intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đầu tư phát triển ngành chè Việt Nam - Thực trạng và giải pháp - 4

Chia sẻ: Tt Cao | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

63
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thiếu nước, chè không thể cho năng suất cao và đầu tư thâm canh không thể đem lại hiệu quả. Chính vì vậy, trong thời gian qua, nhiều tỉnh đã tập trung đầu tư thâm canh, đầu tư tưới tiêu nước để phát triiển các vùng chuyên canh sản xuất chè tiến tới một nền sản xuất hàng hoá lớn. Đặc biệt, có tỉnh đã đầu tư thâm canh các loại chè đặc sản của vùng cho năng suất cao và chất lượng nổi tiếng như chè Shan Tuyết ở Hoàng Su Phì, chè Lục ở Cao Bằng, chè Vàng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đầu tư phát triển ngành chè Việt Nam - Thực trạng và giải pháp - 4

  1. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com canh ngay từ đầu; trong đó nhấn mạnh vai trò của đầu tư tưới nước cho cây chè. Thiếu nước, chè không thể cho năng suất cao và đầu tư thâm canh không thể đem lại hiệu quả. Chính vì vậy, trong thời gian qua, nhiều tỉnh đã tập trung đầu tư thâm canh, đầu tư tưới tiêu nước để phát triiển các vùng chuyên canh sản xuất chè tiến tới một nền sản xuất hàng hoá lớn. Đặc biệt, có tỉnh đã đầu tư thâm canh các loại chè đặc sản của vùng cho năng suất cao và chất lượng nổi tiếng như chè Shan Tuyết ở Hoàng Su Phì, chè Lục ở Cao Bằng, chè Vàng ở Hà Giang... Riêng 3 tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phú, Sơn La qua bảng số liệu trên cũng cho thấy diện tích thâm canh chè cao sản cũng ngày càng tăng, tốc độ phát triển trung bình mỗi năm so với kế hoạch là 121,39%. Trong đó, công tác đầu tư cho hồ đập, đầu tư mua máy phun ẩm, phun sương và đào r•nh thoát nước theo kỹ thuật của Ân Độ chiếm tới 30% tổng lượng vốn đầu tư cho thâm canh chè cao sản của các vùng này trong 4 năm qua (2000-2003). Nhìn chung đây là một mô hình đầu tư rất tiến bộ, cần nhân rộng ra khắp cả nước, nhằm tận dụng khả năng đồi chè kết hợp với công nghiệp hoá - hiện đại hoá, đưa điện khí hoá - cơ giới hoá - thuỷ lợi hoá- hoá học hoá về nông nghiệp -nông thôn. 2.2.4. Đầu tư cho các dịch vụ nông nghiệp khác 2.2.4.1. Đầu tư cho công tác giống chè Có thể nói, chỉ trong giai đoạn 1990-2000, với mối quan hệ truyền thống của dân tộc, ngành chè đã đón nhiều đối tác, cùng hợp tác đầu tư trong trồng trọt và chế biến chè. Bạn bè đối tác đã giúp chúng ta những kiến thức khoa học kỹ thuật bổ ích trong đầu tư phát triển giống chè, đưa vào VN 24 giống chè có chất lượng cao, hương thơm, rất có giá trị trong sản xuất chè xanh. Sau 4 - 5 năm đầu tư nghiên cứu thử nghiệm, ta đã tuyển chọn được 7 giống phù hợp với đIũu kiện
  2. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com sinh tháI ở một số vùng trọng điểm của VN , có giống đã cho năng suất cao đột biến như: BT, KT, TN. Bước sang thế kỷ mới, công tác đầu tư phát triển giống chè ngày càng được chính phủ và ngành chè hết sức quan tâm và ủng hộ. Về công tác đầu tư nhập nội các giống chè nước ngoài: Năm 2000, ngành chè đã đầu tư nhập khẩu 12 giống chè mới. Các giống này đã được đưa về các Viện nghiên cứu, các điểm trồng trong cả nước để nghiên cứu và khảo nghiệm. Năm 2001, thông qua các chương trình hợp tác liên doanh với nước ngoài, ngành chè đã được hơn 30 giống chè nhập ngoại mà không phải bỏ vốn để nhập khẩu. Một số giống mới đã dần dần thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu, của các địa phương, của các doanh nghiêp sản xuất chè như giống BT, KT có nguồn gốc nhập từ Đài Loan, giống Thiết Bảo Trà, Long Vân 2000, PT 95, Phú Thọ 10 có nguồn gốc từ Trung Quốc,Kiara 8, Cynirual 143 có nguồn gốc từ Indonesia . . . Qua thực tế kiểm nghiệm cho thấy 7 giống chè có khả năng sinh trưởng tốt trong điều kiện nước ta và có khả năng nhân rộng ra từng vùng. Đây là thành công chưa có thể lượng hoá được thành tiền. Năm 2002, được Bộ NN & PTNT chỉ đạo tạo điều kiện giúp đỡ, triển khai và nhập nội 2 triệu hom giống chè mới theo chương trình dự án 120 ha chè của NB. Trong năm thực hiện chương trình này, riêng TCT Chè VN cũng đã nhập khẩu đợt 1 được 404.209 cây có rễ có tỷ lệ sống cao đạt 70 - 80%. Chương trình này năm 2003, TCT đã nhập 11 loại giống chè của NB với số lượng 620.000 hom, các giống chè này đang được trồng thử nghiệm tại Mộc Châu, Sông Cầu. Hiện nay, vườn cây phát triển khá tốt, tỷ lệ sống từ 65 - 70%, thời gian tới có khả năng trồng được 24
  3. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com ha chè Nhật bằng giống mới nhập và 50 ha giống được sản xuất trong nước từ giống chè mẹ Nhật Bản. Năm 2003, ngành chè đã được Chính phủ hỗ trợ 6 tỷ để đầu tư nhập nội 12 giống mới với trên 2,3 triệu cây và hom của Trung Quốc, Nhật Bản, ấn Độ. Đã nhập xong và giao cho các vườn ươm giống trồng khảo nghiệm và xác định khả năng thích ứng của giống với từng vùng khí hậu, thổ nhưỡng của VN để có cơ sở kết luận đưa ra trồng đại trà. Về công tác đầu tư lai tạo: Đến nay, ngành chè VN đã có một Viện Nghiên cứu chè cấp TW ( thuộc TCT Chè VN ) và hàng trăm các cơ sở nghiên cứu thực nghiệm chè trong cả nước, tiến hành nghiên cứu lựa chọn các giống trong nước, thuần hoá và lai tạo chúng thành các giống mới cho năng suất cao và ổn định. Tính đến năm 2002, chúng ta đã có 36 giống mới với 3 giống mới mà 50 năm qua Việt Nam đã lai tạo được là LDP 1, LDP 2, IRI 777. Đây cũng là cơ sở để chúng ta đầu tư cải tạo chè cũ, phát triển trồng mới hoàn toàn bằng giống chè mới với kỹ thuật giâm cành, lai ghép hệ vô tính. Trung tâm giống và tư vần đầu tư phát triển chè ( Hiệp hội Chè VN ) đã phối hợp với các địa phương như Sơn La, Cao Bằng, Bắc Cạn . . . tổ chức đầu tư xây dựng hàng trăm vườn ươm mẫu mang tính chất quốc gia, tập hợp được những giống có triển vọng, tạo điều kiện nhân rộng ra trong cả nước, cung cấp giống cho các dự án trồng chè. Năm 2001, Trung tâm đã đầu tư xây dựng 2 vùng chè cao sản ở Mộc Châu ( Sơn La ) và Tam Đường ( Lai Châu ). Quy mô mỗi vùng là 300 ha để sản xuất các loại chè có chất lượng cao và chè hữu cơ để cung cấp trong nước và xuất khẩu. Cùng năm này, ngành chè đã đầu tư xây dựng được 15,8 triệu bầu gồm các loại giống LDP1, LDP 2, giống Nhật Bản, Trung Quốc, ấn Độ, trong đó có hơn 10 triệu giống LDP1, LDP 2 cung cấp cho trên 800 ha chè trồng mới.
  4. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Công tác đầu tư phát triển giống chè trong thời gian qua đã làm tăng thêm 9.500 ha các giống chè mới được nhân rộng ( chiếm 8,8% diện tích chè cả nước ). Trong đó, giống lai trong nước là 8.000 ha, giống chọn lọc, nhập nội trồng ở miền Nam là 700 ha, ở miền Bắc là 800 ha. Nếu tính cả giống chè DH 1 thì tổng diện tích chè trồng mới hiện nay là 31.284 ha , chiếm 19,8%. Hạn chế : Tuy nhiên nhìn vào toàn cảnh bức tranh ngành chè VN , công tác đầu tư phát triển giống chè vẫn còn nhiều điều tồn tại. Việc đổi mới giống chè là cần thiết nhưng không dễ dàng vì chè là một cây lâu năm đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn. Trong khi đó, nhiều tỉnh trồng chè của ta còn nghèo, không đủ vốn để đầu tư choi giống chè mới . Nhà nước đã có chính sách trợ giá cho giống bầu chè cánh 50% cho hộ sản xuất nhưng mới chỉ tập trung ở một số mô hình thí điểm, chưa đáp ứng được phần nào nhu cầu đầu tư phát triển chè trong cả nước. Ngoài ra, trong thời gian qua, ngành chè cũng đã đầu tư nhập một số giống chè mới có chi phí rất lớn nhưng khi trồng khảo nghiệm lại không thích hợp với điều kiện sinh thái và dây chuyền thiết bị của VN. Trong khi nguồn vốn đầu tư cho ngành chè là hạn hẹp, thì đây quả là một sự l•ng phí lớn. Kết quả là trong giai đoạn hiện nay số các vườn chè là giống trung du và giống chè Shan ( 83,8% ), nhiều giống lẫn tạp làm các nương chè thoái hoá, biến chất. Để đạt mục tiêu từ nay đến 2010, cả nước có 30 - 50% tỷ lệ chè giống mới, 50% chè có chất lượng cao, Hiệp hội Chè Việt nam mà trọng tâm là Trung tâm Giống và tư vấn đầu tư phát triển chè cần phối hợp với các Bộ, Ban, Ngành chức năng đưa ra những chính sách hữu hiệu nhằm đầu tư phát triển giống chè trong thời gian sắp tới. 2.2.4.2. Đầu tư cho công tác nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học
  5. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Hoạt động nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật trong ngành chè đã có mặt ở nước ta từ rất sớm với sự ra đời của Trại nghiên cứu chè Phú Hộ (năm1918). Trải qua hàng chục năm trưởng thành và phát triển, hoạt động nghiên cứu KHKT đã đóng góp một phần không nhỏ tạo điều kiện tốt để nâng cao hiệu quả của đầu tư sản xuất chè VN. Sự ra đời của hàng loạt các công trình nghiên cứu có giá trị là kết quả tất yếu của quá trình đầu tư có trọng điểm của ngành chè cho công tác nghiên c ứu khoa học, từ đầu tư cho thiết bị nghiên cứu, nhà xưởng, trung tâm thí nghiệm, đầu tư xây dựng các vườn ươm, các mô hình thí điểm, nhập nội các máy móc đo lường, xử lý trình độ cao của thế giới, đến công tác đào đạo đội ngũ cán bộ, chuyên viên nghiên cứu phục vụ cho hàng loạt các cơ sở nghiên cứu thực nghiệm trong cả nước. Năm 1997, Viện Nghiên cứu chè thuộc TCTy Chè VN được thành lập thay cho trạm nghiên cứu chè Phú Hộ - trở thành trung tâm nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật hàng đầu trong cả nước. Năm 1998, Viện đã đầu tư thay thế 3 thiết bị thử lọc dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong chè của Liên Xô cũ bằng hệ thống kiểm nghiệm và xử lý hoá chất tiên tiến của Bỉ với vốn đầu tư là 5 triệu USD. Năm 2000, Viện đã được Chính phủ cấp vốn đầu tư xây dựng thêm 2 nhà thí nghiệm sản xuất túi bọc chè an toàn Cozy không thấm nước. Cùng năm đó, Viện cũng đã đầu tư nghiên cứu thử nghiệm thành công sản xuất chè theo công nghệ CTC trên dây chuyền sản xuất của ấn Độ. Năm 2002, ngành chè đã đầu tư trang bị cho Viện Nghiên cứu 1 hệ thống máy siêu vi tính hiện đại, tốc độ xử lý hàng nghìn MGB, phục vụ cho công tác nghiên cứu thị trường và xử lý các thông tin về giá. Cùng với sự ra đời của Trung tâm giống chè và tư vấn đầu tư phát triển thuộc Hiệp hội chè VN, Viện Nghiên cứu đang ngày càng khẳng định vai trò là cánh chim đầu đàn trong công tác nghiên c ứu khoa học. Trong giai đoạn 1999 - 2003, tổng nguồn vốn đầu tư cho các dự án nghiên cứu của Viện lên tới 1,321 tỷ đồng,
  6. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com trong đó 896 triệu là kinh phí các công trình phục vụ TCty Chè và 425 triệu là kinh phí của các đề tài cấp bộ, ngành trên phạm vi toàn quốc(Phụ lục 1). Trong những năm qua, công tác nghiên cứu những tiến bộ KHKT đã được ứng dụng vào các lĩnh vực sản xuất nguyên liệu - chế biến công nghiệp - thị trường tiêu thụ. Đã có rất nhiều công trình thành công, mang giá trị thực tiễn lớn như dự án lai tạo giống DH1 có năng suất cao với giống Đại Bạch Trà chất lượng cao của Trung Quốc. Hai giống mới ra đời LDP1, LDP 2 đã kết hợp được 2 yếu tố trên, thích nghi với nhiều vùng khí hậu và cho đến nay được Nhà nước công nhận là giống quốc gia. Một đóng góp quan trọng khác là: thử nghiệm thành công phương pháp giâm cành thay thế phương pháp cổ truyền trồng chè bằng hạt, giá thành thấp hơn lại có hiệu quả nhân giống cao. Trong công nghệ chế biến, trên cơ sở nghiên cứu đặc tính sinh hoá , Viện đã xây dựng và từng bước cải thiện quy trình chề biến chè đen thích ứng với điều kiện nguyên liệu trong nước, góp phần nâng cao chất l ượng chè đen xuất khẩu. Đó mới chỉ là một vài ví dụ tiêu biểu trong những đóng góp của hoạt động đầu tư vào nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ KHKT ngành chè VN. Mặt khác, trên thực tế, cũng phải thừa nhận rằng trong giai đoạn phát triển vừa qua, công tác đầu tư cho nghiên cứu khoa học còn thiếu và yếu, chưa đáp ứng được nhu cầu mà thực tiễn đòi hỏi. Cả nước chỉ có mỗi một Viện nghiên cứu Chè có đủ điều kiện làm công tác nghiên cứu, khảo nghiệm. Tuy nhiên, nguồn vốn hỗ trợ cho Viện cũng rất khó khăn do ngân sách hạn hẹp. Vốn đầu tư chỉ có thể tập trung vào một số máy móc thiết bị mà không thể đầu tư một cách đồng bộ, có hệ thống. Hơn nữa, sự nhận thức của Viện trước một số vấn đề còn yếu và chậm. Khi thời cơ đã đi qua song rất nhiều công trình vẫn còn đang trong thời kỳ “thai nghén”, làm cho ngành chè không có phản ứng kịp trước những biến động của thị trường.
  7. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Trước xu thế mở cửa và hội nhập, vai trò của KHKT ngày càng quan trọng, tạo thế nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm chè VN trên thương trường quốc tế. Do vậy, hoạt động nghiên cứu khoa học và ứng dụng trong thực tiễn là một nội dung cần được đầu tư trọng điểm, tiến tới đưa ngành chè VN tiến lên công nghiệp hoá - hiện đại hoá. 2.3. Tình hình đầu tư cho công nghiệp chế biến chè Chế biến là khâu trung gian giữa sản xuất nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm. Đầu tư công nghệ chế biến góp một phần quan trọng đưa sản phẩm chè VN đến với thị trường và đông đảo công chúng thưởng thức. Hơn nữa, các nhà máy và cơ sở chế biến chè phần lớn gắn liền với vùng nguyên liệu hình thành các công ty sản xuất chế biến chè. Các công ty này hầu hết đóng ở các tỉnh trung du, miền núi là chỗ dựa tin cậy cho bà con các dân tộc. ở đâu có nhà máy, ở đó sẽ hình thành nên các trung tâm kinh tế - văn hoá trên địa bàn, giúp bà con có cuộc sống ổn định, đời sống vật chất tinh thần được nâng cao. Các nhà máy chế biến chè được đầu tư xây dựng tại các bản làng của các tỉnh trung du miền núi là hiện thực sinh động của chương trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, đưa ánh sáng văn minh về với các bản làng xa xôi. 2.3.1. Đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến công nghiệp. Sau gần 50 năm hình thành và phát triển, công tác đầu tư phát triển ngành công nghiệp chế biến chè VN đã có bước tiến vượt bậc, từ chỗ chỉ có một vài cơ sở chế biến cũ thời Pháp đã bị hư hỏng và xuống cấp không thể sản xuất được. Năm 1957, nhờ sự giúp đỡ của Liên Xô, cả nước đã đầu tư xây dựng nhà máy đầu tiên tại Phú Thọ với công suất 35 tấn búp tươi / ngày, chuyên sản xuất chè đen phục vụ cho thị trường xuất khẩu. Đến nay, ngành chè đã đầu tư xây dựng một lượng lớn các nhà máy chế biến có công suất vừa và nhỏ đến công suất lớn , đang ngày đêm hoạt động để sản xuất ra các mặt hàng có chất lượng cao, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng.
  8. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Năm 2001 được coi là năm khởi sắc của ngành chè VN với sự ra đời của hàng loạt của các nhà máy chế biến trong cả nước như: Đầu tư xây dựng nhà máy chè 20/4 thuộc công ty chè Nghệ An công suất 12 tấn búp tươi / ngày, với tổng vốn đầu tư 17,6 tỷ đồng, dự án đầu tư xây dựng nhà máy chè Liên Sơn - Yên Bái, dự án đầu tư 30 tỷ đồng mở rộng nhà máy chè Cổ Loa, đầu tư xưởng chè hưởng Hải Phòng. Đặc biệt năm 2001 cũng là năm đánh dấu sự ra đời của dự án đầu tư xây dựng nhà máy chè Văn Hán với tổng vốn đầu tư 10 triệu USD, góp phần giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động ở Thanh Sơn - Vĩnh Phúc. Đây là năm mà ngành chè đã hoàn thành xuất sắc kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản cho CNCB. Trên đà phát triển đó, năm 2002, dự án xây dựng nhà máy chè Hà Tĩnh ra đời cùng hàng loạt các nhà máy chế biến công suất vừa và nhỏ do các địa phương quản lý, dẫn đến tổng vốn đầu tư trong năm này lên đến 67 tỷ đồng, tăng 3,2% so với kế hoạch đặt ra. Tuy nhiên, bước sang năm 2003, ngành chè VN gặp phải khó khăn do khủng hoảng thị trường, số lượng đầu tư xây dựng các nhà máy chè mới không tăng, chủ yếu vẫn là các công trình dở dang của năm trước chuyển sang. Kế hoạch vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản năm 2003 là 50,2 tỷ đồng nhưng thực tế chỉ đạt 20 tỷ đồng. Nguyên nhân của tình trạng trên là do các dự án đầu tư CN thường là các dự án đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp nhà máy. Cho nên, việc triển khai đầu tư thường chậm, nhiều dự án phải mất nhiều năm mới tiến hành thực hiện được. Mặt khác, các dự án này thường có quy mô vốn lớn, do đó một dự án không thực hiện được sẽ làm giảm một lượng lớn vốn đầu tư thực hiện. Việc đánh giá hiệu quả đầu tư trong CNCB cũng tương đối khó, bởi các dự án CN thường đòi hỏi một thời gian dài mới phát huy hiệu quả.
  9. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Nhưng nhìn vào sự chuyển biến tích cực của ngành chè những năm gần đây cho thấy sự đóng góp của CNCB vào sự tăng trưởng tiến bộ của ngành chè VN quả thật là không nhỏ. Tính đến năm 2003, cả nước có 613 doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ. Trong đó có 133 nhà máy và xưởng chế biến có công suất từ 6 tấn / ngày trở lên, có 125 nhà máy chế biến chè búp tươi với tổng công suất 1.436 tấn búp tươi / ngày. Ngoài ra còn có khoảng hàng trăm xưởng chế biến thủ công bán cơ giới và hàng vạn lò chế biến thủ công cả chè xanh và chè đen. Trong tổng số 133 nhà máy trên, chế biến theo công nghệ CTC tổng công suất 150 tấn tươi/ ngày tương đương 5.000 tấn khô / năm, chiếm 10,4%. Có 23 nhà máy chế biến chè xanh theo công nghệ của Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản với công suất 234 tấn tươi / ngày, tương đương 7.100 tấn khô/ năm, chiếm 16,3%. Còn lại là 103 nhà máy chế biến chè đen theo công nghệ OTD tổng công suất 1.052 tấn / ngày, tương đương 38.000 tấn khô/ năm, chiếm 73,3% tổng công suất CBCN. Để đạt được kết quả này là một sự phấn đấu liên tục của ngành chè VN trong thời gian qua. Tuy nhiên đánh giá một cách nghiêm túc quá trình đầu tư vào công nghệ chế biến chè VN còn bộc lộ một số nhược điểm sau: Trừ một số xưởng chế biến có công suất vừa và nhỏ ra, số còn lại đã đầu tư xây dựng với công suất 16 -18 tấn / ngày, các nhà máy có công suất từ 32 - 48 tấn búp tươi / ngày là quá lớn, không phù hợp với đặc điểm của ngành chè. Bởi lẽ để đáp ứng đủ nguyên liệu cho các nhà máy trên hoạt động, với năng suất bình quân 4,5 tấn/ ha như hiện nay thì cần diện tích chè 3000 - 4000 ha. Trong điều kiện miền núi trung du th ì diện tích phải trải rộng ra trên một vùng l•nh thổ rộng lớn, khoảng cách chuyên chở từ nơi thu hái về nhà máy rất xa, gây ôi , ngốt búp chè, làm ảnh hưởng chất lượng sản phẩm, chi phí sản xuất cũng lớn. Mặt khác, việc phân bố tr ên diện tích qúa lớn như vậy khiến cho khả năng quản lý và giám sát của chủ đầu tư là rất khó khăn.
  10. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Điều này cũng tạo ra sự chênh lệch rất lớn về yếu tố xã hội giữa các trung tâm công nghiệp và các vùng trồng chè xa trung tâm trong bối cảnh trung du miền núi hiện nay. Bên cạnh đó, đầu tư xây dựng quá nhiều các nhà máy thuộc mọi thành phần kinh tế với tốc độ cao và trong thời gian ngắn gần đây đã khiến cho các cuộc cạnh tranh mua nguyên liệu càng diễn ra gay gắt. Nông dân thì đẩy giá chè lên cao và thu hái không đúng kỹ thuật. Giá chè loại C - D thường chỉ là 1600 -1700 đ/kg, thì cuối năm 2002 nó đã bị đẩy lên tới 2500-3000 đ/ kg với phẩm cấp không xác định rõ ràng. Tình hình các doanh nghiệp tự chủ động nguyên liệu là rất hiếm. TCty có sản lượng nguyên liệu tự sản xuất chiếm 49,7% , mua n goài chiếm 50,3%. Tính bình quân các doanh nghiệp có nguồn nguyên liệu tại chỗ chỉ chiếm 37,2% sản lượng, còn 62,8% sản lượng thu mua nguyên liệu trôi nổi trên thị trường. Điều này gây khó khăn rất lớn cho các nhà máy khi đầu tư xây dựng đã không gắn chế biến công nghiệp với đầu tư vùng nguyên liệu và không ký hợp đồng tiêu thụ với người trồng chè. Tuy nhiên, ngay cả với những nhà máy đầu tư quy mô lớn vào vùng chuyên canh chè cũng lâm vào tình trạng thiếu nguyên liệu; do hàng loạt nhà máy mini mọc lên ở các vùng chè sẵn sàng “tranh mua tranh bán” miễn là có lợi. Chính quyền các tỉnh chỉ nghĩ đơn giản là càng đầu tư xây dựng nhiều nhà máy, nông dân trồng chè càng sớm xoá đói, giảm nghèo, có điều kiện nâng cao đời sống. Nay nhiều nhà máy loại đó bị phá sản vì đầu tư không hợp lý, chính quyền coi như không có trách nhiệm, vườn chè phát triển vô kế hoạch, không có đầu ra, chính quyền cũng bó tay. Theo số liệu điều tra tại 3 huyện Thanh Ba, Hạ Hoà, Đoan Hùng thuộc tỉnh Phú Thọ, trước đây chỉ có 3 nhà máy thuộc TCty Chè VN hoạt động, đó là nhà máy chè Phú Thọ, Hạ Hoà và Đoan Hùng. Từ năm 1995, các Cty này lần lượt được TCTy đưa vào liên doanh với tập đoàn SIPEF của Vương quốc Bỉ thành Cty liên doanh chè Phú Bền. Trong dự án đầu tư dược Bộ Kế hoạch
  11. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Đầu tư phê duyệt thì Cty liên doanh sẽ được cung cấp nguyên liệu chè búp tươi cho chế biến với toàn bộ vùng chè 3 huyện trên. Vì vậy, thời gian qua, Cty đã đầu tư máy móc thiết bị hiện đại với công suất gấp 3 lần công suất của cả 3 nhà máy trước đây, nhà xưởng khang trang đạt tiêu chuẩn quốc tế với chi phí đầu tư rất lớn. Vậy mà đến nay trên địa bàn của 3 huyện này đã có tới 37 nhà máy chế biến do các doanh nghiệp tư nhân đầu tư với tổng công suất chế biến lên tới 89.000 tấn búp tươi / năm. Trong đó huyện Thanh Ba có 11 cơ sở chế biến, huyện Hạ Hoà có 12 cơ sở chế biến, huyện Đoan hùng có 15 cơ sở chế biến. Khả năng cung cấp của 3 huyện hiện nay chỉ đạt 19.527 tấn / năm, bằng 21,9% công suất chế biến của các nhà máy. Đây là sự bất hợp lý vô cùng lớn. Cạnh tranh gay gắt, phẩ m cấp nguyên liệu giảm xuống chỉ còn loại C và D. Nhà đầu tư Bỉ làm ăn điêu đứng và phải tự bù lỗ để duy trì hoạt động. Lãnh đạo tỉnh Phú Thọ vẫn chưa giải quyết được những bất hợp lý này. Kết quả của quá trình đầu tư dàn trải không theo quy hoạch đã dẫn đến giá thành sản phẩm tăng cao, trong khi chất lượng lại giảm sút, mặt hàng chè Việt nam thiếu sức cạnh tranh, mất uy tín rất nhiều với thị trường, ngay cả thị trường “dễ tính” nhất là Trung Quốc, hàng cũng bị trả lại phần lớn. Đồng vốn đầu tư thì không thu hồi được. tình trạng này đã khiến nản lòng các nhà đầu tư và hiện tượng “lỗ hổng đầu tư” như năm 2003 là một điều tất nhiên. Ngoài ra, trong kế hoạch đầu tư trước đây, ta đã có chủ trương đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến với công suất lớn, đặt tại các vùng chè với các nông trường cung cấp nguyên liệu và các HTX làm vệ tinh xung quanh. Song thực tế cho thấy , hiệu quả đầu tư và quản lý kinh tế của nó là không cao và ngày càng đặt ra nhiều bất cập, cần khắc phục càng sớm càng tốt vì vùng nguyên liệu nằm cách xa nhà máy chế biến hàng chục km làm cho việc vận chuyển nguyên liệu về nơi chế biến phải chịu chi phí lớn và đặc biệt là nguyên liệu không còn tươi, nếu thời tiết
  12. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com nóng sẽ bị ôi ngốt, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng chè thành phẩm. Mặt khác, việc phát triển như vậy kéo theo hiện tượng lẫn loại trong phân cấp nguy ên liệu, sản phẩm sản xuất ra khó xác định được tiêu chuẩn chất lượng, dễ bị ép giá trên thị trường. Một thực tế ở đất nước ta hiện nay là mỗi thị trường có những đặc tính khác nhau, giống chè cũng khác nhau. Vì lẽ đó mà chất lượng chè búp cũng khác nhau. Có vùng chè ngon nổi tiếng như Bắc Thái, nhưng cũng vẫn cây chè ấy nếu đem trồng ở nơi khác thì lại cho chất lượng không được như vậy. Tình trạng không đủ nguyên liệu đã buộc các nhà chế biến mua vội mua vàng hàng tấn nguyên liệu ở nhiều vùng khác nhau, đấu trộn rồi chế biến sản phẩm. Lại th êm trong quá trình chế biến, đầu tư thiếu đồng bộ hệ thống nhà kho bảo quản chất lượng sản phẩm cũng kém dẫn đến sản phẩm sản xuất ra không đồng đều về ngoại hình và nội chất. Nét đặc trưng của sản phẩm biến mất và người tiêu dùng không dễ chấp nhận. Nhược điểm trong quá trình thi công xây dựng cũng biểu lộ rõ khi việc đầu tư vốn không tập trung, thiếu hệ thống, thời gian thi công vẫn kéo dài, vượt lên 2 -3 lần so với thời gian dự kiến trong Báo cáo nghiên cứu khả thi được duyệt. Ví dụ: Nhà máy chè Tuyên Quang khởi công năm 1993, hoàn thành năm 1996 (kế hoach là 1 năm). Nhà máy chè Anh Sơn, Bãi Tranh khởi công năm 1991, hoàn thành năm 1995 và tiến hành sửa chữa ngay khi bước vào năm 1996 - năm hoạt động đầu tiên việc thi công kéo dài như vậy dẫn đến thời gian đưa máy móc thiết bị vào hoạt động chậm, không thể thực hiện khấu hao tài sản cố định theo đúng yêu cầu, hiệu quả đầu tư rất kém. Kết cấu kiến trúc của nhà máy cũng hết sức nặng nề, không phù hợp với điều kiện khí hậu VN. Chất lượng thi công các công trình lại không cao, các công trình rất nhanh bị xuống cấp, đòi hỏi phải thường xuyên sửa chữa nhỏ, lớn; điều kiện VSCN kém, không đáp ứng yêu cầu của một nhà máy thực phẩm.
  13. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Hơn nữa, tỷ lệ vốn đầu tư 70% cho xây lắp, 30% cho thiết bị là không hợp lý. Trong điều kiện của cuộc cách mạng KHKT hiện nay, với những máy móc tiên tiến và hiện dại thì tỷ lệ giá thành phải đảo lại: 30% cho xây lắp và 70% cho máy móc thiết bị mới hợp lý, mới đảm bảo đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm nhằm bán được giá cao, thu lợi nhuận lớn. Hoạt động đầu tư xây dựng cũng chưa được thực hiện một cách toàn diện. Các công trình phụ trợ như vườn hoa, cây cảnh và các hạng mục công trình mang tính chất trang trí làm tăng vẻ đẹp của nhà máy, tạo ra không gian vui mắt, làm giảm bớt sự căng thẳng thần kinh người lao động sau mỗi ca làm việc và trong giờ giải lao thường bị cắt xén hoặc bỏ đi. Do đó, hầu hết các nhà máy chế biến và xí nghiệp đều rất khô khan, lộn xộn không nề nếp, không có mỹ quan công nghiệp. điều đó ảnh hưởng lớn đến tâm lý người công nhân trong lao động sản xuất và giữ gìn vệ sinh trong nhà máy. 2.3.2. Đầu tư cho công nghệ chế biến chè Vài năm gần đây, nhất là các năm 2000 -2003, nhiều sản phẩm mới mang xuất xứ ở các vùng chè trồng mọi miền đất nước đã liên tiếp xuất hiện, đặc biệt là các sản phẩm chất lượng cao như: Shan, Trúc Thanh, các loại chè nhài - sen của công ty Cát Thịnh, chè Mỹ Lâm, Sông Lô, Rồng Vàng, một số loại chè Mộc Châu mới, chè Cổ Loa, Bắc Sơn. Đặc biệt là các loại chè nhúng hoa quả của TCT Chè VN khá đa dạng: dâu, ngâu, sói, đào, xoài; chè Bảo Thọ.. . Trong tổng sản phẩm xuất khẩu năm 2003: 68.217 tấn (kim ngạch xuất khẩu đạt 78,4 triệu USD) phần lớn đã qua xử lý của CNCB với các loại hình khác nhau, trong đó có nhiều loại công nghệ tiên tiến trên Thế giới hiện nay. Điều này chứng minh xu thế không thể đảo ngược của tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá hoạt động đầu tư phát triển công nghệ chế biến chè VN.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2