intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đau họng mãn tính

Chia sẻ: Bacsi Bacsi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

232
lượt xem
27
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đau họng mãn tính (kéo dài trên ba tháng) có rất nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân thường gặp là viêm họng, amiđan mãn tính do vi trùng. Bệnh hay lặp đi lặp lại, triệu chứng thường gặp là đau họng nuốt vướng, nóng sốt, uể oải, ăn uống kém. Cách điều trị tốt nhất là thường xuyên súc miệng bằng nước muối, sử dụng kháng sinh hợp lý trong những đợt viêm cấp, nên cắt amiđan để làm giảm số lần mắc bệnh. Nguyên nhân thường gặp thứ hai là trào ngược dịch vị. Bệnh lý này thường gặp ở...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đau họng mãn tính

  1. Đau họng mãn tính Đau họng mãn tính (kéo dài trên ba tháng) có rất nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân thường gặp là viêm họng, amiđan mãn tính do vi trùng. Bệnh hay lặp đi lặp lại, triệu chứng thường gặp là đau họng nuốt vướng, nóng sốt, uể oải, ăn uống kém. Cách điều trị tốt nhất là thường xuyên súc miệng bằng nước muối, sử dụng kháng sinh hợp lý trong những đợt viêm cấp, nên cắt amiđan để làm giảm số lần mắc bệnh.
  2. Nguyên nhân thường gặp thứ hai là trào ngược dịch vị. Bệnh lý này thường gặp ở những bệnh nhân có tiền sử bệnh lý dạ dày điều trị chưa dứt điểm, sau ăn thường ợ hơi, ợ chua, nóng rát sau xương ức. Điều trị bệnh bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống dễ tiêu, không ăn quá no, có thể chia thành bữa ăn để giảm áp lực trong dạ dày, nằm đầu cao, đi nằm hoặc ngủ phải cách bữa ăn 2-3 giờ, sử dụng thuốc giảm tiết axít dạ dày. Nguyên nhân thứ ba là viêm họng do những kích thích mãn tính như viêm mũi xoang gây chảy mũi sau, hút thuốc lá, nói nhiều, thường ăn uống thức ăn nóng, nhiều chất kích thích. Cách diều trị tốt nhất là chấm dứt các yếu tố nguyên nhân như điều trị tốt bệnh viêm mũi xoang, tập thói quen uống nhiều nước để giữ cho niêm mạc họng không bị khô khi nói nhiều, súc miệng bằng nước muối sinh lý. Nguyên nhân thứ tư là đau họng do đau dây thần kinh, bệnh thường đau một bên cổ, lan lên tai, đầu, đau từng cơn, kiểu đau nhói, thường tăng lên hay xuất hiện khi ngáy, nhai, nuốt hoặc ho. Bệnh nhân cần khám với bác sĩ chuyên khoa thần kinh để có cách điều trị phù hợp.
  3. Nhóm nguyên nhân sau cùng ít gặp hơn là các bệnh lý ung thư ở vùng họng, hạ họng thanh quản hay tuyến giáp, bệnh thường có xu hướng càng lúc càng trầm trọng, nuốt vướng nhiều, bệnh nhân ăn uống kém, sụt cân rõ rệt, có hạch cổ bất thường. Trường hợp của bạn rất có thể đau họng do viêm họng, amiđan mãn tính, bạn nên đi khám lại bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng có cách điều trị thích hợp.
  4. Trị bệnh nhức đầu Đây không chỉ là chứng bệnh gây sự khó chịu, mà còn là một trong các tín hiệu báo động mạnh mẽ nhất của cơ thể khi đã có dấu hiệu "quá tải" cả về thể lực và tinh thần. Thủ phạm Nhức đầu là triệu chứng của nhiều loại bệnh khác nhau, có bệnh không nặng và bệnh cần cấp cứu. Theo PGS TS Nguyễn Hữu Đức – Đại học Y Dược TP HCM, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng nhức đầu, trong đó có nguyên nhân nội sọ như bị u não, viêm màng não, co thắt mạch máu não đưa đến nhức nửa đầu. Nhức đầu cũng có thể bắt nguồn từ nguyên nhân tại chỗ như tai - mũi - họng, răng hàm mặt, mắt, xương khớp. Ngoài ra, còn có nguyên nhân toàn thân, bao gồm rất nhiều bệnh nội khoa, thậm chí do tăng huyết áp hoặc bị táo bón. Nguyên nhân nhiễm trùng hoặc ngộ độc. Một nguyên nhân không thể không nhắc đến đó là nguyên nhân tâm lý do làm việc căng thẳng, xung đột với cấp trên, cạnh tranh giữa đồng nghiệp, thất bại trong công việc, xung đột trong gia đình, mất mát tài sản... Các trường hợp nhức đầu sau đây có thể được xem là bệnh nặng và bệnh nhân cần cảnh giác. Đó là nhức đầu xảy ra đột ngột khi bệnh nhân gắng sức (gặp trong xuất huyết não), có thêm những bất thường về thần kinh như yếu liệt chi, thay đổi tính tình (u não, tai biến mạch máu não...), đau ngày càng tăng và dữ dội
  5. (u não, ápxe não, xuất huyết màng não...), co giật (u não), có bất thường về nhiệt độ cơ thể, mạch (viêm màng não, máu tụ trong não cấp tính...). Trong trường hợp này, bệnh nhân cần được nhập viện nhanh nhất. Phương pháp điều trị 90% trường hợp nhức đầu là lành tính. Số lượng bệnh nhân nhức đầu đến khám cấp cứu (nhức đầu thứ phát) chỉ chiếm 4%. Theo đại diện Trung tâm y tế cao cấp Hanoi Medicare, thông thường, người bệnh gặp phải những cơn đau đầu bất chợt có thể tự mua thuốc để trị bệnh. Các thuốc thông thường được sử dụng chủ yếu là các thuốc giảm đau chống viêm không steroid (thuốc giảm đau nhóm NAID). Tuy nhiên, ngay cả trong nhóm này, người bệnh cũng chỉ nên dùng thuốc giảm đau bậc 1 được đề xuất bởi Tổ chức Y tế thế giới. Điển hình và phổ biến của nhóm này là thuốc paracetamol, aspirin hoặc một thuốc chống viêm không steroid để trị nhức đầu. Khi sử dụng thuốc, cần phải chú ý đến liều lượng. Đối với người lớn, liều thông thường của Paracetamol không nên quá 3 g/ngày (mỗi lần 500 - 1.000 mg, 3 lần/ngày). Người cao tuổi nên dùng liều thấp hơn do chức năng gan kém. Thời gian dùng Paracetamol không quá 10 ngày ở người lớn hoặc quá 5 ngày ở trẻ em. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể tự làm giảm bớt cơn nhức đầu bằng cách đắp khăn lạnh, tắm hơi, xoa bóp bấm huyệt hay thư giãn...
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2