intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đáp án đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khoá 3 (2009-2012) - Nghề: Điện tàu thủy - Môn thi: Lý thuyết chuyên môn nghề - Mã đáp án: ĐA ĐTT-LT05

Chia sẻ: Lê Na | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

53
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn tham khảo Đáp án đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khoá 3 (2009-2012) - Nghề: Điện tàu thủy - Môn thi: Lý thuyết chuyên môn nghề - Mã đáp án: ĐA ĐTT-LT05 sau đây để biết được cách thức làm bài đối với những câu hỏi trong đề thi tốt nghiệp nghề Điện tàu thủy. Tài liệu hữu ích với những bạn quan tâm và đang chuẩn bị cho kỳ thi này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đáp án đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khoá 3 (2009-2012) - Nghề: Điện tàu thủy - Môn thi: Lý thuyết chuyên môn nghề - Mã đáp án: ĐA ĐTT-LT05

  1. CỘNG HÒA XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐÁP ÁN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHOÁ 3 (2009 ­ 2012) NGHỀ:  ĐIỆN TÀU THUỶ MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ Mã đáp án: ĐA ĐTT ­ LT 05 Câu Nội dung Điể m 1 Trình bày các loại bảo vệ trạm phát điện tàu thủy? 4,0  1. Bảo vệ quá tải 1,5 ­ Máy phát bị  quá tải do những nguyên nhân chủ  yếu sau đây : cắt  một hoặc vài máy phát đang công tác song song với các máy phát khác,  0,5 khởi động trực tiếp các động cơ  dị  bộ  có công suất lớn, tự  khởi động  hoặc gia tốc các động cơ dị bộ sau khi loại trừ ngắn mạch của hệ thống,   quá tải của những động cơ có công suất lớn, công tác cuả máy phát bị dao   động, phân bố tải không đềugiữa các máy phát công tác song song v.v... ­ Máy phát đã được tính toán thiết kế để chịu quá tải trong thời gian  tương đối dài. Thường thường cho phép quá tải đến 1,1 Idm  trong thời  0,5 gian 15 phút hoặc dài hơn. Sau thời gian đó thiết bị báo hiệu quá tải bằng  chuông hay còi phải hoạt động cắt máy phát với độ  trễ  thời gian tương  ứng của phần tử nhiệt để bảo vệ máy phát. Khi quá tải 1,5Idm độ trễ thời  gian cắt máy phát không nên vượt quá 2 phút đối với máy xoay chiều và   không quá 15s (giây)đối với máy phát 1 chiều. Khi xuất hiện dòng quá tải  của máy phát lớn hơn 1,5Idm  thì phần tử  bảo vệ  ngắn mạch phải hoạt  động. ­ Ta cần chú ý rằng quá tải máy phát gây ra hậu quả  gia tăng nhiệt  0,25 độ quá nhiệt độ cho phép, gây ra cháy hay làm giả hóa chất cách điện của  nó. Quá tải dẫn đến cắt máy phát ra khỏi mạng sẽ  dẫn đến gián đọan  việc cấp các phụ  tải rất quan trọng và quan trọng gây nên những sự  cố  nguy hiểm cho tàu. ­ Để  tăng thêm độ  tin cậy cấp nguồn cho các phụ  tải quan trọng và  0,25 rất quan trọng việc bảo vệ quá tải được giải quyết trước hết cắt một số 
  2. phụ tải không quan trọng. Cắt máy phát chỉ thực hiện sau khhi đã cắt hết  phụ tải không quan trọng mà vẫn còn bị quá tải.  2. Bảo vệ ngắn mạch 1,5 ­ Trong quá trình vận hành và khai thác hệ thống điện năng tàu thủy   có rất nhiều nguyên nhân gây ngắn mạch, đó là do hư  hỏng chất cách  0,5 điện của các phần tử  dẫn điện trong các thiết bị  điện khác nhau. Hiện   tượng đó là do sự già hòa tự nhiên, sự  quá áp, sự  bảo dướng các thiết bị  không đúng qui trình hoặc do các hư hỏng cơ khí. Ngắn mạch còn do các  hoạt động nhầm lẫn tức là hậu quả của mọi dạng vi phạm qui trình khai  thác kỹ  thuật. Dòng ngắn mạch thường là có trị  số  lớn, đạt đến hàng  100.000A, nêu hậu quả  nó gây ra là rất lớn. Nói đến hậu quả  do dòng  ngắn mạch gây ra ta cần quan tâm những tác hại sau đây : ­ Do có trị  số  lớn nên dòng ngắn mạch nhanh chóng đốt nóng các  0,5 phần tử dẫn điện mà nó đi qua đến nhiệt độ vượt quá nhiệt độ  cho phép   nhiều lần, làm cho tiếp điểm của các khí cụ  bị  cháy nếu như  khí cụ  đó  không dược tính toán để  có khả  năng chịu được dòng ngắn mạch.Do   ngắn mạch lớn chạy qua sẽ làm xuất hiện lực tương hỗ rất lớn giữa các  phần dẫn điện của hệ  thống điện năng, lực này sẽ  làm hư  hỏng các vật  cách điện làm trụ  đỡ  các khí cụ, thanh cái, hoặc các vật cố  định khác.   Dòng ngắn mạch có thể  gây ra sụt áp đột ngột rất lớn làm xấu đi tính   năng công tác của các phụ  tải, đặc biệt đối với động cơ  có thể  bị  dừng   lại. Điều đó hết sức nguy hiểm cho an toàn của con tàu. Nếu dòng ngắn  mạch kéo dài mà điểm ngắn mạch gần máy phát thì hết sức nguy hiểm,   có thể  gây cháy máy phát hay làm mất đồng bộ  máy phát đang công tác   song song. ­ Do vậy bảo vệ  ngắn mạch cho máy phát là vô cùng quan trọng.   0,25 Đối với máy phát có thể các loại bảo vệ khác không có nhưng nhất thiết   bảo vệ  ngắn mạch phải có. Bảo vệ  ngắn mạch có thể  bằng cách các  thiết bị  bảo vệ  khác nhau nhưng chúng ta thường gặp nhất là cầu chì,  aptomat hoạt động nhanh và cuộn cảm. Trên tàu thủy  được  ứng dụng ba nhóm aptomat để  bảo vệ  ngắn  0,25 mạch. 1. Aptomat cổ điển 2. Aptomat chọn lọc 3. Aptomat hoạt động nhanh. Tất cả  ba loại này đều đáp  ứng đủ  các yêu cầu qui định của Đăng   kiểm và cơ quan qui chuẩn thiết bị.  3.Bảo vệ điện áp thấp 0,5
  3. Khi các máy phát được xác định để công tác song song với nhau hay   với các nguồn điện bờ thì việc đóng aptomat sẽ không cho phép nếu kích   từ  chưa đạt tới ít nhất là 80% trị  số  và định mức. Với định mức trên ta  quan   niệm   rằng   cần   có   thiết   bị   khống   chế   (rơle)   chỉ   cho   phép   đóng  aptomat máy phát khi điện áp của nó đã đạt đến trị số cho trước. Trong hệ thống điện năng khi mất điện áp máy phát, thiết bị bảo vệ  không nhất thiết phải hoạt động ngay tức thời. Vì việc bảo vệ đã có thiết  bị  bảo vệ  chống ngắn mạch hoạt động. Rơle bảo vệ  khỏi điện áp thấp  được chọn hoạt động với độ trễ đến 0,5s.  4. Bảo vệ công suất ngược 0,5 Khi các máy phát công tác song song với nhau hay với  ắc qui và các  bộ  chỉnh lưu, nó có thể  trở  thành động cơ  (máy phát công tác  ở  chế  độ  động cơ). Trong chế  độ  công tác này chiều của công suất sẽ  ngược lại  với chế  độ  công tác của máy phát.  Máy phát trở  thành một phụ  tải tiêu  thụ năng lượng điện. Nguyên nhân gây ra hiện tượng công suất ngược là  do công tác không bình thường của động cơ  truyền động cho máy phát,  như gián đoạn việc cấp nhiên liệu, hỏng khớp nối giữa máy phát và động  cơ truyền động.  Đối với máy phát một chiều, chuyển sang chế độ  công tác động cơ  còn do mất điện áp kích từ hay điện áp máy phát bị giảm tức là sức điện  động của máy phát nhỏ  hơn điện áp trên thanh cái. Hiện tượng máy phát  chuyển sang chế  độ  công tác động cơ  gây quá tải cho các máy phát còn  lại và như  vậy có thể  dẫn đến cắt các máy phát đó. Để  đề  phòng hiện  tượng trên, các máy phát công tác song song đều được trang bị  thiết bị  bảo vệ chống công suất ngược mà ta thường gọi là rơle công suất ngược. 2 Trình bày nguyên lý câu tao va hoat đông c ́ ̣ ̀ ̣ ̣ ủa áptômát dòng điện cực  3,0 đại? Nêu cách  lựa chọn áptômát?  1.Cấu tạo á ptômát dòng c   ực đại  1,5 1. Nam châm điện. i 2.  Nắp. 4 6 5 3 3.  Lò xo cản. 4.  Móc răng. 2 5.  Cần răng.            6. Lò xo kéo. 1 ­ Vẽ hình i  0,75
  4. ­ Giải thích 0,75  2.  Nguyên lý ho   ạt động :   Áptômát dòng cực đại tự động ngắt mạch khi dòng điện trong mạch vượt   0,75 quá trị số  dòng chỉnh định Icđ. Khi I > Icđ, lực điện từ  của nam châm điện  (1) thắng lực cản của lò xo (3), nắp (2) bị  kéo làm móc răng (4) và cần  răng (5) bật ra, lò xo (6) kéo tiếp điểm động ra khỏi tiếp điểm tĩnh. Mạch   điện bị ngắt.   Áptômát dòng cực đại dùng để bảo vệ mạch điện khi bị quá tải hay ngắn  0,25 mạch.    3. Cách lựa chọn áptômát 0,5   Việc lựa chọn áptômát chủ yếu dựa vào:  ­ Dòng điện tính toán đi trong mạch điện. ­ Dòng điện quá tải. ­ Khả năng thao tác có chọn lọc.          ­ Ngoài ra còn phải căn cứ vào điều kiện làm việc của phụ tải. 3 Câu tự chọn 3,0                                                                                            …………….., ngày ...  tháng … năm 2012 DUYỆT HỘI ĐỒNG THI TỐT NGHIỆP TIỂU BAN RA ĐỀ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2