Theo thí nghiệm, lăn cán hoặc phun bi có thể nâng cao sức bền trục khuỷu lên 40% khi chịu uốn và 20% khi chịu xoắn. Riêng ở vùng góc lượn sức bền có thể tăng lên 50%.(0,5 điểm)
- c) Dùng phương pháp nhiệt luyện tốt như tôi cao tần hoặc dùng phương pháp nhiệt luyện hoá học như thấm nitơ cũng đảm bảo cho bề mặt làm việc của trục khuỷu có kết cấu kim tương tốt (thể mactenxit phân bố đều và mịn) do đó tăng sức bền của bề mặt làm việc. Thí nghiệm cho thấy rằng khi dùng phương pháp nitơ hoá, có thể tăng giới hạn mỏi của trục khuỷu làm bằng thép hợp kim lên 60% trong trường hợp chịu uốn và 35% trong trường hợp chịu xoắn. (0,5 điểm) d) Mài bóng bề mặt để giảm ma sát và mài mòn, đồng thời mài bóng bề mặt cũng có tác dụng hạn chế kích thước các vết nhấp nhô trên bề mặt, do đó tăng được sức bền mỏi của trục khuỷu. Ngoài ra, như phần trên đã giới thiệu, việc chọn vật liệu và phương pháp chế tạo trục khuỷu cũng ảnh hưởng rất lớn đến sức bền của trục khuỷu. (0,5 điểm) CÂU 4 : (1,5 điểm) Thế nào là lót xy lanh? Lót xy lanh cần bảo đảm các yêu cầu gì? Lót xy lanh là một chi tiết máy có dạng ống, được lắp vào thân máy nhằm mục đích kéo dài tuổi thọ của thân máy. (0,25 điểm) Các loại lót xy lanh phải đảm bảo các yêu cầu sau : Có đủ sức bền để chịu đựng áp suất khí thể. (0,25 điểm) Chịu mòn tốt. (0,25 điểm) Khi piston trượt trên mặt gương xy lanh, tổn thất ma sát ít. (0,25 điểm) Chống được ăn mòn hoá học trong môi trường nhiệt độ cao. (0,25 điểm) Không rò nước ( đối với loại lót xy lanh ướt) xuống cácte dầu. Giãn nở tự do theo hướng dọc trục. (0,25 điểm) CÂU 5: (2 điểm) So với hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hoà khí, hệ thống nhiên liệu dùng phun xăng có những ưu, nhược điểm gì? So với hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hòa khí, hệ thống phun xăng có những ưu điểm sau: + Số lượng và thành phần hòa khí vào các xy lanh đều hơn nhờ đó có thể dùng hòa khí loãng hơn, đặc biệt là trong hệ thống phun xăng đa điểm. (0,5 điểm) + Hệ số nạp của động cơ lớn hơn vì không có ống khuếch tán như ở bộ chế hòa khí và không phải sấy nóng đường ống nạp. (0,5 điểm) + Tỉ số nén lớn hơn vì phần lớn lượng xăng phun ra bay hơi trong xy lanh có tác dụng giảm nhiệt độ môi chất. (0,5 điểm)
- + Xăng không đọng bám trên đường ống nạp khi động cơ khởi động và khi động cơ bị kéo nhiên liệu bị cắt hoàn toàn. (0,5 điểm) + Không cần hệ thống tăng tốc riêng lẻ do bộ điều khiển phản ứng tức thời để tăng lượng xăng phun phù hợp với lượng không khí nạp. Động cơ hoạt động tốt ở mọi điều kiện thời tiết, địa hình, tư thế xe. (0,5 điểm) + Hệ số dư lượng không khí được điều chỉnh chính xác nên có thể giảm được các thành phần độc hại trong khí thải. Những ưu điểm trên làm cho công suất động cơ tăng khoảng 10%, , tiêu hao nhiên liệu giảm từ 10 16% và giảm ô nhiễm môi trường. (0,5 điểm) Tuy nhiên hệ thống phun xăng cũng còn những nhược điểm sau: Cấu tạo phức tạp. Có yêu cầu cao đối với chất lượng xăng và không khí. (0,25 điểm) Khó bảo dưỡng sửa chữa, đòi hỏi người thợ phải có trình độ chuyên môn, tay nghề cao. Giá thành cao. (0,25 điểm) CÂU 6: (1,5 điểm) Trong quá trình làm việc của động cơ, nhiệt độ của dầu bôi trơn tăng lên do các nguyên nhân gì? trong quá trình làm việc của động cơ, nhiệt độ của dầu nhờn tăng lên không ngừng, đó là do các nguyên nhân cơ bản dưới đây : Dầu nhờn phải làm mát ổ trục, tải nhiệt lượng sinh ra trong quá trình ma sát của ổ trục ra ngoài. (1,0 điểm) Dầu nhờn tiếp xúc với các chi tiết máy có nhiệt độ cao, nhất là trong loại hệ thống bôi trơn phun dầu nhờn để làm mát đỉnh piston. (0,5 điểm)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đáp án đề thi học kỳ II năm học 2018-2019 môn An toàn lao động và môi trường công nghiệp - ĐH Sư phạm Kỹ thuật
18 p | 48 | 10
-
Đáp án đề thi học kỳ hè năm học 2014-2015 môn Lý thuyết ô tô - Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng
3 p | 57 | 9
-
Đáp án đề thi học kỳ I năm học 2018-2019 môn Dung sai - Kỹ thuật đo - ĐH Sư phạm Kỹ thuật
6 p | 95 | 8
-
Đáp án đề thi học kỳ hè môn Vẽ kỹ thuật (Đề 1) - Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng
1 p | 63 | 7
-
Đáp án đề thi học kỳ II năm học 2017-2018 môn Điều khiển tự động - ĐH Sư phạm Kỹ thuật
4 p | 82 | 7
-
Đáp án đề thi học kỳ I năm học 2019-2020 môn Hình họa -Vẽ kỹ thuật - ĐH Sư phạm Kỹ thuật
1 p | 69 | 7
-
Đáp án đề thi học kỳ I năm học 2018-2019 môn Hình họa - Vẽ kỹ thuật - ĐH Sư phạm Kỹ thuật
1 p | 76 | 6
-
Đáp án đề thi học kỳ II năm học 2017-2018 môn Vẽ kỹ thuật (2 tiến chỉ) - ĐH Sư phạm Kỹ thuật
1 p | 49 | 6
-
Đáp án đề thi học kỳ I năm học 2019-2020 môn Cơ học kết cấu - ĐH Sư phạm Kỹ thuật
2 p | 126 | 6
-
Đáp án đề thi học kỳ II năm học 2019-2020 môn Công nghệ kim loại - ĐH Sư phạm Kỹ thuật
7 p | 77 | 5
-
Đáp án đề thi học kỳ I năm học 2019-2020 môn Vẽ kỹ thuật - ĐH Sư phạm Kỹ thuật
1 p | 97 | 5
-
Đáp án đề thi học kỳ II năm học 2019-2020 môn Cơ kỹ thuật - ĐH Sư phạm Kỹ thuật
5 p | 60 | 4
-
Đáp án đề thi học kỳ hè năm học 2014-2015 môn Vẽ kỹ thuật (Đề 2) - Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng
1 p | 47 | 4
-
Đáp án đề thi học kỳ I năm học 2017-2018 môn Vẽ kỹ thuật - ĐH Sư phạm Kỹ thuật
1 p | 43 | 4
-
Đáp án đề thi học kỳ hè môn Vẽ kỹ thuật (Đề 2) - Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng
1 p | 50 | 4
-
Đáp án đề thi học kỳ hè năm học 2014-2015 môn Cơ lý thuyết (hệ trung cấp) - Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng
6 p | 49 | 3
-
Đáp án đề thi học kỳ II năm học 2019-2020 môn Cơ khí đại cương - ĐH Sư phạm Kỹ thuật
3 p | 54 | 3
-
Đáp án đề thi học kỳ II năm học 2015-2016 môn Tối ưu hóa - ĐH Sư phạm Kỹ thuật
3 p | 54 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn