intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đáp án đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khoá I (2007-2010) môn Lý thuyết chuyên môn nghề - Mã đề thi: DA OTO-LT43

Chia sẻ: ViUchiha2711 ViUchiha2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

43
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đáp án đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khoá I (2007-2010) môn Lý thuyết chuyên môn nghề - Mã đề thi: DA OTO-LT43 giúp các bạn nắm bắt kiến thức tốt hơn để có sự chuẩn bị cho kỳ thi một cách hiệu quả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đáp án đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khoá I (2007-2010) môn Lý thuyết chuyên môn nghề - Mã đề thi: DA OTO-LT43

  1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐÁP ÁN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA I (2007-2010) MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ Mã đề thi: DA OTO-LT43 Câu 1: (3 điểm) Vẽ đồ thị và trình bày quy luật mài mòn của chi tiết chuyển động tương đối theo thời gian. * Sơ đồ Các chi tiết khi sử dụng chuyển động tương đối với nhau như piston - xi lanh, trục - bạc,.... Nó đều bị mài mòn tuân theo một qui luật giống nhau và được chia thành các giai đoạn như hình 1 S(mm) D C B A SLg SBĐ SMax t (Km) t1 t2 t3 Hình 1: Đồ thị các giai đoạn mài mòn Đồ thị có trục tung thể hiện khe hở (mm), trục hoành thể hiện thời gian hoặc số Km xe đã chạy; SLg khe hở lắp ghép ban đầu; SBĐ khe hở ban đầu sau khi chạy rà; SMax khe hở lớn nhất cho phép. Hình 1 để dễ nghiên cứu ta chỉ vẽ đồ thị qui luật mài mòn của một chi tiết, thực tế khi lắp ghép hai chi tiết với nhau, khi chuyển động tương đối với nhau cả hai chi tiết sẽ bị mài mòn nên khe hở sẽ tăng lên bằng tổng mài mòn của hai chi tiết. * Giai đoạn mài hợp (giai đoạn chạy rà): Sau khi lắp ghép xong các chi tiết có khe hở gọi là khe hở lắp ghép. Ban đầu sau khi gia công xong bề mặt các chi tiết vẫn còn độ nhám, soi kính hiểm vi bề mặt còn nhấp nhô như ở (hình 2), nên chưa đạt độ bóng theo yêu cầu. Để đạt độ bóng cần phải chạy rà để các chi tiết nhẵn bóng. Trong đồ thị ứng với đoạn AB. Giai đoạn này tốc độ hao mòn lớn, nên đoạn AB dốc, thời gian chạy rà ngắn, ứng với thời gian (t1). Sau khi chạy rà xong độ hở của chi tiết là SBĐ. Chú ý: Giai đoạn chạy rà không cho các chi tiết làm việc với tải trọng lớn. Hình 2 1
  2. * Giai đoạn mài mòn ổn định ( Giai đoạn sử dụng): Giai đoạn này bề mặt các chi tiết đã được chạy rà nhãn bóng, độ hở đúng với qui định nên tốc độ mài mòn ở giai đoạn này nhỏ, thời gian sử dụng lâu, ứng với đoạn BC, thời gian t2, độ dốc nhỏ, tức là khe hở tăng chậm. Đây là giai đoạn quan trọng nhất nói lên tuổi thọ của chi tiết, của máy, nên ta cần tìm cách kéo dài giai đoạn này. Khi sử dụng nếu khe hở cặp chi tiết đã đạt đến SMAX là khe hở cho phép làm việc lớn nhất, khi đó cần phải điều chỉnh, sửa chữa. * Giai đoạn mài phá (Giai đoạn hư hỏng): Khi khe hở của cặp chi tiết đã đạt đến SMax, nếu ta không điều chỉnh, sửa chữa mà vẫn tiếp tục sử dụng thì các chi tiết làm việc sinh ra va đập, gây ra tiếng gõ làm các chi mài mòn, hư hỏng rất nhanh, ứng với thời gian t3, có thể bị nứt, vỡ, gẫy xảy ra nguy hiểm, nên khi sử dụng đạt đến khe hở SMAX cần phải điều chỉnh, sửa chữa. Câu 2: (2 điểm) Điền chú thích trình bày nguyên lý hoạt động của bộ trợ lực phanh kiểu chân không (theo hình vẽ). * Sơ đồ nguyên lý: 1. Piston trợ lực; 2. Cửa thông 2 khoang A,B; 3. Piston nhỏ (van không khí); 4. Cửa thông với khí trời; 5. Ty đẩy; 6,7,8; Khoang trước và khoang sau B màng bơm; A 9. Lò xo; 10: Ống thông với đường ống nạp; 11. Bàn đạp. * Hoạt động : - Khi chưa đạp phanh: Ty đẩy (5) bị lò xo hồi vị bàn đạp giữ ở vị trí ban đầu → van không khí (3) áp sát cửa thông (4) → không khí bị chặn lại. Trong khi đó van không khí (3) và cửa thông (2) tách rời nhau → khoang A thông với khoang B → cả hai khoang (A; B) đều có áp suất không đổi đó là áp suất chân không trong họng hút của động cơ → không có độ chênh lệch áp suất giữa hai phía của pittông trợ lực (1) → bộ cường hoá chưa làm việc. - Khi đạp phanh: Khi tác dụng lực vào bàn đạp (11) → ty đẩy (5) sẽ tác dụng lên đế van không khí (3) →(3) dịch chuyển sang trái → van (3) áp sát và đóng cửa thông (2) → cửa van không khí (4) mở → không khí từ ngoài → bộ lọc khí → khoang B. Vậy: khoang A là áp suất chân không, khoang B là áp suất khí trời → có độ chênh lệch áp suất giữa hai phía của pittông trợ lực (1) → pittông trợ lực dịch chuyển sang phía khoang A. Ngoài ra, ty đẩy (5) một đầu liên kết với pittông trợ lực cũng di chuyển sang trái đẩy vào pittông (1) → thực hiện quá trình phanh. 2
  3. - Khi nhả phanh: Khi nhả phanh → người lái thôi tác dụng lực lên bàn đạp phanh (11) → lò xo hồi vị bàn đạp kéo ty đẩy (5) dịch chuyển về vị trí ban đầu → đế van không khí (3) dịch chuyển theo: → đế van (3) ép sát và đóng cửa van không khí (4) → mở cửa van chân không (2) → Pittông trợ lực và van điều khiển lại trở về trạng thái ban đầu. Câu 3: (2 điểm) - Kể tên các bộ phận và trình bày nguyên lý hoạt động của tiết chế IC (theo sơ đồ) - Ưu, nhược điểm của tiết chế IC? - T1, T2: Tranzistor - R1, R2: điện trở - D Z: đi ốt Zenner - K: khoá điện Sơ đồ nguyên lý của tiết chế IC * Hoạt động: Khi động cơ làm việc và điện áp máy phát tại cực B nhỏ hơn điện áp U 0 (ngưỡng mở của đi ốt DZ). Dòng bazơ của T1 từ cực B R1B1E1mát, làm T1 dẫn có dòng kích thích từ B  cuộn rôto  C1  E1  mát. Khi điện áp máy phát tăng vượt quá U0 thì DZ bị đánh thủng làm xuất hiện dòng bazơ của T2 từ cực B R2 DZB2E2  mát, T2 dẫn  T1 khoá ngắt dòng kích thích điều chỉnh điện áp máy phát giảm. Khi điện áp máy phát nhỏ hơn U 0 thì T1 dẫn, T2 khoá. Quá trình này lặp đi lặp lại liên tục giúp điện áp của máy phát luôn ổn định quanh ngưỡng U0. * Ưu, nhược điểm của tiết chế IC: + Ưu điểm: - Dải điện áp ra hẹp hơn và ít thay đổi theo thời gian. - Chịu được rung động và có độ bền cao do không có các chi tiết chuyển động. - Do điện áp ra trở nên thấp hơn khi nhiệt độ tăng nên ắc quy có thể nạp được chính xác. + Nhược điểm: - Nhạy cảm với nhiệt độ và điện áp cao không bình thường. 3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2